KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang22/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   101

62. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị quan tâm hơn và có chính sách đặc thù tới ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình như: Hỗ trợ về giống, máy móc phục vụ sản xuất; bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông sản (nhất là nông sản của những cánh đồng lớn); áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào canh tác...


Trả lời: Tại công văn số 6582/BNN-KH ngày 18/8/2014

Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhất là tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế về sản xuất lúa gạo như tỉnh Thái Bình; Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp, trong đó có hỗ trợ về giống, vật tư, máy móc, kỹ thuật sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân.

a) Chính sách, giải pháp hỗ trợ về giống, vật tư, máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất

- Việc hỗ trợ trực tiếp cho nông dân được thực hiện thông qua Quỹ dự trữ quốc gia về vắc xin thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, lương thực; hỗ trợ cước phí vận chuyển vật tư nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa... Thông qua hệ thống khuyến nông để nông dân phát triển sản xuất theo qui hoạch, sử dụng công nghệ canh tác mới, giống mới đảm bảo nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá.

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các nhà máy sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp đến năm 2020; ưu tiên vốn đầu tư các nhà máy sản xuất vật tư, phân bón, tăng hạn mức vốn vay cho doanh nghiệp nhập khẩu phân bón. Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục vật tư nông nghiệp sử dụng ở Việt Nam, phối hợp chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung ứng vật tư phục vụ nông dân.

- Thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì, phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/3/2012 hướng dẫn cơ chế tài chính của đề án nhằm đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao cho nông dân những giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn, có giá bán tốt hơn.

- Thực hiện Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 02/11/2011 về thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, hiện đại và nâng cao giá trị gia tăng; góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm vùng, địa phương, sản phẩm an toàn cho tiêu dùng, xuất khẩu. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 1859/QĐ-TTg ngày 17/12/2012; Bộ Nông nghiệp và PTNT đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao, từ đó hỗ trợ các địa phương thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao và các dự án mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi.

- Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiêp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ; theo đó, các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất vay vốn mua vật tư, máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến nông sản.

b) Chính sách hỗ trợ “đầu ra” của sản phẩm nông nghiệp

- Thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/20113/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế các quyết định số: 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010; 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011); chính sách về xây dựng kho dự trữ lúa theo Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg ngày 17/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện chính sách thương mại trợ giá nông sản: Bộ đã bám sát tình hình sản xuất, diễn biến cung - cầu nông sản trên thị trường để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chính sách đảm bảo tiêu thụ nông sản kịp thời và hiệu quả; như đối với lúa gạo, đã tính toán đầy đủ giá thành, làm cơ sở định giá thu mua đảm bảo có lãi cho nông dân... Hỗ trợ Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đặc biệt là đối với những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như lúa gạo, thủy sản, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, chè, đồ gỗ... Đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu các mặt hàng nông sản, nhất là nhập khẩu qua con đường tiểu ngạch.

Chính sách tiêu thụ lúa gạo: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo. Nghị định này đã quy định mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo nhằm góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và đảm bảo lợi ích của người trồng lúa. Ngày 01/11/2010, các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định; theo đó, ngay từ đầu vụ sản xuất, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định và công bố giá thành sản xuất lúa bình quân; trên cơ sở đó xác định giá thóc định hướng để người trồng lúa có lãi tối thiểu 30%. Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tiễn ở từng thời điểm, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định mua tạm trữ giúp nông dân tiêu thụ thóc, gạo.

- Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013. Đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất gồm các doanh nghiệp trong nước, nông dân, tổ chức đại diện của nông dân có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào sản xuất, gắn với thu mua nông sản, với dự án cánh đồng lớn.

- Thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010). Theo đó, doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về đất đai, được hỗ trợ đầu tư khi thực hiện các dự án, trong đó có dự án liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản.

- Ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương; các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư, giảm giá thành, nâng cao giá bán, tăng thu nhập cho nông dân.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương