KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)


Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ có gói hỗ trợ cho nông dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp như gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho bất động sản



tải về 7.28 Mb.
trang24/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   101

67. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ có gói hỗ trợ cho nông dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp như gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho bất động sản.


Trả lời: Tại công văn số 6581/BNN-KH ngày 18/8/2014

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm lớn đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn thông qua việc ban hành nhiều chính sách; trong đó có những chính sách hỗ trợ sản xuất trực tiếp cho nông dân, như: Một là, hỗ trợ nông dân bảo vệ và phát triển đất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ. Hai là, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản khắc phục thiên tai theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012. Ba là, hỗ trợ nhiên liệu, máy móc thiết bị liên lạc cho ngư dân đánh bắt xa bờ theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010. Bốn là, hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở nông thôn nhằm đảm bảo an sinh xã hội và tạo sinh kế theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 289/2008/QĐ-TTg ngày 18/3/2008; số 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011; số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013; số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013; số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013; số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013; số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013; số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 phê duyệt Chương trình 135 giai đoạn III.

Bên cạnh đó, còn có những chính sách hỗ trợ sản xuất gián tiếp thông qua các hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất, thuế, bảo hiểm, khoa học công nghệ, khuyến nông, đào tạo nghề, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...; trong đó có chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiêp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ: Các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất vay vốn mua vật tư, máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến nông sản. Ngoài ra, chính sách tín dụng cho vay hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan, các địa phương triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng ưu tiên theo lĩnh vực, như cho vay tạm trữ thóc gạo, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm... Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi lớn để đóng mới, nâng cấp tàu, cho vay vốn lưu động nhằm phát triển đánh bắt cá xa bờ; Ngân hàng nhà nước Việt Nam triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi lĩnh vực thủy sản; việc đầu tư tín dụng theo hướng liên kết chuỗi giá trị từ khâu khai thác, nuôi trồng đến khâu chế biến, tiêu thụ, bám sát đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành thủy sản.

Năm 2014, triển khai thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ về xây dựng Chương trình cho vay thí điểm phục vụ các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp, các mô hình sản xuất áp dụng khoa học và công nghệ cao, các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu; đến nay, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và chỉ định các Ngân hàng thương mại cho vay đối với 12 dự án của 10 doanh nghiệp, với tổng số vốn đã ký kết hợp đồng tín dụng là 496.722 tỷ đồng (Riêng Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH có 2 dự án đã được BacABank ký hợp đồng nguyên tắc là đơn vị tư vấn và đầu tư). Lãi suất cho vay tối đa các dự án là 7%/năm đối với vay ngắn hạn, 10%/năm đối với vay trung hạn và 10,5%/năm đối với vay dài hạn. Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị của dự án. Thời gian thực hiện cho vay thí điểm là 2 năm.

Chương trình cho vay thí điểm theo Nghị quyết số 14/NQ-CP sẽ phục vụ, thúc đẩy xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, theo các mô hình liên kết mới trong nông nghiệp (Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013).

Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp hàng hóa và giúp cho các tổ chức tín dụng kiểm soát được dòng tiền cho vay, bảo toàn được vốn, từ đó tiếp tục cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nhất thiết phải tổ chức nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, Chính phủ chỉ đạo thực hiện “chương trình” thí điểm cho vay ưu đãi đối với sản xuất nông nghiệp, không thực hiện “gói” hỗ trợ như “gói” 30.000 cho bất động sản. Những kinh nghiệm từ “chương trình” sẽ được tổng kết, nghiên cứu và xem xét nhân rộng trong thời gian tới và trong dài hạn.



68. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri cho rằng mô hình cánh đồng mẫu lớn đã thực sự giải quyết được bài toán liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cho nông dân trong vùng, mô hình được chỉ đạo và áp dụng quy trình thâm canh “1 phải, 5 giảm+2 không” đạt năng suất, chất lượng cao, góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho người nông dân. Tuy nhiên, cử tri còn băn khoăn với những bất cập, khó khăn, tồn tại khi phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn chính là tìm kiếm doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm lúa gạo cho nông dân. Bởi hiện chỉ có 20-30% diện tích của mô hình cánh đồng mẫu lớn được các công ty hạt giống bao tiêu, còn lại nông dân tự bán trên thị trường vì chưa có doanh nghiệp mua lúa gạo nào đứng ra thu mua. Đề nghị có giải pháp khắc phục.

Trả lời: Tại công văn số 6863/BNN-KTHT ngày 26/8/2014

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ là một chủ trương đúng đắn, quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Điều này được Nghị quyết số 26-NQ/TW (khóa X) xác định cần phải tập trung quy hoạch vùng nông sản chủ lực phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời phải hướng chính sách thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp, và nông dân thông qua các tổ chức đại diện của nông dân (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) và xây dựng cánh đồng lớn.

Trong những năm qua mô hình liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn đã đạt được những kết quả nhất định, tạo được vùng sản xuất tập trung, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên thực tiễn triển khai đã xảy ra những bất cập, khó khăn, tồn tại khi phát triển mô hình chính là có ít doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân. Nguyên nhân chính do việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, tổ chức đại diện của nông dân còn rời rạc, chưa có phương án hoạt động có hiệu quả, thiếu sự kết nối giữa các nông dân với nhau trong sản xuất. Khi tham gia liên kết doanh nghiệp không thể ký kết hợp đồng với từng nông dân trong vùng sản xuất mà cần phải thông qua các tổ chức đại diện của nông dân để giảm thủ tục hành chính và đảm bảo về mặt pháp lý của hợp đồng. Những nguyên nhân trên là lý do quan trọng cản trở sự phát triển của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản ở các địa phương.

Để giải quyết vấn đề này, Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra một loạt các quy định và chính sách như Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Trên cơ sở đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg.

Các chính sách này nhằm tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng và củng cố các HTX, THT hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, cung ứng dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Đặc biệt xác định rõ trách nhiệm của các bên tham gia liên kết như trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ nông dân và các tổ chức đại diện cho quyền lợi của hộ nông dân như HTX, THT, chính quyền địa phương và các thành phần kinh tế khác (ngân hàng, nhà khoa học, hiệp hội nghề nghiệp…).

69. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri đề nghị khi thu mua lúa tạm trữ phải có kế hoạch thiết thực căn cứ vào từng vùng, tránh tình trạng có vùng khi có thu hoạch thì hết đợt mua lúa tạm trữ, người dân vẫn bị thương lái mua lúa ép giá.

Trả lời: Tại công văn số 6545/BNN-CB ngày 15/8/2014

Theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp vào thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng. Đây không phải chính sách bao tiêu sản phẩm hay hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mà là biện pháp kích cầu, thông qua đó để ngăn chặn sự suy giảm và duy trì ổn định giá lúa, gạo trên thị trường, góp phần gián tiếp hỗ trợ người trồng lúa. Vì vậy, thời điểm mua tạm trữ không căn cứ vào thời điểm thu hoạch lúa của từng vùng, chỉ phụ thuộc vào thị trường (khi giá lúa gạo thấp hơn giá định hướng) và do Thủ tướng Chính phủ quyết định và điều hành linh hoạt để đảm bảo đạt được mục tiêu khi tạm trữ. Trường hợp kết thúc đợt mua tạm trữ, sản lượng lúa, gạo hàng hóa vẫn còn nhiều, giá vẫn sụt giảm, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét tổ chức tạm trữ tiếp. Như vụ Hè Thu năm 2013 vừa qua khi chuẩn bị kết thúc đợt tạm trữ nhưng sản lượng lúa hàng hóa vẫn còn nhiều, Thủ tướng Chính phủ đã tăng thời gian mua tạm trữ thêm 1/2 tháng (Từ 01 đến 15/8/2013).

Thực tế các đợt tạm trữ vừa qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, giá lúa, gạo trên thị trường đều tăng lên so với trước thời điểm mua tạm trữ, qua đó đã nâng cao lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.

70. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Hiện nay, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phân cho 3 nhóm: xã nghèo, xã làm tốt, xã còn lại. Phân bổ như hiện nay, thì sẽ dàn trải không tập trung, khó hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2015 có 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để tập trung nguồn vốn thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ có chủ trương cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh tự chủ trong việc phân bổ, bố trí nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để tập trung nguồn lực đầu tư cho xã điểm, xã làm tốt.

Trả lời: Tại công văn số 6482/BNN-VPĐPngày 13/8/2014

Các nguyên tắc về phân bổ nguồn vốn trái phiếu chính phủ được qui định tại Nghị quyết số 65/2013/QH13 của Quốc hội, theo đó có ưu tiên cho xã khó khăn và xã điểm. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với một số nguyên tắc phân bổ vốn có ưu tiên cho xã nghèo và xã điểm. Quyết định 195/QĐ-TTg cũng qui định mức bố trí vốn cụ thể cho từng xã do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân xem xét.

Để ưu tiên hơn nguồn lực cho các xã điểm và các xã làm tốt, đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh chủ động lồng ghép nguồn lực của các Chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn và chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2014.

71. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu để có chính sách đặc thù cho các vùng khó khăn vì chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí nhưng các vùng khó khăn về nước tưới lại phải chi phí tiền điện, xăng dầu mà điện, xăng dầu lại tăng giá.

Trả lời: Tại công văn số 6517/BNN-TCTL ngày 14/8/2014

Từ năm 2007 đến nay, Chính phủ đã có chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí cho nông dân và chính sách này thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi, hộ gia đình, cá nhân được miễn, giảm thuỷ lợi phí cho diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức, được tưới từ công trình thuỷ lợi.

Theo quy định tại Điều 13, Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04/4/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cấp kinh phí cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong một số trường hợp sau: Bơm nước chống úng; bơm nước chống hạn vượt định mức; đại tu, nâng cấp công trình thủy lợi và khôi phục công trình thủy lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Nhà nước đã ban hành một số chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010); chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất lúa hàng năm, hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa (Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ); chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, trong đó hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư thiết bị hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp (Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ)... Các chính sách này đã góp phần cải thiện đời sống và ổn định sản xuất của người dân.

Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng khó khăn. Đối với những vùng khó khăn về nước tưới, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, để sử dụng có hiệu quả nguồn nước.

72. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét để sớm ban hành thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 và thông tư thay thế Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Trả lời: Tại công văn số 6484/BNN-VPĐP ngày 13/8/2014

Ngày 02/12/2013, liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Ngày 04/10/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (thay thế Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

73. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Một số ý kiến cho rằng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay chưa phù hợp, nhu cầu vốn để đầu tư rất lớn nhưng ngân sách thì quá ít, trong khi đó đóng góp của nhân dân không còn huy động được nữa. Chính phủ cần tổ chức rà soát cân đối lại cho khả thi.

Trả lời: Tại công văn số 6479/BNN-VPĐP ngày 13/8/2014

Trong giai đoạn 2011 - 2013, ngân sách nhà nước đã bố trí bình quân 1.000 tỷ đồng/năm vốn đầu tư phát triển và trên 800 tỷ đồng/năm vốn sự nghiệp kinh tế cho Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Để tăng cường nguồn lực xây dựng nông thôn mới, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 về phát hành bổ sung 15.000 tỷ đồng (khoảng 5.000 tỷ đồng/năm) từ nguồn Trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ đầu tư thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2016. Đồng thời, Thủ tướng Chính đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn lực (trong và ngoài nước) để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cơ chế lồng ghép các Chương trình MTQG trên địa bàn xã; tăng cường vận động nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, nhất là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về lập và sử dụng quỹ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương...

Việc huy động đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới phải thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, bằng các hình thức thích hợp. Sau 03 năm thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó yêu cầu các địa phương Trong quá trình thực hiện, tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc. Việc huy động đóng góp phải trên cơ sở khả năng đóng góp tự nguyện của dân tại từng địa bàn, trong mọi trường hợp, không được huy động quá sức dân”.



74. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tiếp tục xem xét để điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp thực tế (Ngoài 5 tiêu chí đã điều chỉnh tại Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013); điều chỉnh một số nội dung của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như: ngoài đối tượng là cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn như nội dung Đề án, đề nghị bổ sung thêm các đối tượng lao động nông nghiệp và cán bộ, công chức tại các phường, thị trấn mà nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương; tăng mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho đối tượng 1, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho đối tượng 2; tăng định mức kinh phí cho công tác truyền thông, giám sát, đánh giá công tác dạy nghề hàng năm; có cơ chế đặc thù hỗ trợ lao động nông thôn được vay vốn hỗ trợ sản xuất sau khi học nghề; tăng định mức kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; xem xét điều chỉnh tài liệu, giáo trình, thời gian bồi dưỡng phù hợp với trình độ và thực tiễn hiện nay.

Trả lời: Tại công văn số 6876/BNN-VPĐP ngày 26/8/2014

Ngày 30/5/2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL về sửa đổi, bổ sung tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa theo hướng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở các vùng miền núi, vùng núi cao, hải đảo và xã đặc biệt khó khăn. Hiện nay, các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương đang dự thảo điều chỉnh hướng dẫn các tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 7 về chợ nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh để tổng hợp chung và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp thực tế (ngoài các tiêu chí đã được điều chỉnh tại Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

Ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Sau hơn 4 năm triển khai Đề án đã thu được các kết quả đáng khích lệ, bước đầu góp phần tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tiễn triển khai Đề án tại các địa phương cũng nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc. Do vậy, hiện nay Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 1956/QĐ-TTg.Ngày 09/7/2014, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 2414/LĐTBXH-TCDN gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan để hoàn thiện Dự thảo Quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung đối tượng lao động nông thôn tại điểm 1 khoản II Điều 1 và chính sách đối với người học tại điểm 1 khoản III Điều 1 của Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009.

75. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị nhà nước quy hoạch và phát triển các làng nghề truyền thống; có chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác để làng nghề giải quyết lao động tại chỗ, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Như hiện nay các làng nghề phát triển nhỏ lẻ, tự phát sẽ không phát huy được.

Trả lời: Tại công văn số 6150/BNN-CB ngày 04/8/2014

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, có chính sách khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề. Về quy hoạch và phát triển các làng nghề truyền thống, chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và các chính sách khác để khuyến khích bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề… tại Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đã quy định: “…Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn…”; “…Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn…”; Triển khai Nghị định, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/4/2007 đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề, trong đó yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh. Kết quả đến nay có 44/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt quy hoạch ngành nghề nông thôn (trong đó, tỉnh Hưng Yên đã ban hành quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 2140/QĐ-UBND ngày 12/12/2012). Bên cạnh đó việc bảo tồn và phát triển làng nghề cũng là một yếu tố quan trọng song hành với việc triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch; Hiện cả nước có 38/63 tỉnh, thành phố phê duyệt và triển khai Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề. Đây là Chương trình có ý nghĩa kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng để bảo tồn và phát triển các nghề, sản phẩm truyền thống của dân tộc, qua đó giữ gìn, phát huy những tinh hoa và bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ hội nhập.

Bên cạnh đó, những năm qua các chủ trương, chính sách đối với lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề luôn được Chính phủ và các Bộ, Ngành địa phương quan tâm, ban hành đồng bộ các chính sách khuyến khích phát triển như: Công nhận nghề, làng nghề truyền thống; chính sách tín dụng; đào tạo nghề và việc làm; xúc tiến thương mại; khoa học công nghệ… cụ thể như sau:

- Quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính;

- Hoạt động phát triển ngành nghề nông thôn là một trong các lĩnh vực được vay vốn và hưởng đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa thuộc diện được vay vốn tín dụng xuất khẩu (như nhóm hàng thủ công mỹ nghệ), các dự án thuộc diện vay vốn đầu tư được hưởng các ưu đãi về vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; Được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Chính sách đào tạo nghề tại Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

- Chính sách khoa học công nghệ tại Quyết định số 1831/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015; Chính sách thương mại tại Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020”;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã xác định bảo tồn và phát triển làng nghề theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm” phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương là một trong năm nội dung để chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;

- Chính sách đối với nghệ nhân tại Thông tư số 26/2011/TT-BCT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11 tháng 01 năm 2007 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.



Sau 07 năm thực hiện Nghị định 66/2006/N Đ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và các chính sách liên quan, kết quả lĩnh vực ngành nghề nông thôn, làng nghề đã đạt được bình quân tốc độ phát triển làng nghề tăng từ 6-15%/năm. Hoạt động sản xuất ngành nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho gần 12 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn 60% nhân lực lao động. Mức thu nhập từ sản xuất ngành nghề nông thôn cao hơn nhiều so với nguồn thu từ nông nghiệp, thu nhập trung bình của người lao động, gấp 1,5-4 lần so với lao động thuần nông. Hàng năm, xuất khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực ngành nghề nông thôn đạt hơn 1 tỷ USD/năm; nhiều mặt hàng có sự tăng trưởng khá, như gốm sứ tăng 8,1%, đồ gỗ tăng 17,7%.

Nhìn chung, các chính sách của Nhà nước và Chính phủ đối với lĩnh vực ngành nghề nông thôn, làng nghề tương đối đầy đủ. Đề nghị chính quyền các địa phương phổ biến, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn.



76. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Nhà nước triển khai xây dựng nông thôn mới hiện nay là rất tốt, được người dân mong đơi; tuy nhiên, nhà nước cũng tính đến nguồn kinh phí hỗ trợ cho các xã còn khó khăn về đầu tư cơ sở hạ tầng như: điện, đường giao thông, trường lớp cho các bậc học, nhà văn hóa và trạm y tế.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương