KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang25/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 6888/BNN-VPĐP ngày 26/8/2014

Tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 06/08/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 nêu rõ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% cho các xã nghèo thuộc Chương trình 30a để phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu (các xã khác chỉ hỗ trợ một phần). Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 về việc giao vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định các xã nghèo được hỗ trợ gấp 02 lần các xã khác.

Đồng thời, Thủ tướng Chính đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn lực (trong và ngoài nước) để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cơ chế lồng ghép các Chương trình MTQG trên địa bàn xã; tăng cường vận động nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, nhất là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về lập và sử dụng quỹ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương...

Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hưng Yên cần bổ sung thêm nguồn lực từ ngân sách địa phương, có cơ chế chính sách để huy động sự đóng góp của người dân và các thành phần kinh tế xã hội khác để phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là vùng khó khăn.



77. Cử tri các tỉnh Hà Tĩnh, Nam Định kiến nghị: Về xây dựng nông thôn mới: Đề nghị Chính phủ tiếp tục xem xét để điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp thực tế (ngoài 5 tiêu chí đã điều chỉnh tại Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013).

Trả lời: Tại công văn số 6882/BNN-VPĐP ngày 26/8/2014

Ngày 30/5/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL về sửa đổi, bổ sung tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa theo hướng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở các vùng, miền khác nhau. Hiện nay, các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương đang dự thảo điều chỉnh hướng dẫn các tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 7 về chợ nông thôn.

Bên cạnh đó, hiện nay các Bộ, ngành đang nghiên cứu, xem xét để tiếp tục điều chỉnh mức độ đạt chuẩn của một số tiêu chí, nhất là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng như nhà ở dân cư, môi trường…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh và Nam Định để tổng hợp chung và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo.



78. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Về nguồn vốn đối ứng xây dựng nông thôn mới, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, hỗ trợ cho vùng nông thôn, vùng Tây Nguyên mức vốn cao hơn hiện nay vì các địa phương ở khu vực này nguồn vốn rất hạn chế, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, không đủ điều kiện để đối ứng xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là làm đường giao thông nông thôn.

Trả lời: Tại công văn số 6886/BNN-VPĐP ngày 26/8/2014

Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, Đảng và nhà nước vẫn hết sức quan tâm hỗ trợ nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2014-2016, Chương trình được bổ sung và phân bổ 15.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ (bình quân 5.000 tỷ đồng mỗi năm, gấp hơn 3 lần so với bình quân giai đoạn 2011-2013). Cơ chế phân bổ vốn TPCP có ưu tiên cho các tỉnh có nhiều xã khó khăn, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng nhiều chính sách nhằm huy động nguồn lực, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới như tăng cường vận động nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB...); cơ chế lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn xã; hướng dẫn phân cấp nguồn thu để lại 100% cho xã đầu tư xây dựng các công trình tại xã, trong đó có công trình giao thông, gồm các nguồn thu từ đất đai, phí bảo trì đường bộ; cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng giao thông nông thôn theo hướng "Nhà nước hỗ trợ xi măng, sắt thép, một số vật liệu chủ yếu và dân tự tổ chức thực hiện"; điều chỉnh, bổ sung Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó lưu ý chính sách tín dụng khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...

Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Lâm Đồng cần lựa chọn nội dung tác động trực tiếp đến đời sống của người dân trên địa bàn để ưu tiên tập trung chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực thực hiện, quyết tâm và nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và khả năng đóng góp của người dân.



79. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Mức đầu tư của nhà nước cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới còn quá thấp so với nhu cầu thực tế như đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, đầu tư cho áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp... Vì vậy, nhiều địa phương ở khu vực Tây Nguyên gặp khó khăn trong triển khai thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 6887/BNN-VPĐP ngày 26/8/2014

Mức đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới còn quá thấp so với nhu cầu thực tế do điều kiện nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Đảng và nhà nước vẫn hết sức quan tâm hỗ trợ nguồn lực thực hiện chương trình. Chương trình được bổ sung và phân bổ 15.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2014 - 2016 (bình quân 5.000 tỷ đồng mỗi năm, gấp hơn 3 lần so với bình quân giai đoạn 2011-2013). Cơ chế phân bổ vốn TPCP cũng ưu tiên cho các tỉnh có nhiều xã khó khăn, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên.

Ngày 15/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn lực (trong và ngoài nước) để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cơ chế lồng ghép các Chương trình MTQG trên địa bàn xã; tăng cường vận động nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, nhất là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về lập và sử dụng quỹ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương...

Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương, các tỉnh Tây Nguyên cần bố trí ngân sách địa phương các cấp; tiếp tục huy động từ nhiều nguồn lực để tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn, đầu tư cho áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp...



80. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Phát triển, xây dựng hạ tầng nông thôn cần phải gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trả lời: Tại công văn số 6883/BNN-VPĐP ngày 26/8/2014

Xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển tổng thể mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội vùng nông thôn. Chương trình được chuẩn hóa theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (Ban hành tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó có phát triển cơ sở hạ tầng.

Việc phát triển, xây dựng hạ tầng nông thôn ở các địa phương có thể ở nhiều cấp độ và mức độ khác nhau nhưng phải đảm bảo tính kết nối hệ thống trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy tính hiệu quả, đồng bộ của hệ thống công trình.

Đồng thời, địa phương cần tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn nông thôn để phát huy nguồn lực tổng hợp của các chương trình, dự án phát triển đó. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế lồng ghép các chương trình MTQG thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.



81. Cử tri các tỉnh Long An, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Nam kiến nghị: Đề nghị tăng cường quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng và hoàn thiện cơ cấu hạ tầng cho chương trình xây dựng nông thôn mới vì nhiều địa phương còn gặp khó khăn trong vận động nhân dân góp vốn.

Trả lời: Tại công văn số 6875/BNN-VPĐP ngày 26/8/2014

Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, Đảng và nhà nước vẫn hết sức quan tâm hỗ trợ nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2014-2016, Chương trình được bổ sung và phân bổ 15.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (bình quân 5.000 tỷ đồng mỗi năm, gấp hơn 3 lần so với bình quân giai đoạn 2011-2013). Cơ chế phân bổ vốn TPCP có ưu tiên cho các tỉnh có nhiều xã khó khăn.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng nhiều chính sách nhằm huy động nguồn lực, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới như tăng cường vận động nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB...); cơ chế lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn xã; hướng dẫn phân cấp nguồn thu để lại 100% cho xã đầu tư xây dựng các công trình tại xã, trong đó có công trình giao thông, gồm các nguồn thu từ đất đai, phí bảo trì đường bộ; cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng giao thông nông thôn theo hướng "Nhà nước hỗ trợ xi măng, sắt thép, một số vật liệu chủ yếu và dân tự tổ chức thực hiện"...

Cùng với sự hỗ trợ trực tiếp từ Trung ương, các địa phương cần chủ động bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn vốn, có cơ chế phù hợp để huy động các tổ chức, cộng đồng dân cư tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của người dân.

Việc huy động đóng góp của người dân phải thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, bằng các hình thức thích hợp là quy định của Thủ tướng Chính phủ trong Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình. Sau 03 năm thực hiện Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó yêu cầu các địa phương "Trong quá trình thực hiện, tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc. Việc huy động đóng góp phải trên cơ sở khả năng đóng góp tự nguyện của dân tại từng địa bàn, trong mọi trường hợp, không được huy động quá sức dân”.

82. Cử tri các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái kiến nghị: Đề nghị tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi, điện, nước sạch, giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế... cho nhân dân vùng miền núi, biên giới nhằm đáp ứng yêu cầu Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Trả lời: Tại công văn số 6884/BNN-VPĐP ngày 26/8/2014

Nhà nước luôn luôn quan tâm tới người dân vùng miền núi, biên giới. Tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản (các xã khác chỉ hỗ trợ một phần).

Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, Đảng và nhà nước vẫn hết sức quan tâm hỗ trợ nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2014-2016, Chương trình được bổ sung và phân bổ 15.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (bình quân 5.000 tỷ đồng mỗi năm, gấp hơn 3 lần so với bình quân giai đoạn 2011-2013). Cơ chế phân bổ vốn TPCP có ưu tiên cho các các xã miền núi, biên giới.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng nhiều chính sách nhằm huy động nguồn lực, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới như tăng cường vận động nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB...); cơ chế lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn xã; hướng dẫn phân cấp nguồn thu để lại 100% cho xã đầu tư xây dựng các công trình tại xã, trong đó có công trình giao thông, gồm các nguồn thu từ đất đai, phí bảo trì đường bộ; cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng giao thông nông thôn theo hướng "Nhà nước hỗ trợ xi măng, sắt thép, một số vật liệu chủ yếu và dân tự tổ chức thực hiện"...

Cùng với sự hỗ trợ trực tiếp từ Trung ương, các địa phương cần chủ động bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn vốn, có cơ chế phù hợp để huy động các tổ chức, cộng đồng dân cư tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của người dân.

83. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được triển khai rộng khắp trên cả nước, người dân rất phấn khởi với chủ trương này… Tuy nhiên, do lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, số đông người dân còn rất khó khăn nên việc huy động đóng góp từ người dân hạn chế. Cử chi đề nghị Nhà nước có thể cắt, giảm những dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trả lời: Tại công văn số 6480/BNN-VPĐP ngày 13/8/2014

Tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 nêu rõ: Rà soát các chương trình, đề án để lồng ghép, giảm bớt sự trùng lắp, chồng chéo, lãng phí. Sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo rà soát 16 chương trình MTQG giai đoạn 2011-2015 để giảm tối đa số lượng chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 để tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Để tăng cường nguồn lực xây dựng nông thôn mới, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 về phát hành bổ sung 15.000 tỷ đồng (khoảng 5.000 tỷ đồng/năm) từ nguồn Trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ đầu tư thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2016. Đồng thời, Thủ tướng Chính đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn lực (trong và ngoài nước) để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cơ chế lồng ghép các Chương trình MTQG trên địa bàn xã; tăng cường vận động nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, nhất là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về lập và sử dụng quỹ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương...

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến của cư tri Ninh Bình, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát các Chương trình, dự án hiện hành để xem xét cắt, giảm những dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết để tăng cường nguồn lực cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.



84. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá lại tiêu chí trường học, tiêu chí nhà ở dân cư, tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Vì cho rằng các tiêu chí trên có một số điểm chưa phù hợp với thực tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Trả lời: Tại công văn số 6874/BNN-VPĐP ngày 26/82014

Ngày 20/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 342/QĐ-TTg về sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trong đó đã sửa đổi tiêu chí số 12 về việc làm.

Tại Thông báo số 222/TB-VPCP ngày 04/6/2014 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, không áp đặt một cách xơ cứng, máy móc các tiêu chí về nông thôn mới, mà cần điều chỉnh phù hợp thực tiễn.

Hiện nay các Bộ, ngành đang nghiên cứu, xem xét để tiếp tục điều chỉnh mức độ đạt chuẩn của một số tiêu chí, nhất là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng như giao thông, môi trường…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Yên để tổng hợp chung và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo.

85. Cử tri các tỉnh Quảng Nam, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh: hiện nay mức hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới của Chính phủ cho các địa phương quá thấp, để đạt mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đạt 50% vào năm 2020, đề nghị Chính phủ nâng mức đầu tư để đáp ứng yêu cầu thực tế đầu tư xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Trả lời: Tại công văn số /BNN-KH ngày 17/7/2014

Để tăng cường nguồn lực xây dựng nông thôn mới, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 về phát hành bổ sung 15.000 tỷ đồng (khoảng 5.000 tỷ đồng/năm) từ nguồn Trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ đầu tư thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2016. Đồng thời, Thủ tướng Chính đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn lực (trong và ngoài nước) để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cơ chế lồng ghép các Chương trình MTQG trên địa bàn xã; tăng cường vận động nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, nhất là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về lập và sử dụng quỹ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương...

Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, các địa phương cần bổ sung thêm nguồn lực từ ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã), có cơ chế chính sách phù hợp để huy động sự đóng góp tự nguyện của người dân và các thành phần kinh tế xã hội khác để tăng nguồn lực cho chương trình.

86. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Chính phủ sớm ban hành các quy định cụ thể về đánh giá, xét, công nhận từng tiêu chí hoàn thành và công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới tạo điều kiện cho các địa phương thuận lợi hơn trong việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trả lời: Tại công văn số 6871/BNN-VPĐP ngày 26/8/2014

- Về đánh giá công nhận từng tiêu chí đạt chuẩn: Ngày 04/10/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, làm cơ sở để đánh giá công nhận từng tiêu chí và xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các Sở chuyên ngành thuộc Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn việc thực hiện, đánh giá và thẩm định mức đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn căn cứ vào các văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ, ngành Trung ương.

- Về đánh giá công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới: Căn cứ Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, hiện nay đang trong giai đoạn lấy ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan và các địa phương. Dự kiến sẽ hoàn thành các thủ tục và ban hành trong tháng 9/2014.

87. Cử tri các tỉnh Vĩnh Long, Hưng Yên kiến nghị: Cử tri bày tỏ sự đồng tình nhất trí cao với chủ trương xây dựng nông thôn mới nhưng đề nghị cần tăng tỷ lệ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương để giảm bớt sự đóng góp của nông dân. Đồng thời, trong quá trình xây dựng nông thôn mới đề nghị cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng các điểm thu gom và sử lý nước thải, rác công nghiệp và sinh hoạt, hệ thống nước sạch.

Trả lời: Tại công văn số 6483/BNN-VPĐPngày 13/8/2014

Để tăng cường nguồn lực xây dựng nông thôn mới, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 về phát hành bổ sung 15.000 tỷ đồng (khoảng 5.000 tỷ đồng/năm) từ nguồn Trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ đầu tư thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2016. Đồng thời, Thủ tướng Chính đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn lực (trong và ngoài nước) để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cơ chế lồng ghép các Chương trình MTQG trên địa bàn xã; tăng cường vận động nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, nhất là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về lập và sử dụng quỹ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương...

Tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 dự kiến tỷ lệ huy động đóng góp của người dân khoảng 10% tổng nguồn lực thực hiện Chương trình. Sau 03 năm thực hiện Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó yêu cầu các địa phương ”Trong quá trình thực hiện, tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc. Việc huy động đóng góp phải trên cơ sở khả năng đóng góp tự nguyện của dân tại từng địa bàn, trong mọi trường hợp, không được huy động quá sức dân”

Để thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân và tầng lớp nhân dân thấy rõ được trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường. Mỗi địa phương (tỉnh, huyện) cần nghiên cứu áp dụng thí điểm và nhân rộng những mô hình bảo vệ môi trường, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xử lý nước sạch, rác thải, chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt (xử lý nước thải sau Biogas, đệm lót sinh học, chôn lấp rác hữu cơ, lò đốt rác thải tập trung...)... phù hợp với điều kiện thực tế khu vực nông thôn hiện nay.

Trong Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng và triển khai một số mô hình về bảo vệ môi trường cấp xã, nhất là xử lý rác thải phù hợp với từng vùng để rút kinh nghiệm, nhân rộng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang giao cho các cơ quan thuộc Bộ khẩn trương triển khai thí điểm một số mô hình xử lý chất thải rắn để từ đó xem xét phổ biến, nhận rộng và đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ các điểm thu gom và xử lý rác thải, nước thải.

88. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn chưa phù hợp, khó đạt như: Tiêu chí về thu nhập, việc làm, cơ sở hạ tầng.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương