KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang30/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 6685/BNN-BVTV ngày 19/8/2014

Thuốc BVTV là loại hàng hoá kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những năm gần đây, công tác quản lý thuốc BVTV không ngừng được đẩy mạnh và hoàn thiện nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu từ đăng ký, khảo nghiệm, nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc, thu gom, xử lý bao gói sau sử dụng.



  1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

Trong những năm gần đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm xây dựng, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện, làm căn cứ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV như:

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2011 đã được thay thế bằng Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 06/12/2013, có hiệu lực từ 01/01/2015 trong đó có riêng 01 Chương về Quản lý thuốc BVTV.

- Nghị định 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Quy định về quản lý thuốc BVTV (Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT ngảy 11/01/2013); Quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV (Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013); Quy định về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản (Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011);

- Hệ thống các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) về chất lượng thuốc BVTV.

Các quy định này đã được xây dựng nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, đồng bộ với các quy định liên quan hiện hành, hài hòa quy định quốc tế và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các hành vi vi phạm được quy định cụ thể, chế tài xử lý các vi phạm với mức xử phạt đã được nâng lên và kèm những hình phạt bổ sung để đủ sức răn đe.



2. Công tác quản lý chất lượng thuốc BVTV

Thuốc BVTV được quản lý chặt chẽ về chất lượng trên thị trường. Tỷ lệ mẫu kiểm tra không đạt chất lượng trong nhập khẩu và lưu thông tại Việt Nam ở mức tương đương với các nước trong khu vực. Cụ thể:

+ 100% các lô thuốc BVTV nhập khẩu phải được kiểm tra Nhà nước về chất lượng tại các phòng thử nghiệm có đủ điều kiện (trang thiết bị, phương pháp phân tích và nguồn nhân lực) được Bộ NN&PTNT chỉ định; Thuốc BVTV không đạt chất lượng (chiếm < 1%) bị buộc tái xuất.

+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng thuốc BVTV trong lưu thông: tỷ lệ mẫu không đạt chất lượng chiếm khoảng 5 -10% số mẫu kiểm tra; các lô thuốc bị phát hiện không đảm bảo chất lượng hoặc quá hạn sử dụng đều bị xử lý bắt buộc thu hồi và cấm lưu thông trên thị trường.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc BVTV hàng năm: không có cơ sở sản xuất thuốc loại C. Các cơ sở buôn bán thuốc BVTV đạt loại A và B chiếm 86,85%, loại C: 13,06%. Các cơ sở loại C đã và đang được kiểm tra thường xuyên, nếu tiếp tục không khắc phục được lỗi vi phạm sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc.

3. Giải pháp của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Trong những năm qua, công tác quản lý vật tư nông nghiệp, đặc biệt là quản lý thuốc BVTV luôn được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực phức tạp và trong thực tế trên thị trường vẫn còn tồn tại thuốc BVTV kém chất lượng, đặc biệt là vẫn còn tình trạng thuốc giả, thuốc không được phép sử dụng, còn nhiều vi phạm trong kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc.

Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thuốc BVTV trên thị trường Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tăng cường kiểm tra tất cả các khâu, đặc biệt trong nhập khẩu; buôn bán; sử dụng thuốc BVTV tại địa phương với các giải pháp chính như sau:

+ Thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Bộ Công thương làm đầu mối. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các Hiệp hội sản xuất kinh doanh thuốc BVTV ở Việt Nam ngăn chặn thuốc BVTV nhập lậu qua biên giới và thuốc giả ở Việt Nam;

+ Triển khai tổng kiểm tra việc kinh doanh thuốc BVTV trên toàn quốc và chấn chỉnh hoạt động buôn bán thuốc BVTV.

+ Triển khai hiệu quả 02 Nghị định của Chính phủ mới ban hành năm 2013 liên quan đến quản lý thuốc BVTV:

* Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

* Nghị định 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/1013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.



+ Trên cơ sở Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật mới được Quốc hội thông qua, Bộ chỉ đạo rà soát, xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật nhằm siết chặt công tác quản lý thuốc BVTV theo hướng:

* Quy định nghiêm ngặt điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV.

* Hạn chế số lượng tên thương phẩm trong danh mục.

* Rà soát, loại bỏ những thuốc độc hại khỏi danh mục.

* Ưu tiên sử dụng thuốc BVTV sinh học an toàn.

* Tăng chế tài xử phạt vi phạm để đảm bảo tính răn đe, kể cả xử lý hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng.

Ngoài ra, Bộ cũng đang chỉ đạo dự thảo chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ BVTV để trình Chính phủ xem xét, ban hành nhằm góp phần tổ chức lại công tác BVTV ở các địa phương, giảm thiểu tác động bất lợi của thuốc BVTV. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phòng chống sinh vật gây hại thực vật để giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

125. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng thu hồi giấy phép kinh doanh và cấm các doanh nghiệp đã vi phạm sản xuất và mua bán vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…) không đảm bảo chất lượng.

Trả lời: Tại công văn số 6441/BNN-QLCL ngày 13/8/2014

- Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về việc đăng ký doanh nghiệp có quy định cơ quan cấp đăng ký kinh doanh là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố và Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, do vậy việc thu hồi giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…) không đảm bảo chất lượng, không thuộc thẩm quyền của Cơ quan chức năng được giao quản lý vật tư nông nghiệp (VTNN).

- Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN được kiểm tra, đánh giá xếp loại C nếu cơ sở không khắc phục, Cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan chức năng đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở đó.

- Theo quy định tại các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VTNN như: Nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 114/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 163/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp…ngoài hình thức phạt tiền với mức cao còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh có thời hạn đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính sản xuất, kinh doanh VTNN giả, không đảm bảo chất lượng gây hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.



126. Cử tri các tỉnh Yên Bái, Bắc Ninh, Ninh Thuận kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách về trợ cước, trợ giá đối với các mặt hàng vật tư nông nghiệp và thức ăn gia súc cho nhân dân thuộc các địa phương, vùng sâu, vùng xa. Vì hiện nay trên thị trường giá cả các mặt hàng này rất cao, gây khó khăn cho nhân dân trong việc phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Trả lời: Tại công văn số 5910/BNN-KH ngày 28/7/2014

Vật tư nông nghiệp là mặt hàng nhạy cảm để phục vụ sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Trong khi, phần lớn vật tư phải nhập khẩu từ nước ngoài, thị trường giá cả không ổn định, gây nhiều khó khăn cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa; cộng với giá cước vận chuyển quá lớn, đẩy giá bán vật tư lên cao. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta lâu nay đã có chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển vật tư nông nghiệp cho nông dân các vùng, miền này.

Tuy nhiên, đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi hiện nay chưa được nhà nước đưa vào nhóm mặt hàng được hỗ trợ giá cước vận chuyển, như vật tư nông nghiệp và muối. Vì vậy, vấn đề này cần được Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, đề xuất chính sách và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để tạo điều kiện cho nông dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện phát triển chăn nuôi, ổn định đời sống.

127. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Kiến nghị cần củng cố, nâng cao trách nhiệm quản lý của Hạt Kiểm lâm, nhất là người đứng đầu.

Trả lời: Tại công văn số 5987/BNN-TCLN ngày 29/7/2014

Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm được quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm, theo đó Hạt Kiểm lâm có các nhiệm vụ chính, đó là:

- Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn...

- Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ của Kiểm lâm theo chức năng, thẩm quyền được giao

Theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 119/2006/NĐ-CP và khoản 2, 3 Mục V Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 về hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Kiểm lâm địa phương thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Kiểm lâm ở địa phương; phân công, phân cấp việc quản lý kế hoạch, tài chính, tổ chức, phương tiện, trang thiết bị chuyên ngành để Kiểm lâm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ công tác theo quy định của pháp luật; chỉ đạo xây dựng lực lượng kiểm lâm địa phương trong sạch, vững mạnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Đề án “Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của kiểm lâm giai đoạn 2014 – 2020” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Tờ trình số 984/TTr-BNN-TCLN ngày 21/3/2014). Trong nội dung Đề án đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan kiểm lâm các cấp nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm, phát huy tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

128. Cử tri các tỉnh Đắk Lắk, Hòa Bình, Phú Yên kiến nghị: Cử tri cho rằng đơn giá khoán bảo vệ rừng, suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ, đặc dụng còn thấp, mặc dù năm 2011 đã được điều chỉnh với đơn giá trồng và chăm sóc rừng phòng hộ, đặc dụng là 15 triệu đồng/ha (gồm 01 năm trồng và 03 năm chăm sóc), khoán quản lý bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha nhưng so với thực tế vẫn còn thấp. Đề nghị tăng suất đầu tư, hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tăng mức khoán quản lý, bảo vệ rừng để đảm bảo mức sống cho người nhận khoán.

Trả lời: Tại công văn số 6004/BNN-TCLN ngày 29/7/2014

Ngày 30/9/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2015, theo đó, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng tối đa 15 triệu đồng/ha; mức khoán bảo vệ rừng bình quân 200.000 đồng/ha/năm (mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định).

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh nêu trên và đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị sửa đổi định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp (số 2265/TTr-BNN-TCLN ngày 23/7/2012; số 4426/BNN-TCLN ngày 27/12/2012). Tại cuộc họp ngày 18/6/2013 của Ban chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Trưởng ban chỉ đạo nhà nước đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, dự thảo sửa đổi Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg.

Để tháo gỡ khó khăn, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh có thể cân đối từ nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và huy động các nguồn vốn khác để hỗ trợ người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.



129. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành cơ chế chính sách cụ thể nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty lâm nghiệp, vì hiện nay các công ty lâm nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung đang rất khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức và hoạt động.

Trả lời: Tại công văn số 5759/BNN-TCLN ngày 21/7/2014

Thực hiện Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp. Các nội dung về cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm thể chế hóa việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW đã được thể hiện trong Dự thảo. Hiện nay, Dự thảo Nghị định đang gửi xin ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và các địa phương trong cả nước. Dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định trong Quý III năm 2014.



130. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị ban hành quy định chuyển các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp thành đơn vị sự nghiệp để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Trả lời: Tại công văn số /5760/BNN-TCLN ngày 21/7/2014

Thực hiện Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị trình Chính phủ ban hành Nghị định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp. Dự thảo Nghị định hiện đang gửi lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vấn đề chuyển công ty TNHH MTV lâm nghiệp thành đơn vị sự nghiệp cũng được quy định cụ thể trong dự thảo Nghị định. Dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định trong Quý III năm 2014.



131. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Chậm điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và xử lý tài sản trên đất lâm nghiệp dẫn đến vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

Trả lời: Tại công văn số 5965/BNN-TCLN ngày 29/7/2014

Theo đề nghị của Ủy ban nhân nhân tỉnh Lâm Đồng tại Văn bản số 6791/UBND ngày 31/10/2006, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tiến hành thẩm định kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Lâm Đồng tại Văn bản số 122/BNN-LN ngày 12 /01/2007. Căn cứ kết quả thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã trìnhHội đồng nhân dân tỉnh và ban hành Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 17/5/2007 về Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2020 và điều chỉnh kết quả quy hoạch 3 loại rừng tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 19/02/2008.

Đồng thời, theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 3498/BNN-TCLN ngày 29/11/2011 về việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Trên cơ sở văn bản thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 về việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020.

Kể từ ngày 05/01/2013 (thời điểm tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng) đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không nhận được đề nghị của tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và xử lý tài sản trên đất lâm nghiệp.



132. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Về cơ chế chính sách đối với các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp:

Sau khi chuyển đổi thành các Công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ (từ năm 2008) và hiện nay đã chuyển đổi thành các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp (chính thức hoạt động từ 01/01/2011), thực chất việc chuyển đổi này cũng chỉ là thay đổi mô hình hoạt động (hình thức) chứ chưa thay đổi được cơ chế, chính sách cũ (về quản lý tài nguyên, đất đai; cơ chế chính sách; nguồn kinh phí, nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ công ích và sản xuất kinh doanh). Mặt khác, hiện nay hoạt động của các Công ty lâm nghiệp chưa tách bạch giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích. Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu vừa phát triển kinh tế và vừa quản lý rừng bền vững là rất khó khăn. Từ những tồn tại vướng mắc trên đây, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu thực hiện một số nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách để các công ty TNHH MTV lâm nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường, bao gồm:

+ Cơ chế, chính sách để tạo nguồn kinh phí chi trả cho công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng nhất là chế độ giao khoán đối với diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt đang trong thời kỳ nuôi dưỡng, phục hồi, chưa được phép khai thác gỗ, trồng rừng và chăm sóc rừng; nguồn kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp đường lâm nghiệp.

+ Cơ chế, chính sách về tín dụng được vay (không dùng tài sản thế chấp) và thời gian cho vay (từ 15-20 năm) để tạo điều kiện cho các công ty lâm nghiệp có cơ hội tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh rừng trồng nói riêng với thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng.

+ Cơ chế, chính sách cho các công ty lâm nghiệp sử dụng diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt thuê của Nhà nước để liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng, trồng cây cao su.

- Có chính sách thỏa đáng đối với hoạt động công ích để tạo điều kiện cho các công ty lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả, phát huy được vai trò trong việc bảo vệ tài nguyên, thực hiện chính sách an sinh xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng tại vùng sâu, vùng xa.

Trả lời: Tại công văn số 5758/BNN-TCLN ngày 21/7/2014

Thực hiện Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị để trình Chính phủ ban hành Nghị định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, thay thế Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh. Các nội dung về cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm thể chế hóa việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW đã được quy định cụ thể trong Dự thảo, trong đó có quy định những nội dung mà cử tri kiến nghị nêu trên. Hiện nay, Dự thảo Nghị định đang gửi xin ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định trong Quý III năm 2014.



133. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Tại khoản 3, Điều 28, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định “Biên chế Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng thuộc biên chế công chức Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng theo quy định hiện hành với định biên tối đa 500 ha rừng đặc dụng có 01 công chức Kiểm lâm”. Cử tri cho rằng với 500 ha rừng đặc dụng chỉ có 01 công chức Kiểm lâm làm nhiệm vụ bảo vệ là rất mỏng, nếu tuần tra, phát hiện vi phạm mà chỉ có 01 kiểm lâm thì rất khó khăn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu sớm bổ sung thêm biên chế Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng.

Trả lời: Tại công văn số 5986/BNN-TCLN ngày 29/7/2014

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm thì định mức biên chế kiểm lâm được tính bình quân toàn quốc cứ 1.000 ha rừng có một biên chế kiểm lâm; tại khoản 3, Điều 28, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng thì định mức biên chế tối đa 500 ha rừng đặc dụng có 01 biên chế Kiểm lâm.

Theo quy định trên thì hiện nay lực lượng Kiểm lâm toàn quốc còn thiếu khoảng trên 3000 biên chế. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án “Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014 – 2020” trình Chính phủ phê duyệt (tại Tờ trình số 984/TTr-BNN-TCLN ngày 21/3/2014), trong đó có đề xuất tăng cường biên chế cho lực lượng Kiểm lâm toàn quốc, nhất là Kiểm lâm tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có nguy cơ bị xâm hại cao nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

134. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Cử tri là Ban quản lý rừng phòng hộ và các Công ty Lâm nghiệp (gọi tắt là các đơn vị chủ rừng) phản ánh: Hiện nay các đơn vị chủ rừng được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ một số diện tích rừng. Các đơn vị này cũng tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, cũng thường xuyên tổ chức tuần tra, truy quét, đương đầu với các đối tượng phá rừng. Nhưng trong nhiều năm qua lực lượng này chưa được Nhà nước quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các chế độ, chính sách, trang phục từ đó dẫn đến hiệu quả quản lý rừng không cao.

Trả lời: Tại công văn số 5985/BNN-TCLN ngày 29/7/2014

Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua các địa phương đã tăng cường công tác rà soát, đẩy mạnh việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các Công ty Lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhiều chủ rừng đã tổ chức được lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, trực tiếp tham gia bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng này còn gặp không ít khó khăn như: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn còn hạn chế, chế độ chính sách, trang thiết bị làm việc chưa rõ ràng nên hiệu quả công tác bảo vệ rừng ở nhiều nơi còn chưa cao.

Thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp đang xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức lực lượng, quyền hạn, trách nhiệm, trang bị, đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng này, dự kiến trình Chính phủ vào năm 2015.

135. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Tại điểm a, khoản 1, Điều 3, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ có quy định: “Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho ngân sách xã để đảm bảo chi thường xuyên cho các công tác quản lý bảo vệ rừng như sau: hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm để tổ chức quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý. Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng nguồn kinh phí này chi cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng ...”. Tuy nhiên, đến nay các bộ ngành chức năng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nên Quyết định trên chưa đi vào cuộc sống.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương