KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang12/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 3037/LĐTBXH-VP ngày 20/8/2014

Từ năm 1995 đến 2002, chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 và được quy định cụ thể tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ, theo đó chưa có quy định người lao động, xã viên làm việc trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức hoạt động theo mô hình hợp tác xã, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Từ ngày 01/01/2003, thực hiện quy định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội, theo đó: người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo từng thời kỳ, phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; trước năm 2003 pháp luật bảo hiểm xã hội chưa có quy định xã viên và người lao động làm việc trong hợp tác xã (kể cả người làm việc trong quỹ tín dụng nhân dân) được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên kiến nghị của cử tri không thực hiện được. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho những người đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu, Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ quy định người lao động nghỉ việc đã hết tuổi lao động, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng.



28. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tăng cường hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ và quyền hạn do Hiến pháp và luật quy định.

Trả lời: Tại công văn số 3142/BNV-CQĐP ngày 11/8/2014

1. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, Bộ Nội vụ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2011 về việc hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, trong đó yêu cầu đối với người ứng cử đại biểu HĐND các cấp phải có năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, không tham nhũng, luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Đồng thời đã hướng dẫn các địa phương bảo đảm cơ cấu hợp lý về số đại biểu HĐND là người đang công tác ở cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, MTTQ và các đoàn thể nhân dân; có tỷ lệ hợp lý các đại biểu người dân tộc thiểu số, đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu trí thức, tôn giáo, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân tiêu biểu thuộc các thành phần kinh tế.

2. Sau khi kết thúc cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Học viện Hành chính biên soạn tài liệu tập huấn cho đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; tổ chức các đợt tập huấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh; chỉ đạo các địa phương tổ chức các đợt tập huấn cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã. Những hoạt động này nhằm bảo đảm bồi dưỡng, bổ sung các nghiệp vụ của người đại biểu nhân dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu để các đại biểu thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trước cử tri.

3. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp trong thời gian tới, theo nhiệm vụ được giao, hiện nay Bộ Nội vụ đang tham mưu trình cấp có thẩm quyền nghiên cứu xây dựng dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (thay thế Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003) và phối hợp với các cơ quan của Quốc hội xây dựng Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.



29 Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri cho rằng việc cấp công báo như hiện nay là chưa hợp lý, gây lãng phí, vì mỗi ngày, mỗi xã được cấp một cuốn Công báo, trị giá hàng chục nghìn đồng, trong khi đó nhiều cuốn không giúp gì trong công tác quản lý, điều hành của cấp xã và nhân dân; việc khai thác, sử dụng ít hiệu quả, không có chỗ lưu trữ; khi cần tìm hiểu, tra cứu rất mất thời gian. Đề nghị chuyển hình thức cấp Công báo thành cấp cho mỗi xã một máy vi tính có nối mạng Internet, sẽ thiết thực, thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng và lưu trữ.

Trả lời: Tại công văn số 6760/VPCP-V.III ngày 04/9/2014

  1. Về cấp phát Công báo in miễn phí cho xã, phường, thị trấn:

Công báo là ấn phẩm thông tin pháp lý chính thức của Nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý, có chức năng đăng các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thấm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành, các điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản pháp luật khác theo quy định. Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Công báo bao gồm Công báo in và Công báo điện tử. Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Văn phòng Chính phủ xuất bản và Công báo cấp tỉnh do Văn phòng Úy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản.

Điều 16 Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Công báo quy định: Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cấp phát miễn phí với số lượng 01 cuốn/số/xã, phường, thị trấn trên toàn quốc (kinh phí lấy từ ngân sách Trung ương); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp phát Công báo cấp tỉnh miễn phí ở địa phương (kinh phí lấy từ ngân sách địa phương).

Việc câp phát Công báo miễn phí nhằm cung cấp tài liệu pháp luật cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Quy định về việc cấp phát Công báo in miễn phí tại Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ra đời trong bối cảnh Công báo điện tử đang vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện chưa có vai trò chủ yếu nên Công báo in cấp phát miễn phí đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, cùng với quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong các cơ quan hành chính nhà nước, Công báo điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Năm 2012, Văn phòng Chính phủ thực hiện việc xuất bản Công báo điện tử trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (www.chinhphu.vn), đồng thời phối hợp với các địa phương đã triển khai đưa Công báo điện tử cấp tỉnh lên cổng Thông tin điện tử các tỉnh, thành phố.

Năm 2013, sau một năm xuất bản Công báo điện tử, Văn phòng Chính phủ đã bước đầu tiến hành khảo sát tình hình sử dụng Công báo in cấp phát miễn phí tại một số địa phương, qua đó nhận thấy nhu cầu sử dụng Công báo điện tử đang trở thành xu thế phổ biến, có nơi đã thay thế được Công báo in.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã chỉ đạo cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai Mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ, từng bước hình thành hệ thống cổng Thông tin điện tử của Chính phủ thống nhất và thông suốt từ Trung ương đến địa phương nhằm bảo đảm thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời cung cấp thông tin dịch vụ công và Công báo điện tử cho các tầng lớp nhân dân. Song song với nhiệm vụ trên, cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiến hành khảo sát toàn diện tình hình sử dụng Công báo in cấp phát miễn phí và Công báo điện tử, báo cáo lãnh đạo Văn phòng Chính phủ kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 100/2010/NĐ-CP theo hướng không in, không phát hành miễn phí Công báo in như góp ý của đại biểu quốc hội.



  1. Về chuyển hình thức cấp Công báo thành cấp cho mỗi xã một máy vi tính có nối mạng Internet:

Việc trang bị máy tính, thiết bị tin học (có hoặc không có kết nối internet) tại các địa phương được thực hiện trên cơ sở dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Văn phòng Chính phủ xin ghi nhận kiến nghị này của cử tri và sẽ triến khai trong quá trình tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành đất nước.

30. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đánh giá và tổng kết lại quy định về trang phục, cầu vai, quân hàm cho một số ngành nghề như thanh tra xây dựng, thanh tra giao thông, chấp hành viên thi hành án dân sự, hải quan ... để tạo sự đồng bộ, thống nhất và mỹ quan của đồng phục.

Trả lời: Tại công văn số 2967/BNV-CCVC ngày 05/8/2014

Trong đội ngũ công chức hiện nay, chỉ có một số lực lượng công chức ở những ngành, lĩnh vực trực tiếp thực thi pháp luật được quy định trang phục riêng, như công chức ngành thanh tra, hải quan, chấp hành viên thi hành án dân sự ... Vấn đề về trang phục công chức của từng ngành, lĩnh vực thường được quy định trong Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công chức ngành, lĩnh vực đó.

Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên và báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức đánh giá, tổng kết việc quy định về trang phục của công chức để tạo sự đồng bộ, thống nhất và mỹ quan của đồng phục.

31. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đối với lĩnh vực xuất khẩu khoáng sản, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012, tại Khoản 3 quy định “Buộc chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản chỉ được xem xét cấp phép khi đã có dự án đầu tư và được Hội đồng thẩm định của các Bộ Công Thương, Xây dựng và Ủy ban nhân dân các địa phương thẩm định theo thẩm quyền, dự án phải áp dụng công nghệ tiên tiến và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Đối với những khoáng sản chưa có công nghệ chế biến hiện đại, bảo đảm hiệu quả thì kiên quyết dừng lại chưa khai thác.” Tuy nhiên, việc quản lý cấp phép trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, cụ thể:

+ Một là, việc chế biến khoáng sản ở nước ta hiện nay chỉ là “sơ chế”, doanh nghiệp khai khoáng cũng có đầu tư vào khâu chế biến để xuất khẩu, nhưng thực tế chỉ là “ít thô” hơn mà thôi;

+ Hai là, quy định phải có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường... nhưng pháp luật nước ta lại chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn hay tiêu chí nào để xác định công nghệ nào là hiện đại, là thân thiện môi trường;

+ Ba là, việc xác định công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường là vấn đề công nghệ nhưng chưa thấy giao trách nhiệm cho Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng trách nhiệm thẩm định dự án lại được giao cho Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các địa phương.

a) Như vậy, đề nghị Chính phủ cho biết phản ánh của người dân về “Công nghệ chế biến khoáng sản ở Việt Nam hiện nay chỉ là sơ chế nhưng vẫn được cấp phép xuất khẩu”, trách nhiệm thuộc Bộ nào.

b) Tiêu chí, quy chuẩn nào để xác định công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực chế biến khoáng sản.

c) Nếu không sử dụng đúng công nghệ, gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình chế biến, tạo kẽ hở cho khoáng sản được phép xuất khẩu công khai, gây thất thoát tài nguyên quốc gia thì bộ nào phải chịu trách nhiệm.

Trả lời: Tại công văn số 8033/BCT-KH ngày 20/8/2014

Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nước ta khoáng sản nhiều nhưng số lượng những khoáng sản có trữ lượng lớn không nhiều và nằm rải rác ở các địa phương, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi biên giới. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước có khó khăn vì ở những địa bàn xa xôi và đường biên giới trên bộ kéo dài. Những năm vừa qua tình hình khai thác, xuất khẩu lậu khoáng sản diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ, trước hết là hủy hoại môi trường; thứ hai, làm ảnh hưởng đến đời sống của bà con ở khu vực có những mỏ khoáng sản do khai thác bừa bãi, không quan tâm đến vấn đề phát triển các cơ sở hạ tầng; thứ ba, làm thất thu một lượng không nhỏ ngân sách nhà nước; thứ tư, có thể dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp trong nước cần nguyên liệu thì lại thiếu.

Đứng trước tình trạng này, để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và triển khai Luật Khoáng sản 2010, Bộ Công Thương đã báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản. Theo đó, coi khoáng sản là một nguồn tiềm năng rất quý cho phát triển kinh tế, công nghiệp của đất nước phải sử dụng tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả, không được để xảy ra tình trạng khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô mà buộc phải qua chế biến sâu. Quá trình khai thác khoáng sản phải đi đôi với các dự án chế biến sâu, nếu không có dự án chế biến thì không cho khai thác khoáng sản. Chỉ thị nêu rõ “Chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản chỉ được xem xét cấp phép khi đã có dự án đầu tư và được Hội đồng thẩm định của các Bộ Công Thương, Xây dựng và Ủy ban nhân dân các địa phương thẩm định theo thẩm quyền, dự án phải áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Đối với những khoáng sản chưa có công nghệ chế biến hiện đại, bảo đảm hiệu quả thì kiên quyết dừng lại chưa khai thác”.

Để thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, trong đó Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát để điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch khoáng sản có các quy định cụ thể về sản phẩm sau chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến; tập trung khai thác, chế biến sâu theo quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội việc sử dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; điều chỉnh, bổ sung chính sách, tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản theo hướng quản lý chặt việc xuất khẩu khoáng sản, không xuất khẩu quặng thô, tinh quặng; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện việc xuất khẩu khoáng sản.

Thực hiện chủ trương trên của Đảng và Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động như:

- Đối với hoạt động quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản: nhằm tập trung nguồn nguyên liệu, đẩy mạnh việc đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản, hạn chế và không xuất khẩu quặng và tinh quặng, Bộ Công Thương đã và đang tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch khoáng sản như: quy hoạch titan, quy hoạch bôxít, quy hoạch apatit, quy hoạch quặng sắt, quy hoạch quặng chì kẽm... Các Quy hoạch khoáng sản được lập và phê duyệt là văn bản pháp lý quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, giúp định hướng phát triển công nghiệp khai khoáng cho các địa phương.

Tùy từng loại khoáng sản, căn cứ vào tài nguyên trữ lượng, sự phân bố mỏ khoáng sản, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, khả năng chuyển giao công nghệ và hiệu quả kinh tế để xác định mức độ chế biến sâu khoáng sản cho từng giai đoạn và được xác định cụ thể khi xây dựng Quy hoạch khoáng sản. Thực tế hiện nay một số loại khoáng sản chủ yếu đã được quy hoạch và đã thực hiện chế biến sâu theo mức độ như sau:

+ Quặng sắt: đã chế biến sâu đến sản phẩm gang, thép;

+ Quặng titan: đã chế biến sâu đến các sản phẩm xỉ titan, bột zircon siêu mịn, ilmenit hoàn nguyên; chưa chế biến đến pigment và tian xốp/titan kim loại (hiện đang triển khai dự án);

+ Quặng mangan, cromit: đã chế biến sâu đến sản phẩm hợp kim ferocrom, feromangan theo Quy hoạch;

+ Quặng thiếc, chì, kẽm, đồng: đã chế biến sâu đến sản phẩm kim loại thiếc, chì, kẽm và đồng;

+ Quặng antimon: đã chế biến sâu đến sản phẩm antimon thỏi;

+ Quặng bôxit: đã chế biến sâu đến sản phẩm alumin (bột ôxit nhôm);

+ Quặng đất hiếm: chưa chế biến sâu đến sản phẩm bột ôxit đất hiếm riêng rẽ theo Quy hoạch do chưa triển khai việc khai thác.

- Trong hoạt động thẩm định các dự án khai thác và chế biến khoáng sản: Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, thành lập các Hội đồng để thẩm định một số dự án khai thác, chế biến khoáng sản như: Dự án khai thác và chế biến Niken Bản Phúc; Dự án khai thác và chế biến xỉ titan tại các tỉnh Thái Nguyên, Bình Thuận, Bình Định; Dự án khai thác và chế biến bột đá hoa trắng tại các tỉnh Nghệ An, Yên Bái; dự án khai thác và chế biến quặng cromit Thanh Hóa… bám sát các yêu cầu về công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao và có hiệu quả kinh tế-xã hội. Trên cơ sở kết quả thẩm định của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp phép thăm dò, khai thác theo quy định;

- Trong hoạt động tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu khoáng sản: Bộ Công Thương cũng đã xây dựng và ban hành Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 thay thế Thông tư số 08/2008/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2008 quy định về xuất khẩu khoáng sản theo hướng xiết chặt việc quản lý xuất khẩu khoáng sản, không xuất khẩu khoáng sản thô, khoáng sản sơ chế, nhằm giành nguyên liệu cho việc chế biến sâu khoáng sản. Tại Thông tư số 41/2012/TT-BCT đã đưa ra danh mục, tiêu chuẩn, chất lượng khoáng sản được phép xuất khẩu, theo đó giảm số lượng từ 22 loại khoáng sản được phép xuất khẩu quy định tại Thông tư số 08/2008/TT-BCT xuống còn 10 loại, trong đó có 5 loại là sản phẩm khoáng sản chế biến sâu, 5 loại là tinh quặng thuộc các trường hợp là sản phẩm cuối cùng (tinh quặng fluorit); có trữ lượng lớn, trong nước không tiêu thụ hết, hoặc không có nhu cầu (tinh quặng bismut), hoặc chế biến sâu không khả thi (tinh quặng Niken). Một số sản phẩm tinh quặng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo như tinh quặng đồng, vonfram đề nghị cho xuất khẩu đến hết năm 2015 để doanh nghiệp có thời gian lập và đầu tư dự án chế biến sâu và đảm bảo phù hợp với Giấy chứng nhận đầu tư.

Hai loại khoáng sản đặc thù là than và dầu thô vẫn cho phép xuất khẩu vì:

- Cơ sở chế biến dầu khí ở trong nước chưa tiêu thụ hết sản lượng dầu thô khai thác hàng năm. Việc xuất khẩu dầu thô cũng mang lại lượng ngoại tệ đáng kể hàng năm cho đất nước. Khi nào xây dựng đủ các cơ sở chế biến dầu khí trong nước sẽ giữ toàn bộ sản lượng dầu khai thác được cho các cơ sở này;

- Với đặc thù trong khai thác, khi tiến hành khai thác những chủng loại than phục vụ cho nhu cầu trong nước có một lượng than chất lượng rất cao cũng được khai thác nhưng hiện nay chưa có cơ sở nào có nhu cầu sử dụng chủng loại than này. Vì vậy Chính phủ cho phép xuất khẩu chủng loại than chất lượng cao này để thu ngoại tệ phục vụ, trang trải cho hoạt động của ngành than và các nhu cầu khác.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số doanh nghiệp trước đó đã được các cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản, những loại khoáng sản theo phân cấp do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác hay những loại khoáng sản, những mỏ khoáng sản theo phân cấp do chính quyền địa phương cấp phép khai thác đã khai thác trước ngày ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg và vì do không được phép tiếp tục xuất khẩu, cho nên đã bị tồn đọng dẫn đến tình hình tài chính, tình hình sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn do không tiêu thụ được sản phẩm, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng.

Trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp và các địa phương, Bộ Công Thương đã tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép xuất khẩu một số loại khoáng sản tồn kho tại Thông báo số 407/TB-VPCP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ, bao gồm các loại tinh quặng: sắt, ilmenit, apatit, sulfua chì, kẽm, mangan và đồng chưa tiêu thụ được để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan kiểm tra kỹ, xác định khối lượng khoáng sản tồn kho thực tế của các doanh nghiệp và làm thủ tục xuất khẩu theo các tiêu chuẩn đã cho phép xuất khẩu. Chủ trương của Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu một số loại khoáng sản tồn kho nêu trên được các Bộ, địa phương và các doanh nghiệp đánh giá là hợp lý, kịp thời, thực sự tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tiêu thụ khoáng sản tồn kho thông qua xuất khẩu đã giúp doanh nghiệp thu hồi vốn, trả nợ Ngân hàng, có đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, hạn chế tối đa được tình trạng xuất lậu khoáng sản. Tuy nhiên, việc cho phép xuất khẩu một số loại khoáng sản tồn kho nêu trên được xác định chỉ là giải pháp tình thế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Như vậy, công nghệ chế biến khoáng sản hiện nay đã và đang thực hiện theo định hướng của Quy hoạch là công nghệ chế biến sâu, không phải là công nghệ sơ chế. Theo quy định hiện hành về xuất khẩu khoáng sản, không cho phép xuất khẩu khoáng sản thô, sơ chế. Đây cũng là chủ trương nhất quán của Chính phủ và sẽ được Bộ Công Thương thực hiện nghiêm túc.



32. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn để xác định công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực chế biến khoáng sản

Trả lời: Tại công văn số 3156/BKHCN-PC ngày 03/92014

  1. Đặc thù trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản:

  • Khai thác khoáng sản gồm có công nghệ khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Việc khai thác gồm các công đoạn gây ảnh hưởng đến môi trường như: khoan, nổ mìn, đào, bốc xúc, vận tải,... Vì vậy, đế bảo vệ môi trường, sau khi khai thác xong phải tiến hành hoàn thổ, trồng cây phủ xanh khu vực đã khai thác.

  • Tuyển khoáng gồm có công nghệ tuyển ướt (tuyển nổi) và tuyển khô (tuyển từ, tuyển tĩnh điện). Quá trình tuyển khoáng thường có các công đoạn như: đập, nghiền, phân tuyển,... Quá trình này thải ra môi trường chất thải rắn, nước thải. Vì vậy, để bảo vệ môi trường, khi thiết kế nhà máy tuyển khoáng, đối với chất thải rắn phải có bãi thải để tích chứa, đối với nước thải bắt buộc phải xử lý trước khi thải ra môi trường, hoặc xây dựng nhà máy tuyển tuần hoàn nước thải.

  1. Tiêu chí để xác định công nghệ hiện đại trong khai thác, chế biến khoáng sản:

  • Việc lựa chọn công nghệ trong khai thác và chế biến khoáng sản phụ thuộc vào từng loại khoáng sản và đặc điểm địa chất khu vực khai thác, chế biến khoáng sản.

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất (Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN ngày 08/4/2014). Thông tư này hướng dẫn nội dung và quy trình đánh giá trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất như: chế biến, chế tạo, lắp ráp và các công nghiệp hỗ trợ theo 04 mức:

  • tiên tiến, trung bình tiên tiến, trung bình, lạc hậu. Nội dung quy định tại Chương II của Thông tư quy định các tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ sản xuất và phương pháp đánh giá bao gồm: nhóm tiêu chí về thiết bị công nghệ, nhóm tiêu chí về nhân lực, nhóm tiêu chí về thông tin, nhóm tiêu chí về tổ chức, quản lý. Do đó, việc xác định công nghệ hiện đại trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản cũng cần được đánh giá theo các tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ được quy định ở Thông tư này.

  1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCVN) về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản:

Hiện nay, trong hệ thống TCVN, QCVN có 03 QCVN do Bộ Công Thương ban hành và 10 TCVN do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố liên quan đến hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản (Danh mục kèm theo).

33. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Nếu không sử dụng đúng công nghệ, gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình chế biến, tạo kẽ hở cho khoáng sản được phép xuất khẩu công khai, gây thất thoát tài nguyên quốc gia thì bộ nào phải chịu trách nhiệm?


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương