KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang28/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 6442 /BNN-QLCL ngày 13/8/2014

1. Việc bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu và biện pháp xử lý.

a) Tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu.

- Đúng như phản ánh của cử tri về việc bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, song các Ngành, các cấp đã chỉ đạo rất quyết liệt với nhiều giải pháp tích cực nên đã phát hiện và xử lý nghiêm hàng loạt phương tiện vận chuyển, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm vi phạm về tạp chất, kể cả một số cơ sở chế biến tôm tại các tỉnh trọng điểm (trong đó có cả các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Cà Mau). Tuy nhiên, do vấn đề siêu lợi nhuận của việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu mang lại, các đối tượng bất chính đã không từ thủ đoạn nào để thực hiện hành vi này, chọn các địa điểm vùng hẻo lánh để bơm chích, đa dạng hóa các loại tạp chất, đối phó thậm chí đe dọa cơ quan chức năng và cán bộ thực thi nhiệm vụ. Mặt khác, các doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện việc “nói không với tạp chất”, vẫn có tình trạng tranh mua nguyên liệu và vẫn tiếp tục mua tôm nguyên liệu có tạp chất, đặc biệt tại các tỉnh trọng điểm sản xuất, kinh doanh, chế biến tôm như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang vào các thời điểm khan hiếm tôm nguyên liệu.

- Các kết quả kiểm tra cũng chỉ phát hiện phương tiện vận chuyển, cơ sở thu mua sơ chế tôm tạp chất mà chưa phát hiện tụ điểm bơm chích tạp chất nào. Điều này cho thấy chính quyền địa phương còn chưa quan tâm, thậm chí có hiện tượng làm ngơ với vấn đề bơm chích tạp chất trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

b) Biện pháp xử lý.

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trong đó có quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi đưa tạp chất vào thủy sản, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất rất nghiêm khắc, như:

+ Phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào (điểm đ khoản 5 Điều 16) và phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản (khoản 7 Điều 16).

+ Hình thức xử phạt bổ sung là: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng; Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng; Tịch thu phương tiện, dụng cụ dùng để vi phạm (điểm a, b, d khoản 8 Điều 16).

.+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc loại bỏ tạp chất đối với lô hàng vi phạm nhưng không thuộc diện phải tiêu hủy; trường hợp không loại bỏ được tạp chất thì buộc tiêu hủy (điểm b khoản 9 Điều 16).

- Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp của UBND các tỉnh/thành phố đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm xử lý dứt điểm việc bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu, như:

+ Ban hành Quyết định 2512/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/9/2010 về các biện pháp tăng cường ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.

+ Chỉ đạo các Cơ quan chuyên môn thuộc Ngành nông nghiệp phát triển nông thôn phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát kinh tế triển khai các hoạt động kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động thu mua, sơ chế, chế biến tôm, đặc biệt tập trung các đợt cao điểm vào thời điểm khan hiếm tôm nguyên liệu tại các địa bàn trọng điểm.

+ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công bố công khai các hành vi phạm về tạp chất trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, trên website Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo và đề xuất Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/8/2014 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất, trong đó yêu cầu các Bộ ngành có liên quan, các cấp chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn tệ nạn này. Chỉ thị cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Đề án “Ngăn chặn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu”, nêu cụ thể trách nhiệm của các Bộ ngành có liên quan như Bộ Công an, Bộ Công thương; đặc biệt là làm rõ vai trò và trách nhiệm chính quyền địa phương các cấp khi phát hiện các vi phạm tạp chất trên địa bàn; yêu cầu Hiệp hội Chế biến thủy sản xuất khẩu (VASEP) chủ trì cùng các doanh nghiệp hội viên nghiêm túc 100% “nói không với tạp chất” để giảm tối đa thị trường tiêu thụ cho tôm có tạp chất.

Với sự tham gia quyết liệt của các Bộ ngành và các cấp chính quyền đặc biệt là chính quyền địa phương để triển khai các giải pháp nêu trên, hy vọng thời gian tới vấn nạn tạp chất sẽ được cải thiện rõ rệt hơn và tiến tới chấm dứt hoàn toàn.

2. Việc sử dụng kháng sinh cấm vào quá trình nuôi, bảo quản thủy sản.

a) Tình trạng sử dụng kháng sinh cấm vào quá trình nuôi, bảo quản thủy sản.

- Chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2014 các địa phương đã lấy 832 mẫu thủy sản nuôi để phân tích dư lượng các vi sinh vật, hóa chất độc hại, kết quả phát hiện 4 mẫu thủy sản (chiếm 0,48%) có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam bộ, giảm so với năm 2013 (chiếm 0,65%);

- Để quản lý kháng sinh, hóa chất cấm trong nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 15/2009/TT-BNNPTNT về Danh mục các loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

b) Loại kháng sinh – vi sinh nào thay thế cho loại kháng sinh – vi sinh bị cấm cần sớm hướng dẫn cho nông dân.

- Năm 2003, Bộ Thủy sản (trước đây) đã giao Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thuộc Bộ thực hiện đề tài “Chọn lọc và thử nghiệm để tìm ra một vài loại kháng sinh có thế thay thế Chloramphenicol và Nitrofurans cấm sử dụng trong ương nuôi ấu trùng tôm sú và cá Tra, cá Basa”. Đề tài đã đưa ra được một số loại kháng sinh như Oxytetracycline, Trimmethoprim, Sulfamid cũng như phác đồ điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên tôm, cá. Các hoạt chất này cũng đã được các cơ sở sản xuất thuốc thú y đăng ký lưu hành và có trong Danh mục thuốc thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Việc tiếp tục nghiên cứu kháng sinh, vi sinh vật thay thế các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng và bảo quản thủy sản là rất cần thiết, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng quan tâm.

- Để hướng dẫn cho nông dân và cơ sở kinh doanh thuốc thú y về tác hại của việc kinh doanh, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, Cục Thú y đã phát hành 80.600 tờ rơi và 56.500 tờ dán tuyên truyền về hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tới các cơ sở kinh doanh thuốc thú y và người nuôi trồng thủy sản trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ, là nơi ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất trong cả nước.



111. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri phản ánh hàng chục năm nay tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến, nhà máy thừa công suất, nhiều nhà máy chỉ hoạt động 20-30% công suất, gây lãng phí, nhưng việc xây dựng mới nhà máy vẫn tiếp diễn. Cử tri đề nghị có giải pháp để chấn chỉnh tình trạng nêu trên.

Trả lời: Tại công văn số 6151/BNN-CB ngày 04/8/2014

Kiến nghị từ các cử tri tỉnh Cà Mau có liên quan nhiều đến lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được trả lời như sau:

Đến năm 2014 tổng số nhà máy chế biến thủy sản qui mô công nghiệp trên toàn quốc là 575 cơ sở, với công suất 2,8 triệu tấn sản phẩm/năm. Khối lượng sản phẩm thuỷ sản chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa hàng năm của các cơ sở này ước đạt 1,55 triệu tấn, công suất chế biến huy động trung bình đạt khoảng 55 – 60%.

Để khắc phục tình trạng các nhà máy chỉ hoạt động 20–30% công suất, gây lãng phí đầu tư (chủ yếu ở những vùng khó khăn về sản xuất nguyên liệu hoặc những cơ sở chế biến không gắn với vùng nuôi), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các giải pháp:

- Triển khai thực hiện Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020 (QĐ số 2310/QĐ-BNN-CB ngày 04/10/ 2011). Trong 4 năm trở lại đây, trên phạm vi cả nước, mỗi năm chỉ đầu tư tăng thêm 1 – 3 cơ sở chế biến thủy sản ở khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ, còn Miền Bắc và Bắc Trung Bộ không có cơ sở chế biến qui mô công nghiệp nào tăng thêm.

- Hiện đang chỉ đạo quyết liệt các đơn vị, địa phương thực hiện chủ trương Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh việc tổ chức lại sản xuất tạo liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với người sản xuất nguyên liệu, chế biến sâu sản phẩm.

- Triển khai các chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu tư nuôi và chế biến thủy sản theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 62/2013/QĐ-Ttg ngày 25/10/2013 và Nghị định số 210/2013/ NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

- Xây dựng và ban hành Qui hoạch nuôi và chế biến cá tra đến năm 2020 (thực hiện Nghị định số 36/2014/ NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra), theo đó không phát triển thêm cơ sở chế biến cá tra phi lê đông lạnh, tập trung cải tạo nâng cấp cơ sở hiện có hoặc đầu tư mới nhà máy chế biến sâu sản phẩm cá tra và chế biến phụ phẩm cá tra.



112. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri phản ánh nước ta nằm trong tốp dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thủy sản, nhưng vì sao cả người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đều gặp khó khăn. Cử tri đề nghị Chính phủ cho biết trong thời gian tới Chính phủ sẽ làm gì để gỡ khó khăn cho nông dân nuôi tôm, cá và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Trả lời: Tại công văn số 6659/BNN-TCTS ngày 19/8/2014

Trong những năm qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm củng cố và thúc đẩy phát triển, qua đó đã góp phần tăng trưởng nuôi trồng thủy sản. Kết quả sản xuất 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng tôm nước lợ đạt 317,3 nghìn tấn, cá tra sản lượng đạt 604 nghìn tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước đạt 3,61 tỷ USD tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó cá tra đạt 824,44 triệu USD (giảm 3,0% so với cùng kỳ 2013), tôm nước lợ đạt 1.790,9 triệu USD (tăng 62,4% so với cùng kỳ 2013). Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã được thì tình hình nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản vẫn những khó khăn và hạn chế.



  1. Những khó khăn trong nuôi tôm, cá và chế biến xuất khẩu

a) Khó khăn chung

- Nguyên nhân khách quan: Do suy thoái kinh tế kéo dài nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua tại các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam; bên cạnh đó một số thị trường dựng các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật để hạn chế sản phẩm thủy sản của Việt Nam xâm nhập thị trường; quảng bá, xúc tiến thương mại đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến khá phức tạp;



- Nguyên nhân chủ quan: Quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa thực hiện nghiêm nên hiện tượng nuôi ngoài vùng quy hoạch vẫn còn xẩy ra; môi trường nuôi có hiện tượng bị suy thoái; hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; liên kết trong sản xuất chưa bền vững; công tác quản lý vật tư đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản có tiến bộ nhưng chưa theo kịp yêu cầu thực tế sản xuất; giá vật tư đầu vào tăng, đặc biệt là giá thức ăn liên tục tăng do nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn công nghiệp chủ yếu phải nhập khẩu; công tác quản lý chất lượng còn hạn chế, sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi thủy sản vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, lạm dụng hóa chất phụ gia, mạ băng trong chế biến khá phổ biến; người nuôi và doanh nghiệp thiếu vốn để đầu tư sản xuất;

b) Những khó khăn của tôm nước lợ:

- Chất lượng tôm bố mẹ chưa được đảm bảo, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng; một số loại bệnh nguy hiểm như đốm trắng, gan tụy, EMS từng bước được khống chế, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh;

- Các thị trường Nhật Bản, EU tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi đặc biệt là Oxytetraciline ảnh hưởng tới xuất khẩu;

- Một số doanh nghiệp còn gian dối trong kinh doanh bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu đã ảnh hưởng đến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và bị cảnh báo ở một số thị trường khác;

- Chính sách thuế chống bán phá giá, phán quyết về chống trợ cấp của Hoa Kỳ đã tác động đến tình hình sản xuất trong nước và xuất khẩu sản phẩm tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

c) Những khó khăn của cá Tra:

- Luật Nông trại 2014 và kết quả điều tra chống bán phá giá (POR) của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cá Tra vào Hoa Kỳ; một số thị trường ở Trung Đông yêu cầu chứng nhận nguồn gốc cá nguyên liệu không sử dụng thức ăn có thành phần là bột xương thịt heo (chứng nhận Halal); Nga đình chỉ nhập khẩu cá Tra Việt Nam và hiện nay mới mở trở lại cho nhập khẩu cá Tra của 5 doanh nghiệp;

- Chất lượng giống cá Tra thấp, tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi đạt thấp, giá vật tư đầu vào liên tục tăng, hệ số chuyển đổi thức ăn cao làm tăng giá thành cá nguyên liệu; quy trình nuôi cá tra thương phẩm còn sử dụng nhiều tài nguyên nước và gây ô nhiễm môi trường;

- Tỷ lệ mạ băng, hàm ẩm trong chế biến tăng cao, cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá Tra đã làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;



2. Giải pháp

Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin báo cáo cử tri Cà Mau một số giải pháp như sau:



a) Về cơ chế chính sách và vốn

Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương rà soát và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách mới; tăng cường chỉ đạo để thực hiện nghiêm các chính sách quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, như: Nghị định số 54/2014/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, Nghị định số 67/2014 NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Quyết định 540/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và người nuôi cá tra.



b) Về quy hoạch và đầu tư hạ tầng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện quy hoạch tổng thể nuôi, chế biến cá Tra, tiếp tục rà soát quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ đạo thực hiện tái cơ cơ cấu ngành thủy sản phù hợp với nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và của từng địa phương;

Đề nghị Chính phủ bố trí ngân sách nhà nước đủ để ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ như kênh thủy lợi đầu mối, đê bao, đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, khu xử lý nước thải, hệ thống kênh mương nội vùng cấp thoát nước.

c) Về tổ chức sản xuất

- Khuyến khích tổ chức, quản lý sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ để giảm trung gian, tiết kiệm chi phí, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị;

- Đối với các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết, hợp tác theo đặc thù của từng khu vực, từng vùng miền, theo vùng nuôi tập trung phát huy hiệu quả hệ thống cấp thoát nước, cơ sở hạ tầng;

- Phát triển các mô hình tổ nhóm liên kết, quản lý cộng đồng, cần chú trọng đến phát triển mô hình Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, xây dựng phổ biến các mô hình sản xuất hiệu quả.



d) Về xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu các sản phẩm thủy sản tại các thị trường nhập khẩu truyền thống như Liên minh Châu Âu (EU), Bắc Mỹ, Trung Quốc và Hồng Kông nhằm duy trì xuất khẩu và phát triển thị trường.

- Tiếp tục tham gia, phối hợp các hoạt động đàm phán các hiệp định, thỏa thuận về thương mại với các quốc gia, các khu vực trên thế giới để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và xuất khẩu hàng thủy sản.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết các rào cản thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu thủy sản vào các thị trường trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản...

- Chủ động tìm kiếm và mở rộng các thị trường xuất khẩu mới như Trung Đông, Châu Phi (như Nam Phi và Bắc Phi), Ấn Độ, Nga, tích cực hợp tác với các nước thuộc Liên minh thuế quan (Nga, Be-la-rut, Kazakhstan), Mê-hi-cô và các nước châu Mỹ La tinh.

- Duy trì và phát triển thị trường bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng các hoạt động xúc tiến thương mại.



đ) Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường

- Chủ động nguồn tôm, cá bố mẹ đáp ứng nhu cầu sản xuất thông qua việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ chọn giống trong nước: đối với tôm nước lợ đẩy mạnh chương trình gia hóa, cải thiện nâng cấp đàn tôm bố mẹ chất lượng cao; đối với cá tra tiếp tục chương trình chọn giống cá bố mẹ theo hướng nâng cao tính trạng về tăng trưởng, kháng bệnh và chất lượng phi lê;

- Tiếp tục xây dựng quy trình sản xuất giống tôm sạch bệnh, nghiên cứu khống chế bệnh đốm trắng, gan tụy, EMS (hội chứng chết sớm). Đối với cá tra, tiếp tục hoàn thiện quy trình ương nuôi từ cá bột lên cá hương, từ cá hương lên cá giống đạt tỷ lệ sống trên 50%, nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình nuôi thương phẩm đạt trên 90%; tăng cường kiểm soát chất lượng thức ăn để giảm hệ số chuyển đổi thức ăn dưới 1,5; tiếp tục nghiên cứu xây dựng quy trình cá tra siêu thâm canh gắn với quản lý môi trường bền vững;

- Khuyến khích, thúc đẩy áp dụng Quy phạm thực hành sản xuất tốt (VietGAP), các mô hình nuôi theo GAP, BMP với các mục tiêu chính đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, hạn chế dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.



e) Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) và quản lý chất lượng vật tư đầu vào

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) xây dựng khung mùa vụ, chỉ đạo sản xuất bám sát với thực tế sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, sản phẩm có giá thành hợp lý, gắn nuôi trồng thủy sản với thị trường tiêu thụ;

- Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng vật tư đầu vào (chất lượng thức ăn, chất bổ sung thức ăn; chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường; hóa chất và thuốc thú y, chất lượng giống), hạn chế tối đa việc sản xuất và lưu thông sản phẩm kém chất lượng; kiểm tra giám sát điều kiện vùng nuôi trồng, cảnh báo môi trường dịch bệnh, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh trong nuôi trồng thủy sản để kiểm soát có hệ thống;

- Rà soát và kiện toàn hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường dịch bệnh từ Trung ương đến địa phương; thực hiện thường xuyên nhiệm vụ quan trắc cảnh báo môi trường để phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững;

- Xây dựng hệ thống thống kê và dự báo về tình hình sản xuất, tiêu thụ từ Trung ương đến địa phương; tiến hành đánh số, đăng ký cấp giấy chứng nhận những cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để thực hiện truy xuất nguồn gốc phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

113. Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những chính sách hỗ trợ đối với ngư dân trong việc mở các lớp đào tạo tập huấn, sửa chữa cơ khí, máy thủy đối với thuyền viên tại các tỉnh ven biển nhằm đảm bảo những kiến thức cơ bản có thể sửa chữa tàu, thuyền khi có vấn đề trên biển. Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục đầu tư hỗ trợ dự án trang thiết bị vô tuyến liên lạc cho các tàu đánh cá hiện đang thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 6492/BNN-TCTS ngày 13/8/2014

1. Về hỗ trợ tập huấn cho ngư dân về sửa chữa cơ khí, máy thủy

Thời gian vừa qua Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân hoạt động sản xuất trên biển như: Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân, Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg về ban hành một số chính sách hỗ trợ ngư dân tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển xa và Quyết định số 39/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg; Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ rủi ro thiên tai trên biển đối ….Việc hỗ trợ tập huấn kỹ năng về sửa chữa cơ khí, máy thủy đối với thuyền trưởng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thông qua các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá và thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 17/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Trong thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị có liên quan tập trung vào công tác này để hỗ trợ ngư dân được tốt hơn khi hoạt động trên biển.



2. Về trang thiết bị vô tuyến liên lạc cho các tàu đánh cá hiện đang thực hiện

Trong các chính sách đã và đang được triển khai thực hiện hỗ trợ đối với ngư dân, Chính phủ đã tiến hành hỗ trợ trang thiết bị thông tin liên lạc trên biển cho ngư dân như: Lắp đặt 7.000 máy thu trực canh cho ngư dân (Quyết định 459/QĐ-TTg ngày 28/4/2008 của Chính phủ thí điểm trang bị máy thu trực canh cho ngư dân); lắp đặt thiết bị thu tín hiệu từ vệ tinh cho 3.000 tàu cá (Dự án MOVIMAR); lắp đặt máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) cho các tàu tham gia hoạt động trên các vùng biển xa (Quyết định 48/2010/QĐ-TTg)…Việc trang bị các thiết bị thông tin liên lạc nói trên đã hỗ trợ ngư dân rất nhiều trong việc tiếp nhận thông tin về ngư trường, dự báo thời tiết trên biển và công tác phòng tránh trú bão, đa số ngư dân đánh giá cao việc lắp đặt thiết bị này trên tàu. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án thông tin giai đoạn II, khi dự án được tiến hành triển khai, toàn bộ số tàu cá hoạt động xa bờ của ngư dân ta sẽ đảm bảo được trang bị các thiết bị thông tin cần thiết để phục vụ hoạt động khai thác, phòng chống lụt bão …



114. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cần có quy định về cơ chế, chính sách cũng như chế tài cụ thể trong việc sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho sử dụng trong nước cũng như xuất khẩu.

Trả lời: Tại công văn số 6659/BNN-TCTS ngày 19/8/2014

  1. Về cơ chế, chính sách quản lý sử dụng chất cấm trong nuôi trồng thủy sản

- Ban hành Danh mục hóa chất kháng sinh cấm sử dụng:

Để quản lý các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Danh mục các loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản tại Phụ lục 1 Thông tư 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và Thông tư 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009. Căn cứ vào các tiến bộ khoa học trong và ngoài nước, các quy định mới của thị trường nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá và cập nhật, bổ sung các hóa chất, kháng sinh cấm vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.



- Quản lý điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh:

Để quản lý chất cấm trong sản xuất, kinh doanh vật tư dùng trong nuôi trồng thủy sản, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành các văn vản quy định về cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh, trong đó điều kiện chỉ được sản xuất, kinh doanh các sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam, không được sử dụng chất cấm trong sản xuất kinh doanh là điều kiện bắt buộc, cụ thể tại các văn bản: Pháp lệnh Thú y năm 2004; Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y; Thông tư số 51/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y, thú y thuỷ sản; Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

Trong quá trình kiểm tra điều kiện nếu phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh chất cấm sử dụng, cơ quan kiểm tra sẽ không cấp chứng nhận đủ điều kiện cơ sở và cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định.

- Quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng:

Hiện nay, để quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất xuất, kinh doanh thuốc thú y, Bộ Nông phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 72/2007/QĐ-BNN ngày 06 tháng 8 năm 2007 Ban hành Quy định kiểm tra chất lượng thuốc thú y. Để quản lý chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh và lưu thông nếu phát sản phẩm có chứa chất cấm sử dụng, cơ quan kiểm tra xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định theo quy định hiện hành.



  1. tải về 7.28 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương