Khoa công nghệ thông tin



tải về 1.53 Mb.
trang1/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Hội nghị Khoa học tuổi trẻ ĐHTL - Lần thứ 29 - Tháng 4/2016


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


1. MÔ PHỎNG SỰ BÙNG PHÁT DỊCH BỆNH BẰNG GAMA

SVTH:

Nguyễn Thành Quý - 56TH1




Nguyễn Thị Hậu - 56TH1




Vũ Thị Hồng Liên - 56TH1

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Vân

1. Mục tiêu đề tài:

Dự báo sự bùng phát dịch bệnh và mức độ lây lan bệnh dịch là vấn đề luôn dành sự quan tâm đặc biệt của chính phủ các nước cũng như các tổ chức y tế toàn cầu nhằm làm giảm thiểu mức độ nguy hiểm tới tính mạng con người và tiết kiệm chi phí y tế cho việc dập tắt dịch bệnh. Việc xây dựng các mô hình Toán và mô phỏng sự bùng phát dịch bệnh bằng tin học giúp việc dự báo và giải quyết công việc hiệu quả hơn. Sự linh hoạt trong việc thay đổi các kịch bản, tiết kiệm chi phí trong công việc, bài toán được xử lý trong khoảng thời gian ngắn là những ưu điểm của phương pháp này. Trong nghiên cứu khoa học lần này, chúng tôi sử dụng GAMA để mô phỏng sự bùng phát của dịch bệnh và chạy mô hình để đưa ra những kịch bản cho các tình huống. Từ đó, gợi mở các biện pháp kiểm soát thích hợp và ngăn chặn sự lây lan mạnh mẽ của các dịch bệnh.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu sự lan truyền dịch bệnh cho một vùng cụ thể với các thông tin địa lý về dân cư, giao thông, các toà nhà. Cơ chế lan truyền bệnh dịch qua đường không khí bằng sự tiếp xúc gần giữa người và người. Do mục đích của đề tài chỉ quan tâm tới sự bùng phát dịch nên thời gian mô phỏng chỉ xác định trong khoảng vài ngày và khi đó những người mắc bệnh chưa thể chữa khỏi. Sau khi mô phỏng trên GAMA, nhóm đã hiệu chỉnh các tham số để nghiên cứu sự phù hợp của mô hình với bài toán thực tế.



3. Kết luận và kiến nghị:

Với việc mô phỏng sự bùng phát dịch bệnh bằng GAMA cho phép chúng ta quan sát một cách khách quan và khoa học sự phát triển bệnh trong một cộng đồng dân cư. Bài toán có thể mở rộng với không gian địa lý giữa các thành phố, giữa các quốc gia hoặc nghiên cứu sự bùng phát dịch bệnh có tính lặp lại trong thời gian nhiều năm. Bên cạnh đó, có thể đưa các chính sách y tế vào để đánh giá sự hiệu quả của chính sách y tế công trong việc dập tắt dịch.



2. XÂY DỰNG PHẦN MỀM CHUẨN HÓA VĂN BẢN

SVTH:

Hoàng Trần Hảo - 57 TH1




Nguyễn Kim Tiến - 57 TH1

GVHD:

Nguyễn Mạnh Hiển

1. Mục tiêu đề tài:

Chuẩn hóa văn bản tiếng Việt mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với việc soạn thảo văn bản và ban hành văn bản, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trên cơ sở đó, đề tài được đưa ra nhằm giúp việc chuẩn hóa văn bản được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Đề tài này tập trung nghiên cứu về phần mềm chuẩn hóa văn bản (tìm kiếm, thay thế, sửa lỗi cú pháp…), đã lập trình và thử nghiệm mức độ hiệu quả trên dữ liệu văn bản tiếng Việt, hướng người dùng tới việc sử dụng dấu câu tiếng Việt chính xác.



2. Nội dung nghiên cứu:

a) Tìm hiểu về thư viện Qt

Qt được viết bằng ngôn ngữ C++ và được thiết kế để sử dụng trên C++. Trên thực tế Qt không phải là một thư viện mà là tập hợp của các thư viện (hay còn được gọi là framework). Một trong những tính năng quan trọng nhất của nó là tạo nên các giao diện đồ họa người dùng, chủ yếu với các cửa sổ.



b) Xây dựng phần mềm chuẩn hóa văn bản

Với những tính năng như vậy, chúng tôi sử dụng thư viện này để viết phần mềm chuẩn hóa văn bản tiếng Việt. Tạo một cửa sổ giao diện gồm nhiều tính năng như mở tệp, lưu tệp, chuẩn hóa văn bản, xem văn bản sau chỉnh sửa, thay thế, tìm kiếm… Ngoài ra chúng tôi còn tạo một bộ từ điển viết tắt ngắn, người dùng có thể thêm vào bộ từ điển này, phần mềm chuẩn hóa các file văn bản thuần túy (*.txt) mà không đi sâu vào các văn bản trong Word (.doc, .docx).



3. Kết luận và kiến nghị:

Phần mềm chuẩn hóa văn bản tiếng Việt đã được thử nghiệm thành công và được chạy trên tất cả các hệ điều hành Windows, tạo ra văn bản theo đúng chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt. Vì vậy chúng ta có thể áp dụng phần mềm này để soạn thảo và kiểm chuẩn tất cả các loại văn bản như: văn bản hành chính, nghị quyết, báo cáo khoa học, v.v…



3. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ UNITY VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG GAME 2D TRÊN MOBILE

SVTH:

Nguyễn Hoàng Giang - 54TH1

GVHD:

ThS Trương Xuân Nam

1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài này thuộc hướng tìm hiểu công nghệ từ đó xây dựng ứng dụng. Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu engine Unity và sử dụng Unity xây dựng thử nghiệm game 2D thể loại chơi theo vượt cửa chạy trên môi trường Android cho thiết bị di động.



2. Nội dung nghiên cứu:

Giới thiệu tổng quan về Unity, trình bày các khái niệm cơ bản, các tính năng nổi bật, giao diện, đặc biệt là tổng quan về kiến trúc của Engine Unity.

Load mô hình 2D

Tương tác vật lý trong game 2D

Xây dựng giao diện game

Âm thanh trong game



3. Kết luận và kiến nghị:

Đã tạo ra được game có thể chơi được. Mặc dù vẫn còn nhiều lỗi, bug…

Phạm vi ứng dụng: Ứng dụng viết game trên mobile.

Hướng phát triển.

Tối ưu hóa các xử lý giúp game chạy nhanh hơn.

Game sẽ hỗ trợ chế độ support người chơi.

Tăng thêm số lượng màn chơi.

Cung cấp thêm các công cụ để người chơi có thể chỉnh sửa hoặc tạo ra cho mình riêng các hình ảnh nhân vật, hiệu ứng âm thanh…

Cải thiện trí thông minh nhân tạo của máy.

4. TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG

KHUYẾN NGHỊ SẢN PHẨM


SVTH:

Trịnh Quyết Tiến - 56TH3




Nguyễn Thế Tùng - 56TH3

GVHD:

ThS Đinh Phú Hùng




ThS Nguyễn Thị Phương Thảo



  1. Mục tiêu đề tài:

Tìm hiểu và xây dụng hệ thống khuyến nghị sản phẩm ” là tìm cách xây dựng một hệ thống có khả năng gợi ý cho người dùng những sản phẩm mà học có thể quan tâm. Trong đề tài nghiên cứu này, hệ thống khuyến nghị sẽ thu thập xử lí và phân tích dữ liệu người dùng , từ đó đưa ra những gợi ý về những bộ phim mà người dùng chưa đánh giá dựa trên những đánh giá của người dùng khác.

Hệ thống khuyến nghị không chỉ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp sử dụng thương mại điện tử mà còn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu vì hiệu quả của nó.



2. Nội dung nghiên cứu:

Để xây dựng hệ thống này, chúng tôi sử dụng phương pháp Phân tách ma trận sử dụng kỹ thuật giảm gradient ngẫu nhiên MF - SGD (Matrix Factorization - Stochastic Gradient Descent) được giới thiệu bởi Yehuda Koren, Robert Bell và Chris Volinsky để dự đoán đánh giá cho những bộ phim chưa được xếp hạng trong bộ dữ liệu rồi đưa ra gợi ý cho người dùng.



3. Kết luận và kiến nghị:

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đã xây dựng được hệ thống khuyến nghị dựa trên kỹ thuật MF - SGD, thực nghiệm cho thấy phương pháp này cho khuyến nghị tốt hơn phương pháp lọc cộng tác sử dụng SVD.


5. THỦY VÂN SỐ HÌNH ẢNH DỰA TRÊN MÃ HÓA CHẬP

VÀ PHƯƠNG PHÁP SVD


SVTH:

Trần Gia Công- 53TH1




Ngô Thúy Ngần - 54TH1

GVHD:

ThS Đinh Phú Hùng

1. Mục tiêu đề tài:

Thủy vân số là kỹ thuật nhúng thông tin (giấu thủy vân) vào một đối tượng nào đó (môi trường giấu) trước khi nó được phân phối trên mạng nhằm bảo vệ đối tượng chứa tin. Đối tượng chứa tin có thể là ảnh, văn bản số, tệp âm thanh…

Hiện nay thủy vân số đã đem lại những lợi ích thiết trong thực tế, giúp chúng ta giải quyết những vấn đề liên quan đến truyền thông bảo mật và đặc biệt là vấn đề phân phối các tài liệu đa phương tiện sao cho bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ. Chống tình sao chép bất hợp pháp, giả mạo các tác phẩm số hóa. Thủy vân số trên ảnh số nhằm mục đích đưa logo tác giả vào trong ảnh nhằm đảm bảo tính bản quyền. Nhúng thủy vân sẽ là bằng chứng để chứng minh quyền hợp pháp cũng như xác định sự toàn vẹn của đối tượng chứa tin.

2. Nội dung nghiên cứu:

Để giải quyết bài toán này, chúng tôi sử dụng kết hợp hai phương pháp là phương pháp SVD và phương pháp mã hóa chập. Với việc sử dụng SVD để thao tác biến đổi ảnh, kết hợp với phương pháp mã hóa chập không những dùng để mã hóa ảnh thủy vân mà nó còn có khả năng sửa lỗi nhằm đảm bảo tính bảo mật, an toàn.



3. Kết luận và kiến nghị:

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đã xây dựng thành công phần mềm thủy vân số hình ảnh dựa trên phương pháp mã hóa mã chập và phương pháp phân tách ma trận SVD. Thực nghiệm cho thấy, phần mềm có tính hiệu quả, ảnh trước và sau quá trình thủy vân hầu như vẫn giữ được hình dạng trong trường hợp ảnh logo bị tấn công 25%, 50%, 75% của ảnh.


6. GIẤU TIN TRONG ẢNH DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP OPVD

VÀ HÀM ĐỒNG DƯ


SVTH:

Lương Thị Thùy- 54TH1




Nguyễn Phương Anh Hùng Cường -53TH2

GVHD:

ThS Đinh Phú Hùng

1. Mục tiêu đề tài:

Hiện nay giấu tin trong ảnh là một bộ phận chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các chương trình ứng dụng hệ thống giấu tin bởi lượng thông tin được trao đổi bằng ảnh là rất lớn. Bên cạnh đó, giấu tin trong ảnh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết các ứng dụng bảo vệ an toàn thông tin. Chính vì thế mà vấn đề này nhận được sự quan tâm rất lớn của các cá nhân, tổ chức, trường đại học và nhiều viện nghiên cứu trên thế giới.

Giấu tin trong ảnh dựa trên phương pháp OPVD và hàm đồng dưlà tìm hiểu một phương pháp giấu tin trong ảnh số được đề xuất trong bài nghiên cứu của tác giả El-Alfy1 và các cộng sự, đồng thời xây dựng một chương trình ứng dụng hoàn chỉnh về giấu tin trong ảnh.

2. Nội dung nghiên cứu:

Tìm hiểu kỹ thuật giấu tin trong ảnh dựa trên phương pháp OPVD và hàm đồng dư được đề xuất trong bài nghiên cứu của tác giả El-Alfy.



3. Kết luận và kiến nghị:

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đã xây dựng thành công phần mềm giấu tin trong ảnh dựa trên phương pháp OPVD và hàm đồng dư.



7. ỨNG DỤNG LASSO XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MẠNG VIỄN THÔNG CỦA VIETTEL

SVTH:

Nguyễn Văn Nghĩa- 54TH1




Nguyễn Thị Hoàng Yến- 53TH2

GVHD:

TS Nguyễn Thanh Tùng

1. Mục tiêu đề tài:

Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là việc làm cần thiết để các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn đưa ra mô hình thể hiện được sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng mạng viễn thông của VIETTEL. Đưa ra dự đoán về chất lượng dịch vụ viễn thông của VIETTEL trong tương lai. Để từ đó doanh nghiệp này có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp mình.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu, tìm hiểu về phân tích dữ liệu sử dụng mô hình hồi quy LASSO cho bài toán phân tích chất lượng mạng viễn thông của VIETTEL. Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thôngđược thể hiện ở 5 yếu tố là sự đáp ứng, sự đồng cảm, tính hữu hình và sự tin cậy. Mô hình sẽ giúp các doanh nghiệp đánh giá được sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình. Mô hình này có các ưu điểm như sau: mô hình giúp loại bỏ bớt các biến sao cho phù hợp và hướng tới lựa chọn một mô hình tối ưu phục vụ dự đoán. LASSO cũng giúp lựa chọn các tiêu chí quan trọng, với việc loại bỏ các tiêu chí chúng ta có thể tiết kiệm chi phí cho việc thu thập thông tin, xử lý dữ liệu, xây dựng mô hình.

3. Kết luận và kiến nghị:

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đã xây dựng thành công mô hình LASSO cho bài toán phân tích chất lượng mạng viễn thông của VIETTEL. Từ những kết quả thực nghiệm của bài toán cho thấy mô hình hồi quy LASSO có thể ứng dụng hiệu quả đối với bài toán này.



8. TÌM HIỂU THUẬT TOÁN SELF-TRAINING VÀ CO-TRAINING, ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN TRONG PHÂN LOẠI THƯ RÁC

SVTH:

Phạm Tuấn Anh - 55TH1




Nguyễn Thị Nga - 55TH1

GVHD:

ThS Nguyễn Xuân Hùng

1. Mục tiêu đề tài:

Hiện nay, tồn tại một số thuật toán học phân lớp thư rác thực hiện có kết quả rất tốt khi được xây dựng dựa trên một tập ví dụ học lớn. Tuy nhiên, trong thi hành thực tế thì điều kiện này hết sức khó khăn vì các mẫu học thường được gán nhãn (label data) bởi con người nên đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức.Trong khi đó, các dữ liệu chưa gán nhãn (unlabeled data) thì lại rất phong phú. Do vậy, việc xem xét các thuật toán học không cần nhiều dữ liệu gán nhãn, có khả năng tận dụng được nguồn rất phong phú các dữ liệu chưa gán nhãn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Việc học này được đề cập đến với tên gọi là học bán giám sát. Thuật toán self-training và co-training là hai thuật toán bán giám sát điển hình.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nội dung gồm 2 phần là trình bày những nét cơ bản nhất về phân lớp đối tượng có giám sát với thuật toán phân lớp điển hình là K-Nearest-Neighbours (KNN) và các phương pháp học bán giám sát (self-training và co-training). KNN là phương pháp để phân lớp các đối tượng dựa vào khoảng cách gần nhất giữa đối tượng cần xếp lớp với tất cả các đối tượng trong dữ liệu huấn luyện (training data). Co-training và self-training là hai thuật toán học bán giám sát có nhiệm vụ chính là mở rộng tập các mẫu gán nhãn ban đầu. Hiệu quả của thuật toán phụ thuộc vào chất lượng của các mẫu gán nhãn được thêm vào ở mỗi vòng lặp, được đo bởi hai tiêu chí:



  • Độ chính xác của các mẫu được thêm vào đó,

  • Thông tin hữu ích mà các mẫu mang lại cho bộ phân lớp.

3. Kết luận và kiến nghị

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đã xây dựng được phần mềm mô tả thuật toán co-training và self-training ứng dụng trong phân loại thư rác. Thực nghiệm trên tập dữ liệu thử nghiệm cho thấy, phần mềm mà nhóm phát triển có độ chính xác khi phân loại dữ liệu lên tới 78%.

Trong thời gian tới, nhóm sẽ đẩy mạnh nghiên cứu các thuật toán phân lớp khác để có kết quả chính xác hơn và xây dựng một hệ thống kiểm tra, lọc thư rác để có thể triển khai trên thực tế.



9. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP LOẠI TRỪ TƯƠNG HỖ KHI THỰC HIỆN CÁC TIẾN TRÌNH VÀ CÁC LUỒNG SONG SONG


SVTH:

Nguyễn Văn Cường - 54TH1




Dương Thị Ánh - 54TH2




Bùi Thị Ngọc Ánh - 54TH2

GVHD:

ThS Phạm Thanh Bình

1. Mục tiêu đề tài:

Sự loại trừ tương hỗ khi thực hiện song song nhiều tiến trình là một trong những bài toán nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Loại trừ tương hỗ là việc ngăn chặn các tiến trình song song tranh chấp tài nguyên dùng chung tại một thời điểm. Để giải quyết vấn đề này chúng tôi nghiên cứu các phương pháp thực hiện như: chặn các ngắt, khóa bằng biến, giải pháp của Peterson, giải thuật Bakery... Mục tiêu của nghiên cứu này hướng đến là giải quyết vấn đề tranh chấp tài nguyên trong lập trình đa luồng.

2. Nội dung nghiên cứu:

Chúng tôi nghiên cứu một số giải pháp như: chặn các ngắt, khóa bằng biến, giải pháp của Peterson, giải thuật Bakery nhưng tập chung chính vào hai giải thuật: giải thuật của Peterson và giải thuật Bakery. Giải thuật Peterson được tìm ra vào năm 1981 để thực hiện sự loại trừ tương hỗ đối với hai tiến trình song song. Thuật toán này bao gồm hai hàm viết bằng ANSI C, nghĩa là chúng có thể hỗ trợ cho tất cả các hàm đã được định nghĩa và sử dụng. Nhược điểm của phương pháp này là khi một tiến trình đợi vào vùng tới hạn thì nó vẫn chiếm dụng thời gian CPU như vậy sẽ gây lãng phí tài nguyên CPU. Giải thuật Peterson nói trên không áp dụng được cho các trường hợp có nhiều hơn 2 tiến trình song song. Để giải quyết trường hợp này ta có thể áp dụng giải thuật Bakery. Ưu điểm của giải thuật này là đơn giản, dễ thực hiện, nhưng nó vẫn có nhược điểm là chiếm dụng thời gian của CPU.

3. Kết luận và kiến nghị

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đã tìm hiểu được một số giải pháp để thực hiện loại trừ tương hỗ khi thưc hiện các tiến trình và các luồng song song. Chúng tôi cũng đã xây dựng được chương trình demo cho hai giải thuật mà nhóm đã nghiên cứu.



10. XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ - PHÂN HỆ TIỀN LƯƠNG

SVTH:

Nguyễn Anh Quang - 55TH3




Vũ Trung Hiếu - 55TH3




Nguyễn T Bích Thơm - 55TH1

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Ngọc Hà

1. Mục tiêu đề tài:

Xã hội ngày càng phát triển, doanh ngiệp ngày một nhiều và nhu cầu quản lý ngày càng cao. Đó là lý do nhóm xây dựng và phát triển đề tài quản lý nhân sự - phân hệ tiền lương. Đề tài được xây dựng để giúp các doanh nghiệp có thể quản lý nhân viên, tiền lương cho nhân viên một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp cũng như người lao động.



2. Nội dung nghiên cứu:

Để phân tích và thiết kế được các yêu cầu của một hệ thống quản lý nhân sự, nhóm sử dụng phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng. Qua đó, nhóm đã xây dựng được một phần mềm đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhân sự và tiền lương cho nhân viên. Phần mềm giúp người quản lý, người kế toán giảm được sức lực, thời gian và chi phí cho cho công ty trong việc: thêm nhân viên mới, quản lý quá trình hoạt động của nhân viên, chế độ bảo hiểm, thai sản, bậc lương... Phần chính của phần mềm này giúp người quản lý có thể quản lý tốt việc tính lương cho nhân viên, giải quyết được vấn đề tính lương tự động mà ở một số phần mềm khác vẫn chưa giải quyết được.



3. Kết luận và kiến nghị:

Chương trình đã thực hiện và hoàn thiện các chức năng cơ bản. Trong tương lai nhóm chúng em sẽ phát triển, nâng cao hệ thống để đưa được chương trình ứng dụng tới các doanh nghiệp.



11. XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÚ KÝ TÚC XÁ

SVTH:

Phạm Thăng Long - 55TH2




Nguyễn Văn Đài - 55TH2

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Ngọc Hà

1. Mục tiêu đề tài:

Quản lý ký túc xá là một trong những hệ thống nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý. Cùng với số lượng sinh viên của các trường đại học ngày càng đông thì số lượng sinh viên nội trú đăng ký trong ký túc xá ngày càng lớn, dẫn tới quản lý các sinh viên này bằng giấy tờ sẽ rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, ứng dụng tin học vào các ngành nghề cụ thể ngày càng nhiều. Để quản lý sinh viên dễ dàng và hiệu quả hơn thì việc xây dựng một hệ thống quản lý sinh viên nội trú ký túc xá là rất quan trọng và cần thiết



2. Nội dung nghiên cứu:

Để phân tích thiết kế hệ thống, phương pháp nhóm sử dụng là phân tích thiết kế theo hướng đối tượng. Bằng cách sử dụng các biểu đồ như: biểu đồ trường hợp sử dụng (usecase diagram), biểu đồ hoạt động (activity diagram), biểu đồ tuần tự (sequence diagram) để mô tả chức năng và cách thức hoạt động của toàn bộ hệ thống, kết hợp với các biểu đồ mô hình quan hệ thực thể (ER diagram) và mô hình quan hệ (mô hình bảng) để mô tả chi tiết hơn về thiết kế dữ liệu của hệ thống.

Sau quá trình phân tích thiết kế, nhóm đã xây dựng được một hệ thống quản lý sinh viên nội trú với các chức năng: tiếp nhận sinh viên, phê duyệt cho sinh viên vào ở nội trú, quản lý sinh viên, quản lý tòa nhà ký túc, quản lý tầng, quản lý phòng, quản lý giá điện, giá nước, giá phòng, và các hóa đơn tiền điện, nước, phòng của sinh viên.

3. Kết luận và kiến nghị:

Nhóm đã thành cơ bản hệ thống quản lý sinh viện nội trú ký túc, đáp ứng các chức năng quản lý của người quản lý, nhân viên trong ký túc xá một trường đại học nói chung và trường Đại học Thủy lợi nói riêng.

Trong thời gian tới nhóm cần hoàn thiện hơn nữa về mặt chức năng của hệ thống, có thêm các kênh để sinh viên có thể kết nối trực tiếp với ban quan lý thông qua: website, điện thoại di động… đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà quản lý cũng như sinh viên.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương