KẾ hoạch 5 NĂm nưỚc sạch và VỆ sinh nông thôN



tải về 1.58 Mb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.58 Mb.
#9819
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18

6.5Kế hoạch hằng năm


Kế hoạch hằng năm phải được UBND tỉnh phê duyệt trước khi gửi TT.NSVSMT.QG đánh giá xem các đề án có đáp ứng đúng mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hay không, có phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên không, và quan trọng nhất là đề xuất kinh phí để được phân bổ ngân sách CTMTQG. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, việc phân bổ này được sử dụng từ nhiều nguồn trong đó có Chương trình PforR. Kế hoạch năm được lập dựa trên kế hoạch 5 năm của tỉnh và nộp chậm nhất vào tháng 10 hằng năm để UBND tỉnh thông qua trước khi gửi lên TT.NSVSMT.QG/Văn phòng Thường trực CTMTQG. Bộ NN&PTNT sẽ xem xét và phê duyệt kế hoạch và ngân sách hằng năm. Toàn bộ quy trình này có thể kéo dài từ 9 đến 12 tháng và các tỉnh thông thường sẽ nhận được thông báo phê duyệt ngân sách vào tháng 3 năm sau (xem Bảng 6.1).

6.6Tổng các nguồn vốn huy động (Kế hoạch vốn)




Nội dung thực hiện

Triệu USD

Triệu vnd

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch 2013-2017

42,102

875.729

Trong đó, nguồn vốn:







a) CTMTQG NSVSMTNT giai đoạn 2013-2015

5,311

110.468

Trong đó







+ Ngân sách Nhà nước

4,355

90.171

+ Dân đóng góp

0,976

20.296

Gồm có:







+ Vốn sự nghiệp

1,795

37.343

+ Vốn đầu tư phát triển

3,516

73.125

b) Ngân hàng thế giới giai đoạn 2013-2017 (Chương trình PforR)

36,655

762.631

Gồm có:







+ Nâng cao năng lực, IEC

0,990

20.599

+ Thực hiện công trình vệ sinh (Vốn đầu tư phát triển):

1,360

28.296

+ Thực hiện công trình cấp nước tập trung (Vốn đầu tư phát triển), trong đó: Ghi ngân sách 60%, cho vay lại 30% và nhân dân đóng góp 10%

32,680

679.752

+ Dự phòng

1,634

33.983


Ghi chú: - Tỷ giá tạm tính: 1USD = 20.800 vnd

- Các bảng thể hiện chi phí này sẽ được điều chỉnh hằng năm

(Chi tiết xem các bảng trong Phụ lục 6)

Bảng 6.2 – Tổng hợp chi phí toàn bộ chương trình trong 5 năm chia theo hợp phần và theo năm

Bảng 6.3 – Chi phí chi tiết cho các công trình cấp nước chia theo nhóm và công trình

Bảng 6.4 – Tổng hợp chi phí của chương trình vệ sinh trong 5 năm

Bảng 6.5 – Tổng hợp chi phí cho các hoạt động IEC

6.7Nguồn vốn và giải ngân trong Chương trình PforR

6.7.1Nguồn vốn PforR


Tổng chi phí của Chương trình PforR hiện được ước tính ở mức 260 triệu USD, trong đó 200 triệu là vốn tín dụng IDA cho Chính phủ Việt Nam. Khoản tín dụng này để hỗ trợ chương trình PforR tại 8 tỉnh được quản lý trong khuôn khổ CTMTQG 3. Ngân sách sẽ được cấp sau khi kế hoạch hằng năm của tỉnh được Văn phòng thường trực CTMTQG phê duyệt dựa trên kế hoạch 5 năm này. Theo phương thức dựa trên kết quả, việc giám sát dự án để đảm bảo kết quả đạt được khớp với các mục tiêu đặt ra là trách nhiệm của Văn phòng dự án Trung ương và một cơ quan xác nhận kết quả độc lập do Văn phòng dự án Trung ương chỉ định. Ngân sách dự toán cho 8 tỉnh đã được xây dựng nhưng có thể điều chỉnh trong quá trình tiếp tục hoàn thiện công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện chương trình.

Hiện tại nguồn vốn phân bổ cho chương trình PforR của Vĩnh Phúc trong khuôn khổ CTMTQG 3 đã được xác định là 11,1% tổng giá trị khoản vay 200 triệu USD. Tỷ lệ này tương đương với khoảng 21,823 triệu USD, cộng với vốn đối ứng và đóng góp của cộng đồng, tổng ngân sách mà tỉnh nhận được cho chương trình này sẽ là 36,655 triệu USD bao gồm cả thuế.


6.7.2Các nguyên tắc về đường chuyển dẫn vốn


Ngân sách Chương trình PforR sẽ được Ngân hàng Thế giới chuyển cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính sẽ mở một tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tiếp nhận khoản ngân sách này. Khi chương trình cho vay bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2013, khoản tạm ứng đầu tiên sẽ được chuyển vào tài khoản của Bộ Tài chính. Các lần chuyển tiếp theo sẽ được thực hiện khi đạt được các chỉ số giải ngân. Các CSGN của chương trình áp dụng cho toàn bộ chương trình (vd: chỉ tiêu số lượng đấu nối nước mới phát triển cuối vào năm thứ 2 sẽ được tính là tổng số các hộ được đấu nối trong cả 8 tỉnh cộng lại). Việc phân chia chỉ tiêu này cho từng tỉnh là việc mà các tỉnh sẽ phải chủ động thống nhất với Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cuối mỗi năm, các kết quả đạt được theo CSGN sẽ được một cơ quan xác nhận kết quả độc lập (Kiểm toán Nhà nước) xác nhận.

Cơ chế chuyển tiền từ Bộ Tài chính tới các cơ quan thực hiện sẽ được thống nhất giữa Chính phủ và các tỉnh. Cơ chế này sẽ theo các thủ tục của CTMTQG và Ngân hàng thế giới sẽ không tham gia vào vấn đề này.

Tuy nhiên, cần xem xét những nguyên tắc sau đây khi thiết lập cơ chế chuyển dẫn vốn:


  • Cơ chế chuyển dẫn vốn phải tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện chương trình để đạt các kết quả của chương trình, tránh gây ra các trì hoãn và gánh nặng không cần thiết;

  • Cơ chế chuyển dẫn vốn phải phù hợp với chu trình thông thường của Chính phủ (về lập dự toán ngân sách, phân bổ, chi tiêu, và báo cáo);

  • Ngân sách chương trình PforR là một phần của CTMTQG 3 - phải được thể hiện trong kế hoạch CTMTQG 3 của tỉnh cũng như trong báo cáo tài chính hằng năm có kiểm toán về CTMTQG 3 của tỉnh;

  • Cơ chế chuyển dẫn vốn phải được thống nhất giữa Bộ TC, cơ quan quản lý CTMTQG 3, và các cơ quan thực hiện (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế, các tỉnh).

Các biểu đồ đường chuyển dẫn vốn dự kiến được trình bày trong Phụ lục 5.

6.7.3Các chỉ số giải ngân (CSGN)

Như phân tích ở trên, vốn đầu tư Chương trình PforR được chuyển từ Ngân hàng Thế giới cho Chính phủ để đầu tư vào nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua chương trình PforR tại 8 tỉnh nằm trong chương trình chung CTMTQG 3. Khi chương trình bắt đầu, khoản tiền tạm ứng 25% (tương đương 50 triệu USD) sẽ được giải ngân để Văn phòng Thường trực CTMTQG phân bổ cho địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt. Các khoản giải ngân tiếp theo từ Ngân hàng Thế giới sang cơ quan Chính phủ cấp Trung ương sẽ chỉ diễn ra sau khi đạt các Chỉ số giải ngân của chương trình (cho cả 8 tỉnh) được liệt kê tóm tắt tại Bảng 6.3 và trình bày chi tiết trong “Bảng CSGN cho Vĩnh Phúc” (Bảng 6.4). Chỉ tiêu của từng tỉnh sẽ được Bộ Nông nghiệp và PTNT đặt ra và có thể điều chỉnh khi chương trình đi vào thực hiện. Cuối mỗi năm, hoặc đến mỗi kỳ ấn định trước cho việc nộp báo cáo giám sát (CSGN 3) và kiểm chứng kết quả tại hiện trường, Cơ quan xác nhận kết quả độc lập sẽ đối chiếu kết quả đạt được với các mục tiêu chung (các chỉ số). Nếu tính tổng cộng cả 8 tỉnh đã đạt được các chỉ tiêu đặt ra, thì khoản vay tiếp theo sẽ được giải ngân tiền từ Ngân hàng Thế giới sẽ được chuyển sang cho Chính phủ. Nếu các tỉnh chỉ đạt một phần trong các chỉ tiêu đặt ra, thì khoản tiền giải ngân cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ tương ứng. Cơ quan Chính phủ (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và các cơ quan liên quan (Văn phòng thường trực CTMTQG 3/Văn phòng dự án Trung ương) sẽ quyết định mức cấp vốn cho từng tỉnh trong trường hợp không đạt đủ mục tiêu đặt ra.

Có ba Chỉ số giải ngân bao trùm 3 khía cạnh khác nhau của chương trình là: i) thực hiện; ii) tính bền vững; và iii) xác nhận kết quả. Đối với khía cạnh thực hiện, chỉ số về cấp nước là số hộ gia đình được đấu nối vào hệ thống cấp nước, chỉ số về vệ sinh là số hộ gia đình có công trình vệ sinh được cải thiện. Các chỉ số này cùng với CSGN khác và kết quả đầu ra trực tiếp được trình bày ở đây và tại Phụ lục 2 và 3.

Ban đầu, lập danh sách 28 xã, thị trấn trong khi đó số công trình vệ sinh cần cải tạo và xây mới rất lớn (theo CSGN). Sau khi kiểm tra, TT NSVSMT tỉnh đề xuất tăng thêm các xã (dự kiến 30 xã) tham gia hợp phần 2 vệ sinh nông thôn trong Chương trình PforR.

Ba chỉ số giải ngân DLI được mô tả trong Bảng 6.2 bên dưới. Các chỉ số cụ thể hằng năm chia theo từng tỉnh cần được thống nhất dựa trên đánh giá về tính khả thi của nó. Bảng giá trị CSGN của tỉnh Vĩnh Phúc được trình bày trong Bảng 6.4.

Bảng 6.2: Mô tả các chỉ số giải ngân


CSGN 1




1.1

Số lượng đấu nối nước đang hoạt động (số hợp đồng cho đợt giải ngân đầu tiên)

1.2

Số lượng nhà tiêu và nhà vệ sinh đã được xây dựng

CSGN 2




2.1

Số người được hưởng lợi từ các hệ thống cấp nước bền vững

2.2

Số người được hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

CSGN 3




3.1

Tỉnh xây dựng được kế hoạch về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 5 năm và hằng năm

3.2

Bộ NN&PTNT lập và chia sẻ báo cáo tiến độ thực hiện

Chú ý: các khái niệm “hệ thống cấp nước bền vững”, “xã đạt vệ sinh toàn xã” được định nghĩa như sau:




  1. Hệ thống cấp nước bền vững là những hệ thống đạt được những tiêu chí sau đây sau khi vận hành được 2 năm (tính từ tháng đầu tiên khi bắt đầu cấp nước, ghi hóa đơn, và các hộ gia đình thanh toán tiền nước):

  1. Cung cấp nước ăn uống đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (QCVN 02/BYT) trong đó có chỉ tiêu kiểm soát và biện pháp khắc phục asen nếu cần;

  2. Hệ thống vận hành dưới sự quản lý của một mô hình quản lý được công nhận;

  3. Ít nhất 85% số lượng đấu nối theo kế hoạch được thực hiện và sử dụng, có hóa đơn tiền nước và có trả tiền nước;

  4. Doanh thu từ hoạt động đủ để bù đắp chi phí vận hành bảo dưỡng; và

  5. Tỷ lệ nước thất thoát dưới 25%.

  1. Vệ sinh toàn xã chỉ các xã đạt được các tiêu chí sau:

  1. 100% các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học thuộc hệ thống công lập có nước sạch và công trình vệ sinh hợp vệ sinh;

  2. 100% các Trung tâm y tế xã có nước sạch và công trình vệ sinh hợp vệ sinh;

  3. 100% trụ sở cơ quan chính quyền có nước sạch và công trình vệ sinh hợp vệ sinh;

  4. Ít nhất 80% hộ gia đình có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế; và

  5. 100% hộ gia đình có một hình thức nhà tiêu nào đó.

Bảng 6.3: Bảng tổng hợp chỉ số giải ngân (tất cả các tỉnh)


Các chỉ số giải ngân6

Mục tiêu hằng năm hoặc giai đoạn

Giải ngân




1

2

3

4

5

Tổng

%

CSGN 1











1.1 Số hộ được đấu nối nước đang sử dụng (KQTH1)

1.2 Số nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh xây dựng được (KQTH2)

• 15,000 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh được xây mới


• 80,000 hộ mới được đấu nối nước đang sử dụng


• 15,000 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh được xây mới

• 90,000 hộ mới được đấu nối nước đang sử dụng


• 30,000 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh được xây mới

• 100,000 hộ mới được đấu nối nước đang sử dụng


• 40,000 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh được xây mới

• 70,000 hộ mới được đấu nối nước đang sử dụng


• 30,000 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh được xây mới

 

 

Giải ngân (triệu USD)

3.00

27.00

33.00

38.00

27.00

128

64

CSGN 2










2.1 Số người được cấp nước từ những công trình bền vững (MTPT1)

2.2 Số người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã (MTPT2)

•Ít nhất 250,000 người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

•Ít nhất 250,000 người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

•Ít nhất 250,000 người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

• 425,000 người được đấu nối nước từ các hệ thống có tính bền vững
• Ít nhất 250,000 người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

• 425,000 người được đấu nối nước từ các hệ thống có tính bền vững
• Ít nhất 275,000 người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

 

 

Giải ngân (triệu USD)

5.00

5.00

5.00

22.00

22.50

59.5

30

CSGN 3

3.1 Tỉnh xây dựng được kế hoạch 5 năm và hằng năm về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (MTPT 3)
3.2 Bộ NN&PTNT lập và chia sẻ báo cáo tiến độ thực hiện (KQTH4)

Kế hoạch năm của tỉnh

Báo cáo tiến độ thực hiện + báo cáo thực hiện KHHĐ của chương trình và báo cáo TĐC được công bố




Kế hoạch năm của tỉnh

Báo cáo tiến độ thực hiện + báo cáo thực hiện KHHĐ của chương trình và báo cáo TĐC được công bố




Kế hoạch năm của tỉnh

Báo cáo tiến độ thực hiện + báo cáo thực hiện KHHĐ của chương trình và báo cáo TĐC được công bố





Kế hoạch năm của tỉnh

Báo cáo tiến độ thực hiện + báo cáo thực hiện KHHĐ của chương trình và báo cáo TĐC được công bố



Kế hoạch năm của tỉnh

Báo cáo tiến độ thực hiện + báo cáo thực hiện KHHĐ của chương trình và báo cáo TĐC được công bố






 

Giải ngân (triệu USD)

2.50

2.50

2.50

2.50

2.50

12.5

6

Tổng (triệu USD)

10.50

34.50

40.50

62.50

52.00

200

100


Bảng 6.4: Bảng tổng hợp chỉ số giải ngân của tỉnh Vĩnh Phúc


Các chỉ số giải ngân7

Mục tiêu hằng năm hoặc giai đoạn

Giải ngân







1

2

3

4

5

Tổng

%




CSGN 1





1.1 Số hộ được đấu nối nước đang sử dụng (KQTH1)

1.2 Số nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh xây dựng được (KQTH2)

1.690 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh được xây mới


8.890 hộ mới được đấu nối nước đang sử dụng


1.660 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh được xây mới

10.000 hộ mới được đấu nối nước đang sử dụng


3.340 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh được xây mới

11.100 hộ mới được đấu nối nước đang sử dụng


4.450 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh được xây mới

7.770 hộ mới được đấu nối nước đang sử dụng


3.330 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh được xây mới

 

 




Giải ngân (triệu USD)

0,333

2,998

3,665

4,220

2,998

14,215







CSGN 2




2.1 Số người được cấp nước từ những công trình bền vững (MTPT1)

2.2 Số người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã (MTPT2)

•Ít nhất 27.770 người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

•Ít nhất 27.770 người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

•Ít nhất 27.770 người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

47.200 người được đấu nối nước từ các hệ thống có tính bền vững
• Ít nhất 27.770 người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

47.190 người được đấu nối nước từ các hệ thống có tính bền vững
• Ít nhất 30.540 người hưởng lợi từ các xã đạt vệ sinh toàn xã

 

 




Giải ngân (triệu USD)

0,555

0,555

0,555

2,443

2,499

6,608







CSGN 3




3.1 Tỉnh xây dựng được kế hoạch 5 năm và hằng năm về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (MTPT 3)
3.2 Bộ NN&PTNT lập và chia sẻ báo cáo tiến độ thực hiện (KQTH4)

Kế hoạch năm của tỉnh

Báo cáo tiến độ thực hiện + báo cáo thực hiện KHHĐ của chương trình và báo cáo TĐC được công bố




Kế hoạch năm của tỉnh

Báo cáo tiến độ thực hiện + báo cáo thực hiện KHHĐ của chương trình và báo cáo TĐC được công bố




Kế hoạch năm của tỉnh

Báo cáo tiến độ thực hiện + báo cáo thực hiện KHHĐ của chương trình và báo cáo TĐC được công bố





Kế hoạch năm của tỉnh

Báo cáo tiến độ thực hiện + báo cáo thực hiện KHHĐ của chương trình và báo cáo TĐC được công bố



Kế hoạch năm của tỉnh

Báo cáo tiến độ thực hiện + báo cáo thực hiện KHHĐ của chương trình và báo cáo TĐC được công bố






 




Giải ngân (triệu USD)

0,278

0,278

0,278

0,278

0,278

1,388







Dự phòng (triệu USD)
















1,634




Tổng (triệu USD)























Ghi chú: - Kinh phí giải ngân trên thuộc nguồn vốn vay WB.

- Kinh phí giải ngân khác được thực hiện theo điều kiện của tỉnh và tiến độ thực hiện Chương trình.




tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương