KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang32/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 6683/BNN-BVTV ngày 19/8/2014

Theo quy định hiện hành về quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), tất cả thuốc BVTV đều phải được đăng ký và phải có trong Danh mục được phép sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hàng năm. Thuốc BVTV nói chung, và thuốc trừ cỏ nói riêng trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện nay đều đã được thực hiện đầy đủ quy định chặt chẽ về đăng ký.

Quy định về đăng ký thuốc BVTV ở nước ta đang ngày càng hoàn thiện và hài hòa với các quy định quốc tế, theo nguyên tắc loại bỏ những thuốc BVTV có độc tính cao, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các thuốc trừ cỏ có trong danh mục được phép sử dụng đều đã được xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến thuốc như độc tính của thuốc, ảnh hưởng đối với người và môi trường, hiệu lực sinh học của thuốc đối với sinh vật gây hại. Vì vậy, các thuốc độc hại, có nguy cơ cao đôi với người và môi trường không được đăng ký vào Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

Loại thuốc diệt cỏ của Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam chứa hoạt chất 2,4,5-T (2,4,5-Trichlorophenoxyacetic acid) đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX.

Hiện nay, các thuốc trừ cỏ đang được sử dụng ở nước ta đều là những thuốc được dùng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước, kể cả các nước phát triển. Nếu sử dụng đúng theo hướng dẫn sẽ đảm bảo an toàn.

Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện thấy bất cứ thuốc nào có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người, động vật và môi trường hoặc có cảnh báo của các tổ chức quốc tế, của các nước thì loại thuốc đó sẽ bị xem xét để loại bỏ khỏi danh mục và không được phép sử dụng.

Người sử dụng thuốc cần thực hiện nguyên tắc bốn đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách) và đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn, đồng thời tuân thủ quy định đối với việc sử dụng thuốc BVTV để hạn chế tối đa nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường

147. Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công an mở các lớp tập huấn, tuyên truyền tại các tỉnh, thành phố ven biển về Luật giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định pháp luật về giao thông vận tải đường biển nhằm nâng cao khả năng hiểu biết của ngư dân khi hoạt động trên biển.

Trả lời: Tại công văn số 6428/BNN-TCTS ngày 12/8/2014

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Tổng cục Thuỷ sản (Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản) phối hợp với Cục Cảnh sát Đường thuỷ (Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội – Bộ Công an) triển khai nội dung tuyên truyền các quy định về luật giao thông đường thuỷ nội địa và giao thông vận tải đường biển nhằm nâng cao hiểu biết của ngư dân và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trong lĩnh vực thuỷ sản. Sau 5 năm thực hiện đạt được kết quả như sau:

- Thông qua các cơ quan truyền thông, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các trang tin điện tử tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Thuỷ sản, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, Công ước Luật biển năm 1982, Luật biển Việt Nam, các Hiệp định, thoả thuận về danh giới biển mà Việt Nam đã ký kết với các nước trong khu vực, Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản, Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 về việc nghiêm cấm sử dụng xung điện, chất nổi, chất độc đánh bắt thuỷ sản, Chỉ thị 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ …

- Phối hợp với cơ quan truyền thông như: Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Truyền hình Công an Nhân dân (ANTV), Báo Giao thông vận tải, Báo Công an Nhân dân, Tạp chí Thuỷ sản, các báo, đài truyền thanh và truyền hình ở Trung ương và địa phương xây dựng 410 phóng sự, 9.244 tin, bài về tình hình trật tự, an toàn xã hội, giáo dục pháp luật, phổ biến các quy định về luật giao thông đường thuỷ và vận tải đường biển.

- Phối hợp với Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng (Bộ Tư lênh Biên Phòng) và các địa phương tổ chức trên 5.600 buổi họp, hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật và vận động quần chúng nhân dân tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giữ gìn trật tự xã hội, chủ quyền biển đảo với trên 320.000 lượt người tham gia. In và phát hành gần 470.000 tờ rơi, áp phích, tài liệu có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ về những kiến thức cơ bản về chủ quyền biển đảo, quy tắc ứng xử trên biển Đông, Hiệp định đánh cá chung trong khu vực vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, các quy định về khai thác thuỷ sản, về giao thông hàng hải và đường thuỷ nội địa; In và phát hành hơn 26.000 cuốn sổ tay đi biển cho ngư dân; Tham mưu cho Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức cuộc thi viết về tìm hiểu pháp luật về giao thông đường thuỷ và thuỷ sản với hơn 700.000 bài tham gia;

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Tổng cục Thuỷ sản phối hợp chặt chẽ với Bộ Công An (Cục Cảnh sát Đường thuỷ), Bộ Quốc Phòng (Bộ Tư lệnh biên phòng) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn phổ biến pháp luật về giao thông đường thuỷ, thuỷ sản trên các phương tiện thông tin đại chúng để giúp cho ngư dân hiểu và chấp hành đúng các quy định của pháp Luật, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trật tự xã hội trên đường thuỷ nội địa và vận tải đường biển.



148. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Nhằm giải quyết việc làm cho người dân miền núi trong việc trồng rừng, giữ rừng, phát triển kinh tế để giảm nghèo bền vững, đồng thời giảm thiểu tình trạng người lao động phải rời bỏ địa bàn đi tìm việc làm ở nơi khác. Cử tri đề nghị Chính phủ cho tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy theo Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính.

Trả lời: Tại công văn số 5976/BNN-TCLN ngày 29/7/2014

Trước hết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn cử tri tỉnh Lào Cai đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai, vì Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Tài chính Ban hành hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy, được thực hiện từ nguồn kinh phí Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do nhà nước đảm bảo hàng năm (quy định tại Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ). Do đó, để tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước, khi Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng kết thúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Trong quyết định đã quy định rõ, việc tiếp tục cho phép áp dụng cơ chế, chính sách hiện hành về hỗ trợ lương thực cho đồng bào miền núi để khắc phục nạn đốt phá rừng làm nương rẫy, chuyển đổi sang trồng rừng trên đất nương rẫy là đất lâm nghiệp (tại điểm b, mục 1, phần III quyết định). Đề nghị Đại biểu phản ánh đến Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai để áp dụng chính sách nêu trên cho phù hợp.

149. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đối với việc hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình tại dự án định canh định cư biên giới: Cử tri đề nghị áp dụng theo Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012, cụ thể là: Định canh định cư ra đến thôn, bản sát biên giới, mức hỗ trợ là 50 triệu đồng/hộ; định canh, định cư đến thôn, bản khác (không giáp biên giới) thuộc các xã biên giới, mức hỗ trợ là 32 triệu đồng/hộ. Nâng mức hỗ trợ san tạo nền nhà cho hộ định canh định cư xen ghép từ 01 triệu đồng/hộ lên 03 triệu đồng/hộ.

Trả lời: Tại công văn số 6697/BNN-KTHT ngày 20/8/2014

Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ du canh, du cư thực hiện định canh, định cư được quy định tại Thông tư Liên tịch số 06/2013/TTLT-UBNT-BTC ngày 27/12/2013 của Ủy ban dân tộc và Bộ Tài chính về “Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015”.

Việc cử tri tỉnh Lào Cai đề nghị áp dụng chính sách hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến định canh định cư tại các thôn bản sát biên giới theo mức quy định tại Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Ủy ban Dân tộc về vấn đề này và đề nghị Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách nhằm đảm bảo thống nhất mức hỗ trợ trên cùng một địa bàn.

150. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ trong đó vốn ngân sách Trung ương là 14,9 tỷ đồng; Chiến lược Quốc gia Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 theo Quyết định 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ chưa triển khai do chưa có vốn Trung ương. Đề nghị xem xét, giải quyết.

Trả lời: Tại công văn số 7022/BNN-TCTL ngày 29/8/2014

1. Đối với Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”

Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” (sau đây gọi tắt là Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009. Đề án dự kiến thực hiện khoảng 6.000 làng, xã thường bị ảnh hưởng do thiên tai trên toàn quốc. Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án khoảng 988,7 tỷ đồng; trong đó dự kiến kinh phí được xác định từ các nguồn vốn: vốn ngân sách (chiếm 55%), vốn dân tự đóng góp (chiếm 5%), vốn tài trợ không hoàn lại từ các Chính phủ và các tổ chức quốc tế (chiếm 40%).

Trên cơ sở kế hoạch hàng năm và 5 năm của các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 18/2/2013 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2013-2015, trong đó giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện Đề án.

Trong năm 2013, do ngân sách Trung ương rất khó khăn và phải tập trung nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 7323/VPCP-KTTH ngày 03/9/2013 thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kinh phí thực hiện Đề án, trong đó giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các tỉnh/thành phố chủ động bố trí ngân sách địa phương thực hiện, bao gồm cả nguồn tiết kiệm theo Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - Ngân hàng nhà nước năm 2013.



2. Đối với Chiến lược quốc gia Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

Kinh phí thực hiện được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Chiến lược: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn tài trợ khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược”. Căn cứ quy định này, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chủ động bố trí kinh phí và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. Trường hợp vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan khác đề xuất hỗ trợ bổ sung.



151. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị tăng cường công tác thông tin, hướng dẫn cách sử dụng thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời: Tại công văn số 6687/BNN-BVTV ngày 19/8/2014

Hiện nay, việc thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nói chung, trong đó có thuốc trừ sâu là nhiệm vụ thường xuyên đã đi vào nề nếp, được triển khai thực hiện rất hiệu quả tại nhiều địa phương trong cả nước.

Việc triển khai Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) quốc gia do Cục Bảo vệ thực vật quản lý trong một thời gian dài đã liên tục mở các lớp tập huấn cho cán bộ và nông dân, trang bị kiến thức về sử dụng thuốc BVTV hợp lý, an toàn, hiệu quả. Ý thức của người sử dụng thuốc BVTV đã được nâng lên rõ rệt. Phần lớn nông dân đều hiểu biết và thực hiện nguyên tắc bốn đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách). Các phương tiện thông tin đại chúng của nhiều địa phương đã thực hiện các chương trình phong phú, đa dạng nhằm tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả.

Điều 8, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về sử dụng thuốc BVTV; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc BVTV đối với cộng đồng và môi trường.

Để tạo điều kiện cho các địa phương trong công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn sử dụng an toàn thuốc BVTV nói riêng và vật tư nông nghiệp nói chung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ đưa nội dung này vào kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm của công tác khuyến nông và đào tạo nghề cho nông dân trong thời gian tới.

152. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế nghị: Hằng năm ở nước ta, đặc biệt là khu vực miền Trung thường xuyên xảy ra bão lụt gây tổn thất rất lớn về người và tài sản của nhân dân. Cử tri đề nghị có giải pháp tổng thể để đối phó với bão lụt, trước mắt đề nghị nên có chính sách hỗ trợ người đang kiên cố hóa nhà ở.

Trả lời: Tại công văn số 6064/BNN-TCTL ngày 30/7/2014


  1. Về các giải pháp phòng, chống thiên tai cho khu vực miền Trung:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, đưa ra nhiệm vụ, giải pháp phòng chống thiên tai trên cả nước và cho từng vùng, trong đó có miền Trung.

Với phương châm "Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển", công tác phòng chống thiên tai miền Trung cần tập trung vào các giải pháp: Quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, quy hoạch, xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông bảo đảm chống ngập và tiêu thoát lũ; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của vùng; Thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê điều, xây dựng các hồ chứa, tăng cường trồng rừng, xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền, nâng cấp và phát triển các trạm thông tin ven biển phục vụ cảnh báo bão, nước biển dâng và sóng thần; Tăng cường nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống bồi lấp cửa sông, nạo vét lòng dẫn tăng cường khả năng thoát lũ.

Thực hiện Chiến lược Quốc gia, chính quyền các cấp đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện công tác phòng chống thiên tai, kết quả đã giảm được thiệt hại về người, tuy nhiên thiệt hại về tài sản, sản xuất,… vẫn còn rất lớn.

Triển khai Luật Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện rà soát, điều chỉnh Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Trong thời gian qua, Bộ đã phối hợp với các nhà tài trợ xây dựng, nâng cao năng lực cảnh báo sớm cho hạ lưu sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, trong năm 2014, công trình hồ Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia chống lũ sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.


  1. Về chính sách hỗ trợ người đang kiên cố hóa nhà ở:

Sau tổng kết, đánh giá kết quả Chương trình thí điểm xây dựng chòi phòng, tránh lũ, lụt cho 700 hộ nghèo tại 14 xã bị ảnh hưởng bởi lũ, lụt miền Trung (Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai nhân rộng thực hiện cho 60.000 hộ nghèo của 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận (Thông báo số 178/TB-VPCP ngày 24/4/2013 của Văn phòng Chính phủ).

Hiện nay, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ xây dựng chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh lũ, lụt khu vực miền Trung trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và dự kiến sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới.



153. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị thông qua con đường ngoại giao tiến hành hợp tác song phương với Trung Quốc thực hiện công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã nguy cấp.

Trả lời: Tại công văn số 5798 /BNN-TCLN ngày 22/7/2014

Hiện nay cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã (CITES). Theo quy định của CITES, các nước thành viên có trách nhiệm thường xuyên trao đổi thông tin và thực hiện các hoạt động hợp tác có liên quan trong khuôn khổ của CITES, đồng thời, khuyến khích các nước thành viên thiết lập và tăng cường các hợp tác song phương, đa phương.

Thực hiện các khuyến nghị của CITES, năm 2014 Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam và Cơ quan Quản lý CITES Trung Quốc đã phối hợp xây dựng và hoàn thiện Biên bản ghi nhớ (MoU) về Tăng cường hợp tác thực thi CITES với các hoạt động phối hợp chính như: chia sẻ, trao đổi thông tin; nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực cho cơ quan thực thi pháp luật và các nội dung khác hai bên cùng thống nhất. Dự kiến MoU sẽ được ký kết vào 6/2014 tại Hà Nội, Việt Nam nhân chuyến thăm và làm việc của Đoàn CITES Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 15/6/2014 phía Trung Quốc có thông báo hoãn chuyến công tác này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tiếp tục liên hệ và trao đổi với Cơ quan Quản lý CITES Trung Quốc về vấn đề này.

154. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho An Giang giữ được đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất có thu nhập, nâng cao đời sống: Theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP thì: một hộ bình quân 04 nhân khẩu, sản xuất 01 hecta lúa, được mức hỗ trợ 500.000 đ/hộ thì một năm mỗi nhân khẩu nhận hỗ trợ khoảng 120.000 đồng (10.000 đồng/tháng) không đủ chi phí đi lại để nhận hỗ trợ. Đối với các địa phương trong tỉnh, mức hỗ trợ 500.000 đ/ha thì bình quân được hỗ trợ từ 7-8 tỷ đồng/năm (địa phương được hỗ trợ cao nhất từ 10-12 tỷ đồng/năm, thấp từ 2-3 tỷ đồng/năm), với mức kinh phí trên chỉ thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, hàng năm để duy tu sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu đi lại ở vùng nông thôn trung bình đầu tư 6-8 triệu đồng/ha. Đề nghị xem xét tăng mức hỗ trợ trực tiếp cho người trực tiếp sản xuất lúa và địa phương từ 1 triệu/ha/năm lên 3-4 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất lúa khác để đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất. Có như vậy, tỉnh nông nghiệp như An Giang sẽ khắc phục được tình trạng mất cân đối ngân sách bình quân hàng năm từ 660 tỷ đồng so với mức cân đối của Trung ương sau khi đã soát xét cắt giảm các khoàn chi không cần thiết.

Trả lời: Tại công văn số 6642/BNN-TT ngày 19/8/2014

Ngày 11 tháng 5 năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, trong đó có quy định hỗ trợ trực tiếp người sản xuất lúa với mức 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác và hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa mức 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác. Trong điều kiện ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, sự hỗ trợ như trên thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông dân, cũng như các địa phương trồng lúa nhằm khuyến khích bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; đẩy mạnh sản xuất lúa gạo, đảm bảo vững chắc an ninh lượng thực. Với mức hỗ trợ này, mỗi năm ngân sách Trung ương phải chi khoảng 3.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, do diện tích đất lúa của từng hộ nông dân thấp, nhất là ở miền Trung và miền Bắc, nên với mức hỗ trợ trên thì số tiền mỗi hộ được nhận không đáng kể, trong khi thủ tục phức tạp, để nhận được tiền mất nhiều thời gian, hiệu quả thấp.

Hiện nay, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ ngành xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP cho phù hợp với Luật Đất đai 2013 và khắc phục những hạn chế của Nghị định số 42/2012/NĐ-CP trong quá trình áp dụng trong thực tiễn.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, cũng có nhiều ý kiến đề xuất cần tăng mức hỗ trợ cho người sản xuất lúa và địa phương sản xuất lúa. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn, đề xuất tăng mức hỗ trợ lên cao gấp 2-3 lần so với quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP là không khả thi. Ngoài ra, nếu chưa thể tăng mức hỗ trợ thì việc duy trì hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất lúa như quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP sẽ tiếp tục gây ra những bất cập như cử tri phản ánh.

Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành thống nhất trình Chính phủ phương án: ngân sách nhà nước không hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất lúa, mà hỗ trợ cho địa phương trồng lúa, cụ thể trong giai đoạn 2014-2015 là 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước và hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, trong đó có nội dung đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa nhằm giảm chi phí sản xuất lúa…

Dự thảo Nghị định cũng có quy định giao Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Chính phủ theo hướng tăng mức hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa trong giai đoạn 2016-2010, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



155. Cử tri tỉnh Hà Namm kiến nghị: Đề nghị có cơ chế quy định cụ thể cho hộ sử dụng loại đất xấu, khó canh tác chủ động khai thác, chuyển đổi làm ao nuôi trồng thủy sản.

Trả lời: Tại công văn số 6634/BNN-TT ngày 19/8/2014

Trong quá trình thực hiện Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồng lúa, trên cơ sở các thông tin phản hồi từ các địa phương về những khó khăn trong quá trình thực hiện, ngày 14/8/2013 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo số 2711 /BC-BNN-TT đề xuất với Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất trồng lúa.

Chính phủ đã có Công văn số 7717/VPCP-KTN ngày 16/9/2013 về việc thực hiện Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồng lúa, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồng lúa.

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 thực hiện chủ trương duy trì 3,8 triệu ha đất lúa, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản …và chuyển sang mục đích phi nông nghiệp

Tại khoản 1, Điều 58 của Luật Đất đai đã phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp.

Các văn bản này sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản …và sang mục đích phi nông nghiệp phục vụ việc xây dựng các công trình phúc lợi và cơ sở hạ tầng.



156. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ kinh phí để các địa phương dồn điền đổi thửa nhằm tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương