KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang19/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   101

29. Cử tri tỉnh Lâm Đồng và TP Đà Nẵng kiến nghị: Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để ổn định phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nhìn chung đời sống của người dân hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn: giá cả các mặt hàng thiết yếu thường xuyên tăng cao và nhiều biến động, một số chương trình an sinh xã hội chưa đảm bảo... đã ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân, đặc biệt là nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa về giải pháp và mức hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.


Trả lời: Tại công văn số 6583/BNN-KH ngày 18/8/2014

Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

a) Giải pháp về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

- Chính sách hỗ trợ về giống, vật tư sản xuất nông nghiệp: Thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì, phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/3/2012 hướng dẫn cơ chế tài chính của đề án nhằm đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao cho nông dân những giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn, có giá bán tốt hơn.

Khi có thiên tai, dịch bệnh, Chính phủ xuất dự trữ quốc gia gồm giống cây trồng, vắc xin, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật hỗ trợ nhân dân sớm khôi phục sản xuất, đời sống. Đối với vùng sâu, vùng xa, Chính phủ có chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển vật tư nông nghiệp để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở nông thôn nhằm đảm bảo an sinh xã hội và tạo sinh kế theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 289/2008/QĐ-TTg ngày 18/3/2008, số 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011, số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013, số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013, số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013, số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013, số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 và số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013.

- Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiêp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010; các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất vay vốn mua vật tư, máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến nông sản. Cho vay hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch thực hiện theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp rà soát chính sách hỗ trợ nông nghiệp, triển khai các gói hỗ trợ tín dụng lớn, ưu tiên như cho vay tạm trữ thóc gạo, thủy sản, chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm... Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang chủ trì xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, theo hướng tăng mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Riêng lĩnh vực thủy sản: Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản; trong đó có những chính sách ưu đãi đối với ngư dân về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế, đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới… Đây là động lực mạnh mẽ để phát triển ngành thuỷ sản mà trọng tâm là phát triển đội tàu đánh bắt cá xa bờ. Nhằm đảm bảo chính sách đi ngay vào cuộc sống, các Bộ, ngành liên quan đang gấp rút hoàn thành xây dựng để ban hành Thông tư hướng dẫn trước khi Nghị định có hiệu lực pháp luật (ngày 25/8/2014).

- Thực hiện chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, cánh đồng mẫu lớn, theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013. Đối tượng hưởng ưu đãi, hỗ trợ gồm các doanh nghiệp, nông dân, tổ chức đại diện của nông dân có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào sản xuất, gắn với thu mua nông sản, với dự án cánh đồng lớn. Nông dân được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và thông tin thị trường, hỗ trợ chi phí mua giống cây trồng, kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp.

b) Giải pháp về công tác quy hoạch

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền; đảm bảo thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển xanh và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Rà soát, đánh giá lại quy hoạch rừng, đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý rừng theo hướng nâng cao quyền tự chủ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, chuyển đổi số diện tích rừng còn lại sang phát triển vùng rừng nguyên liệu tập trung, phát triển và khai thác rừng hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập và đời sống của lao động lâm nghiệp. Rà soát, quy hoạch và quản lý vùng nuôi an toàn môi trường, an toàn thực phẩm; điều tra ngư trường, phân tích nguồn, trữ lượng hải sản và giám sát mức độ đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi và môi trường.

- Kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch vùng với quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.

c) Giải pháp về khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân

- Hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Từng bước phát triển hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân (đối tác, hợp tác công tư...) để huy động nguồn lực xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Đổi mới phương thức hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp theo hướng tăng cường hỗ trợ gián tiếp qua doanh nghiệp, tín dụng, tiêu thụ… Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ. Theo đó, doanh nghiệp được ưu đãi về đất đai, hỗ trợ đầu tư và tăng phần hỗ trợ của ngân sách Trung ương trực tiếp cho doanh nghiệp và không chia nhỏ các khoản hỗ trợ...

d) Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công

Ưu tiên đầu tư công trong nông nghiệp thực hiện theo: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013); Kế hoạch Đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Quyết định số 1440/QĐ-BNN-KH ngày 27/6/2014).

đ) Giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo nghề

- Thực hiện Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 02/11/2011, thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Đề án nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Theo đó, hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, hiện đại và nâng cao giá trị gia tăng; góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm vùng, địa phương, sản phẩm an toàn cho tiêu dùng, xuất khẩu.

- Tăng cường áp dụng cơ chế, chính sách, hỗ trợ các doanh nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 1859/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến 2020. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao; trên cơ sở đó sẽ hỗ trợ các địa phương thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao và các dự án mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi.

- Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; tăng mức hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp để nông dân sản xuất nông nghiệp hàng hóa và hỗ trợ đào tạo nghề phi nông nghiệp để chuyển một bộ phận nông dân sang làm nghề khác...



30. Cử tri các tỉnh Nam Định, Phú Thọ, Cao Bằng kiến nghị: Tình hình sản xuất nông nghiệp còn rất nhiều khó khăn do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, giá đầu ra một số nông sản, nhất là lúa giảm; tình hình thời tiết diễn biến rất bất thường; tình trạng giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng tràn lan gây thiệt hại lớn cho nông dân. Cử tri và nhân dân kiến nghị nhà nước cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, có các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nông nghiệp để người dân yên tâm sản xuất, nâng cao đời sống; đồng thời cần có các biện pháp xử lý kiên quyết để hạn chế hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng nhập lậu. Cần dự đoán chính xác tổng sản lượng lương thực, thực phẩm để có kế hoạch cho nông dân sản xuất. Triển khai bảo hiểm nông nghiệp ra diện rộng. Tăng cường công tác khuyến nông để chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo từng khu vực vùng miền. Xây dựng các nhà máy thức ăn gia súc đại diện cho các vùng miền để giảm giá thành sản phẩm.

Trả lời: Tại công văn số 5787/BNN-KH ngày 22/7/2014

Sản xuất nông nghiệp nước ta thường xuyên gặp thiên tai bão lụt, giá cả mặt hàng nông sản không ổn định, giá vật tư đầu vào lên xuống thất thường phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài; mặt khác, vẫn còn tình trạng vật tư kém chất lượng, đã và đang gây nhiều khó khăn cho nông dân. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã có các giải pháp sau:

- Nhà nước đã có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tăng cường việc đầu tư sản xuất vật tư nông nghiệp để đảo bảo nguồn cung và giá cả vật tư hợp lý cho nông dân.

- Hàng năm, các Bộ ngành đã triển khai các biện pháp quyết liệt từ Trung ương tới địa phường để ngăn chặn kịp thời tình trạng đưa vật tư kém chất lượng và hàng giả ra ngoài thị trường, hàng nhập lậu hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại cho nông dân.

- Tăng cường chỉ đạo hệ thống khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đáp ứng đủ giống có chất lượng cho sản xuất. Triển khai sâu rộng tiến bộ kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” ở tất cả các vùng miền, để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Đẩy mạnh chính sách khuyến khích các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân yên tâm sản xuất; hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho doanh nghiệp để thu mua lúa gạo tạm trữ khi vào vụ thu hoạch.



- Từ việc cân đối cung cầu lương thực, thức ăn gia súc và nông sản, Xây dựng Kế hoạch hàng năm, Nhà nước định hướng việc sản xuất cây, con từng vùng và dự kiến xuất khẩu nông sản.

- Trên cở sở tổng kết Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vào tháng 6/2014 vừa qua, thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013; Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết thúc Chương trình thí điểm và nghiên cứu khả năng thực hiện trong thời gian tới để có những biện pháp lớn khả thi hơn để triển khai ra diện rộng.

- Về sản xuất thức ăn chăn nuôi: hiện tại cả nước có khoảng 233 nhà máy, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, với công suất khoảng 14 triệu tấn thức ăn/năm, được bố trí ở tất cả các vùng: Bắc, Trung, Nam.

31. Cử tri các tỉnh Nam Định, Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị xem xét ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp của các tỉnh phải đảm bảo diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch sử dụng đất mà Chính phủ phê duyệt. Trong đó tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống đê kè biển theo Quyết định 58/QĐ-TTg ngày 14/3/2006; hệ thống đê kè sông theo quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ; kè kênh cấp I, cấp II và hệ thống giao thông đồng ruộng.

Trả lời: Tại công văn số 6521/BNN-TCTL ngày 14/8/2014

- Về ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp:

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Trong đó, xác định mục tiêu và những nội dung phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; đồng thời, quy định cụ thể nguyên tắc cơ chế hỗ trợ và cơ chế đầu tư làm cơ sở để triển khai thực hiện theo các nội dung của Chương trình, trong đó có việc ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng như đề nghị của cử tri.

Hiện nay, Nhà nước đã có một số chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cụ thể: chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm cả công trình thủy lợi (Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010); chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư thiết bị hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp (Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp); sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, đầu tư trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu (Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009; số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi kèm theo Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014. Một trong các giải pháp chủ yếu của Đề án là tăng cường củng cố cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến cho lúa và cây trồng cạn chủ lực có giá trị kinh tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 42/2012/NĐ-CP trình Thủ tướng Chính phủ; theo đó quy định về kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất lúa nhằm bảo vệ, cải tạo, phát triển quỹ đất trồng lúa, giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện chính sách bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông thủy lợi trên đất trồng lúa.

- Về việc thực hiện Chương trình đê sông, đê biển trên địa bàn tỉnh Nam Định:

Những năm qua, Chính phủ đã hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Nam Định để đầu tư xây dựng các dự án thuộc Chương trình củng cố nâng cấp đê biển, đê sông với tổng kinh phí là 1.955,8 tỷ đồng (trong đó vốn được cấp cho Chương trình đê sông là 926,6 tỷ đồng, Chương trình đê biển là 1.029,2 tỷ đồng). Tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện, ưu tiên củng cố, nâng cấp các đoạn đê, kè, cống xung yếu. Việc tiếp tục đầu tư kinh phí để củng cố, nâng cấp từng bước hoàn thành hệ thống đê sông, đê biển đáp ứng mục tiêu các Chương trình như kiến nghị của cử tri tỉnh Nam Định là cần thiết. Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh: chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí hàng năm theo các Chương trình củng cố nâng cấp đê sông, đê biển để tiếp tục triển khai thực hiện.

- Về hoàn thiện kè kênh cấp I, cấp II và giao thông đồng ruộng:

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000, 230/2003/QĐ-TTg ngày 12/11/2003 và 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 về một số chính sách, cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để thực hiện Chương trình; những năm qua, cùng với sự hỗ trợ về kinh phí của Trung ương và nỗ lực của địa phương trong việc huy động nguồn lực, theo báo cáo của tỉnh Nam Định và Cao Bằng, đến nay tỉnh Nam Định đã hoàn thành việc củng cố được 173,4 km/1.135,7 km kênh cấp I đạt tỷ lệ 15,3%; 297,9 km/3.958,7 km kênh cấp II đạt tỷ lệ 7,5%, tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành việc củng cố được 943,1km/2.589,3km tổng chiều dài kênh mương, đạt tỷ lệ 36,4%. Việc tiếp tục đầu tư để từng bước hoàn thành kiên cố hóa kênh, mương và đường giao thông đồng ruộng là phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị UBND các tỉnh kiểm tra, rà soát, huy động các nguồn vốn từ ngân sách địa phương, vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp và của cộng đồng dân cư để triển khai thực hiện; đồng thời báo cáo các Bộ: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ về kinh phí.



32. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ có chế tài xử phạt nghiêm khắc các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp kém chất lượng để nâng cao trách nhiệm của đơn vị cung ứng vật tư, đảm bảo quyền lợi của người sản xuất. Trong thời gian vừa qua xuất hiện nhiều nhiều công ty, doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi kèm chất lượng gây mất mùa, dịch bệnh, thua lỗ nặng nề cho người dân nhưng mức độ xử lý của các cơ quan chức năng và trách nhiệm đền bù, hỗ trợ của nhà cung ứng vật tư nông nghiệp không tương xứng với thiệt hại gây ra cho nhân dân. Đồng thời đề nghị các ngành chức năng phải kiểm soát chặt chẽ nguồn vật tư nông nghiệp nhập lậu từ nước ngoài, nhất là nhập lậu từ Trung Quốc làm thiệt hại lớn cho nông dân.

Trả lời: Tại công văn số 6439/BNN-QLCL ngày 13/8/2014

1. Về đề nghị Chính phủ có chế tài xử phạt nghiêm khắc các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp (VTNN) kém chất lượng để nâng cao trách nhiệm của đơn vị cung ứng vật tư, đảm bảo quyền lợi của người sản xuất.

a) Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, năm 2013 Chính phủ đã ban hành các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực VTNN và nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác có liên quan, cụ thể:

- Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;

- Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;

- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

b) Các nghị định xử phạt vi phạm hành chính đã quy định các chế tài xử phạt rất nghiêm khắc đối với hành vi sản xuất, kinh doanh VTNN, giả, kém chất lượng, như mức phạt tiền rất cao, ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:

- Đối với thức ăn chăn nuôi: Nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 20% đến 25% giá trị của lô hàng vi phạm tới hàng trăm triệu đồng đối với hàng hóa có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

- Đối với thuốc thú y: Các Điều 16, 17, 18 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt việc sản xuất, kinh doanh thuốc thú y không đảm bảo chất lượng, như khoản 2 Điều 16 quy định: Phạt tiền từ 70% đến 80% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Đối với thuốc bảo vệ thực vật: Khoản 7 Điều 25 Nghị định số 114/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.



- Đối với phân bón: Khoản 2 Điều 20 Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón không đạt mức chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong Danh mục phân bón.

- Đối với hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chế tài xử phạt được quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 21 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.

- Ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Tịch thu và tiêu hủy các loại VTNN giả, kém chất lượng theo quy định pháp luật.

Các chế tài quy định tại các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính nêu trên đủ để răn đe các đơn vị sản xuất và cung ứng VTNN giả, kém chất lượng.

2. Về đề nghị các ngành chức năng phải kiểm soát chặt chẽ nguồn vật tư nông nghiệp nhập lậu từ nước ngoài.

- Ngày 20/01/2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT có Chỉ thị số 167/CT-BNN-TTr về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các địa phương phối hợp với cơ quan Quản lý thị trường, Công an tăng cường thanh tra, kiểm tra VTNN, trong đó chú trọng việc truy xuất nguồn gốc, xử lý tận gốc lô hàng, sản phẩm không đảm bảo chất lượng VTNN và chuyển hồ sơ các vụ việc vi phạm có tính chất và mức độ nghiêm trọng cho cơ quan công an để xử lý theo pháp luật.

- Bộ cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ kiểm tra 100% các lô hàng VTNN nhập khẩu về các chỉ tiêu chất lượng cũng như chỉ tiêu vệ sinh ATTP.



33. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri đề nghị trong thực hiện mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân cần có sự tham gia của chính quyền địa phương và phải có chế tài xử lý đối với các trường hợp nông dân hoặc doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Trả lời: Tại công văn số 6869/BNN-KTHT ngày 26/8/2014

Ngày 25/10/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về “Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”. Ngày 29/4/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg.

Tại Điểm e Khoản 4 Điều 7 của Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương: “Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các tranh chấp, vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên liên kết; xem xét, quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với các bên vi phạm hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản”.

Trong nhiều năm qua, Bộ đã liên tục theo dõi tình hình thực hiện chủ trương liên kết sản xuất ở các địa phương, hàng năm họp với các địa phương để đánh giá tình hình rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Tuy nhiên, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ là một chủ trương có tính chất khuyến khích không bắt buộc đối với các bên tham gia. Do vậy, sự quan tâm, chỉ đạo và công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cụ thể từ các cấp chính quyền có ý nghĩa quyết định.



34. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri đồng tình chủ trương thu mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ. Tuy nhiên, cần phải linh hoạt triển khai thời điểm thu mua tạm trữ phù hợp với thời vụ của từng vùng, chứ không đồng loạt như hiện nay, đồng thời quy định giá sàn trong thu mua tạm trữ và giá sàn xuất khẩu nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và người nông dân, tránh tình trạng khi vào vụ thu hoạch thì giá cả sụt giảm.

Trả lời: Tại công văn số 6542/BNN-CB ngày 15/8/2014

- Về kiến nghị thời điểm thu mua tạm trữ lúa, gạo phù hợp với thời vụ của từng vùng:

Theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp vào thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng. Đây không phải chính sách bao tiêu sản phẩm hay hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mà là biện pháp kích cầu, thông qua đó để ngăn chặn sự suy giảm và duy trì ổn định giá lúa, gạo trên thị trường, góp phần gián tiếp hỗ trợ người trồng lúa. Vì vậy, thời điểm mua tạm trữ không căn cứ vào thời điểm thu hoạch lúa của từng địa phương, chỉ phụ thuộc vào thị trường (khi giá lúa gạo thấp hơn giá định hướng) và do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thực tế các đợt tạm trữ vừa qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, giá lúa, gạo trên thị trường đều tăng lên so với trước thời điểm mua tạm trữ, qua đó đã nâng cao lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.

- Về kiến nghị quy định giá sàn trong thu mua tạm trữ và giá sàn xuất khẩu:

Theo quy định của pháp luật về giá, Chính phủ không quy định mức giá cụ thể, giá sàn, giá trần đối với sản phẩm lúa (thóc) do nông dân sản xuất; giá lúa, gạo thực hiện theo cơ chế thị trường và chịu sự chi phối của quan hệ cung cầu, do người mua, người bán thỏa thuận. Điều này phù hợp và đảm bảo việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên khi cần thiết Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá, có thể sử dụng biện pháp hỗ trợ về điều hòa cung cầu, bình ổn giá đầu vào, khuyến nông, thuế, phí... nhằm góp phần giúp người sản xuất lúa giảm giá thành sản xuất, tăng mức lợi nhuận đảm bảo ổn định và tái sản xuất.

35. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Hiện nay, sản xuất nông nghiệp hết sức khó khăn; một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân vùng sâu, vùng xa đã không thiết tha với ruộng nương; đã có tình trạng bỏ ruộng, nương do sản xuất không có lãi hoặc lợi nhuận rất thấp, cụ thể lợi nhuận từ một sào lúa rẫy chỉ bằng tiền công hai, ba ngày đi làm thuê; đó là chưa kể đến rủi ro do hạn hán, lũ lụt, sâu bênh,… đến mất mùa. Mặt khác, trong những năm qua, tuy Nhà nước đã quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn thông qua Chương trình Mục tiêu giảm nghèo bền vững nhưng việc trợ giá và cấp phát các mặt hàng chính sách như giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón,… đều thông qua các doanh nghiệp, vẫn chịu “sức ép” lợi ích của doanh nghiệp, trong khi lợi ích của người trực tiếp sản xuất không đạt như chính sách đề ra. Đề nghị có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo diện tích sản xuất thực tế; đồng thời có chính sách ưu tiên đầu tư mạnh cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và quản lý chặt chẽ, ổn định chất lượng, giá cả các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp để giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương