KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang21/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 6993/BNN-TT ngày 28/8/2014

1. Nghiên cứu hướng dẫn cho nhân dân cây giống và con giống phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương.

Công tác nghiên cứu chọn tạo, nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi mới và hướng dẫn nông dân áp dụng vào sản xuất luôn được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặc biệt quan tâm, đầu tư.

- Từ năm 1999 đến nay, Chính phủ đã liên tục phê duyệt Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp:

+ Năm 1999, Chính phủ đã có quyết định số 225/1999/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000 - 2005.

+ Năm 2006, Chính phủ có quyết định số 17/2006/QĐ-TTg tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010.

+ Năm 2009, Chính phủ có quyết định số Quyết định số 2194/QTTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020.

Thông qua Chương trình giống quốc gia, Chính phủ đã đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị nghiên cứu, sản xuất giống; hỗ trợ sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng; hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình trình diễn giống cây trồng, vật nuôi mới; hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho nông dân thông qua các mỗ hình…

- Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn ưu tiên kinh phí sự nghiệp khoa học cho các đề tài, dự án về giống cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, hàng năm có hàng chục giống cây trồng, vật nuôi mới được công nhận đưa vào sản xuất góp phần rất quan trọng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.

- Triển khai Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn ưu tiên phê duyệt các mô hình khuyên nông áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm thông qua các mô hình khuyến nông để các giống cây trồng, vật nuôi mới nhanh chóng mở rộng trong sản xuất đại trà.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Quyết định 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 phê duyệt Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016-2020; trong đó công tác giống cây trồng, vật nuôi được coi là 1 giải pháp quan trọng.

- Đối với lĩnh vực giống chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 680/QĐ-BNN-CN ngày 07/4/2014 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi”; phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các Thành phố miền núi biên giới phía Bắc” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện tại 7 Thành phố là Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh nhằm giúp các Thành phố tự túc con giống tại chỗ phù hợp với điều kiện của địa phương.

2. Để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành các cơ chế, chính sách như sau:

- Ngày 25/10/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn thay thế cho Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, trong đó có quy định các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên cơ sở các dự án do doanh nghiệp xây dựng.

- Nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 với nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thông qua đó chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của nông dân.

- Về tín dụng, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiêp hiện đang được các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung theo hướng có nhiều chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi hơn nữa cho nông dân vay vốn để mở rộng sản xuất.

- Chính phủ, các Bộ ngành cũng đang quan tâm xúc tiến thương mại mở rộng các thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản; đàm phán phá dỡ các rào cản về kỹ thuật đối với nông sản nước ta; đồng thời tăng cường chống buôn lậu, quản lý chặt chẽ hơn chất lượng hàng nông sản nhập khẩu để tạo điều kiện tiêu thụ hàng nông sản trong nước.

45. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Giá các loại thức ăn chăn nuôi hiện nay khá cao, người chăn nuôi không có lãi do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cử tri kiến nghị quy hoạch nhiều vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhằm giảm giá thành và khuyến khích sản xuất trong nước (đậu nành, bắp, khoai lang…).

Trả lời: Tại công văn số 7156/BNN-TT ngày 06/9/2014

Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu phải nhập khẩu; nguyên liệu sản xuất trong nước do có quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên việc thu mua nguyên liệu tốn rất nhiều chi phí của doanh nghiệp. Đây là những lý do chủ yếu đẩy giá các loại thức ăn chăn nuôi hiện nay lên khá cao.

Để giải quyết vấn đề này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang triển khai một số dự án quy hoạch tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhằm giảm giá thành và khuyến khích sản xuất trong nước.

Từ năm 2013, Bộ đã triển khai lập quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014-2020; (Quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyêt định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014). Định hướng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa như sau:

- Năm 2014-2015, cả nước chuyển đổi khoảng 80 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa sang trồng ngô; 16 ngàn ha sang trồng đậu tương và 13 ngàn ha sang cây thức ăn chăn nuôi, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuyển 30 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa sang trồng ngô, 8 ngàn ha sang trồng đậu tương; 6 ngàn ha sang trồng cây thức ăn chăn nuôi;

- Giai đoạn 2016-2020, cả nước tiếp tục chuyển đổi 156 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa sang trồng ngô; 33 ngàn ha sang trồng đậu tương; 37 ngàn ha sang trồng cây thức ăn chăn nuôi, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuyển 24 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa sang trồng ngô; 11 ngàn ha sang trồng đậu tương và 2 ngàn ha sang trồng cây thức ăn chăn nuôi.

Cùng với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, năm 2014 Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai lập quy hoạch sản xuất ngô toàn quốc đến năm 2020, trong đó chú trọng đến các vùng có lợi thế sản xuất ngô tập trung nhằm giảm giá thành sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, góp phần thay thế ngô nhập khẩu.

Bên cạnh đó Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 47/2013/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa; Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ chuyển đổi một phần diện tích gieo trồng lúa sang trồng các loại cây khác (hoa màu, ngô, đậu, cây thức ăn chăn nuôi...) có hiệu quả kinh tế cao hơn, bảo đảm giá thành sản xuất trong nước cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.



46. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Chủ trương giữ đất cho nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay là rất phù hợp; nhưng đề nghị nhà nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhiều hơn nữa để nhân dân giảm bớt khó khăn, yên tâm đầu tư cho chăn nuôi, sản xuất. Bên cạnh, cần có giải pháp kiềm chế, ổn định giá các loại mặt hàng như: xăng dầu, điện sinh hoạt; giá vật tư nông nghiệp và các mặt hàng thiết yếu khác.

Trả lời: Tại công văn số 6139/BNN-KH ngày 31/8/2014

1. Về đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn:

Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong giai đoạn 2009-2013, Nhà nước đã đầu tư trên 520 nghìn tỷ đồng cho nông nghiệp, nông thôn (chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ và tăng hơn 2,6 lần so với 5 năm trước).

Để tiếp tục ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng nhà nước, Đảng và nhà nước đã ban hành Nghị quyết Trung ương 26 của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 6/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc Hội, trong đó yêu cầu đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn 5 năm sau phải tăng gấp 2 lần kế hoạch 5 năm trước.

2. Về các giải pháp để kiềm chế, ổn định giá vật tư nông nghiệp và các mặt hàng thiết yếu khác:

Việc kinh doanh vật tư nông nghiệp, phân bón được thực hiện theo cơ chế thị trường. Vì vậy, khi bước vào thời vụ sản xuất, nhu cầu vật tư phân bón lớn, đẩy giá bán trên thị trường tăng cao khi lượng tồn kho mỏng. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã có các giải pháp hữu hiệu sau:

- Đảm bảo cân đối và chủ động đủ nguồn vật tư nông nghiệp, với các chủng loại phong phú ngay từ đầu vụ sản xuất để cung ứng kịp thời cho nông dân. Trên cơ sở cân đối cung cầu từng vùng, từng vụ, các Bộ, Ngành chỉ đạo các doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất và nhập khẩu đủ vật tư, không để thiếu hụt nguồn cung ứng khi vào vụ sản xuất nông nghiệp.

- Khuyến khích việc đầu tư sản xuất vật tư nông nghiệp trong nước: hỗ trợ một phần nguyên liệu đầu vào như khí đồng hành, than để sản xuất phân bón, hạ giá thành, hạ giá bán cho nông dân.

- Quản lý chặt chẽ giá và thị trường vật tư nông nghiệp theo quy định của Luật giá, để ngăn chặn tình trạng đẩy giá bán vật tư lên quá cao của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp.

47. Cử tri các tỉnh Kiên Giang, Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ cần có giải pháp hữu hiệu để quy định việc liên kết chặt chẽ giữa 04 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) trong việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân, để người dân yên tâm sản xuất.

Trả lời: Tại công văn số 6862/BNN-KTHT ngày 26/8/2014

Nghị quyết số 26-NQ/TW (khóa X) về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” đã xác định cần phải tập trung quy hoạch vùng nông sản chủ lực sản xuất phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời phải hướng chính sách thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp, và nông dân thông qua các tổ chức đại diện của nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác) và xây dựng cánh đồng lớn. Đây là một chủ trương đúng đắn, quan trọng và có chiến lược lâu dài. Việc liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ, tạo được vùng nông sản hàng hóa tập trung, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên thực tế triển khai cho thấy việc hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo, hợp đồng bao tiêu còn thiếu chặt chẽ, không có chế tài xử phạt, thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng để phát triển, người nông dân thường rơi vào tình trạng mất mùa được giá, được mùa rớt giá do giá cả thị trường và thương lái ép giá. Bên cạnh đó tổ chức đại diện của nông dân như hợp tác xã, tổ hợp tác còn rời rạc, chưa có phương án hoạt động có hiệu quả, thiếu sự kết nối giữa các nông dân với nhau trong sản xuất, chưa làm tốt cầu nối trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp. Những nguyên nhân trên là lý do quan trọng cản trở sự phát triển của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản ở các địa phương, làm cho doanh nghiệp không yên tâm đầu tư vào nông nghiệp, vốn đã có rất nhiều rủi ro.

Để giải quyết vấn đề này, Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra một loạt các quy định và chính sách như Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Trên cơ sở đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg.

Các chính sách này nhằm tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng và củng cố các HTX, THT hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, cung ứng dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Đặc biệt xác định rõ trách nhiệm của các bên tham gia liên kết như trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ nông dân và các tổ chức đại diện cho quyền lợi của hộ nông dân như HTX, THT, chính quyền địa phương và các thành phần kinh tế khác (ngân hàng, nhà khoa học, hiệp hội nghề nghiệp…). Quy định cụ thể các chính sách ưu đãi và điều kiện để các bên tham gia liên kết thông qua hợp đồng, đảm bảo quyền lợi của người dân, đặc biệt là các chính sách liên quan đến hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, hỗ trợ các dịch vụ tập trung và ưu tiên tham gia các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ.



48. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Liên quan đến việc tăng giá sữa vừa qua, cử tri kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy hoạch tổng thể và chính sách khuyến khích phát triên nghề chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa để phần nào chủ động nguyên liệu cho ngành chế biến sữa, tránh phụ thuộc vào việc nhập khẩu sữa.

Trả lời: Tại công văn số 6939/BNN-CN ngày 27/8/2014

1. Về quy hoạch tổng thể:

Tháng 5/2014 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” có định hướng phát triển chăn nuôi bò sữa ở những vùng truyền thống và có khả năng đầu tư công nghệ cao;

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thẩm định, chuẩn bị phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó, có quy hoạch chăn nuôi bò sữa theo vùng trọng điểm, theo vùng chăn nuôi áp dụng công nghệ cao, quy hoạch đất trồng cỏ, cây thức ăn phục vụ chăn nuôi bò sữa.

2. Về chính sách khuyến khích phát triển bò sữa:

Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010.

Theo kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định về chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, trong Quyết định đã bao hàm các nội dung hỗ trợ các hộ chăn nuôi bò sữa về vật tư thụ tinh nhân tạo bò, hỗ trợ vắc xin tiêm phòng, hỗ trợ xử lý môi trường và xây dựng chuồng trại chăn nuôi, hỗ trợ về đào tạo và huấn luyện kỹ năng chăn nuôi cho nông dân, hỗ trợ xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi nông hộ theo mô hình nhóm hộ.



49. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Quan tâm hơn đến việc khuyến khích phát triển đàn trâu thịt, song song nhập khẩu thịt bò hàng năm.

Trả lời: Tại công văn số 6938/BNN-CN ngày 27/8/2014

Trong nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn có sự quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển đàn trâu thịt như:

Giai đoạn 2005-2010 và 2011-2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đầu tư các Dự án “Cải tiến và nâng cao chất lượng giống trâu Việt Nam”. Các dự án này đã góp phần nâng cao chất lượng đàn trâu xây dựng được nhiều vùng giống trâu trong nhân dân để cung cấp con giống cho người chăn nuôi góp phần nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất đàn trâu Việt Nam cung cấp một lượng thịt đáng kể ra thị trường;

Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt các đề tài nghiên cứu về trâu. Các đề tài này đã giúp bà con nông dân chăn nuôi trâu ở các vùng trong cả nước biết cách chọn lọc giống trâu tốt để chăn nuôi trâu ngày càng có hiệu quả hơn;

Song song với các Dự án, đề tài nghiên cứu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho triển khai hỗ trợ cho người chăn nuôi trâu ở một số vùng miền núi và trung du thông qua chương trình khuyến nông như: hỗ trợ 100% kinh phí mua trâu đực giống tốt cho người chăn nuôi và hỗ trợ công bình tuyển, giám định trâu cái;

Bên cạnh những Đề tài, Dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư thì các tỉnh cũng có những chương trình dự án và các chính sách khuyến khích phát triển trâu riêng của của địa phương mình, góp phần phát triển đàn trâu trên cả nước.



50. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Tiếp tục ban hành nhiều cơ chế mở nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển toàn diện nền nông nghiệp nước ta, chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Trả lời: Tại công văn số 6611/BNN-KH ngày 18/8/2014

Theo số liệu năm 2013 của Tổng Cục Thống kê, vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước cho ngành nông lâm thủy sản (theo giá hiện hành) chỉ chiếm khoảng 4,4% vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành. Như vậy, phần lớn vốn trong lĩnh vực nông lâm thủy sản (95,6%) được đầu tư từ các thành phần kinh tế khác trong xã hội, tập trung chủ yếu vào đối tượng doanh nghiệp và người dân.

Để đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển toàn diện nền nông nghiệp Việt Nam, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư rất có hiệu quả. Điển hình là Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, từ năm 2011- 2013 đã huy động được 448,5 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương chỉ chiếm 1%, ngân sách địa phương chiếm 9,2%, vốn tín dụng 47,6%, còn lại là đóng góp của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trình Chính phủ phê duyệt; trong đó, bao gồm cả đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Trong lĩnh vực Khoa học công nghệ: Hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho Bộ Nông nghiệp và PTNT để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chỉ đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu thực tế. Do nguồn vốn ngân sách tương đối hạn hẹp, Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm của ngành để thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, những nhiệm vụ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của ngành được ưu tiên hàng đầu.



51. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có định hướng phát triển sản xuất cây thanh long ở các tỉnh vùng Long An, Tiền Giang thật hợp lý theo điều kiện sản xuất có lợi thế nhất của từng địa phương và nhu cầu thực sự của thị trường trong và ngoài nước, tránh tình trạng có xu hướng phát triển tràn lan như hiện nay sẽ dễ dẫn đến Cung – Cầu không đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và có khả năng phá vỡ quy hoạch nông nghiệp chung của cả nước và từng địa phương như thực trạng sản phẩm Dưa hấu vừa qua.

Trả lời: Tại công văn số 6793/BNN-TT ngày 21/8/2014

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thanh long nước ta có nhiều thuận lợi, bên cạnh các thị trường dễ tính, trong đó có Trung Quốc chiếm tới trên 70% thị phần, thanh long đã xuất khẩu được vào một số thị trường khó tính, có yêu cầu kiểm dịch thực vật khắt khe: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile, Newzealand. Thanh long trở thành loại trái cây xuất khẩu tươi có giá trị kim ngạch lớn nhất trong ngành hàng rau quả nước ta. Diện tích trồng thanh long hiện ước đạt 28.729 ha, tăng gần 13 lần so năm 1995, sản lượng thanh long cũng tăng cao nhanh chóng, từ năm 2010 sản lượng thanh long vượt 300 nghìn tấn/năm, năm 2013 đạt hơn 517 nghìn tấn.

Sản xuất thanh long nước ta hiện tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An, chiếm hơn 92% tổng diện tích và khoảng 98% sản lượng, trong đó Bình Thuận là tỉnh sản xuất thanh long lớn nhất, chiếm hơn 71% diện tích và 75% sản lượng thanh long toàn quốc, hai tỉnh Tiền Giang và Long An chiếm 21% về diện tích và 23% về sản lượng.

Tuy nhiên, tình trạng tự phát mở rộng trồng thanh long, bao gồm cả diện tích không quy hoạch trồng thanh long của các địa phương vùng truyền thống, cũng như tại một số địa phương khác chưa có quy hoạch sản xuất thanh long, nguy cơ làm phá vỡ quy hoạch chung, ảnh hưởng cân đối cung cầu và khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ. Việc mở rộng diện tích thanh long đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về phát tán dịch bệnh, ảnh hưởng chất lượng trái và giá trị xuất khẩu trong thời gian tới khi thị trường nhập khẩu ngày càng yêu cầu khắt khe hơn.

Với mục tiêu xây dựng ngành hàng trái cây chủ lực vùng Nam bộ nói chung, thanh long nói riêng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, góp phần tái cơ cấu ngành trồng trọt, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và tăng thu nhập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT ngày 17/7/2013 “Phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ đến năm 2020”, trong đó:

- Định hướng địa bàn và quy mô diện tích sản xuất thanh long tập trung tại Nam bộ đến năm 2020 đạt 24.800 ha, bao gồm: Bình Thuận 17.500 ha, Tiền Giang 4.000 ha và Long An 3.300 ha.

- Định hướng kế hoạch lịch thời vụ sản xuất 5 loại cây ăn quả chủ lực trồng tập trung để rải vụ thu hoạch (gồm: thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn), cụ thể đối với thanh long: diện tích rải vụ 14.880 ha (60% diện tích thanh long tập trung), địa bàn rải vụ tập trung ở 03 tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An; thời gian thu hoạch rải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Trong năm 2014, Bộ giao cho Cục Trồng trọt chủ trì phối hợp với các địa phương triển khai dự án quy hoạch trồng thanh long đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 nhằm đánh giá toàn diện tình thình phát triển thanh long và định hướng quy hoạch phù hợp với lợi thế của các địa phương và nhu cầu thị trường.

Bộ cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo sản xuất rải vụ thu hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung vùng Nam bộ để chỉ đạo tổ chức thực hiện lịch thời vụ trái cây, trong đó có thanh long; đang ưu tiên nghiên cứu nhập nội, chọn tạo giống thanh long, phòng trừ sâu bệnh trên thanh long; chỉ đạo sản xuất thanh long đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời vẫn duy trì thị trường Trung Quốc.

52. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Sớm có kế hoạch thu mua tạm trữ lúa ngay từ đầu vụ Đông Xuân năm 2014 và mở rộng tìm kiếm thị trường xuất khẩu gạo, tiêu thụ nông sản để nhân dân sản xuất có lợi nhuận cao hơn, tránh tình trạng trúng mùa, mất giá diễn ra thường xuyên. Nâng mức xử phạt đối với hành vi sản xuất và bán phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng, vì mức phạt như hiện hành là quá thấp, chưa đủ sức răn đe.

Trả lời: Tại công văn số 6543/BNN-CB ngày 15/8/2014

- Về kế hoạch mua tạm trữ: Theo quy định tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng. Đây không phải chính sách bao tiêu sản phẩm hay hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mà là biện pháp kích cầu, thông qua đó để ngăn chặn sự suy giảm và duy trì ổn định giá lúa, gạo trên thị trường, góp phần gián tiếp hỗ trợ người trồng lúa. Vì vậy, thời điểm mua tạm trữ phụ thuộc vào thị trường (khi giá lúa gạo thấp hơn giá định hướng) và do Thủ tướng Chính phủ quyết định căn cứ theo tình hình thực tế, việc điều hành cũng phải linh hoạt để đảm bảo đạt được mục tiêu khi tạm trữ.

- Về việc mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, tiêu thụ nông sản cho nông dân:

Đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên được Bộ Công Thương chủ trì, cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện. Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai kế hoạch xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư gồm các nội dung như: duy trì trang thông tin thương mại của Bộ, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa thương hiệu Việt Nam; tổ chức các Hội nghị, Hội thảo xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế (Nhật Bản, Hoa Kỳ, Bỉ, Nga,...), tổ chức nghiên cứu thị trường (Trung Đông, Châu Phi, Ấn Độ,...) cho lúa gạo cũng như các sản phẩm nông lâm thủy sản khác.

- Về đề nghị nâng mức xử phạt đối với hành vi sản xuất và bán phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng:

Chính phủ đã ban hành các Nghị định như: Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong các Nghị định này đã nâng mức xử phạt vi phạm hành chính cao hơn nhiều so với các quy định trước đây, ngoài hình thức phạt tiền còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh vi phạm và quy định các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm. Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP: đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng; đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng tùy theo số lượng hàng giả; đối với hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật phạt tiền gấp hai lần mức phạt trên.

Hiện nay, để phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/11/2013 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 114/2013/NĐ-CP trong đó có rà soát, xem xét nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nhằm ngăn chặn và răn đe có hiệu quả các hành vi vi phạm.

53. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh hiện nay một số sản phẩm nông nghiệp do nhân dân sản xuất khó tiêu thụ hoặc bị tư thương ép giá (gừng, dưa hấu, sắn, khoai tây), nhiều mô hình người dân làm kinh tế nông nghiệp không có lãi, đề nghị tiếp tục quan tâm, có định hướng về lĩnh vực phát triển nông thôn, đồng thời có chính sách tác động đến việc tiêu thụ hàng hóa ở mức độ vùng, giúp nhân dân phát triển các mô hình kinh tế nông thôn.

Trả lời: Tại công văn số 5754/BNN-CB ngày 21/7/2014

Một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến nhiều mô hình người dân làm kinh tế nông nghiệp không có lãi hoặc khó tiêu thụ hoặc bị tư thương ép giá là sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết giữa sản xuất với thị trường. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện đề án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Theo đó, sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:



  • Lựa chọn các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có thị trường;

  • Sản xuất theo qui hoạch, yêu cầu của thị trường và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn;

  • Thực hiện liên kết trong sản xuất, giữa nông dân với nông dân (liên kết ngang), giữa nông dân với doanh nghiệp (liên kết dọc), giảm bớt các khâu trung gian nhằm hạ giá thành sản phẩm, hướng sản xuất với thị trường bền vững. Hiện Chính phủ đã ban hành Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về việc chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Bên cạnh đó, ngày 28/5/2014, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1050/QĐ-NHNN quy định về việc cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Quyết định này lấy doanh nghiệp làm hạt nhân, cho vay vốn tới 70% dự án, không cần tài sản thế chấp, nhưng dự án liên kết sản xuất theo chuỗi phải được Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất trên cơ sở đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được lựa chọn kỹ, có trọng tâm, trọng điểm, có quy hoạch; Yêu cầu phải có ký kết hợp đồng và ràng buộc trách nhiệm giữa hộ dân và doanh nghiệp hay hợp tác xã. Đây là giải pháp làm ăn bài bản đúng nguyên tắc thị trường, góp phần xóa đi tình trạng được mùa thì bị tư thương thu mua ép giá, mất mùa, nguyên liệu thiếu hiếm giá cao thì bán ra ngoài.

54. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, tỉnh Lào Cai đã khảo sát quy hoạch vùng trồng cây cao su của tỉnh với diện tích 16.700 ha cao su. Đến nay diện tích cao su đã trồng được là 1.600 ha, một số diện tích trồng cao su đã 7 năm tuổi dự kiến sẽ khai thác mủ trong tháng 5/2014. Qua việc trồng thử nghiệm, cho thấy cây cao su đã có sự thích nghi về sinh trưởng phù hợp tại Lào Cai. Cùng với việc trồng cây cao su đã đem lại việc làm cho người lao động, góp phần giảm nghèo ở vùng miền núi, giảm thiểu người lao động di cư tự do sang Trung Quốc làm thuê.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đề xuất với Chính phủ bổ sung vùng Quy hoạch trồng cây cao su của tỉnh Lào Cai vào vùng quy hoạch phát triển cây cao su của cả nước để tỉnh được hưởng chính sách hỗ trợ từ Trung ương, đồng thời chủ động trong việc tổ chức sản xuất đảm bảo đủ quy mô diện tích để xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, trong điều kiện hiện nay một số diện tích cao su trên địa bàn bắt đầu cho thu hoạch.

Trả lời: Tại công văn số 6795/BNN-TT ngày 21/8/2014

Cũng như các tỉnh khác trong vùng, Lào Cai có địa hình khá phức tạp, đất đai chia cắt giữa các tiểu vùng; điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn; kinh nghiệm phát triển cao su còn hạn chế cả về khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất. Hơn nữa, Lào Cai nằm ở phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn, chịu ảnh hưởng của mùa Đông lạnh hơn so với các tỉnh Tây Bắc. Vì vậy, tại Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển cao su cả nước đến 2015 và tầm nhìn đến 2020, đối với miền núi phía Bắc chỉ bao gồm 3 tỉnh vùng Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

Trong thời gian qua, tình hình phát triển cao su vùng miền núi phía Bắc luôn được sự quan tâm theo dõi, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cụ thể:

- Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có công văn số 595-CV/VPTW ngày 19/4/2011 thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban Bí thư yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo trước mắt, chỉ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su ở các tỉnh Tây Bắc. Đối với các tỉnh Đông Bắc, cần tiến hành trồng thử nghiệm, khảo sát, đánh giá bộ giống phù hợp, chỉ phát triển cao su khi quy hoạch được Chính phủ phê duyệt.

- Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 2488/VPCP-KTN ngày 04/5/2011 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo các tỉnh miền núi phía Bắc, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện phát triển cao su theo đúng quy định tại Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển cao su cả nước đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 để đảm bảo hiệu quả và bền vững.

Để đảm bảo sự phát triển cao su ở các tỉnh miền núi Đông Bắc bền vững, hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 3100/BNN-TT ngày 27/10/2011, nêu rõ đối với các tỉnh trồng cao su ở Đông Bắc, đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thoả thuận với UBND các tỉnh trồng thí điểm cao su trên diện hẹp để rút kinh nghiệm và chủ yếu sử dụng các giống cao su chịu lạnh.

Sau giai đoạn 2009-2012 giá cao su tăng cao, trồng cao su cho lợi nhuận lớn, thì từ 2013 đến nay giá cao su xuống thấp đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cao su, đời sống thu nhập của người trồng cao su. Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, tỉnh Lào Cai cùng với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cần tổng kết đánh giá cụ thể những thuận lợi, khó khăn, hiệu quả kinh tế của cây cao su trước khi đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch, bổ sung Lào Cai vào quy hoạch phát triển cao su của vùng.

55. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Hiện nay, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, vận chuyển và mua bán gia cầm nhập khẩu không rõ nguồn gốc đang ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng, từ đó đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nhân dân và ngành chăn nuôi trong nước; cử tri đề nghị ngành chức năng cần tăng cường công tác quản lý việc sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt và việc nhập khẩu gia cầm không rõ nguồn gốc vào nước ta.

Trả lời: Tại công văn số 6443/BNN-QLCL ngày 13/8/2014

1. Về tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt.

Kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng thuộc Bộ, trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 với tổng số 1.015 mẫu thức ăn chăn nuôi được kiểm tra lấy mẫu phân tích, có 156 mẫu (chiếm 15,4%) vi phạm không đạt về chất lượng so với tiêu chuẩn công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa; không có mẫu nào có chất cấm; tuy nhiên, theo phản ánh của một số thông tin vẫn còn hiện tượng lén lút sử dụng chất cấm như một chất ma túy tại các trang trại chăn nuôi lợn thịt nhằm thu lợi ích bất chính của một số người chăn nuôi kém hiểu biết về an toàn thực phẩm.

Về thức ăn chăn nuôi nhập khẩu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, trong tổng số 34.854 lô nhập khẩu được kiểm tra, có 10 lô vi phạm về chất lượng, các trường hợp vi phạm này đã được xử lý theo quy định hiện hành; không phát hiện trường hợp nào có chất cấm.

Việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt hiện nay chủ yếu tập trung vào hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong bảo vệ cây trồng và hóa chất bảo quản nông sản; một số vụ việc phát hiện sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ để làm giá đỗ, chất cấm trong cá, tôm nuôi. Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức điều tra nguyên nhân, phát hiện vi phạm, chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, làm rõ mức độ nguy hại, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2. Về vận chuyển và mua bán gia cầm nhập khẩu không rõ nguồn gốc.

Trong thời gian trước và sau Tết Dương lịch 2014, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các đoàn công tác đi thị sát tình hình sản xuất, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc; chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương triển khai kịp thời, thường xuyên và kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, đặc biệt nhập lậu qua biên giới; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền thông qua truyền hình, báo chí, nên người tiêu dùng ở một số tỉnh biên giới phía Bắc không ăn gà loại thải của Trung Quốc. Hiện nay, cơ bản không còn việc nhập lậu gà loại thải và tiêu thụ tại các chợ lớn, chợ đầu mối.

3. Về quản lý việc sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt và việc nhập khẩu gia cầm không rõ nguồn gốc.

a) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành:

- Công điện số 1108/CĐ-TTg ngày 31/7/2012 chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh và các Bộ, Ngành tăng cường kiểm soát gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới.

- Quyết định số 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012, phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh trong việc kiểm soát gia cầm nhập lậu qua biên giới.

- Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Ban hành Chỉ thị 167/CT-BNN-TTr của Bộ trưởng về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại vật tư nông nghiệp theo Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng cuối năm 2014 (Quyết định 3086/QĐ-BNN-PC ngày 10/7/2014).

- Tổ chức triển khai thực hiện các đợt thanh tra diện rộng về vật tư nông nghiệp (Quyết định số 888/QĐ-BNN-TTr ngày 29/4/2014), về quản lý thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, chất cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản và quản lý thuốc bảo vệ thực vật (Quyết định số 1270/QĐ-BNN-TTr ngày 11/6/2014).

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra trọng điểm chất lượng thức ăn chăn nuôi năm 2014 (Quyết định số 3112/QĐ-BNN-CN ngày 14/7/2014); Bộ đã ban hành Văn bản số 5655/BNN-CN ngày 16/7/2014 chỉ đạo các tỉnh tăng cường công tác kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, trong đó đặc biệt chú ý kiểm tra các chất kích thích sinh trưởng, chất cấm thuộc nhóm Beta - agonist trong chăn nuôi tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nhất là các cơ sở nhỏ lẻ và cơ sở giết mổ, buôn bán thịt lợn trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện việc công khai trên các phương tiện đại chúng đối với các cơ sở được kiểm tra, đánh giá loại C theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và các loại VTNN giả, kém chất lượng, các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

c) Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương đã ký kết Chương trình phối hợp số 17-CTPH/HND-MTTQ-BNN&PTNT-BCT ngày 17/7/2014về giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh VTNN giai đoạn 2014 – 2020, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN.

56. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, nhưng do một số Bộ, ngành, địa phương chậm triển khai thực hiện nên đến nay các đối tượng thụ hưởng chính sách trên chưa được vay vốn ưu đãi theo QĐ 68/2013/QĐ-TTg. Cử tri đề nghị quan tâm, giải quyết.

Trả lời: Tại công văn số 6225/BNN- CB ngày 06/8/2014

Để triển khai thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư hướng dẫn, cụ thể:

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 hướng dẫn cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/TT-BTC ngày 07/07/2014 về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sẽ tổ chức Hội nghị triển khai tại các vùng trong cả nước, đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện để chủ trương của Chính phủ đạt kết quả tốt, đáp ứng với sự mong đợi của cử tri.

57. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp: Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, như: Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương về Nông nghiệp, Nông dân; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn; Chủ trương liên kết 4 “nhà” (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân), Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,…Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề trong sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được giải quyết hiệu quả, như: Tình trạng được mùa mất giá (do nhiều nguyên nhân như sự kết hợp giữa doanh nghiệp và nông dân, công tác quản lý, quy hoạch vùng nguyên liệu, thị trường nông sản không ổn định…); giá cả vật tư, nguyên liệu nông nghiệp tăng cao, quản lý hàng vật tư nông nghiệp giả và kém chất lượng chưa đảm bảo, trong khi giá thành phẩm nông sản thấp và bất ổn định; hàm lượng ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến nông sản chưa cao nên năng suất và giá trị tăng thêm còn thấp; đời sống nhân dân sản xuất nông nghiệp chậm được cải thiện. Cử tri đề nghị khẩn trương tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách để đẩy mạnh hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân, người nông dân sớm được cải thiện cuộc sống và gắn bó với nghề nông.

Trả lời: Tại công văn số 5908/BNN-KH ngày 29/7/2014

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân, đã có hàng loạt các chính sách để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề bất cập đối với nông nghiệp và nông dân, như tình trạng được mùa mất giá; giá đầu vào cho sản xuất thì cao, mà giá bán nông sản lại thấp; mặt khác, vật tư kém chất lượng, hàng giả vẫn còn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống nông dân. Để khắc phục tình trạng này, nhà nước đã có những giải pháp tích cực như sau:

- Đảm bảo đủ nguồn vật tư cung ứng, đa dạng hóa về chủng loại, hạn chế nhập khẩu để ổn định cung cầu, tạo điều kiện cho nông dân chọn lựa vật tư thích hợp, với giá mua hợp lý, để yên tâm phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cường công tác quản lý giá vật tư nông nghiệp, thực hiện theo Luật giá. Nhà nước chỉ đạo sát sao các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký giá vật tư với Bộ Tài chính và niêm yết giá bán lẻ vật tư ở các cửa hàng để giúp nông dân chọn lựa những mặt hàng có lợi nhất. Nghiêm khắc xử lý những trường hợp đẩy giá bán lên cao để kiếm lời bất chính, gây rối loạn thị trường vật tư nông nghiệp.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức kiểm tra, thanh tra chất lượng vật tư nông nghiệp ở khắp các vùng miền, có biện pháp tích cực, xử lý nghiêm tình trạng vật tư kém chất lượng, hàng giả.

- Khuyến khích hơn nữa việc đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, như giống mới, công nghệ chế biến nông sản…, gắn kết chặt chẽ mô hình kinh tế giữa 4 nhà có hiệu quả (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân) để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao trong nông nghiệp, nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân.



58. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Điều chỉnh một số nội dung thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia để phù hợp với thực tiễn như: Chính sách đồng bộ về đào tạo, tập huấn, củng cố đội ngũ cán bộ công chức cấp xã để đáp ứng yêu cầu hiện nay trong chương trình xây dựng nông thôn mới; nâng mức hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển (hiện nay là 1.000 triệu đồng/xã/năm) bằng với mức hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu (1.500 triệu đồng/xã/năm) theo Dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; điều chỉnh một số tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện đối với các trường học, cơ sở y tế…

Trả lời: Tại công văn số 6877/BNN-VPĐP ngày 26/8/2014

Thực hiện Chương trình công tác năm 2014 của Ban Chỉ đạo Trung ương tại Quyết định số 639/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch số 1947/KH-BNN-VPĐP ngày 17/6/2014 giao các đơn vị có liên quan nghiên cứu bổ sung hoàn thiện khung Chương trình Bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp trong năm 2014, nhằm đáp ứng yêu cầu về xây dựng nông thôn mới trong điều kiện thực tiễn hiện nay; đồng thời, giao các đơn vị có liên quan nghiên cứu, biên soạn giáo trình và phương pháp đào tạo từ xa cho cán bộ xây dựng nông thôn mới để triển khai trên diện rộng, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. Dự kiến, Chương trình khung tài liệu đào tạo, tập huấn cán bộ các cấp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới sẽ được phê duyệt vào cuối năm 2014.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai khảo sát tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, để nghiên cứu đề xuất giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ các xã trên đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, nhằm đáp ứng tiến độ chung thực hiện Chương trình. Dự kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định vào quý IV năm 2014.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh để tổng hợp chung và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh một số tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện đối với các trường học, cơ sở y tế…



59. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Cử tri kiến nghị tổng kết đánh giá tính hiệu quả của chính sách mua tạm trữ lúa gạo thời gian qua để có chính sách hỗ trợ phù hợp hơn đảm bảo người trồng lúa có lãi ít nhất 30%.

Trả lời: Tại công văn số 6546/BNN-CB ngày 15/8/2014

Sau mỗi đợt mua tạm trữ lúa gạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều tổng kết về kết quả thực hiện, trong đó có đánh giá tính hiệu quả của chính sách mua tạm trữ lúa gạo. Đồng thời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tổ chức các hội nghị tổng kết việc mua tạm trữ với sự tham gia của các Bộ ngành liên quan và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Báo cáo tổng kết đã được gửi Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, đơn vị liên quan. Thực tế các đợt tạm trữ vừa qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, giá lúa, gạo trên thị trường đều tăng lên so với trước thời điểm mua tạm trữ, qua đó đã nâng cao lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.

Để sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo đạt được hiệu quả, đảm bảo người trồng lúa có lãi ít nhất 30% như ý kiến của cử tri, bên cạnh giải pháp mua tạm trữ thì phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần tổ chức thực hiện liên kết sản xuất - thu mua - chế biến xuất khẩu gạo. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn nhằm khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu gắn kết với vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng, liên kết sản xuất, đặt hàng đối với người sản xuất (trong đó có người sản xuất lúa), tạo đầu ra ổn định cho nông dân.

Hiện nay, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai kế hoạch tái cơ cấu các ngành sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; rà soát, tổ chức lại các chuỗi sản xuất từ quy hoạch, nuôi trồng, chế biến đến tiêu thụ, tạo sự phát triển ổn định. Qua đó sẽ đem lại lợi nhuận và thu nhập ngày càng cao cho người nông dân sản xuất nông nghiệp, trong đó có người nông dân trồng lúa.



60. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Cử tri đề nghị nên có tổng kết đánh giá hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn để qua đó nhân rộng mô hình này ở các địa phương, nhằm phát huy hiệu quả mô hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.

Trả lời: Tại công văn số 6638/BNN-TT ngày 19/8/2014

1. Trong những năm qua, khởi đầu từ một số mô hình ở Đồng bằng sông Cửu Long, đến nay tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình “cánh đồng lớn” đã trở thành phong trào sâu rộng trên cả nước, được nhiều địa phương, nông dân, doanh nghiệp hưởng ứng; được coi là một giải pháp quan trọng nhằm thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ những hiệu quả khi triển khai áp dụng mô hình “cánh đồng lớn” bao gồm:

- Tăng thu nhập cho nông dân: do tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành; đối với lúa lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn so với ngoài mô hình từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha.

- Tăng tính cộng đồng, sự đồng đều: khắc phục hạn chế sự chênh lệch giữa các hộ nông dân (đầu tư, áp dụng các biện pháp kỹ thuật,…) tạo nên sự đồng đều trên toàn bộ cánh đồng về năng suất, chất lượng sản phẩm; thúc đẩy sự phát triển hợp tác xã kiểu mới.

- Vật tư đầu vào được cung ứng tốt: kịp thời, chủ động, giá cả hợp lý, bảo đảm chất lượng và được tư vấn, hướng dẫn sử dụng nên hiệu quả cao hơn; khắc phục tình trạng mua bán vật tư trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

- Áp dụng đồng bộ cả gói Tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trên quy mô lớn: cho hiệu quả cao hơn nhiều so với áp dụng đơn lẻ.

- Giảm chi phí sản xuất: dịch vụ làm đất, tưới nước, gieo cấy, thu hoạch; áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, quản lý dịch hại tổng hợp và cơ giới hóa, nên giảm chi phí nhân công, giảm lượng và số lần phun thuốc, giảm lượng giống, phân bón và tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho nông dân, so với cách làm riêng rẽ từng hộ như trước đây.

- Thúc đẩy cơ giới hóa: hình thành các cánh đồng lớn, dồn điền, đổi thửa, cải tạo mở rộng đường nội đồng để áp dụng máy móc có công suất lớn, cơ giới hóa đồng bộ.

- Bảo vệ môi trường, giảm phát thải: thông qua việc giảm sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và điều tiết nước hợp lý trên phạm vi rộng cả cánh đồng lớn.

- Sản xuất gắn với thị trường: nông dân tiếp cận được thị trường thông qua liên kết với doanh nghiệp và doanh nghiệp đặt hàng nông dân sản xuất theo yêu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng nên sản xuất - tiêu thụ bền vững, hiệu quả cho cả nông dân và doanh nghiệp.

- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng sản phẩm được cải thiện, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm; giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Góp phần hình thành người nông dân mới: sản xuất hàng hóa, biết gắn kết với thị trường, doanh nghiệp; không chỉ vì lợi ích của mình, mà còn vì lợi ích của cộng đồng, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau.

2. Để khuyến khích nhân rộng mô hình này, ngày 25/10/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn thay thế cho Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg. Ngày 29/4/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg; trong đó có quy định các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân nhằm khuyến khích liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch.…



61. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các kho chứa lúa theo Quyết định số 3242/QĐ-BNN-CB ngày 02/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy hoạch hệ thống kho chứa lúa.

Trả lời: Tại công văn số 6544/BNN-CB ngày 15/8/2014

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 8749/VPCP-KTN ngày 08/12/2011), việc xây dựng hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long theo quyết định số 3242/QĐ-BNN-CB ngày 02/12/2010 đã kết thúc vào 31/12/2013. Trong quá trình thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn triển khai tới các địa phương, doanh nghiệp; thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện, có văn bản giải quyết các kiến nghị, khó khăn vướng mắc, đồng thời có những điều chỉnh về tích lượng kho cho phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh của các địa phương, doanh nghiệp. Đến nay, tổng tích lượng kho chứa lúa, gạo tại ĐBSCL đã đạt trên 6 triệu tấn.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá tổng thể kết quả thực hiện quyết định 3242/QĐ-BNN-CB trong những năm qua để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương