KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang15/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 5857/BYT-VPB1 ngày 29/8/2014

Hiện nay, cơ quan Bảo hiểm xã hội đang xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) giai đoạn 2012- 2015; thống nhất sử dụng một số phần mềm nghiệp vụ liên quan đến thực hiện chính sách BHYT trong các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam như phần mềm cấp và quản lý sổ, thẻ BHYT cho người lao động và đối tượng tham gia BHYT, phần mềm thống kê chi phí khám chữa bệnh BHYT. Tuy nhiên, các phần mềm trên mới chỉ đáp ứng được một phần các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế đang trình Chính phủ Đề án Triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành y tế, trong đó có các hoạt động như cấp thẻ BHYT điện tử, Bệnh án điện tử, triển khai ứng dụng chữ ký điện tử, mã hóa các bệnh, thuốc, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Theo đó, các vướng mắc về cấp trùng thẻ BHYT, hiện tượng một người đi khám nhiều nơi trong cùng một thời gian, hiện tượng gian lận, trục lợi quỹ BHYT sẽ được giám sát và từng bước được khắc phục.

Đồng thời, Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT hiện nay đã quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực hiện BHYT để từng bước giải quyết các vướng mắc cử tri đã nêu trên, cụ thể là:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BHYT của các đối tượng được giao quản lý.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức để đối tượng đóng BHYT theo hộ gia đình có thể mua BHYT thuận lợi tại đại lý BHYT. Rà soát, tổng hợp, xác nhận danh sách tham gia BHYT để tránh cấp trùng. Quy định mẫu thẻ và mẫu hồ sơ cấp thẻ BHYT sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.

- Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình cho các đối tượngtrên địa bàn; lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.

43. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Cử tri đề nghị tăng cường đầu tư cho quốc phòng, an ninh để giữ vững chủ quyền biển đảo.

Trả lời: Tại công văn số 5759/BKHĐT-TH ngày 31/8/2014

Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta trên các vùng biển và thềm lục địa, làm cho đất nước giàu mạnh từ biến, bảo vệ môi trường biển là nội dung quan trọng của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành tại NQ số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007.

Trong kế hoạch hàng năm, ngân sách nhà nước đều ưu tiên bố trí vốn tăng cường đầu tư cho quốc phòng an ninh đế giữ vững chủ quyền biển đảo. Trong đó dành riêng một chương trình bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương (Chương trình Biển Đông - Hải đảo) cho nhiệm vụ này. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 904a/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 phê duyệt kế hoạch Chương trình Biến Đông - Hải đảo bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên biển và hải đảo giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 phê duyệt kế hoạch Chương trình Biển Đông - Hải đảo đảm bảo cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên biển và hải đảo giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 806/ỌĐ-TTg ngày 24/5/2013 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán vốn Chương trình Biển Đông - Hải đảo bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo.

Việc tập trung đầu tư cho nhiệm vụ biển đảo đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, có ý nghĩa trong việc bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo. Trong đó một số kết quả nổi bật là:



  1. Tại khu vực quần đảo Trường Sa, vùng thềm lục địa phía Nam DKI:

  • Hoàn thành xây dựng các công trình DKI bảo vệ vùng thềm lục địa phía Nam :

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn bộ quần đảo Trường Sa gồm 9 đảo nổi và 12 bãi đá ngầm.

  1. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và tổ chức các lực lượng chuyên trách đế thực thi quản lý nhà nước trên biển:

  • Ngành Giao thông Vận tải đã triển khai dự án nâng cấp hệ thống đài thông tin duyên hải của ngành hàng hải (sau đó tiếp tục mở rộng bằng nguồn vốn ODA), đầu tư xây dựng đèn biển ở các đảo Song Tử Tây, An Bang, Tiên Nữ, Đá Lát, Sinh Tôn, Nam Yet, Sơn Ca, ... thuộc quần đảo Trường Sa, và xây dựng một số đèn biến ở các đảo có vị trí chiến lược quan trọng khác như : Bạch Long Vỹ, đảo Trần, Thổ Chu, Phú Quý, Hòn Hải, cồn cỏ. Hệ thống đèn biển được xây dựng mới và được công bố trên hệ thống quốc tế đã góp phần khẳng định chủ quyền của nước ta trên quần đảo Trường Sa và mở rộng hệ thống quản lý hàng hải của ta trên các vùng biển.

  • Đầu tư trang bị các đội tàu tuần tra cho bộ đội Biên phòng, các quân khu có biển, Kiểm ngư, ...

  • Tổ chức xây dựng và trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Triển khai các dự án thành phần xây dựng lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.

  • Trong các năm 2011-2013, Chính phủ đã ban hành NĐ số 102/2011/NĐ- CP vê tố chức kiếm ngư Việt Nam và giao Bộ Quốc phòng đóng mới 45 tàu kiểm ngư cỡ nhỏ 400 tấn, 02 tàu kiếm ngư cỡ lớn 2000 tấn và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các Chi đội kiếm ngư để bảo đảm hoạt động trên các vùng biển có nhiều tranh chấp về chủ quyền.

Trước tình hình mới trên Biển Đông trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1263/QĐ-TTg ngày 28/7/2014 về việc phân bổ 16.000 tỷ đồng chi hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ; đóng tàu, trang thiết bị cho Cảnh sát Biển, lực lượng kiểm ngư. Gói hỗ trợ trên đã tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và củng cố hơn nữa tiềm lực bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Biển Đông.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Cử tri các tỉnh An Giang, Hà Nam kiến nghị: Cử tri phản ánh, nông dân rất lúng túng trước thực trạng sản xuất lúa sản lượng ngày càng cao, cung vượt cầu, khó tiêu thụ trên thị trường, làm cho giá thấp, bấp bênh, Ngành nông nghiệp khuyến cáo giữ đất nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhưng chưa có định hướng trồng cây gì, kể cả nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả, nhất là khâu tiêu thụ, hiện đã có một số bà con tự cứu mình chuyển sang trồng cây khác như bắp (ngô), rau màu, nhưng vẫn khó khăn tiêu thụ với giá bán rất rẻ, không lời, nuôi tôm chân trắng làm ảnh hưởng đến môi trường,… Đề nghị ngành nông nghiệp nên có quy hoạch từng vùng nuôi, trồng cụ thể và hướng dẫn nông dân trồng cây gì, nuôi con gì có giá trị kinh tế cao nhưng phải đảm bảo khâu tiêu thụ.

Trả lời: Tại công văn số 5688/BNN-KH ngày 17/7/2014

Những khó khăn của nông nghiệp nước ta như cử tri phản ánh có liên quan tới những tồn tại có tính chất cơ cấu của ngành cũng như những khó khăn chung trong nền kinh tế. Do vậy, để có cơ sở chỉ đạo khắc phục khó khăn tồn tại, duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng của ngành, tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng “Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã nêu tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ là “Nâng cao chất lượng quy hoạch, rà soát, gắn chiến lược với quy hoạch, kế hoạch quản lý, giám sát nâng cao hiệu quả Nhà nước đối với quy hoạch”.

Triển khai giải pháp trên, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện các nội dung sau:

- Ban hành Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH, ngày 18/6/2014 quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT.

- Rà soát, điều chỉnh một số quy hoạch: quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; rà soát quy hoạch cao su toàn quốc; quy hoạch sản xuất ngô toàn quốc; Đề án tái canh điều, tái canh cà phê; quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; quy hoạch nuôi tôm nước lợ; rà soát quy hoạch về tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL,...

- Trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền một số chính sách thực hiện Đề án Tái cơ cấu: Nghị định 36/2014/NĐ-CP, ngày 29/4/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; Nghị định 67/2014/NĐ-CP, ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 về một số chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 580/QĐ-TTg, ngày 22/4/2014 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ lúa sang trồng cây màu tại vùng ĐBSCL; Quyết định số 540/QĐ-TTg, ngày 16/4/2014 về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra,...

Trên cơ sở định hướng quy hoạch cây trồng, vật nuôi chủ lực của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các chính sách hiện có, các địa phương tiến hành lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh để giúp nông dân quyết định phương án sản xuất. Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tìm kiếm, mở rộng thị trường giúp nông dân tiêu thụ nông sản hàng hóa.



2. Cử tri các tỉnh An Giang, Bình Định kiến nghị: Đề nghị có chính sách hỗ trợ và xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho hoa màu, để nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp.

Trả lời: Tại công văn số 6537/BNN-CB ngày 15/8/2014

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại chuyên ngành nông, lâm, thủy sản đã được tích cực triển khai thực hiện cả trong và ngoài nước theo Chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia của Bộ Công thương và Chương trình Xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể:

- Với mục tiêu quảng bá, tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất, kinh doanh, các nghệ nhân trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nhằm tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã duy trì tổ chức thường niên 02 Hội chợ lớn của ngành là Hội chợ nông nghiệp quốc tế Agroviet và Hội chợ triển lãm Làng nghề Việt Nam.

Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động khác của Chương trình trọng điểm quốc gia và Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước do Bộ Công thương chủ trì.

- Thông tin tuyên truyền về sản phẩm nông lâm thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài truyền hình VTC16, Báo Nông nghiệp VN, Báo Nông thôn ngày nay) nhằm đưa thông tin phân tích, dự báo tình hình thị trường đến người sản xuất và doanh nghiệp, giúp người sản xuất và doanh nghiệp có định hướng sản xuất, kinh doanh kịp thời, chính xác.

- Tổ chức các đoàn làm việc với các cơ quan chức năng nước bạn về các quy định và thủ tục thông quan để gỡ bỏ rào cản, vướng mắc về thị trường đầu ra cho một số sản phẩm nông sản của Việt Nam như: gạo và khoai lang tại thị trường Hàn Quốc, rau quả tại Australia và New Zealand, thủy sản tại Nga và Ucraina...; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông lâm thủy sản (trong đó có hoa màu).

- Phối hợp với các Bộ ngành và địa phương có chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng thương mại (chợ đầu mối, các cửa hàng tiện ích...) để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thủy sản tại thị trường nội địa.

3. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng, Chính phủ ban hành nhiều chính sách về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng hiệu quả thì chưa cao, bất lợi vẫn thuộc về nông dân như: việc đảm bảo cho nông dân sản xuất có lợi nhuận 30% nhưng không kiểm soát được giá, vụ nào cũng lỗ; chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo nông dân vẫn bị doanh nghiệp mua không đúng vụ mùa thu hoạch, tư thương ép, chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có lợi; là một nước nông nghiệp, có bờ biển dài, nhưng hàng năm vẫn phải nhập nguyên liệu bắp, đậu nành, muối,… để chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, nông dân sản xuất khó tiêu thụ, tạo giá thành sản xuất cao người chăn nuôi không có lãi,…Đề nghị làm rõ những vấn đề này.

Trả lời: Tại công văn số 5788/BNN-KH ngày 22/7/2014

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như đầu tư hạ tầng; khuyến nông; hỗ trợ lãi suất để nông dân mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; hỗ trợ tiền mua giống để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm tăng giá trị/ha gieo trồng; hỗ trợ lãi suất để mua lúa gạo tạm trữ khi giá lúa trên thị trường giảm sâu; xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản hàng hóa,...Những chính sách này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao đời sống, thu nhập của nông dân và cải thiện bộ mặt nông thôn.

Thông thường, mỗi chủ trương, chính sách khi triển khai thực hiện cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phối hợp thực hiện các chính sách về nông nghiệp, nông thôn có lúc, có nơi vẫn chưa được chặt chẽ, đồng bộ, làm hạn chế mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường, gía cả biến động theo qui luật cung cầu, đa số các mặt hàng nông sản là loại hàng hóa thường sản xuất theo thời vụ, tiêu thụ cả năm nên có thời điểm vào vụ thu hoạch, tiêu thụ không kịp giá bị rớt, nhất là khi được mùa lớn; đối với các nguyên liệu đầu vào trong chế biến (như muối công nghiệp,ngô, đậu tương,...) do sản lượng trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng nhất định. Để hạn chế tình trạng này, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang phối hợp với các Bộ ngành, các địa phương triển khai nhiều nhiệm vụ cụ thể:

- Tổ chức thực hiện các nội dung, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng “Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013.

- Hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh một số quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cho phù hợp với điều kiện cụ thể, phát triển những ngành hàng có lợi thế của địa phương (tăng diện tích gieo trồng và tăng năng suất ngô, đậu tương ở những vùng sản xuất chính để thay thế nhập khẩu,...)

- Thông qua hệ thống khuyến nông để chuyển tải các tiến bộ kỹ thuật mới đến nông dân, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất theo quy hoạch, sử dụng các công nghệ canh tác mới, giống mới đảm bảo nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

- Triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

4. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Qua đánh giá thí điểm mô hình liên kết sản xuất cung ứng vật tư và tiêu thụ lúa có hiệu quả, làm giảm giá thành sản phẩm từ 10-20%, giúp cho nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống…; doanh nghiệp có sản phẩm gạo chất lượng đáp ứng thị trường. Tuy nhiên, một số địa phương tổ chức cho nông dân ký kết với doanh nghiệp tổ chức sản xuất, tiêu thụ, nhưng doanh nghiệp không thực hiện đúng hợp đồng trong khâu thu mua làm thiệt hại cho nông dân như huyện Chợ Mới….Nhìn chung, hầu hết nông dân ở các địa phương trong tỉnh đề nghị xây dựng “cánh đồng lớn”. Do đó, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg) là tạo điều kiện tốt để phát triển mô hình liên kết sản xuất theo chuổi giá trị. Nhưng đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định. Đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn, đồng thời quan tâm đến việc phân bổ nguồn lực, xác định rõ nguồn vốn (TW, địa phương) để các địa phương triển khai tổ chức thực hiện; có chính sách ưu đãi cho nông dân tham gia “cánh đồng lớn”; Chính phủ nghiên cứu ban hành quy chế ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm giữa doanh nghiệp với nông dân về mặt pháp luật, tránh tình trạng lợi dụng ký hợp đồng với nông dân để được cấp Kota xuất khẩu, nhưng không bao tiêu sản phẩm cho nông dân; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg); trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghệ sau thu hoạch và đầu tư xây dựng kho chứa lúa, gạo. Tuy nhiên, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ, ngành liên quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn, có cơ chế tài chính và phân bổ nguồn vốn cho các địa phương để triển khai tổ chức thực hiện. Để góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thực hiện về giảm nghèo hiện nay, đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò.

Trả lời: Tại công văn số 6868/BNN-KTHT ngày 26/8/2014

Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn” đã tạo điều kiện tốt để phát triển mô hình liên kết sản xuất theo chuổi giá trị, quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm.

Trên cơ sở của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 29/4/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg. Tại Điểm e Khoản 4 Điều 7 của Thông tư này đã quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương: “Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các tranh chấp, vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên liên kết; xem xét, quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với các bên vi phạm hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản”.

Về cơ chế tài chính và phân bổ nguồn vốn thực hiện cánh đồng lớn đã được quy định tại Điều 7 của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương thông qua các chương trình, dự án trực tiếp và lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác trên địa bàn để thực hiện các nội dung ưu đãi, hỗ trợ.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Bộ Công thương đang xây dựng quy chế lộ trình vùng nguyên liệu, trong đó quy định rõ điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp là phải ký hợp đồng liên kết sản xuất trực tiếp với tổ chức đại diện của nông dân, hoặc nông dân trong việc cung ứng vật tư, thu mua bao tiêu sản phẩm.

Để góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thực hiện việc giảm nghèo, hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi Bộ đã xây dựng chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực chăn nuôi nông hộ từ nay đến 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các chính sách sẽ tập trung vào hỗ trợ giống, thụ tinh nhân tạo và cải thiện, khắc phục việc ô nhiễm môi trường chăn nuôi.



5. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri đề nghị nhà nước quy định giá từng giống lúa và công bố ngay từ đầu năm rộng rãi trên thông tin đại chúng; thông tin tình hình sản xuất lương thực trên thế giới để nông dân có kế hoạch sản xuất, chú trọng nghiên cứu giống lúa chất lượng cao cho từng vùng, miền gắn vùng quy hoạch, đảm bảo năng suất, chất lượng phù hợp với quy luật cung cầu; bên cạnh doanh nghiệp và tư thương khó ép giá; có chính sách bình ổn giá trong thời gian tạm trữ.

Trả lời: Tại công văn số 6637/BNN-TT ngày 19/8/2014

1. Về công bố giá lúa

Hiện nay nhà nước đã có quy định về việc xác định, công bố giá thóc định hướng; cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Chương III Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo quy định: căn cứ giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính từng vụ sản xuất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp và xác định giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất. Trên cơ sở giá thành sản xuất bình quân dự tính từng vụ, Bộ Tài chính xác định, công bố giá thóc định hướng ngay từ đầu vụ để làm cơ sở điều tiết giá thóc, gạo hàng hoá trên thị trường, góp phần bảo đảm mức lợi nhuận bình quân cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành.

Thực hiện quy định trên, hàng năm từ cơ sở kết quả điều tra, xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo; Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản công bố giá thành sản xuất lúa và giá mua thóc định hướng từ đầu mỗi vụ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

2. Về thông tin tình hình sản xuất lương thực trên thế giới

Thực hiện trách nhiệm được giao tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, VFA đã định kỳ cập nhật thông tin tình hình cung - cầu gạo, thị trường gạo trong và ngoài nước trong Bản tin tuần và đăng tải công khai trên website của Hiệp hội.

3. Về công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa

- Từ năm 1999 đến nay Chính phủ đã phê duyệt Chương trình giống qua các giai đoạn như sau: Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg thời kỳ 2000-2005; Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010 và Quyết định số 2194/2009/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 phê duyệt đề án giống đến năm 2020. Trong lĩnh vực giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp và PTNT luôn ưu tiên kinh phí cho các dự án về giống lúa thuần và lúa lai có năng suất, chất lượng cao phục vụ sản xuất.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai Đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” đến năm 2020, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, chịu được dịch bệnh và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; đồng thời tăng cường công tác sản xuất giống để tăng tỷ lệ nông dân sử dụng hạt giống lúa xác nhận, trong đó ưu tiên cho nghiên cứu giống lúa chất lượng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trong nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT hàng năm luôn ưu tiên kinh phí cho các Viện nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới, những giống cây trồng nông nghiệp mới. Vì vậy tính đến năm 2013 trong số 739 giống cây trồng các loại có trong Danh mục Giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh thì có tới 79 giống lúa lai, 18 giống lúa nếp, 246 giống lúa thuần được công nhận cho sản xuất trên cả nước.

4. Về chính sách bình ổn giá

Tại khoản 3 Điều 14 Chương III Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo quy định: “Trường hợp giá thóc hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá thóc định hướng, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp điều tiết cụ thể để duy trì giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường không thấp hơn giá thóc định hướng, đồng thời bảo đảm hoạt động xuất khẩu gạo hiệu quả”. Trong những năm qua, khi tiêu thụ lúa gạo khó khăn, Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp mua tạm trữ để tăng giá lúa gạo trên thị trường, nhằm giúp nông dân tiêu thụ lúa gạo với giá có lợi hơn.



6. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm có quy hoạch sản xuất nông nghiệp cụ thể từng vùng, từng miền, đồng thời có chính sách hỗ trợ đầu tư kho, máy móc, công cụ sản xuất, hướng dẫn nông dân trồng cây gì, nuôi con gì,…để sản phẩm được tiêu thụ ổn định với giá cao, đảm bảo có lời.

Trả lời: Tại công văn số 6141/BNN-KH ngày 01/8/2014

- Về công tác lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp: căn cứ quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tại Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại 05 vùng (ĐBSH, Duyên hải Bắc trung bộ, Duyên hải Nam trung bộ, Đông nam bộ, ĐBSCL), còn lại hai vùng (Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên) đang triển khai và hoàn thành vào đầu năm 2015.

Như vậy, việc lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp về cơ bản đã hoàn thành cho 7 vùng sinh thái. Trên cơ sở quy hoạch sản xuất nông nghiệp cả nước và các vùng, các địa phương rà soát quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại địa phương và định hướng cho nông dân quyết định phương án sản xuất theo cơ chế thị trường.

- Về chính sách hỗ trợ mua máy móc, công cụ sản xuất và đầu tư kho:

Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Triển khai Quyết định này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện để người dân được hỗ trợ lãi suất mua sắm máy móc, công cụ phục vụ sản xuất.

Về đầu tư xây kho (cử tri quan tâm chủ yếu là kho chứa lúa): Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt quy hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại ĐBSCL (Quyết định số 3242/QĐ-BNN-CB, ngày 02/12/2010). Đến nay, các địa phương, doanh nghiệp đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhằm giúp các doanh nghiệp có đủ tích lượng kho trữ lúa, tiêu thụ lúa gạo cho nông dân khi vào vụ thu hoạch rộ.



7. Cử tri các tỉnh An Giang, Đồng Tháp kiến nghị: Chủ trương xây dựng “Cánh đồng lớn” đã tạo điều kiện cho nông dân an tâm sản xuất, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm, giảm giá thành, có lợi nhuận, thuận lợi cho người dân tích cực tham gia các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Đề nghị Chính phủ tăng mức đầu tư cho nông nghiệp có chính sách hỗ trợ cho người nông dân và chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp để hợp tác cùng nông dân thực hiện “Cánh đồng lớn”. Đồng thời cần có quy định cụ thể, doanh nghiệp được xuất khẩu gạo, phải có vùng nguyên liệu gắn với nông dân (có hợp đồng) trong khâu sản xuất và tiêu thụ.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương