Khoa công nghệ thông tin


NGHIÊN CỨU RỦI RO NGẬP LỤT BỞI NƯỚC BIỂN DÂNG DO BÃO CHO KHU VỰC VEN BIỂN PHIA NAM TỈNH THANH HÓA



tải về 1.53 Mb.
trang13/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22

11. NGHIÊN CỨU RỦI RO NGẬP LỤT BỞI NƯỚC BIỂN DÂNG DO BÃO CHO KHU VỰC VEN BIỂN PHIA NAM TỈNH THANH HÓA


SVTH:

Cao Thị Ngọc Ánh - 53B1

GVHD:

PGS.TS Nghiêm Tiến Lam



1. Mục tiêu đề tài:


Ở nước ta hiện nay, miền trung nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng là nơi luôn gánh chịu nặng nề nhất do thiên tai lũ lụt gây ra. Người dân ở đây bỗng chốc tay trắng và cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, họ không có nhà để ở, không có nước sạch để uống, để sinh hoạt. Mặt khác, rác cùng xác các động vật phân hủy, tất cả đó là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm. Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển.

Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu rủi ro ngập lụt bởi nước biển dâng do bão cho khu vực ven biển phía Nam tỉnh Thanh Hóa” là hết sức cần thiết. Thực hiện đề tài nghiên cứu này là nhằm giải quyết một bài toán thực tế là đánh giá rủi ro của một khu vực dân sinh, kinh tế ven biển trước ảnh hưởng ngập lụt bởi các trận bão mạnh và siêu bão cho khu vực Thanh Hóa nói chung và phía nam Thanh Hóa nói riêng.


2. Nội dung:


Báo cáo này trình bày về kết quả nghiên cứu rủi ro ngập lụt bằng việc xây dựng được bản đồ rủi ro ngập lụt. Nghiên cứu cũng ứng dụng mô hình MIKE 21 vào để tính toán, phân tích xây dựng được chỉ số ngập lụt và đồng thời thời đề xuất các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước phục vụ cấp nước, tưới, sinh hoạt, phát điện, chống lũ và tiêu úng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

3. Kết luận và kiến nghị:


Kết luận: Nghiên cứu đã thiết lập mô hình nước dâng do bão tại khu vực Bắc Trung Bộ và thiết lập mô hình ngập lụt sông Lach Bạng. Xây dựng được các kịch bản tính toán dựa trên tổ hợp mô hình chạy bão và mô hình chạy triều. Tính toán được chỉ số rủi ro ngập lụt, xây dựng được bản đồ rủi ro ngập lụt và đề xuất các giải pháp cho quy hoạch, quản lý, phòng, tránh thiên tai.

Kiến nghị: Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm nghiên cứu và xây dựng bản đồ ngập lụt cho phía nam tỉnh Thanh Hóa.

12. NGHIÊN CỨU RỦI RO NGẬP LỤT BỞI NƯỚC BIỂN DÂNG DO BÃO CHO KHU VỰC VEN BIỂN PHÍA BẮC TỈNH NGHỆ AN

SVTH:

Kim Thị Cúc -53B2

GVHD:

PGS.TS Nghiêm Tiến Lam

1. Mục tiêu:

- Áp dụng mô hinh MIKE FLOOD để nghiên cứu rủi ro ngập lụt và thiết lập bản đồ rủi ro.

- Đề xuất các giải pháp cho các ngành quản lí phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Thiết lập mô hình tính toán ngập lụt bởi nước biển dâng do bão.

- Tính toán và xây dựng bản đồ rủi ro ngập lụt cho khu vực ven biển phía Bắc tỉnh Nghệ An.

3. Kết luận và kiến nghị:

Qua quá trình nghiên cứu kết quả đạt được:

- Mô phỏng thành công quá trình nước dâng, vận tốc gió khi bão đi qua cho các vùng Bắc Trung Bộ.

- Mô phỏng thành công quá trình nước dâng ở khu vực phía Bắc Nghệ An.

- Thành lập biểu đồ rủi ro ngập lụt.

Kiến nghị: Kết quả nghiên cứu đề tài mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu, dự báo rủi ro ngập lụt do bão khu vực ven biển Bắc Nghệ An. Kiến nghị các cơ quan quản lý cần nghiên cứu đầy đủ hơn để đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế rủi ro ngập lụt khi bão đổ bộ.

13. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ CỬA ĐÀ RẰNG – PHÚ YÊN


SVTH:

Trần Văn Hoàng - 53B1

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Phương Thảo

Đà Rằng là cửa của sông Ba, cửa sông quan trọng nhất của tỉnh Phú Yên. Cửa sông được dùng làm bến cảng cá và nơi neo đậu của gần 900 tàu khai thác hải sản xa bờ và câu cá ngừ đại dương thuộc phường 6 và phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hoà và là trung tâm mua bán cá ngừ đại dương lớn nhất duyên hải miền Trung. Những năm gần đây cửa Đà Rằng liên tục bị cát bồi lấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cửa. Trong những ngày biển động, sóng lớn đã làm cho cửa sông tiếp tục bị cát bồi lấp khiến hàng trăm tàu thuyền không thể xuất bến đi khai thác hải sản hoặc bị mắc cạn ngoài cửa sông sóng lớn làm các tàu va đập mạnh làm tàu bị vỡ và chìm gây thiệt hại hằng trăm triệu đồng.

Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu chế độ thủy động lực khu vực cửa Đà Rằng, đánh giá được những yếu tố tác động ảnh hưởng đến khu vực cửa sông dựa trên việc ứng dụng mô hình toán Mike 21, từ đó đề xuất được các phương án chỉnh trị nhằm ổn định cửa sông.



14. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC VÀ XÂM NHẬP MẶN VÙNG HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG CẢ - LAM

SVTH:

Bùi Thị Kim Khánh - 53B1

GVHD:

PGS.TS Nghiêm Tiến Lam



  1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu sự biến đổi của chế độ thủy lực và xâm nhập mặn theo các kịch bản về thay đổi dòng chảy ở thượng nguồn và mực nước biển dâng, từ đó đề xuất các biện pháp ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

  1. Nội dung nghiên cứu:

Sử dụng mô hình MIKE 11 để tính toán mô phỏng chế độ thủy lực và lan truyền mặn cho mạng lưới sông vùng hạ lưu sông Lam. Mô hình được hiệu chỉnh và kiểm định với các số liệu các trạm đo. Dựa trên các kết quả tính toán, đề xuất các giải pháp ứng phó với tình hình xâm nhập mặn.

  1. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận: Diễn biến xâm nhập mặn ở vùng hạ du phụ thuộc nhiều vào sự biến đổi của thuỷ triều và lưu lượng ở thượng nguồn chảy về; Cùng một điều kiện dòng chảy thượng nguồn thì xâm nhập mặn gia tăng khi có nước biển dâng; Sự suy giảm dòng chảy thượng nguồn cũng làm gia tăng hiện tượng xâm nhập mặn. Đối với lưu vực sông Cả - Lam tác động của việc gia tăng mực nước biển 0,5 m có ảnh hưởng đến diễn biến xâm nhập mặn nhiều hơn sự suy giảm 10% của dòng chảy thượng nguồn.

Kiến nghị: Cần có các nghiên cứu đầy đủ hơn khi xét đến các yếu tố khác và nếu điều kiện cho phép, cần tăng cường đo đạc thêm mặt cắt nhằm chi tiết hóa địa hình sông, suối, giúp quá trình mô phỏng được chính xác hơn; Quan tâm và xem xét đến biện pháp làm đập ngăn mặn ngăn chặn nước mặn xâm nhập qua đường sông và kênh dẫn cho lưu vực sông Cả.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương