KẾ hoạch 5 NĂm nưỚc sạch và VỆ sinh nông thôN


Tiêu chí lựa chọn ưu tiên các xã



tải về 1.58 Mb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.58 Mb.
#9819
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18

6.3Tiêu chí lựa chọn ưu tiên các xã


Tiêu chí lựa chọn và ưu tiên đối với các xã tham gia CTMTQG 3 không thay đổi so với CTMTQG 2, cũng được tỉnh sử dụng để chọn các xã tham gia PforR, bao gồm:

  • Có nhu cầu cụ thể, thể hiện qua tỷ lệ nghèo, các bệnh lây qua đường nước;

  • Nhu cầu đó chưa được giải quyết bằng nguồn ngân sách từ CTMTQG về xây dựng nông thôn mới hoặc các chương trình, dự án nước sạch và vệ sinh môi trường khác;

  • Thể hiện sự chấp nhận và tuân thủ các nguyên tắc của Chương trình;

  • Có chất lượng nước và trữ lượng nguồn nước phù hợp;

  • Có nhu cầu cải thiện dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

  • Có khả năng và mong muốn đóng góp 10% chi phí xây dựng công trình và đồng ý về nguyên tắc với việc trả phí sử dụng nước trên cơ sở đủ để lấy thu bù chi; và

  • Có căn cứ cho thấy ít nhất 60% hộ gia đình đồng ý đấu nối.

Các xã tham gia chương trình PforR đến nay đã được lựa chọn. Tuy nhiên, các xã này cũng sẽ được rà soát trong thời gian thực hiện để khẳng định có nằm trong số xã ưu tiên và đáp ứng đủ điều kiện hay không.

Hiện tại, 8 xã, thị trấn đang lập Báo cáo đầu tư xây dựng/ Lập dự án đầu tư xây dựng, gồm 04 công trình với mỗi công trình xây dựng chung cho 2 xã. Đây là dự kiến ban đầu cho các công trình thuộc Nhóm 1; 3 trong số 4 công trình trong số này dự kiến sẽ sử dụng nguồn nước ngầm. Đây là nguồn nước có trữ lượng và chất lượng tốt nhất, phù hợp với yêu cầu về nguồn nước thô cho nhà máy nước. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm ở đây ngoài có hàm lượng kim loại cao, còn xác định là có thể chứa asen. Do vậy, yêu cầu đặt ra là công nghệ xử lý nước phải phù hợp, đảm bảo chất lượng nước đầu ra, cung cấp cho nhân dân sử dụng đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngân hàng Thế giới sẽ không tài trợ cho các công trình sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Báo cáo đầu tư xây dựng của các công trình này được lập, chỉnh sửa, phê duyệt và thiết kế chi tiết có thể bắt đầu từ tháng 01 năm 2013 để các khâu đấu thầu, ký hợp đồng và thi công dự kiến triển khai trong quý I năm 2013.

Bảng 6.1, Phụ lục 6 trình bày danh sách 30 xã, thị trấn dự kiến lựa chọn thực hiện Chương trình PforR xếp theo thứ tự ưu tiên. So với danh sách ban đầu, có 4 xã không được ưu tiên đầu tư do không đáp ứng được một số tiêu chí lựa chọn các xã tham gia Chương trình, tuy nhiên đã bổ sung thêm 4 xã đủ điều kiện. Sau khi tổng hợp các xã, thị trấn được hưởng lợi từ CTMTQG NSVSNT và các chương trình khác (Chương trình 134, Nông thôn mới,…) cũng như các xã sẽ được hưởng lợi từ Chương trình PforR trong thời gian tới, toàn tỉnh sẽ có 50/114 xã, thị trấn được hưởng lợi về cấp nước sạch.

Trong giai đoạn chuẩn bị Báo cáo đầu tư xây dựng, nếu thấy các tiêu chí ưu tiên của xã nào không còn đáp ứng được yêu cầu của Chương trình PforR (VD: không đủ 60% số hộ cam kết đấu nối, không sẵn sàng đóng góp 10% tổng mức đầu tư xây dựng công trình, hoặc không chi trả tiền sử dụng nước hàng tháng) thì lựa chọn xã khác để thay thế. Lựa chọn xã thay thế nên trong cùng huyện và được thực hiện hài hòa với quan điểm của Ủy ban nhân dân huyện, sau khi trao đổi thống nhất với Ủy ban nhân dân xã được chọn để thay thế. Bên cạnh đó cần cân nhắc đến vấn đề quy mô công trình không nên lớn hơn xã đã bị loại bỏ.

Theo danh sách của 30 xã, thị trấn được chia ra 3 nhóm sắp xếp theo trình tự ưu tiên đối với những công trình thuận lợi sẽ được thực hiện trước (bảng 6.3 - phụ lục 6). Đối với Vĩnh Phúc sẽ xây dựng 9 công trình phục vụ cho 30 xã.

Chương trình PforR tập trung giải quyết hiện trạng về cấp nước và vệ sinh nông thôn thông qua khái niệm vệ sinh toàn xã. Vệ sinh toàn xã, trong bối cảnh Chương trình, có nghĩa là 100% tất cả các trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan hành chính, 100% số hộ gia đình có nhà tiêu, trong đó 80% có công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn BYT. Do vậy, để đạt được các chỉ số trong Chương trình PforR này, đối tượng áp dụng không chỉ là các hộ nghèo, cận nghèo mà áp dụng chung cho tất cả các hộ gia đình trong toàn xã chưa có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn BYT.



6.4Kế hoạch 5 năm của tỉnh



6.4.1. Kế hoạch Chương trình PforR

Kế hoạch năm bao gồm thông tin chi tiết về mục tiêu hằng năm và là căn cứ để lập dự toán ngân sách. Kế hoạch năm được cụ thể hóa từ kế hoạch 5 năm, kế hoạch 5 năm lập dựa trên các mục tiêu và chính sách chung của Quy hoạch tổng thể. CTMTQG 3 có thời gian thực hiện từ năm 2012 đến 2015 (4 năm) và không khớp với Chương trình PforR (thực hiện từ năm 2013 đến 2017).

Kế hoạch CTMTQG bao gồm 3 hợp phần chính: Cấp nước nông thôn, vệ sinh môi trường nông thôn và tăng cường năng lực, trong đó có năng lực quản lý giám sát và đánh giá. Các mục tiêu, hoạt động, vai trò, trách nhiệm và ngân sách CTMTQG 3 được trình bày tại trang 34/35 của tài liệu phê duyệt CTMTQG.
Do phương thức thực hiện Chương trình PforR dựa trên kết quả đầu ra tập trung nhiều hơn vào các thành tựu (kết quả), được xác định dựa trên các chỉ số đã thống nhất từ trước, nên kế hoạch 5 năm của các tỉnh tham gia Chương trình này sẽ bao gồm nhiều thông tin/dữ liệu cơ sở ban đầu hơn so với các kế hoạch 5 năm khác. Dữ liệu ban đầu cần phải chi tiết hơn để tạo điều kiện cho việc so sánh đối chiếu với các mục tiêu (CSGN).
6.4.2. Kế hoạch trung hạn 2013 - 2015

Việc thực hiện Chương trình MTQG NS&VSMT ngoài nguồn vốn tài trợ của WB còn có nguồn vốn của Ngân sách Trung ương và Ngân sách tỉnh đối ứng, Nguồn vốn này được Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu xây dựng kế hoạch 3 năm 2013-2015 theo Chương trình MTQG 3. Kế hoạch 3 năm 2013-2015 là cơ sở để lập kế hoạch hàng năm của Chương trình. Kế hoạch cụ thể của Chương trình MTQG 3 được thể hiện như sau:



a. Hoàn thiện Quy hoạch

Hiện nay, Quy hoạch tổng thể cấp Nước SH&VSMT nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030 đang được hoàn thiện để trình Hội đồng thẩm định và phê duyệt. Sau khi hoàn thành quy hoạch là cơ sở xây dựng kế hoạch giai đoạn 2013-2015 và kế hoạch chi tiết cho từng năm theo Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2012 - 2015.



b. Xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh môi trường

- Công trình cấp nước tập trung

+ Công trình hoàn thành: 03 công trình. Cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng khu xử lý, tuyến ống truyền tải và phân phối trong năm 2012; hạng mục lắp đặt cụm đồng hồ, phát triển mạng được thực hiện từ năm 2013 - 2014.

+ Công trình cải tạo sửa chữa: 01 công trình đã được phê duyệt đang chờ kế hoạch vốn để khởi công.
- Dự án cấp nước nhỏ lẻ:

TT NSVSNT tỉnh phối hợp với UBND các huyện thực hiện (1000 công trình) để đạt được tiêu chí nông thôn mới.



- Công trình vệ sinh môi trường:

+ Hoàn thành giai đoạn 2 (134 trường) và xây dựng giai đoạn 3 (54 trường) dự án Cấp nước và nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Dự án xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas sử dụng vật liệu Composite tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2012-2016 với số lượng 3.500 hầm (năm 2013: 700 hầm).

+ Dự án xử lý nước thải nước thải sinh hoạt tập trung

- Mô hình điểm:

+ Xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn: 3 công trình

+ Xây dựng mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh: 4500 công trình.

Kinh phí để thực hiện Chương trình NTP 3 được thể hiện trong bảng 6.6 và bảng 6.7




tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương