KẾ hoạch 5 NĂm nưỚc sạch và VỆ sinh nông thôN


Kế hoạch hành động của Chương trình



tải về 1.58 Mb.
trang10/18
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.58 Mb.
#9819
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18

6.8Kế hoạch hành động của Chương trình


Kế hoạch hành động của chương trình được nêu chi tiết trong Phụ lục 8 và được tóm tắt dưới đây:

  1. Các tỉnh tham gia Chương trình sẽ tăng cường tính minh bạch thông qua việc lưu trữ cơ sở dữ liệu các khiếu nại của người dân về thực hiện Chương trình/đấu thầu/tài chính/tham nhũng/tham vấn và giải quyết các khiếu nại này. Thông tin sẽ được Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp ở cấp quốc gia và báo cáo cho Ngân hàng thế giới theo định kỳ




  1. Phương thức đấu thầu được tăng cường thông qua việc đảm bảo:

  1. Các hồ sơ dự thầu thiết kế chi tiết và giám sát thi công, cũng như hồ sơ dự thầu xây dựng công trình có giá cao hơn mức giá ước tính cũng vẫn được xem xét;

  2. Đối với các tiểu dự án về cấp nước, ít nhất 50% số hợp đồng tư vấn và 50% hợp đồng xây dựng công trình được đấu thầu cạnh tranh, tăng dần lên 80% vào cuối Chương trình

  3. Các Doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc (của tỉnh hoặc của Bộ Nông nghiệp và PTNT) sẽ không được tham gia dự thầu; và

  4. Các công ty trong danh sách cấm của địa phương, quốc gia, hoặc Ngân hàng thế giới không được tham gia dự thầu.




  1. Chính phủ sẽ xây dựng và thực hiện năng lực kiểm toán tài chính và kiểm toán kết quả hiệu quả cho Chương trình. Các hợp phần của hoạt động này bao gồm:

  1. Chuẩn bị Báo cáo tài chính hằng năm của Chương trình;

  2. Thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ của Chương trình; và

  3. Lựa chọn kiểm toán độc lập với Điều khoản tham chiếu được Ngân hàng Thế giới chấp thuận.



  1. Các tỉnh đảm bảo việc thu hồi đất và các tác động tiêu cực từ thu hồi đất được tránh hoặc giảm tới mức tối thiểu, và người dân bị ảnh hưởng mất đất hoặc tài sản, gián đoạn dòng thu nhập, sẽ được đền bù để có cuộc sống tốt hơn, hoặc ít nhất là không lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn trước khi bị thu hồi. Ngoài ra, cần xây dựng một cơ chế hiệu quả, giám sát độc lập được, và phù hợp với quy định của Ngân hàng thế giới trong việc xác định giá trị thị trường của diện tích đất bị thu hồi cũng như tài sản và thu nhập bị mất để xác định phương thức thích hợp nhằm khôi phục lại cuộc sống cho người bị ảnh hưởng.




  1. Các tỉnh có trách nhiệm xây dựng và thực hiện những hướng dẫn phù hợp với quy định của Ngân hàng thế giới về phương thức làm việc với các Cộng đồng dân tộc thiểu số đồng thời vận dụng tối đa các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam trong lĩnh vực này thông qua quy trình tham vấn tự do, có cung cấp thông tin với người dân trước khi ra quyết định.


7TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Để thực hiện các kế hoạch của Chương trình PforR, cần phải tập trung nhiều nguồn lực trong tỉnh để hỗ trợ thực hiện. Cơ cấu tổ chức thực hiện đã được trình bày ở phần trên, bao gồm: Ban điều hành, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, các sở, ban ngành liên quan khác, TT NSVSMT tỉnh, các PPMU …

Việc thực hiện các hợp phần tuân thủ các bước theo quy định hiện hành như: Tư vấn, đấu thầu, xây dựng công trình, giám sát và đánh giá... Chương trình PforR được thực hiện trong 5 năm (2013-2017), với bộ chỉ số liên kết giải ngân (DLIs) trong đó có chỉ số đánh giá tính bền vững của công trình. Nó được xác định trong thời gian 2 năm từ sau khi công trình bắt đầu đưa vào hoạt động. Do vậy, các công trình hầu như phải được hoàn thành vào trước năm 2016. Với lý do này thì công tác tư vấn cần được triển khai ngay từ tháng 8 năm 2012 cho đến đầu năm 2014 để có thể triển khai các bước đấu thầu xây lắp và thi công.

Các Báo cáo đầu tư xây dựng cần thiết để thông qua các tiểu dự án đã được xây dựng cho 4 công trình cấp nước phục vụ 8 xã, thị trấn, các báo cáo này sẽ được cập nhật bổ sung. Vì lý do nguồn lực và năng lực, 31 xã, thị trấn tham gia chương trình đã được sắp xếp thành 3 nhóm để thực hiện các khâu lập báo cáo đầu tư, thiết kế chi tiết, chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đấu thầu, và thi công. Tám xã đầu tiên thuộc Nhóm 1 đã được lựa chọn với tư cách là các xã ưu tiên và BCĐTXD cho các xã này đã được xây dựng. Tuy nhiên, các đề án lựa chọn và chia nhóm các xã đã được chỉnh sửa do quan ngại về vấn đề nước ngầm và nhu cầu tăng cường tính hiệu quả trong lập kế hoạch và thiết kế (xem Bảng 6.2 Phụ lục 6). Hiện nay có 8 xã ở Nhóm 1, gồm 4 công trình CNTT, thiết kế chi tiết và đấu thầu, thi công cho các công trình này thực hiện trong năm 2013 dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng cuối năm 2014.

Sau khi các công trình được xây dựng xong thì công tác phát triển đấu nối vẫn tiếp tục triển khai, song song với việc đánh giá tính bền vững của công trình.


7.1Chuẩn bị dự án


Nghiên cứu khả thi các đề án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của 8 tỉnh được thực hiện từ năm 2009 cho giai đoạn II của Dự án NSVSNT-ĐBSH. Nghiên cứu khả thi của Vĩnh Phúc bao gồm 30 xã được lựa chọn ưu tiên. Nghiên cứu khả thi này mới được Văn phòng dự án Trung ương (CPO) cập nhật với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn và hiện đang chờ Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

Do mục tiêu của Chương trình chuyển từ dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng (Giai đoạn I thực hiện tại 4 tỉnh) sang hình thức đầu tư Chương trình NSVSMTNT dựa trên kết quả trong khuôn khổ Chương trình MTQG (thực hiện tại 8 tỉnh) nên tỉnh phải lựa chọn lại các xã tham gia Chương trình để đảm bảo được chỉ số cấp nước bền vững. Việc lựa chọn lại các xã tham gia Chương trình dẫn đến công tác điều tra xã hội học chưa được triển khai chi tiết đến từng xã, các số liệu cập nhật của các dự án chủ yếu dựa trên kết quả Bộ chỉ số đánh giá nước sạch và VSMTNT năm 2011.


7.2Báo cáo đầu tư xây dựng


Năm 2010, các công trình cấp nước cho 9 xã đã được lập báo cáo đầu tư xây dựng. Quá trình rà soát các báo cáo này đã xác định được một số điểm bất cập, trong đó lớn nhất là việc chọn nguồn nước thô chưa phù hợp. Số lượng mẫu thu thập và phân tích để xác định nguồn nước thô thấp hơn quy định tiêu chuẩn của Chính phủ Việt Nam. BCĐTXD của các công trình cấp nước đề xuất sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm hiện đang được chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật. BCĐTXD cho các công trình cấp nước mới hoặc thay đổi so với đề xuất ban đầu của TT NSVSMT tỉnh cần được xây dựng trong thời gian sớm nhất có thể. TT NSVSMT tỉnh đang đề nghị Văn phòng dự án Trung ương hỗ trợ trong hoạt động cần phải tiến hành rất khẩn trương này.

Để đảm bảo không gây chậm trễ cho tiến độ chương trình, việc chỉnh sửa bổ sung BCĐTXD các công trình thuộc Nhóm 1 và lựa chọn tư vấn xây dựng BCĐTXD cho các công trình Nhóm 2 nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Bảng 7.2 về tổ chức thực hiện và Kế hoạch thời gian trình bày thời gian đề xuất để cập nhật/xây dựng mới các BCĐTXD nhằm giảm thiểu tối đa việc chậm trễ.

Hiện nay, chưa có nguồn ngân sách cho hoạt động cập nhật/xây dựng mới BCĐTXD cho các công trình Nhóm 1 (4 dự án), các dự án này dự kiến sử dụng nguồn ngân sách Chương trình NTP kết hợp nguồn vốn Chương trình PforR. TT NSVSMT tỉnh đang phối hợp với các cơ quan tư vấn đề rà soát, cập nhật và lập mới 4 dự án thuộc Nhóm 1. Ngân sách cho việc xây dựng các BCĐTXD cho Nhóm 2 sẽ được cấp thông qua CTMTQG từ khoản tín dụng phục vụ Chương trình PforR nên chưa thể hợp đồng thuê tư vấn cho tới khi thỏa thuận tín dụng chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, quá trình lựa chọn tư vấn có thể bắt đầu sớm hơn. Hiện tại, các bên liên quan đang xem xét thuê chuyên gia tư vấn để xây dựng BCĐTXD cho các công trình còn lại (Nhóm 2, 3).

Quy định của VN là phải xét nghiệm mẫu nước đối với các trạm xử lý nước hàng ngày theo 3 chỉ số và hàng tháng và hàng quý là 14 chỉ số do vậy báo cáo đầu tư dự án phải có mục đầu tư về trang thiết bị thí nghiệm nhanh tại công trình; bộ dụng cụ sửa chữa trong quá trình vận hành. Cụ thể xem phần phục lục 4




tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương