KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang11/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 2873/BNV-TCBC ngày 30/7/2014

Tại Thông báo số 162/TB-VPCP ngày 15/4/2013 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo đó, tại Điểm c Khoản 2 Thông báo về ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ như sau: “Đối với cơ sở dạy nghề: Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp xây dựng Thông tư liên Bộ hướng dẫn các địa phương rà soát, sắp xếp, xây dựng một trung tâm cấp huyện có các chức năng giáo dục thường xuyên, dạy nghề, tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm”.

Trước đó, ngày 13/8/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành công văn số 4808/BGDĐT-GDTX về việc giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên; bổ sung thêm nhiệm vụ hướng nghiệp cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

Ngày 09/6/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Theo đó, tại Điểm d Khoản 2 Mục II của Nghị quyết quy định: “Tiếp tục triển khai việc sắp xếp các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề cấp huyện”.

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên-Hướng nghiệp và Dạy nghề ở cấp huyện nhằm tinh gọn tổ chức, tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

20. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng cường công tác giáo dục, xử lý nghiêm để giảm bớt tối đa trẻ em dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Thời gian qua, để chuẩn bị cho việc xây dựng dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Tư pháp đã thực hiện việc khảo sát thực tiễn, tổ chức các hội thảo khoa học và đề nghị các Bộ, ngành, địa phương báo cáo về thực tiễn thi hành Bộ luật. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã tổng hợp các vấn đề cần được nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Bộ luật này. Bộ Tư pháp nhận thấy, các kiến nghị của cử tri liên quan đến việc sửa đổi Bộ luật hình sự như đã nêu trên đều là những vấn đề được nhiều Bộ, ngành và địa phương quan tâm, trong đó có thể khái quát thành các vấn đề như: tuổi chịu trách nhiệm hình sự; chính sách hình sự đối với người chưa thành niên; hệ thống hình phạt; vấn đề hình sự hóa, phi hình sự hóa; vấn đề định tính, định lượng trong các quy định của Bộ luật; chính sách hình sự đối với một số tội phạm cụ thể như tội phạm về tham nhũng, môi trường, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xâm phạm sở hữu, tội phạm kinh tế...

Trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ Tư pháp đã báo cáo Chính phủ cho ý kiến về những định hướng lớn xây dựng dự án Bộ luật này tại phiên họp Chính phủ tháng 3/2014 và hiện đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Bộ luật. Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu, tiếp thu một cách nghiêm túc các đề xuất, kiến nghị của cử tri và mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý của cử tri đối với dự thảo Bộ luật quan trọng này.

21. Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Cử tri cho rằng việc phân bổ nguồn gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ hỗ trợ người dân vay để mua nhà ở xã hội, hỗ trợ để doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là chưa hợp lý. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, phân bổ nguồn kinh phí này tập trung chi các dự án của ngành y tế, giáo dục và đào tạo để phục vụ nhu cầu cấp thiết của người dân.

Trả lời: Tại công văn số 2037/BXD-QLN ngày 29/8/2014

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và đã có nhiều chính sách chăm lo chỗ ở cho người dân cả ở khu vực đô thị và nông thôn. Sau khi thực hiện xóa bỏ cơ chế bao cấp về nhà ở, số lượng, chất lượng nhà ở và điều kiện chỗ ở của người dân trên cả nước đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở hoàn toàn theo cơ chế thị trường, không có sự định hướng, hỗ trợ của Nhà nước cũng bộc lộ không ít bất cập; trong đó, nhiều người nghèo và thu nhập thấp rất khó khăn trong việc tạo lập chỗ ở, không có nhà ở hoặc nhà ở rất chật chội.

Có chỗ ở là một trong 4 nhu cầu không thể thiếu và là quyền hợp pháp, chính đáng của mỗi người dân. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo chỗ ở cho mọi đối tượng trong xã hội.

Trên cơ sở đó, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 đã đề ra hướng tiếp cận mới để giải quyết vấn đề nhà ở đã được Chính phủ thống nhất cao là: "Giải quyết vấn đề nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân". Chiến lược chú trọng phát triển đồng bộ cả nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng khá giả, có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường và nhà ở xã hội (là nhà ở có sự hỗ trợ bằng tiền hoặc thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước) để giải quyết chỗ ở cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn về nhà ở, không đủ khả năng tự tạo lập nhà ở.

Thực hiện Chiến lược, ngày 07/01/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu (Nghị quyết số 02/NQ-CP). Theo đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dành một lượng vốn (gói tín dụng 30.000 tỷ đồng) thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại phục vụ cho các đối tượng thu nhập thấp, các bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Theo quy định, đây không phải là gói hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, mà là gói tín dụng thương mại có sự hỗ trợ về lãi suất của Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện, với mục tiêu hỗ trợ cho người có thu nhập thấp khó khăn về nhà ở được vay vốn để giải quyết nhu cầu về nhà ở.

Việc cho vay hỗ trợ để các đối tượng có thu nhập thấp có khả năng mua, thuê, thuê mua nhà ở, giúp giải quyết nhu cầu cấp thiết về chỗ ở của một số đông người dân gồm cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, công nhân khu công nghiệp; việc hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội và dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang dự án nhà ở xã hội, giúp điều chỉnh cơ cấu sản phẩm nhà ở, tăng tỷ lệ, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở có giá và diện tích phù hợp với người thu nhập thấp...gắn với việc thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo quyền có chỗ ở của người dân.

Bên cạnh đó, hỗ trợ cho phát triển nhà ở cũng là hỗ trợ cho đầu tư phát triển. Đồng thời, việc hỗ trợ phục hồi thị trường bất động sản nhà ở có vai trò đầu kéo, giúp hỗ trợ giải quyết hàng tồn kho, phát triển kinh tế của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác trong xã hội đặc biệt là vật liệu, trang thiết bị xây dựng.

Qua quá trình triển khai thực hiện cho thấy gói cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP đã có tác động tích cực với sự phục hồi, ấm dần của thị trường bất động sản nhà ở cũng như lượng tồn kho nhà ở ngày một giảm; nhiều dự án nhà ở xã hội mới được triển khai, nhiều dự án nhà ở thương mại thực hiện điều chỉnh cơ cấu giảm diện tích căn hộ hoặc chuyển đổi sang nhà ở xã hội để đáp ứng cho người dân. Như vậy, việc sử dụng gói tín dụng 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở là giải pháp ngắn hạn cấp thiết và phù hợp để khắc phục, hỗ trợ thị trường bất động sản nhà ở, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế chung.

Cùng với việc chăm lo về chỗ ở, việc đầu tư xây dựng các cơ sở y tế, giáo dục phục vụ người dân cũng hết sức cần thiết, trong hoàn cảnh của sự quá tải cũng như chất lượng phục vụ kém của nhiều bệnh viện, trường học hiện nay. Tuy nhiên, việc phát triển các cơ sở y tế, giáo dục là nhu cầu thường xuyên, lâu dài và đòi hỏi nguồn vốn lớn. Để giải quyết vấn đề này không thể chỉ sử dụng giải pháp hỗ trợ lãi suất vay vốn như đối với vấn đề nhà ở, mà cần huy động và tập trung nhiều nguồn lực khác như: đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ; nguồn vốn ODA, viện trợ từ các tổ chức, chính phủ nước ngoài; nguồn vốn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã tập trung đầu tư từ ngân sách nhà nước và có nhiều cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực y tế và giáo dục.



22. Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Cử tri cho rằng khu vực miền Trung địa hình, thời tiết, khí hậu không phù hợp trồng cây cao su nên trận bão Wutip (bão số 10) cuối tháng 9 vừa qua gây thiệt hại 20.000 héc ta diện tích cao su ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Đề nghị Nhà nước kiếm điếm rõ trách nhiệm cá nhân trong việc cho phép đưa cây cao su trồng ở khu vực miền Trung.

Trả lời: Tại công văn số 6794/BNN-TT ngày 21/8/2014

1. Tóm tắt tình hình phát triển cao su ở Bắc Trung Bộ



  • Từ năm 1948 người Pháp đã trồng thử nghiệm cao su tại xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Năm 1961, Trung ương có chủ trương phát triển cao su trên địa bàn; cụ thể tại 2 nông trường Bến Hải và Quyết Thắng (Quảng Trị) diện tích 1.000 ha, Nông trường Việt Trung (Quảng Bình) có chuyên gia Trung Quốc giúp đỡ kỹ thuật, trồng được 950 ha.

  • Theo Quyết định số 86/TTg ngày 5 tháng 2 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng quan phát triển ngành Cao su Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2005, vùng Băc Trung Bộ với phương án 1 quy hoạch 30 nghìn ha, phương án 2 là 42 nghìn ha. Đến năm 2005 toàn vùng trồng được 40.096 ha vượt phương án 1 hơn 10 nghìn ha; đến 2007 diện tích cao su toàn vùng đạt tới 47.000 ha.

  • Theo Quyết định số 750 QĐ/TTg ngày 3 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, vùng Băc Trung Bộ tiếp tục trồng mới khoảng 20 nghìn ha, chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp, để ổn định diện tích 80 nghìn ha.

  • Đến năm 2012 toàn vùng đã có 80.470 ha, trong đó có trên 35 nghìn ha cao su kinh doanh, 45 nghìn ha kiến thiết cơ bản. Đa số diện tích cao su trong vùng là cao su tiểu điền, riêng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có khoảng 17 nghìn ha.

  • Thực tế cho thấy, cây cao su có nhiều ưu thế so với cà phê, tiêu, cũng như cây hàng năm khác: thích ứng rộng với nhiều loại đất vùng gò đồi như bazan, đất sỏi cơm, đất cát pha; chịu được khô hạn, gió lào (từ tháng 4 đên tháng 8); quy trình sản xuất đơn giản, ít bị sâu bệnh, chu kỳ sản xuất dài khoảng 25 - 30 năm, trồng 1 lần thu hoạch nhiều năm, ít tốn công lao động, lao động đỡ vất vả hơn so với các cây hàng năm khác; tiêu thụ dễ dàng (mủ, gỗ cao su), hiệu quả kinh tế cao, sớm hoàn vốn; giai đoạn 2010-2013 người sản xuất thu về khoảng 25 - 30 triệu đông/ha/năm; sau khi kết thúc khai thác mủ, có thể bán gỗ với giá trị 100 - 150 triệu đồng/ha. Các địa phương trong vùng đánh giá cây cao su đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, làm giàu cho nông dân nên những năm qua diện tích cao su các tỉnh trong vùng Băc Trung Bộ tăng lên rất nhanh.

  1. Tình hình thiệt hại do bão số 10

  • Thực tế trồng cao su từ 1960 đến nay cho thấy, tại vùng Bắc Trung Bộ thách thức lớn là bão xẩy ra với tần suất, cường độ cao hơn so với các vùng trồng cao su truyền thống khác. Trong quá trình quy hoạch, hạn chế này đã được đánh giá kỹ và khuyến cáo các biện pháp nhằm giảm thiệt hại như không trong vùng sát gần biển, trồng đai rừng 3 tầng, rộng 10 - 12 m, hướng trông, mật độ trông...

  • Thống kê từ năm 1970 - 1990 có 40 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực, trong đó chỉ có 7 cơn bão gây gây đổ cây cao su. Từ năm 1970 - 2013 có 9 cơn bão gây gãy đổ cây cao su trong vùng, tuy nhiên trên địa bàn từng tỉnh thì chỉ có 2

  • 3 cơn bão gây thiệt hại đáng kể cho cao su. Ví dụ, tại Hà Tĩnh từ năm 1997 - 2007 bão không đáng kể, tuy nhiên 2 cơn bão số 5 (2007) và bão số 10 (2013) ảnh hưởng nặng đên cao su; Quảng Trị có bão số 9 (2009) và bão sô 10 (2013); Quảng Bình có 2 cơn bão số 10 (1983) và bão số 10 (2013), cách nhau 30 năm. Tuy nhiên, bão số 10 năm 2013 là một cơn bão mạnh nhất. Theo ghi nhận tại Quảng Bình, nếu như bão số 10 năm 1983 chỉ kéo dài 1,5 giờ, có mưa nhỏ thì bão số 10 năm 2013 kéo dài trên 5 giờ, kèm theo mưa to, vào sâu trong đất liền vẫn duy trì cấp 10-11 nên gây thiệt hại lớn cho cao su, cũng như các cây trồng khác.

  • Tổng diện tích cao su bị ảnh hưởng do bão lên tới 22 nghìn ha, trong đó khoảng 13,8 nghìn ha bị thiệt hại nặng phải trồng lại. Thiệt hại nêu trên một phần còn do một số địa phương trồng cao su sát ven biển (ví dụ, phía Đông huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), đất chia cho từng hộ nên cao su tiểu điền không có đai chắn gió, do cao su được giá nên nông dân đã sử dụng giống năng suất cao, thâm canh cao, không tạo tán thấp nên cây dễ đổ ngã...

  1. Chủ trương phát triển cao su trong vùng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy cây cao su ở vùng Bắc Trung Bộ đã có quá trình phát triển hơn 50 năm, là cây trồng có hiệu quả kinh tế, được các địa phương và nông dân lựa chọn. Tuỵ nhiên trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì việc phát triển cao su ở vùng Bắc Trung Bộ cần tổng kết rút kinh nghiệm, có những điều chỉnh kịp thời để giảm thiểu tác hại của bão có thể xẩy ra:

  • Bộ đã giao Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chủ trì phối họp với các địa phương đánh giá lại vê cơ cấu giống, các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng; tổng kết các mô hình, kinh nghiệm thực tiễn, triển khai nghiên cứu, thực nghiệm, đề xuất Quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ cao su đặc thù cho vùng Bắc Trung Bộ, nhăm hạn chế ảnh hưởng của bão, gió lào, khô hạn và rét; Bộ đã giao Cục Trồng trọt, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp chủ trì phối hợp với các tỉnh trong vùng đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển cao su vùng Bắc Trung Bộ theo Quyết định 750/QĐ-TTg; chủ trương của các tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về phát triên cao su trong thời gian tới; chỉ đạo các địa phương rà soát quỵ hoạch chi tiết trồng cao su của từng tỉnh, kiến quyết không đê người dân tự phát trông cao su gần biên, vùng có nguy cơ cao; trên cơ sở đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh quy hoạch phát triển cao su của vùng và cả nước trong năm 2015;

  • Các địa phương và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tăng cường quản lý nhà nước vê giống cao su, tổ chức sản xuất và cung ứng cây giống cao su có khả năng chịu gió bão khá hơn các giống hiện có để phục vụ việc trồng lại và trồng mới cao su trong vùng.

23. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành tránh chồng chéo về nhiệm vụ của các ngành liên quan trong các lĩnh vực quản lý vật liệu xây dựng và tài nguyên khoáng sản, cấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và công trình, quản lý đường giao thông và đường đô thị, quản lý rác thải và môi trường.

Trả lời: Tại công văn số 3008/BNV-TCBC ngày 06/8/2014

1. Về lĩnh vực quản lý vật liệu xây dựng và tài nguyên khoáng sản

- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 21/2013/NĐ-CP) quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.

- Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 62/2013/NĐ-CP) quy định Bộ Xây dựng là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng; trong đó, tại Điểm đ Khoản 12 Điều 2 quy định Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến, báo cáo đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng.

Như vậy, quy định của Chính phủ về việc quản lý vật liệu xây dựng và khoáng sản đã rõ ràng, không chồng chéo về nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành liên quan. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý về tài nguyên khoáng sản; Bộ Xây dựng quản lý về vật liệu xây dựng; Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong các vấn đề liên quan về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

2. Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và công trình

Nghị định số 21/2013/NĐ-CP quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, trong đó tại Điểm d Khoản 5 Điều 2 quy định nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, Chính phủ đã quy định rõ nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không có sự chồng chéo nhiệm vụ với các Bộ, ngành khác về lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Về quản lý đường giao thông và đường đô thị

- Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải quy định Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả nước; trong đó tại Khoản 5 Điều 2 quy định rõ nhiệm vụ quản lý về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không.

- Nghị định 62/2013/NĐ-CP quy định Bộ Xây dựng là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, trong đó tại Điểm đ Khoản 8 Điều 2 quy định rõ nhiệm vụ: "Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quy định việc phân cấp; phân loại đường đô thị; xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì đường đô thị".

Như vậy, Chính phủ đã quy định rõ ràng, không có sự chồng chéo về nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành có liên quan trong việc quản lý đường giao thông và đường đô thị. Cụ thể:

+ Đối với đường giao thông (nằm trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ) do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

+ Đối với đường đô thị (nằm trong kết cấu hạ tầng giao thông đô thị):

Bộ Xây dựng chủ trì quản lý về quy hoạch và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật (Bộ Giao thông vận tải phối hợp).

Bộ Giao thông vận tải chủ trì việc quản lý sử dụng, khai thác, bảo trì (Bộ Xây dựng phối hợp).

4. Về quản lý chất thải và môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định rõ môi trường, thành phần môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, chất thải, quản lý chất thải...Chất thải là một thành phần trong tổng thể các thành phần môi trường, theo đó trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường bao gồm cả việc quản lý chất thải.

Tại Khoản 1 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước; Khoản 2 Điều 121 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Khoản 3 đến Khoản 10 Điều 121 quy định trách nhiệm của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Xây dựng, Giao thông vận tải, Y tế, Quốc phòng, Công an trong việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường theo phạm vi quản lý từng ngành, lĩnh vực. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải trong nông nghiệp, Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải rắn, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trong việc quản lý chất thải y tế...

- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP, quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường; tại Điểm b Khoản 8 Điều 2 quy định rõ nhiệm vụ: "Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành trong việc quản lý chất thải theo quy định của pháp luật".

Như vậy, pháp luật hiện hành đã phân định rõ nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan trong việc quản lý về chất thải và môi trường.



24. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của người lãnh đạo. Các Bộ trưởng đều có nhiều Thứ trưởng giúp việc nhưng không hiệu quả, vẫn để xảy ra tình trạng "loạn" đại học, "loạn" thủy điện.

Trả lời: Tại công văn số ngày 3019/BNV-CCVC ngày 06/8/2014

Ngày 27/10/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 157/2007/NĐ-CP quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành; trong quá trình đề xuất, tham mưu, trình, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu vi phạm sẽ bị xử lý ở các hình thức quy định về trách nhiệm kỷ luật; trách nhiệm dân sự; trách nhiệm vật chất; trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.



25. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Hiến pháp (sửa đổi) và Luật đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Triển khai thực hiện Luật đất đai (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 về việc triển khai thi hành Luật, trong đó đã xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Luật.

Đối với việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đất đai (sửa đổi), các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm ban hành 06 nghị định và 08 thông tư, thông tư liên tịch để triển khai thực hiện Luật. Tính đến ngày 15/8/2014, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã trình Chính phủ ban hành được 05/06 nghị định (còn 01 nghị định mới bổ sung đang được xây dựng) và 06/08 thông tư, thông tư liên tịch (02 thông tư chưa được ban hành) cần ban hành để triển khai thực hiện Luật.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ khẩn trương xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đất đai để góp phần đưa đạo luật quan trọng này đi vào cuộc sống.



26. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Trong thời gian qua, có một số báo đưa tin về những vấn đề liên quan đên đồng chí Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Cử tri bức xúc đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc trên, nếu như báo đưa tin sai sự thật thì phải xử lý, nếu đúng thì tuyên dương khen thưởng cơ quan báo chí đã đưa tin.

Trả lời: Tại công văn số 2106/TTCP-KHTCT ngày 08/9/2014

Ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ giai đoạn 2006- 2011. Hiện nay, ông Trần Văn Truyền đã nghỉ hưu, đang sinh hoạt đảng ở tỉnh Bến Tre. Sau khi báo chí nêu về tài sản của Ông Trần Văn Truyền, Ban Bí thư Trung ương đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh theo quy định của Đảng và quy định của pháp luât. Sau khi có kết luận kiểm tra, việc thông báo sẽ theo quy định hiện hành.

Với chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo các vụ, cục chức năng nghiên cứu, rà soát, kiên nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với tình hình thực tế, nhất là các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập tiến tới kiểm soát được tài sản, thu nhập của các đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập khi đã nghỉ hưu.

27. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh, ngày 04/10/2011 Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 241/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải trong việc truy thu đối với những trường hợp đóng bảo hiểm xã hội thuộc Hợp tác xã tín dụng chuyển ngành từ năm 1996-2003 và đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có đề xuất cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; nhưng đến nay chưa được thực hiện. Ngày 27/8/2013, Bộ Tài chính có Công văn số 1105/BTC-HCSN trả lời không thuộc trách nhiệm của Bộ mà thẩm quyền thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết. Đề nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu đề xuất thực hiện theo kết luận của Phó Thủ tướng.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương