KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang23/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   101

63. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Hiện nay, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu để người nông dân sản xuất nông nghiệp đảm bảo có lãi. Tuy nhiên, đa phần người nông dân lại chưa được hưởng lợi từ các chính sách này, mà được lợi chủ yếu là các thương lái và các nhà sản xuất, kinh doanh. Do vậy, cử tri kiến nghị Chính phủ khi ban hành các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cần chú trọng hơn đến việc đánh giá tác động trực tiếp của các chính sách sẽ ban hành đối với nông dân.


Trả lời: Tại công văn số 6584/BNN-KH ngày 18/8/2014

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm lớn đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn thông qua việc ban hành nhiều chính sách. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ sản xuất gián tiếp thông qua các hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất, hỗ trợ tín dụng, thuế, bảo hiểm, khoa học công nghệ, khuyến nông, đào tạo nghề, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...; còn có những chính sách hỗ trợ sản xuất trực tiếp cho nông dân, như hỗ trợ nông dân bảo vệ và phát triển đất lúa; hỗ trợ nhiên liệu, máy móc thiết bị liên lạc cho ngư dân đánh bắt xa bờ; hỗ trợ người nghèo ở nông thôn nhằm đảm bảo an sinh xã hội…

- Để nông dân được hưởng lợi từ các chính sách, giúp nông dân sản xuất có lãi và đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững là chủ trương nhất quán của Chính phủ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp:

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất và cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất. Khi bị thiên tai, dịch bệnh, thực hiện chính sách hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật, tiền mặt… để nông dân phục hồi sản xuất.

+ Hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho người sản xuất mua máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với sản xuất nông, lâm, thủy sản theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào sản xuất, gắn với thu mua nông sản, với dự án cánh đồng lớn nhằm giảm chi phí trung gian, theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đối với sản xuất lúa, gạo: Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và miễn giảm thuỷ lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân trồng lúa. Hỗ trợ nông dân quản lý đất trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ. Hỗ trợ lãi suất tín dụng để doanh nghiệp thu mua tạm trữ thóc, gạo giúp nông dân có lãi và yên tâm sản xuất; năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 373a/QĐ-TTg ngày 15/3/2014 mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ Đông Xuân ở đồng bằng sông Cửu Long.

+ Thực hiện chính sách thương mại trợ giá nông sản: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã bám sát tình hình sản xuất, diễn biến cung - cầu nông sản trên thị trường để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chính sách đảm bảo tiêu thụ nông sản kịp thời và hiệu quả; như đối với lúa gạo, đã tính toán đầy đủ giá thành, làm cơ sở định giá thu mua đảm bảo có lãi cho nông dân... Hỗ trợ Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đặc biệt là đối với những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như lúa gạo, thủy sản, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, chè, đồ gỗ...

- Để các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống và có tác động tích cực đến thực tiễn phát triển ngành nông nghiệp và PTNT; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và ban hành Kế hoạch Đổi mới cơ chế, chính sách và pháp luật phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 3346/QĐ-BNN-KH ngày 29/7/2014). Theo đó, nhiều cơ chế, chính sách, văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn quy chuẩn sẽ được hoàn thiện, xây dựng mới phục vụ trực tiếp nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

64. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ xem xét, tham mưu với Chính phủ điều chỉnh hợp lý chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011. Vì thời gian qua, việc tổ chức triển khai thực hiện hai Quyết định này còn nhiều bất cập như: các tiêu chí đưa ra để được vay vốn chưa thực sự hợp lý, chưa dựa trên nhu cầu của nông dân, việc tiếp cận nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn…, nên hiệu quả mang lại cho người nông dân khi thực hiện chính sách theo hai Quyết định trên là chưa cao.

Trả lời: Tại công văn số 6224/BNN- CB ngày 06/8/2014

Để đáp ứng về số lượng, chất lượng, chủng loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tế của nông dân, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg, theo đó việc vay vốn và hỗ trợ lãi xuất mở rộng thêm cho các loại máy, thiết bị tưới tiết kiệm, sản xuất muối, chăn nuôi, dò cá, ngư lưới cụ, thông tin liên lạc bao gồm máy, thiết bị sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 về hướng dẫn cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, Ban, ngành xây dựng kế hoạch, phương án hỗ trợ cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và kiến nghị các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay một cách thuận lợi.

65. Cử tri các tỉnh Tiền Giang, Ninh Thuận kiến nghị: Đề nghị Chính phủ điều chỉnh thời gian thu mua tạm trữ lúa, gạo cho phù hợp với thời điểm thu hoạch lúa của người nông dân ở từng địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm duy trì giá lúa ổn định giúp người nông dân trồng lúa có lãi. Vì trong những năm qua, Chính phủ quyết định thời gian thu mua lúa tạm trữ sau khi nông dân đã thu hoạch và bán hết lúa với giá rẻ nên hiệu quả mang lại từ chính sách này chưa cao.

Trả lời: Tại công văn số 6547/BNN-CB ngày 15/8/2014

Theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp vào thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng. Đây không phải chính sách bao tiêu sản phẩm hay hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mà là biện pháp kích cầu, thông qua đó để ngăn chặn sự suy giảm và duy trì ổn định giá lúa, gạo trên thị trường, góp phần gián tiếp hỗ trợ người trồng lúa. Vì vậy, thời điểm mua tạm trữ không căn cứ vào thời điểm thu hoạch lúa của từng địa phương, chỉ phụ thuộc vào thị trường (khi giá lúa gạo thấp hơn giá định hướng) và do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thực tế các đợt tạm trữ vừa qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, giá lúa, gạo trên thị trường đều tăng lên so với trước thời điểm mua tạm trữ, qua đó đã nâng cao lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.



66. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay ngành mía đường đang gặp rất nhiều khó khăn, lượng đường tồn kho ngày một tăng cao, giá giảm mạnh, các nhà máy và người nông dân đều thua lỗ. Bên cạnh đó, tình trạng đường nhập lậu tràn vào Việt Nam ngày càng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất đường. Cử tri kiến nghị Nhà nước quan tâm, có chính sách bảo hộ và tái đầu tư cho ngành mía đường; có cơ chế xuất khẩu linh động và giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu đường và gian lận thương mại.

Trả lời: Tại công văn số 6444/BNN- CB ngày 13/8/2014

Trong 3 năm gần đây, ngành đường gặp khó khăn do cung vượt cầu và tình trạng nhập lậu đường chưa được giải quyết triệt để, giá bán đường bị sụt giảm. Trước những khó khăn đó, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo ổn định sản xuất, cụ thể như:

- Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ trong cân đối cung cầu, điều hành thị trường; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu đường, phân hạn ngạch nhập khẩu lượng đường thỏa thuận khi gia nhập WTO khi đã hết vụ sản xuất, ưu tiên tiêu thụ đường trong nước.

- Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt chống buôn lậu đường, bước đầu đã có những kết quả khả quan.

- Các nhà máy đường đã tổ chức lại sản xuất, ưu tiên giữ giá mía ổn định cho nông dân, mặc dầu giá đường giảm sâu nhưng giá mua mía vẫn ổn định từ 900.000 -1.000.000 đồng/tấn, đời sống người trồng mía được ổn định.

Nhờ những nỗ lực trên, vụ sản xuất mía đường 2013-2014 vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, diện tích mía cả nước tăng 3,6%, năng suất mía tăng 1,2%, chữ đường của mía tăng 6,7% so với vụ trước; sản lượng mía đạt 20,02 triệu tấn và đã sản xuất được 1.590.000 tấn đường, cao nhất từ trước đến nay.

Để tiếp tục giúp ngành đường vượt qua khó khăn và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Xây dựng Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía, đường, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh mía đường và các cơ chế, chính sách giúp ngành đường phát triển ổn định, bền vững.

- Rà soát, đánh giá lại toàn bộ chuỗi sản xuất mía, đường để Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam.

- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn đối với ngành mía đường; Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ giới hoá sản xuất, thu hoạch mía, khắc phục tình trạng thiếu lao động và giảm giá thành trong sản xuất mía nguyên liệu.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan làm tốt công tác chống buôn lậu, cân đối cung cầu, điều hành linh hoạt việc xuất, nhập khẩu đường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ đường sản xuất trong nước.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương