KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang18/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   101

26. Cử tri các tỉnh Bình Định, Sóc Trăng, TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân, quan tâm đào tạo nghề; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như thủy lợi, đường giao thông, điện, nước; có giải pháp hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản hàng hóa, hướng sản xuất nông nghiệp tới xuất khẩu; có chính sách để người nông dân không bỏ ruộng; triển khai mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn.


Trả lời: Tại công văn số 6588/BNN-KH ngày 18/8/2014

Chính phủ luôn quan tâm lớn đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn thông qua việc ban hành nhiều chính sách và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp để nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hướng tới xuất khẩu.

a) Chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trực tiếp cho nông dân:

- Hỗ trợ nông dân bảo vệ và phát triển đất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012. Bộ Nông nghiệp và PTNT đang chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 42/2012/NĐ-CP theo hướng giảm hỗ trợ trực tiếp cho các hộ trồng lúa; bỏ nội dung hỗ trợ khi gặp thiên tai và chuyển phần kinh phí này hỗ trợ các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vừa đảm bảo hiệu quả và vẫn giữ được đất lúa để nông dân không bỏ ruộng, với điều kiện cây trồng thay thế không làm thay đổi bề mặt, cơ cấu, lý hóa đất...

- Hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản khắc phục thiên tai theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012. Theo đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 80% cho các tỉnh miền núi, Tây nguyên; 70% cho các tỉnh và thành phố khác; các mức hỗ trợ đối với cây trồng được tính theo diện tích thiệt hại, đầu vật nuôi và mức độ thiệt hại. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 quy định các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo quyết định số 142/2009/QĐ-TTg.

- Hỗ trợ nhiên liệu, máy móc thiết bị liên lạc cho ngư dân đánh bắt xa bờ theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Thời gian tới, bổ sung nội dung đào tạo, tập huấn để ngư dân thay đổi tập quán làm việc, nâng cao trình độ; bổ sung hỗ trợ các tàu thu mua, làm dịch vụ hậu cần nghề cá, các tàu cá khai thác xa bờ.

- Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở nông thôn nhằm đảm bảo an sinh xã hội và tạo sinh kế theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 289/2008/QĐ-TTg ngày 18/3/2008; số 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011; số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013; số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013; số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013; số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013; số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013; số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 phê duyệt Chương trình 135 giai đoạn III.

Tuy nhiên, về dài hạn sẽ giảm dần các hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo lộ trình hợp lý, tăng các hỗ trợ gián tiếp. Đồng thời, sẽ bổ sung các biện pháp và điều kiện để người dân nhận thụ hưởng từ chính sách hỗ trợ trực tiếp hiện nay có động lực vươn lên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

b) Chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất gián tiếp thông qua các hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước; khoa học công nghệ, khuyến nông, đào tạo nghề; liên kết tiêu thụ nông sản...

- Những năm qua, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư, hạ tầng cơ bản của nông nghiệp phục vụ sản xuất được nâng cấp. Giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư nâng cấp, là khâu đột phá trong xây dựng hạ tầng nông thôn mới, có 98,6% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 87,4% xã có đường đến Ủy ban nhân dân xã được nhựa, bê tông hóa. Đầu tư thủy lợi theo hướng đa chức năng để phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất công nghiệp; ưu tiên đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; hệ thống thủy lợi đáp ứng trên 73% nhu cầu sản xuất, dân sinh; có 31,2% số xã xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí thủy lợi. Tỷ lệ xã có điện đạt 98,6% và tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 96,6% (tăng 1,3% so với năm 2010), có 54,6% số xã đạt tiêu chí về điện. Đã nâng cấp hơn 1.000 công trình nước sạch tập trung; cả nước có khoảng 84% dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 63% hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Thực hiện Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 02/11/2011 về thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, hiện đại và nâng cao giá trị gia tăng; góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm vùng, địa phương, sản phẩm an toàn cho tiêu dùng, xuất khẩu. Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 1859/QĐ-TTg ngày 17/12/2012; Bộ Nông nghiệp và PTNT đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao, từ đó hỗ trợ các địa phương thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao và các dự án mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi.

- Thông qua hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến cơ sở để nông dân phát triển sản xuất theo quy hoạch, sử dụng công nghệ canh tác mới, giống mới đảm bảo nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá.

- Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; tăng mức hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp để nông dân sản xuất nông nghiệp hàng hóa và hỗ trợ đào tạo nghề phi nông nghiệp để chuyển một bộ phận nông dân sang làm nghề khác... Cùng với sự phát triển về số lượng cơ sở dạy nghề, quy mô đào tạo nghề, tổng số lao động nông nghiệp được đào tạo giai đoạn 2010 - 2013 là 711.746 người (đạt trên 50% mục tiêu của Đề án), trong đó lao động nữ là 295.873 người (chiếm 41,57%).

- Giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, cánh đồng mẫu lớn, theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013. Theo đó, nông dân có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bán nông sản theo đúng hợp đồng đã ký, được hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và thông tin thị trường, hỗ trợ chi phí mua giống cây trồng, kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp…

c) Triển khai chương trình giảm nghèo, phát triển nông thôn

- Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011 - 2020 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012; số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013; số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013; số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013... Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các huyện nghèo (Chương trình 30a) xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; xây dựng các dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng vốn hỗ trợ của nhà nước về phát triển sản xuất; hướng dẫn các địa phương thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn III…

- Cùng với kết quả thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó có các chương trình: xây dựng nông thôn mới, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào phát triển nông thôn toàn diện, bộ mặt nông thôn đổi thay, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào, tạo được sự đồng thuận và sức lan tỏa trong toàn xã hội.

27. Cử tri các tỉnh Tiền Giang, Phú Thọ, Thái Bình kiến nghị: Kiến nghị Bộ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý chặt chẽ giá bán các loại vật tư nông nghiệp, đảm bảo giá cả phù hợp; tăng cường các hoạt động hỗ trợ giúp người nông dân nhận biết và phát hiện các sản phẩm vật tư nông nghiệp giả, kèm chất lượng trước khi sử dụng nhằm hạn chế các thiệt hại xẩy đến với người dân; đồng thời, đây cũng là một trong những biện pháp để người dân tích cực phối hợp cùng cơ quan chức năng trong phát hiện, tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, kèm chất lượng.

Trả lời: Tại công văn số 6440/BNN-QLCL ngày 13/8/2014

1. Để quản lý chặt chẽ giá bán các loại vật tư nông nghiệp (VTNN), đảm bảo giá cả phù hợp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai đồng bộ các giải pháp hữu hiệu như sau:

a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN niêm yết công khai giá bán từng loại VTNN và các đơn vị trực thuộc Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán các loại VTNN, xử lý các hành vi vi phạm về bình ổn giá, niêm yết giá, đầu cơ tăng giá, ép giá theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn …

b) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch “Hướng dẫn chi tiết mặt hàng bình ổn giá, đăng ký giá và kê khai giá phù hợp với từng thời kỳ đối với mặt hàng phân đạm u rê, phân NPK, thuốc bảo vệ thực vật, muối ăn, vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và thóc, gạo tẻ thường; Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản; Thuốc tiêu độc, sát trùng tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản”, dự thảo thông tư liên tịch đã được gửi cho các Bộ, Ngành liên quan và các địa phương lấy ý kiến góp ý và dự kiến đầu Quý IV/2014 sẽ ban hành thông tư liên tịch này. Khi thông tư này được ban hành và có hiệu lực sẽ giúp quản lý chặt chẽ giá bán các loại VTNN, đảm bảo giá cả phù hợp cho người tiêu dùng.

2. Để giúp nông dân nhận biết và phát hiện các sản phẩm VTNN giả, kèm chất lượng trước khi sử dụng nhằm hạn chế các thiệt hại xẩy đến với người dân, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trong toàn Ngành thực thi nghiêm túc các quy định sau:

a) Thông tư số 20/2014/TT - BNNPTNT ngày 26/6/2014 Quy định một số nội dung về phân công và thẩm quyền quản lý VTNN nhằm làm rõ trách nhiệm việc quản lý nhà nước về VTNN của các Tổng cục, Cục chuyên ngành.

b) Quyết định số 3086/QĐ-BNN-PC ngày 10/7/2014 về việc điều chỉnh Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ 6 tháng cuối năm 2014 chỉ đạo các cơ quan chức năng soạn thảo, trình Bộ trưởng ban hành các thông tư về quản lý VTNN, bao gồm: Thông tư về quản lý thuốc bảo vệ thực vật, Thông tư quy định về thử nghiệm, khảo nghiệm và kiểm tra chất lượng thuốc thú y, Thông tư hướng dẫn Nghị định số 202/2013.NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón, Thông tư quy định về quản lý giống vật nuôi và Thông tư quy định về quản lý sử dụng kháng sinh, hóa dược trong thức ăn chăn nuôi…; các thông tư này đang trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, ban ngành và địa phương.

c) Chỉ thị 167/CT-BNN-TTr ngày 20/01/2014 về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng VTNN và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân trong sử dụng sản phẩm VTNN, để người dân tích cực phối hợp cùng cơ quan chức năng phát hiện, tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN giả, kèm chất lượng; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN không đảm bảo chất lượng; Công bố công khai kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Tổ chức 3 đợt thanh tra diện rộng về vật tư nông nghiệp (Quyết định số 888/QĐ-BNN-TTr ngày 29/4/2014), về quản lý thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, chất cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, Quyết định số 1270/QĐ-BNN-TTr ngày 11/6/2014 thanh tra diện rộng quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Quyết định số 1306/QĐ-BNN-TTr ngày 16/6/2014 Bổ sung thanh tra diện rộng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trong lĩnh vực thủy sản).

28. Cử tri các tỉnh Tiền Giang, Ninh Bình kiến nghị: Thời gian qua, giá cả các mặt hàng vật tư nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất liên tục tăng; mặt khác, xuất hiện ngày càng nhiều loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng gây thiệt hại đến năng suất cây trồng; cùng với sự biến động giảm của giá cả các mặt hàng nông sản (không chỉ riêng cây lúa) đã gây ra nhiều khó khăn cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp và đời sống- đây là nỗi lo lắng lớn nhất của nông dân hiện nay. Do vậy, cử tri kiến nghị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định giá cả đầu vào và chất lượng của các mặt hàng nông nghiệp, đảm bảo giá cả đầu ra cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp, nhằm đảm bảo cho người dân sản xuất nông nghiệp có lãi, giúp họ ổn định cuộc sống và gắn bó lâu dài với nghề này.

Trả lời: Tại công văn số 5786/BNN-KH ngày 22/7/2014

Việc kinh doanh vật tư nông nghiệp hiện nay thực hiện theo cơ chế thị trường. Trong khi sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nhiều vật tư nông nghiệp vẫn phải nhập khẩu, giá cả lên xuống thất thường, phụ thuộc lớn vào cung cầu. Mặt khác, trong nước có nhiều tổ chức và cá nhân kinh doanh vật tư, nên việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên, nhà nước đã có hàng loạt giải pháp đồng bộ sau:

- Trước hết, đảm bảo cung cầu vật tư nông nghiệp để ổn định giá bán có lợi cho nông dân; nhà nước đã có chính sách tăng cường đầu tư xây dựng các các nhà máy sản xuất vật tư nông nghiệp trong nước.

- Bộ Công Thương kịp thời nắm sát thị trường giá cả vật tư nông nghiệp trong và ngoài nước để chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh đảm bảo đủ nguồn cung ứng vật tư kịp thời vụ.

- Bộ Tài chính quản lý chặt chẽ giá bán vật tư nông nghiệp theo Luật giá; các doanh nghiệp kinh doanh vật tư phải đăng ký giá những mặt hàng chủ yếu với Bộ Tài chính và niêm yết giá bán lẻ vật tư tại các cửa hàng mua bán; không được đẩy giá bán lên cao, làm lũng loạn thị trường vật tư nông nghiệp

- Các Bộ có liên quan phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban ngành ở địa phương có biện pháp tích cực để ngăn chặn kịp thời việc đưa vật tư kém chất lượng và hàng giả ra ngoài thị trường; cần xử lý nghiêm theo pháp luật, đồng thời tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục tới mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

- Khuyến cáo cho nông dân sản xuất những cây, con phù hợp với các vùng sinh thái và đáp ứng thị trường, mang lại hiệu quả.

- Nhà nước có các chính sách: như hỗ trợ đầu tư giống gốc, đầu tư thủy lợi, đầu tư tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ tín dụng, chính sách hỗ trợ thu mua nông sản khi vào vụ để nông dân yên tâm sản xuất và sản xuất có lãi.




tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương