KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang20/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 6673/BNN-KTHT ngày 19/8/2014

Đúng như phản ánh của cử tri, sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, Vì thế, thời gian qua Nhà nước đã quan tâm có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, cụ thể:

1. Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã thôn, bản đặc biệt khó khăn với mục tiêu đến hết năm 2015 giải quyết được 70% hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, cơ bản giải quyết nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã thôn, bản đặc biệt khó khăn.

2. Đối với việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu từ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn, trong đó quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như sau:

- Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công giúp người dân nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận tín dụng, thông tin thị trường, sử dụng đất đai có hiệu quả.

- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng, có giá trị cao trên thị trường theo nguyện vọng của người dân và phù hợp với điều kiện của địa phương; hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ vật tư phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất; hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với bảo quản, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập nhân rộng mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả.

- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư về dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm; giúp hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ, kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và vận dụng vào kế hoạch sản xuất của hộ, nhóm hộ đã được xác định để phát triển sản xuất trên địa bàn xã.

3. Về quản lý chặt chẽ, ổn định chất lượng, giá cả các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp:

a) Đối với vật tư phân bón: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về Quản lý phân bón, đưa phân bón trở thành mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện; hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quản lý chất lượng phân bón dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia.

b) Đối với vật tư thuốc bảo vệ thực vật: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; ngoài ra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương tăng cường quản lý chặt chẽ thuốc bảo vệ thực vật;

c) Trong năm 2014, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về các loại vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị 167/CT-BNN-TTr ngày 20/01/2014 về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; đồng thời tổ chức các đợt thanh tra diện rộng về vật tư nông nghiệp.

Hy vọng với các chính sách cụ thể như trên, sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa có bước phát triển mới và thoát nghèo bền vững.



36. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Thực hiện chủ trương của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã có chương trình vốn cho tái canh cây cà phê, sẵn sàng giải ngân kịp thời những việc chỉ đạo, hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kiểm tra chất lượng cây cà phê, xác định diện tích cần tái canh,… còn chậm, nên ảnh hưởng đến việc giải ngân vốn vay (đến nay, tỷ lệ giải ngân ở tỉnh cho chương trình này rất thấp). Cử tri đề nghị Bộ sớm chỉ đạo để việc thực hiện chủ trương tái canh cây cà phê của Chính phủ ở địa bàn Gia Lai đạt kết quả.

Trả lời: Tại công văn số 6792/BNN-TT ngày 21/8/2014

Để thúc đẩy tái canh cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành rà soát và phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT ngày 21 tháng 3 năm 2012), trong đó có nội dung rà soát diện tích cà phê già cỗi phải trồng tái canh ở các tỉnh để có kế hoạch trồng tái canh phù hợp; Ban hành Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01 tháng 8 năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển Ngành cà phê bền vững đến năm 2020.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Ban chỉ đạo tái canh cà phê; phê duyệt Dự án phát triển giống cà phê giai đoạn 2011 - 2015; phê duyệt Đề tài nghiên cứu nguyên nhân chính gây chết cà phê tái canh và đề xuất giải pháp khắc phục; phê duyệt Dự án khuyến nông về tái canh cà phê, ban hành Quy trình tái canh cà phê vối và Định mức kinh tế kỹ thuật tái canh cà phê để các địa phương vận dụng, nhằm từng bước triển khai chương trình tái canh cà phê có kết quả.

Ban chỉ đạo tái canh cà phê đã phối hợp với các địa phương triển khai tái canh cà phê. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 09/5/2013 phê duyệt Kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2015. UBND tỉnh Đắc Lắc, Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 19/02/2014, phê duyệt Kế hoạch trồng tái canh cây cà phê đến năm 2020. UBND tỉnh Đắc Nông cũng đã xây dựng và phê duyệt kế hoạch tái canh trong năm 2014. Riêng trong năm 2013 đã có khoảng 13 nghìn ha cà phê già cỗi được tái canh ở các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Ban điều phối ngành hàng cà phê của Bộ cũng đã họp với đại diện Ngân hàng nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Tây Nguyên; làm việc với đại diện Ngân hàng nhà nước Việt Nam để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, trong đó có đề xuất giảm lãi suất để đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng hỗ trợ tái canh cà phê.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Cục Trồng trọt phối hợp với Ban điều phối ngành hàng cà phê, các địa phương xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ tái canh cà phê, trong đó có chính sách về tín dụng, trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.



37. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ một số mặt hàng nông sản như sắn, ngô, cà phê, hạt tiêu, hạt điều… ở Gia Lai nói riêng, Tây nguyên nói chung, chưa thật sự ổn định, do chưa có sự liên kết chặt chẽ, chia sẻ lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp. Rất ít doanh nghiệp liên kết để đầu tư vốn cho nông dân, lo khâu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Vì vậy, khi thị trường gặp khó khăn, doanh nghiệp hạn chế thu mua hoặc mua cầm chừng, tư thương ép giá, giá cả nông sản giảm, nông dân thua lỗ. Đề nghị Chính phủ cần sớm có cơ chế, chính sách tạo mối liên kết chặt chẽ, hài hòa giữa nông dân-doanh nghiệp, để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn cho nông dân sản xuất và lo khâu đầu ra cho nông dân cũng như có trách nhiệm, chia sẽ lợi ích và rủi ro với nông dân. Bên cạnh đó, sớm có giải pháp để tạo điều kiện cho nông dân tham gia trực tiếp vào quá trình xuất khẩu và hưởng lợi trực tiếp từ quá trình này.

Trả lời: Tại công văn số 6870/BNN-KTHT ngày 26/8/2014

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ là một chủ trương đúng đắn, quan trọng và lâu dài trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Điều này đã được Nghị quyết số 26-NQ/TW (khóa X) xác định cần phải tập trung quy hoạch vùng nông sản chủ lực là lợi thế của nước ta phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời phải hướng chính sách thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp, và nông dân thông qua các tổ chức đại diện của nông dân (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) và xây dựng cánh đồng lớn.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trong cánh đồng lớn đã đạt được những kết quả nhất định, tạo được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản. Tuy nhiên thực tiễn triển khai đã xảy ra những bất cập, khó khăn, tồn tại khi phát triển mô hình cánh đồng lớn chính là có ít doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân. Nguyên nhân chính do việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay gặp nhiều rủi ro, tổ chức đại diện của nông dân còn rời rạc, chưa có phương án hoạt động có hiệu quả, thiếu sự kết nối giữa các nông dân với nhau trong sản xuất. Bên cạnh đó khi tham gia liên kết doanh nghiệp không thể ký kết hợp đồng với từng nông dân trong vùng sản xuất mà cần phải thông qua các tổ chức đại diện của nông dân để giảm thủ tục hành chính và đảm bảo về mặt pháp lý của hợp đồng. Những nguyên nhân trên là lý do quan trọng cản trở sự phát triển của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản ở các địa phương.

Để giải quyết vấn đề này, Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra một loạt các quy định và chính sách như Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Trên cơ sở đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg.

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho vay theo chuỗi giá trị trên tinh thần của Thông tư 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 và Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 về việc cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Các chính sách này nhằm tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng và củng cố các HTX, THT hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, cung ứng dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Đặc biệt xác định rõ trách nhiệm của các bên tham gia liên kết như trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ nông dân và các tổ chức đại diện cho quyền lợi của hộ nông dân như HTX, THT, chính quyền địa phương và các thành phần kinh tế khác (ngân hàng, nhà khoa học, hiệp hội nghề nghiệp…).



38. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước có cơ chế chính sách để các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với người nông dân để sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thu mua các sản phẩm làm ra của nông dân.

Trả lời: Tại công văn số 6866/BNN-KTHT ngày 26/8/2014

Khắc phục những tồn tại của Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (thường gọi chính sách liên kết 4 nhà). Ngày 25/10/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn thay thế cho Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg. Trên cơ sở đó, ngày 29/4/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg. Tuy nhiên các chính này mới khuyến khích phát triển liên kết sản xuất cho đối tượng thuộc lĩnh vực trồng trọt.

Về lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và đang chỉ đạo xây dựng chính sách hỗ trợ chăn nuôi quy mô nông hộ.

39. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Đề nghị hỗ trợ các mô hình trong sản xuất, chăn nuôi, đưa cây, con giống có năng suất cao vào sản xuất và chăn nuôi.

Trả lời: Tại công văn số 6924/BNN-TT ngày 26/8/2014

Để thúc đẩy sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, đưa cây, con giống có năng suất cao vào sản xuất, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân đưa cây, con giống có năng suất cao vào sản xuất như sau:

- Từ năm 1999 đến nay, Chính phủ đã liên tục phê duyệt Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp:

+ Năm 1999, Chính phủ đã có quyết định số 225/1999/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000 - 2005.

+ Năm 2006, Chính phủ có quyết định số 17/2006/QĐ-TTg tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010.

+ Năm 2009, Chính phủ có quyết định số Quyết định số 2194/QTTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020.

Thông qua Chương trình giống quốc gia, Chính phủ đã đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị nghiên cứu, sản xuất giống; hỗ trợ sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng; hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình trình diễn giống cây trồng, vật nuôi mới; hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho nông dân thông qua các mỗ hình…

- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông, trong đó quy định hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề; thông tin tuyên truyền; xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn, trong đó nhà nước hỗ trợ giống mới cho các mô hình. Hàng năm, ngân sách trung ương và địa phương đã hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng cho các dự án khuyến nông trung ương và địa phương.

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, trong đó có nội dung quy định hỗ trợ nông dân 30% tiền giống vụ đầu tiên xây dựng mô hình cánh đồng lớn.

- Thông tư 14/2014/TT-BNNPTNT ngày 28/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi cao sản được hỗ trợ theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

- Ngoài chính sách của trung ương, nhiều tỉnh, thành phố có chính sách cụ thể hỗ trợ nông dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

40. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ thật cụ thể đối với vùng sản xuất lúa, vì với mức hỗ trợ 18.000 đ/sào/năm như hiện nay chưa đủ kích cầu.

Trả lời: Tại công văn số 6640/BNN-TT ngày 19/8/2014

Ngày 11 tháng 5 năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, trong đó có quy định hỗ trợ trực tiếp người sản xuất lúa với mức 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác và hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa mức 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác. Trong điều kiện ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, sự hỗ trợ như trên thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông dân và các địa phương trồng lúa nhằm khuyến khích bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; đẩy mạnh sản xuất lúa gạo, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Với mức hỗ trợ này, mỗi năm ngân sách Trung ương phải chi khoảng 3.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, do diện tích đất lúa của từng hộ nông dân thấp, nhất là ở miền Trung và miền Bắc, nên với mức hỗ trợ trên thì số tiền mỗi hộ được nhận không đáng kể (bình quân 18 nghìn đồng/sào Bắc Bộ/năm), trong khi thủ tục phức tạp, để nhận được tiền mất nhiều thời gian, hiệu quả thấp. Do đó, nhiều địa phương đề nghị không nên hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mà nên gộp lại để hỗ trợ cho ngân sách địa phương nhằm thực hiện việc bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Hiện nay, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ ngành xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP cho phù hợp với Luật Đất đai 2013 và khắc phục những hạn chế của Nghị định số 42/2012/NĐ-CP trong quá trình áp dụng trong thực tiễn.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, cũng có nhiều ý kiến đề xuất cần tăng mức hỗ trợ cho người sản xuất lúa và địa phương sản xuất lúa. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn đang gặp rất nhiều khó khăn, đề xuất tăng mức hỗ trợ lên cao gấp 2-3 lần so với quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP là không khả thi. Ngoài ra, nếu chưa thể tăng mức hỗ trợ thì việc duy trì hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất lúa như quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP sẽ tiếp tục gây ra những bất cập như cử tri phản ánh.

Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành thống nhất trình Chính phủ phương án: ngân sách nhà nước không hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất lúa, mà hỗ trợ cho địa phương trồng lúa, cụ thể trong giai đoạn 2014-2015 là 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước và hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, trong đó có nội dung đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa nhằm giảm chi phí sản xuất lúa,…

Dự thảo Nghị định cũng có quy định giao Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Chính phủ theo hướng tăng mức hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa trong giai đoạn 2016-2020, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước.



41. Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Có ý kiến cho rằng việc nhà nước trợ giá để các doanh nghiệp thu mua nông sản hiện nay không hợp lý, chỉ làm lợi cho thương lái, doanh nghiệp. Đề nghị Chính phủ có giải pháp để người nông dân tiếp cận trực tiếp được nguồn vốn từ chính sách này.

Trả lời: Tại công văn số 6536/BNN- CB ngày 15/8/2014

Hiện nay, nhà nước không có chính sách trợ giá trực tiếp để các doanh nghiệp thu mua nông sản. Riêng đối với mặt hàng lúa, gạo, theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ: “Trường hợp giá thóc hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá thóc định hướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp điều tiết cụ thể để duy trì giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường không thấp hơn giá thóc định hướng, đồng thời bảo đảm hoạt động xuất khẩu gạo hiệu quả”. Thời gian qua, giải pháp được đề xuất và có hiệu quả là tạm trữ lúa, gạo. Nhờ thực hiện giải pháp này, giá lúa, gạo trên thị trường đã có xu hướng tăng, (tăng khoảng 150-200 đồng/kg so với thời điểm trước tạm trữ), gián tiếp giúp nông dân trồng lúa đảm bảo lợi nhuận tối thiểu.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho nông dân, ngày 14/11/2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Đồng thời thông qua các hoạt động khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật để hỗ trợ đầu vào cho nông dân.

Về dài hạn, để đảm bảo ổn định thu nhập của nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện đề án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Theo đó, sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:



  • Lựa chọn các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có thị trường;

  • Sản xuất theo qui hoạch, yêu cầu của thị trường và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn;

  • Thực hiện liên kết trong sản xuất, giữa nông dân với nông dân (liên kết ngang), giữa nông dân với doanh nghiệp (liên kết dọc), giảm bớt các khâu trung gian nhằm hạ giá thành sản phẩm, hướng sản xuất với thị trường bền vững. Hiện Chính phủ đã ban hành Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về việc chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Bên cạnh đó, ngày 28/5/2014, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1050/QĐ-NHNN quy định về việc cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Quyết định này lấy doanh nghiệp làm hạt nhân, cho vay vốn tới 70% dự án, không cần tài sản thế chấp, nhưng dự án liên kết sản xuất theo chuỗi phải được Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất trên cơ sở đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được lựa chọn kỹ, có trọng tâm, trọng điểm, có quy hoạch; Yêu cầu phải có ký kết hợp đồng và ràng buộc trách nhiệm giữa hộ dân và doanh nghiệp hay hợp tác xã. Đây là giải pháp làm ăn bài bản đúng nguyên tắc thị trường, giúp nông dân có được lợi ích trong chuỗi giá trị sản phẩm làm ra.

42. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 nhưng đến nay các văn bản hướng dẫn chưa có nên các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong triển khai thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 6223/BNN- CB ngày 06/8/2014

Để triển khai thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư hướng dẫn, cụ thể:

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 về hướng dẫn cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/TT-BTC ngày 07/07/2014 về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

43. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch lại diện tích đất trồng lúa, diện tích đất trồng cây có múi và các loại cây trồng khác tại Đồng bằng sông Cửu Long, tránh tình trạng nông dân sản xuất tự phát phá vỡ quy hoạch, dẫn đến cung vượt cầu, giá thành các loại nông sản giảm, nông dân không có lãi.

Trả lời: Tại công văn số 5828/BNN-TT ngày 23/7/2014

Thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện nhiều nội dung quan trọng của Đề án tái cơ cấu ngành trên địa bàn cả nước. Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện một số việc như sau:

- Hoàn thành “Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu” (Phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH ngày 02/4/2014). Trong đó dự kiến đến năm 2020 giảm diện tích gieo trồng lúa xuống còn 4 triệu ha, tăng diện tích luân canh lúa-màu (bắp, đậu nành, rau, đậu...) lên 185 ngàn ha và kết hợp nuôi trồng thủy sản lên 240 ngàn ha.

- Hoàn thành Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả  đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ đến năm 2020 (Phê duyệt Quy hoạch tại Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT, ngày 17/7/2013). Trong đó xác định đến năm 2020, xây dựng vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung khoảng 185.100 ha, trong đó bưởi 25.000 ha, cam 26.250 ha, quýt 5.250 ha, xoài 31.000 ha, nhãn 26.300 ha, thanh long 7.300 ha, dứa 21.000 ha, chôm chôm 5.500 ha, sầu riêng 10.500 ha, chuối 21.400 ha, vú sữa 5.000 ha.

- Đang xây dựng “Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014 - 2020” (dự kiến hoàn thành và phê duyệt quy hoạch trong Quý III/2014). Dự kiến đến năm 2020, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi khoảng 300 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa sang cây hàng năm khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Trong đó chuyển sang trồng ngô 80 ngàn ha; đậu tương 20 ngàn ha; rau hoa 90 ngàn ha; kết hợp thủy sản 50 ngàn ha; cây thức ăn gia súc 50 ngàn ha; mè 20 ngàn ha; cây khác 20 ngàn ha.

- Ban hành Thông tư số 47/2013/TT-BNNPTNT, ngày 11/8/2013 Hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 về về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long;

Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, căn cứ vào các quy hoạch vùng do Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng, tiến hành chỉ đạo xây dựng các quy hoạch của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện; lựa chọn cơ cấu cây trồng chuyển đổi có giá trị cao hơn cây lúa, phù hợp với thị trường; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị; áp dụng khoa học công nghệ, tăng cường bảo quản, chế biến nhằm tăng giá trị gia tăng, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập cho nông dân.



44. Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu hướng dẫn cho nhân dân cây giống và con giống phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương. Đề nghị hỗ trợ nông dân tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp vì thực tế các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt của nhân dân không cạnh tranh được về giá cả với các sản phẩm nhập lậu trên thị trường.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương