Khoa công nghệ thông tin



tải về 1.53 Mb.
trang21/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

1. Mục tiêu đề tài:


Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến lượng mưa mùa có xem xét sự sai khác của các mô hình khí hậu và các phương pháp hiệu chỉnh sai số cho một số trạm đo mưa ở Tây Nguyên.

2. Nội dung đề tài:


Báo cáo dùng một số mô hình khí hậu GCM (Global Climate Model) được IPCC sử dụng trong các báo cáo đánh giá thứ 4 và thứ 5. Do đây là các mô hình toàn cầu có độ phân giải thô nên khi sử dụng để đánh giá cho một phạm vi hẹp như trạm đo mưa sẽ cho sự sai khác rất lớn. Báo cáo sẽ sử dụng một số phương pháp chi tiết hóa nhằm hiệu chỉnh các sai số này. Các phương pháp sử dụng là phương pháp thống kê, phương pháp tỷ lệ và phương pháp hiệu chỉnh sai số. Báo cáo đã nghiên cứu ứng dụng cho một số trạm thuộc vùng Tây Nguyên là Đak Tô, Kon Tum, KonPlong.

Kết quả tính toán thể hiện sự thay đổi của lượng mưa tháng trung bình theo các giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu cho thấy, với mô hình khí hậu GCM khác nhau sẽ cho các kết quả có sự sai khác. Các phương pháp hiệu chỉnh sai số khác nhau cũng sẽ cho các kết quả tính toán khác nhau. Nhìn chung lượng mưa các tháng mùa mưa thường có xu thế tăng, lượng mưa các tháng mùa khô có xu thế giảm.


3. Kết luận và kiến nghị:


Báo cáo đã nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lượng mưa tháng sử dụng các mô hình khí hậu và phương pháp hiệu chỉnh sai số khác nhau. Báo cáo đã chỉ ra sự bất định trong đánh giá sự biến động của mưa theo các mô hình và phương pháp hiệu chỉnh để từ đó giúp cho các nhà quản lý tài nguyên nước có thể tham khảo trong bài toán quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Nghiên cứu dự kiến mở rộng cho nhiều mô hình khí hậu toàn cầu và các phương pháp hiệu chỉnh sai số khác nhằm nâng cao chất lượng của nghiên cứu.

9. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH MƯA DÒNG CHẢY MÔ PHNG DÒNG CHẢY THÁNG

SVTH:

Hồ Quỳnh Thương - 55V

GVHD:

TS Ngô Lê An

1. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu ứng dụng một số mô hình mưa dòng chảy mô phỏng dòng chảy tháng phục vụ cho các bài toán đánh giá, phân bố tài nguyên nước.



2. Nội dung nghiên cứu:

Báo cáo nghiên cứu sử dụng 2 mô hình mưa dòng chảy dạng cân bằng nước với các thông số đơn giản nhằm mô phỏng dòng chảy tháng là mô hình Belgium và mô hình 2 Thông số cho một số lưu vực nhỏ ở Việt Nam là lưu vực Thượng Nhật, lưu vực Lâm Sơn…

Mô hình Belgium được Vandewwiele đưa ra vào năm 1992 áp dụng cho các lưu vực nhỏ hơn 4000km2. Mô hình được xây dựng dựa trên phương trình cân bằng nước đơn giản:

mt = mt-1 + Pt – Et - dt

trong đó mt là trạng thái lưu vực ở cuối thời đoạn t, Pt là lượng mưa tháng t, Et là bốc hơi thực sự tháng t và dt là dòng chảy tháng. Mô hình có 3 thông số là α1, α2, α3.

Mô hình 2 thông số Guo đề xuất năm 1999 cũng dựa trên phương trình cân bằng nước:

St = St-1 + Pt – Et - Qt

Với St là lượng nước trong lưu vực ở cuối thời điểm t, Pt là lượng mưa tháng t, Et là bốc hơi thực sự và Qt là dòng chảy tháng t. Mô hình có 2 thông số là c và Sc.

Báo cáo đã xây dựng 2 mô hình trên Excel và mô phỏng dòng chảy tháng cho 2 lưu vực cho kết quả tìm được rất tốt. Hệ số Nash tìm được từ xấp xỉ 0,8 trở lên cho giai đoạn hiệu chỉnh và kiểm định.

3. Kết luận và kiến nghị:

Cả 2 mô hình mô phỏng cho 2 lưu vực nghiên cứu đều cho kết quả tốt. Các mô hình này đều xây dựng đơn giản, ít thông số nhưng cho kết quả mô phỏng tốt đạt hệ số Nash xấp xỉ 0,8 trở lên cho thấy khả năng ứng dụng của mô hình trong điều kiện Việt Nam.

Nghiên cứu cần thực hiện thêm cho một số lưu vực khác ở Việt Nam để đánh giá chính xác hơn nữa khả năng của mô hình.

10. MÔ PHỎNG RỦI RO XÓI MÒN ĐẤT LƯU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN SỬ DỤNG DỮ LIỆU VIỄN THÁM VÀ MÔ HÌNH MẤT ĐẤT TỔNG QUÁT


SVTH:

Trần Thị Nhẫn

GVHD:

TS Ngô Lê An

1. Mục tiêu của đề tài:

Xây dựng bản đồ nguy cơ xói mòn cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn sử dụng mô hình mất đất tổng quát và thông tin Viễn thám.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng mô hình mất đất tổng quát USLE (Universal Soil Loss Equation) nhằm xây dựng bản đồ tổn thất đất trung bình dài hạn, từ đó kết hợp với các phương pháp phân loại để xây dựng bản đồ nguy cơ rủi ro mất đất cho lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn.

Mô hình mất đất tổng quát được mô tả bởi phương trình:

A=R*K*LS*C*P

Trong đó:

A: Lượng mất đất trung bình trên một đơn vị diện tích trong năm. Trên thực tế tính toán đơn vị A (tấn/ha năm).

R: Hệ số mưa/chảy tràn, là hệ số đánh giá năng lượng mưa và dòng chảy tràn (MJ mm/h-1ha1y-1).

K: Hệ số xói mòn đất của đất (tấn /ha/MJ/mm).

LS: Hệ số chiều dài sườn và độ dốc, là tỉ lệ mất đất của sườn và độ dốc thực tế.

C: Hệ số lớp phủ bề mặt đất.

P: Hệ số canh tác hay hệ số cách làm đất.

Các thông số này được xác định dựa trên các tài liệu bản đồ mưa trung bình trên lưu vực, bản đồ loại đất, bản đồ thảm phủ, bản đồ NDVI, bản đồ địa hình DEM… và các bảng tra tương ứng.



3. Kết luận và kiến nghị:

Thông qua việc sử dụng mô hình USLE sử dụng dữ liệu từ Viễn thám và công nghệ GIS, đề tài đã xây dựng được các bản đồ các thông số mô hình. Từ đó báo cáo thành lập bản đồ nguy cơ xói đất trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.



12. TÍNH TOÁN NƯỚC DỀNH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN KHE BỐ

SVTH:

Vũ Thị Hải - 54V




Nguyễn Thị Phượng - 54V

GVHD:

PGS TS Phạm Thị Hương Lan




TS Trần Kim Châu

1. Mục tiêu đề tài:

Tính toán nước dềnh hồ chứa thủy điện Khe Bố ứng với tần suất lũ thiết kế.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Tính toán lũ thiết kế.

- Dựng mạng thủy lực.

- Tính toán nước dềnh hồ chứa.



3. Kết luận và kiến nghị:

Từ số liệu đã cho và các phương pháp ta tính toán được nước dềnh hồ chứa thủy điện Khe Bố, từ đó nhận xét vai trò của thủy điện Khe Bố đối với việc phòng lũ hạ du.



13. ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ BÙN CÁT VÙNG VEN BIỂN CỬA ĐẠI

SVTH:

Đinh Thị Linh- 54G

GVHD:

TS Nguyễn Hoàng Sơn

1. Mục tiêu đề tài:

Thu thập các ảnh viễn thám các năm.

Tính toán phân bố bùn cát vùng ven biển Cửa Đại bằng ảnh viễn thám.

Phân tích diễn biến bùn cát vùng ven biển Cửa Đại trong những năm gần đây.



2. Nội dung đề tài:

Từ dữ liệu ảnh viễn thám thu thập được qua các năm, sử dụng công cụ Arcgis để tính toán các chỉ số về bùn cát: NTU, TI, NSMI, NDSSI và TURI.

So sánh với chuỗi số liệu thực đo để xem sự phù hợp.

Phân tích diễn biến bùn cát vùng ven biển Cửa Đại qua các năm.



3. Kết luận và kiến nghị:

Kết quả tính toán cho thấy trường bùn cát phân bố lơ lửng biến đổi theo năm và các mùa trong năm.

Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để tính toán diễn biến bùn cát dọc theo bờ biển Cửa Đại.

14. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS CẬP NHẬP SỐ LIỆU VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẲNG TRỊ MƯA 1 NGÀY MAX TOÀN QUỐC PHỤC VỤ THIẾT KẾ


SVTH:

Nguyễn Thị Hải Yến -55V




Đặng Thu Thùy - 55G

GVHD:

PGS.TS Hoàng Thanh Tùng

1. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu ứng dụng Hệ thông tin địa lý và phần mềm phân tích thống kê để xây dựng bản đồ mưa 1 ngày max toàn quốc phục vụ thiết kế các công trình thủy lợi.

2. Nội dung nghiên cứu:

Trên cơ sở số liệu thống kê về lượng mưa đo đạc được tại các trạm đo trên lãnh thổ Việt Nam. Đề tài thực hiện tính toán xác định lượng mưa 1 ngày max trên lưu vực ứng với các tần suất 0,1%; 0,5%; 1%; 5%. Áp dụng phân tích không gian trong GIS vào việc xây dựng bản đồ đẳng trị mưa ứng với tần suất nêu trên để phục vụ cho thiết kế các công trình thủy lợi.



3. Kết luận và kiến nghị:

Các bản đồ đã xây dựng có chuỗi số liệu đủ lớn, được cập nhập đến năm 2006 nên có độ tin cậy tốt hơn các bản đồ đã xây dựng trước đây trong ATLAS. Nhóm nghiên cứu đề nghị cho phép sử dụng các bản đồ này trong học tập và NCKH ở trường ĐHTL.



KHOA TRUNG TÂM ĐỊA TIN HỌC


1. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MATLAB TRONG CÔNG TÁC ƯỚC TÍNH ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ TÍNH TOÁN BÌNH SAI LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA

SVTH:

Nguyễn Thị Thu Giang - 54TĐ-BĐ




Nguyễn Văn Huy - 54TĐ-BĐ




Nguyễn Thị Phương - 54TĐ-BĐ




Đỗ Văn Toán - 54TĐ-BĐ

GVHD:

Lã Văn Hiếu

1. Mục tiêu đề tài:

Làm quen và sử dụng thành thạo phần mềm Matlab, đồng thời ứng dụng phần mềm Matlab trong công tác ước tính độ chính xác và tính toán bình sai lưới khống chế trắc địa. Qua đó rút ngắn thời gian làm việc và tăng năng xuất công việc.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tìm hiểu phần mềm Matlab: định nghĩa, cấu trúc, vai trò và ứng dụng của phần mềm.

Ứng dụng phần mềm Matlab (viết chương trình ước tính độ chính xác lưới khống chế mặt bằng và độ cao):

- Tính toán bình sai lưới khống chế mặt bằng và độ cao: nhập số liệu, viết các pt số hiệu chỉnh, tính ma trận R, R-1, Q, P, f(hàm trọng số),

- Tính tọa độ tương đối (Lưới góc cạnh, tam giác đo góc, tam giác đo cạnh, lưới góc-cạnh giữa hai điểm gốc) và độ cao tương đối, đánh giá độ chính xác của lưới,

- Tính ma trận ẩn số, ma trận số hiệu chỉnh, sai số trung phương trọng số đơn vị, sai số vị trí điểm.



3. Kết luận và kiến nghị:

Phần mềm matlab rất thuận tiện cho công tác tính toán trong trắc địa, đủ khả năng giải quyết nhiều bài toán ước tính và tính toán bình sai trong trắc địa.

Lập chương trình trong matlab dễ dàng.

2. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC THÀNH PHỐ NỘI SỬ DỤNG LIỆU ẢNH VỆ TINH LANDSAT8


SVTH:

Nguyễn Văn Đồng - 54TĐ-BĐ




Phùng Quang Nam - 54TĐ-BĐ




Trần Hoàng Nam- 54TĐ-BĐ

GVHD:

Lại Tuấn Anh

1. Mục tiêu đề tài:

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực thành phố Hà Nội từ ảnh vệ tinh Landsat8 mới nhất dựa trên phần mềm ENVI. Qua đó rút ngắn thời gian thành lập và tăng hiệu quả công việc.



2. Nội dung nghiên cứu:

Sử dụng phần mềm ENVI và các số liệu thu thập được để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Phương thức tải ảnh Landsat8 miễn phí trên mạng.

Ứng dụng phần mềm ENVI:

- Nắn ảnh, gộp ảnh, cắt ảnh theo ranh giới khu vực nghiên cứu;

- Tổ hợp màu, lấy mẫu phân tích mẫu đã chọn;

- Phân loại, lọc ảnh, đánh giá độ chính xác qua ma trận sai số;

- Biên tập xuất bản đồ.



3. Kết luận kiến nghị:

Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho khu vực Hà Nội.

Đề tài có tính thực tiễn cao có thể áp dụng cho nhiều vùng khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích như hỗ trợ công tác đánh giá biến động đất đai, phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất.

3. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ADS-CIVIL TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH THIẾT KẾ ĐỊNH TUYẾN


SVTH:

Bùi Hữu Huy - 55TD-BD




Nguyễn Thị Băng Thanh - 55TD-BD




Đặng Huy Nguyên - 55TD - BD

GVHD:

Lại Tuấn Anh

1. Mục tiêu của đề tài:

Làm quen với phần mềm ADS-Civil.

Ứng dụng phần mềm ADS-Civil vào công tác trắc địa: xây dựng đường đồng mức, vẽ mặt cắt, thiết kế định tuyến.

2. Nội dung nghiên cứu:

Giới thiệu phần mềm ADS-Civil.

Thành lập bản đồ địa hình bằng ADS-survey từ các số liệu đo đạc ngoài thực địa.

Vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang ở khu vực đo.

Thiết kế định tuyến.

3. Kết luận kiến nghị:

Nghiên cứu được các thao tác, nội dung trên phần mềm ADS-Civil.

Xử lý được số liệu đo khu vực cụ thể, khái quát lại theo khu vực một cách cụ thể.

4. QUAN HỆ NHIỆT VỚI CHỈ SỐ THỰC VẬT TRONG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐÔ THỊ KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỬ DỤNG TƯ LIỆU ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8


SVTH:

Hoàng Thị Thúy Vân-55TĐ-BĐ




Nguyễn Thị Hồng Nhung-55TĐ-BĐ




Nguyễn Thị Chinh-55TĐ-BĐ




Dương Thị Mỹ Hảo-55TĐ-BĐ

GVHD:

Lại Tuấn Anh

1. Mục tiêu đề tài:

Xác định chính xác nhiệt độ bề mặt đô thị sử dụng kênh nhiệt của ảnh Landsat 8 kết hợp với chỉ số thực vật NDVI.



2. Nội dung nghiên cứu:

Giới thiệu chung: Giới thiệu về ảnh vệ tinh Landsat8, chỉ số thực vật NDVI.



3. Khu vực và phạm vi nghiên cứu:

Khái quát chung về khu vực nghiên cứu: TP Hà Nội.



4. Phương pháp nghiên cứu:

- Giới thiệu phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện:

+ Cách tải ảnh Landsat 8

+ Cách cắt ảnh theo khu vực nghiên cứu



+ Chuyển đổi giá trị số (DN) sang giá trị bức xạ phổ ()

+ Tính giá trị nhiệt độ độ sáng (Brightness Temperature)

+ Tính giá trị nhiệt độ bề mặt (Land Surface Temperature)

Tính chỉ số thưc vật NDVI

Nhiệt độ bề mặt

5. Kết luận và kiến nghị:

- Nhận xét về nhiệt độ khu vực TP Hà nội từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ bề mặt.

- Đề tài có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng cho nhiều vùng khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích như hỗ trợ cho công tác đánh giá biến động đất đai, nghiên cứu phát hiện các điểm cháy ngầm ở các mỏ than, cháy rừng, hay nghiên cứu dự báo hạn…

5. ỨNG DỤNG MÁY GPS 72H TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI


SVTH:

Hà Kiều Anh




Nguyễn Thị Hiếu




Nguyễn Bá Thọ




Nguyễn Hữu Thuỳ

GVHD:

Đặng Đức Duyến




Đỗ Xuân Dũng

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Các yêu cầu ngành thủy lợi mong muốn với công việc khảo sát hiện nay:

- Trong quá trình thiết kế các công trình thủy lợi các giai đoạn xin vốn đầu tư và thậm chí các giai đoạn thiết kế kỹ thuật hầu hết xử dụng các tài liệu khảo sát có sẵn thời gian khảo sát và thời gian sử dụng thiết kế khá xa nhau. Do vậy địa hình thay đổi khá nhiều, trong khi đó kinh phí khảo sát cho giai đoạn này là rất nhỏ không thể đáp ứng quá trình đo đạc khảo sát chi tiết lại. Hơn nữa thời gian để thực hiện đo đạc lại bằng các phương pháp truyền thống là dài, tốn kém không thể đáp ứng tiến độ, kinh phí đề ra của thiết kế. Vì vậy cần có một thiết bị và phương pháp thực hiện mới bổ xung các địa hình bị thiếu với thời gian nhanh nhất, rẻ nhất để có thể phục vụ công tác thiết kế các công trình thủy lợi ở gian đoạn này.

- Với công tác quản lý các công trình hiện trạng thủy lợi hầu như chưa có một đơn vị nào trong phạm vi quản lý của mình có một bản vẽ tổng thể được thể hiện chi tiết các công trình thủy lợi trên đó thường xuyên được cập nhật khi có sự thay đổi thêm bớt một cách tức thời. Do tài liệu các công trình xây dựng riêng rẽ thậm chí có thể trên các hệ tọa độ khác nhau hoặc giả định. Các đơn vị quản lý đều mong muốn có một công nghệ có thể thực hiện được điều này một cách đơn giản nhanh chóng, tức thời dễ thực hiện.

- Hiện tại bộ môn Trắc Địa trung tâm địa tin học đã được trang bị thiết bị GPS 72H với tính năng có thể thực hiện được các yêu cầu trên. Do vậy cần được nghiên cứu thử nghiệm tính năng này để có thể đưa ra một phương pháp thực hiện áp dụng cho sinh viên chuyên ngành tiếp cận khai thác để có thể phục vụ sau khi ra trường.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định độ chính xác khả năng bổ sung các địa vật bị thiếu là các bản đồ có sẵn.

- Nối ghép chắp các công trình thủy lợi trên các tờ bản đồ khác nhau về hệ tọa độ thành một hệ thống thống nhất.

3. Phạm vi nghiên cứu :

Trong khuôn viên trường đại học Thủy lợi và các vùng ngoại thành Hà Nội.



4. Nội dung thực hiện:

- Nghiên cứu và sử dụng thành thạo máy GPS 72H và phần mềm Mapsource.

- Tiến hành đo đạc thực nghiệm tại khuôn viên Đại học Thủy lợi bổ sung các công trình mới xây dựng lên bản vẽ trước đây của Công ty Địa chính thực hiện. Đánh giá độ chính xác đo được và kết quả đo thực tế trực tiếp về khoảng cách, diện tích vị trí.

- Tiến hành thực nghiệm tại một khu vực ngoại thành hà hội lên bản đồ đã thành lập năm 2000.



5. Kết luận & kiến nghị:

- Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra kết luận về khả năng có thể ứng dụng ngoài sản xuất.

- Đưa ra quy trình và phương pháp tiến hành khi kết quả nghiên cứu khả quan.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương