KẾ hoạch 5 NĂm nưỚc sạch và VỆ sinh nông thôN



tải về 1.58 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.58 Mb.
#9819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

4.5Vệ sinh môi trường

4.5.1Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh

Theo kết quả điều tra, theo dõi - đánh giá NS&VSMTNT của TT NSVSMT tỉnh tại Vĩnh Phúc cho thấy trong tổng số 201.622 hộ gia đình (số liệu tháng 12 năm 2011), khoảng 106.332 hộ (52,7%) đã ĐƯỢC TIẾP CẬN với các loại công trình nhà tiêu hợp vệ sinh. Cũng theo báo cáo này, tổng số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng được trong phạm vi nhà mình đang ở tính tới tháng 12 năm 2011 là 102.099 hộ. Đây là các số liệu đầu vào cơ bản. Ước tính có khoảng 99.523 hộ gia đình KHÔNG CÓ nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong số 102.099 hộ gia đình được báo cáo là có nhà tiêu hợp vệ sinh, số hộ có nhà tiêu tự hoại là 49.830 hộ.


Bảng 4.2 dưới đây trình bày tình hình tổng quan của tỉnh về Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh. Số liệu này được minh họa trên Bản đồ 4.4.

Số liệu về các loại nhà vệ sinh theo từng huyện và khu vực 30 xã dự kiến lựa chọn được trình bày trong Bảng 4.3.



Theo kết quả tổng hợp Bộ chỉ số điều tra – theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Do triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, số lượng cán bộ điều tra lớn (1.389 cán bộ điều tra); dù được tập huấn nghiệp vụ công tác điều tra tuy nhiên trình độ cũng như mức độ tiếp cận kiến thức của một bộ phận không nhỏ các cán bộ điều tra còn nhiều hạn chế do vậy tính chính xác của số liệu chưa cao. Trong tổng số các xã được chọn lựa có 10/30 xã tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ này khá cao. Để đảm bảo tính chính xác của số liệu cần phải được điều tra, khảo sát trước khi triển khai Chương trình.
Bảng 4.2: Các xã và số dân hiện được tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh


Stt

Số xã

Số hộ

Tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh

Số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh

Số hộ gia đình có nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh

1

1

1.873

90 – 100

1.654

1.156

2

9

13.976

80 – 90

11.254

4.935

3

86

155.532

35 – 80

82.887

41.636

4

18

32.114

7 - 35

7.958

3.259

Tổng số

114

201.622

 

102.099

49.830



Bảng 4.3: Loại hình và tỷ lệ nhà tiêu/nhà vệ sinh hiện có


TT

Tên huyện, thị xã, thành phố

Nhà tiêu tự hoại

Nhà tiêu thấm dội nước

Nhà tiêu hai ngăn ủ phân

Nhà tiêu chìm thông hơi

Khác

Số lượng

Hợp vệ sinh

Tỷ lệ %

Số lượng

Hợp vệ sinh

Tỷ lệ %

Số lượng

Hợp vệ sinh

Tỷ lệ %

Số lượng

Hợp vệ sinh

Tỷ lệ %

Số lượng

1

H. Bình Xuyên

5.045

4.650

92,2

698

380

54,4

6.688

3.665

54,8

2

2

100

4.331

2

H. Lập Thạch

3.345

3.338

99,8

521

493

94,6

11.064

7.530

68,1

177

143

80,8

14.356

3

H. Sông Lô

2.763

2.701

97,8

739

529

71,6

9.629

6.756

70,2

149

136

91,3

8.766

4

H. Tam Dương

4.118

3.995

97,0

808

599

74,1

10.328

6.384

61,8

168

154

91,7

5.974

5

H. Tam Đảo

1.549

1.479

95,5

365

362

99,2

9.675

6.971

72,1

10

1

10,0

4.158

6

H. Vĩnh Tường

17.116

16.928

98,9

1.447

1.138

78,6

7.882

4.728

60,0

36

28

77,8

14.862

7

H. Yên Lạc

12.678

12.527

98,8

1.195

812

67,9

5.695

2.874

50,5

51

36

70,6

10.062

8

TP. Vĩnh Yên

1.663

1.663

100,0

99

99

100,0

1.118

1.010

90,3

28

28

100,0

74

9

TX. Phúc Yên

2.633

2.549

96,8

350

211

60,3

3.876

1.369

35,3

 

 

 

1.854

Tổng cộng

50.910

49.830

97,9

6.222

4.623

74,3

65.955

41.287

62,6

621

528

85,0

64.037

Tổng 30 xã

16.195

16.013

98,9

1.367

1.004

73.4

21.036

17.133

81,44

160

156

97,5

7.100



4.5.2Chương trình của Sở Y tế


Sở Y tế tỉnh được phân bổ một khoản ngân sách từ Chương trình hằng năm để chi cho hoạt động vệ sinh môi trường nông thôn, trong đó có cả IEC và xây dựng nhà tiêu. Năm 2011, trong tổng số 521,55 triệu đồng được phân bổ, 121,55 triệu được chia cho IEC và 400 triệu chi cho xây dựng nhà tiêu hộ gia đình. Với ngân sách này, 320 nhà vệ sinh nông thôn đã được xây mới, cải tạo nâng cấp. Các hộ gia đình hưởng lợi được lựa chọn dựa trên các tiêu chí lựa chọn và tham vấn cộng đồng. Mức hỗ trợ tối đa cho mỗi hộ gia đình là 800.000 đồng (theo Thông tư liên tịch số 48/2008/TTLT-BTC-BNN ngày 12/6/2008 sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 17/7/2007 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010) phần còn lại gia đình phải tự đầu tư xây dựng. Mức hỗ trợ này rất thấp so với tổng mức đầu tư xây dựng công trình, do vậy cần phải điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho phù hợp với biến động giá cả hiện nay.

Sở Y tế đề xuất mức hỗ trợ cho một công trình vệ sinh hộ gia đình: 35% tổng dự toán được phê duyệt đối với hộ cận nghèo, 70% tổng dự toán được phê duyệt đối với hộ nghèo, với đơn giá tạm tính bình quân cho 4 loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh do Bộ Y tế ban hành là 11.000.000 đồng/công trình, trong đó tập trung chủ yếu xây dựng nhà vệ sinh tự hoại



Bản đồ 4.4 – Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc

4.5.3Chương trình của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH)


Từ năm 2006, NHCSXH đã cung cấp những khoản tín dụng nhỏ phục vụ xây dựng nhà vệ sinh/nhà tiêu hộ gia đình và công trình cấp nước hộ gia đình. Mặc dù chủ yếu tập trung vào đối tượng người nghèo, nhưng các khoản vay nhỏ của Ngân hàng có thể dành cho tất cả các hộ gia đình nông thôn đủ điều kiện vay vốn bất kể họ có thuộc diện hộ nghèo hay không. Khoản vay tối đa có thể cung cấp cho một hộ gia đình là 4 triệu đối với xây dựng một nhà vệ sinh và 4 triệu cho cấp nước (làm giếng đào, hoặc lu, bể trữ nước mưa). Các hộ gia đình thường chọn loại hình nhà vệ sinh tự hoại có két nước hoặc dội nước. Mỗi hộ chỉ được giải quyết cho vay một khoản. Theo quan điểm của NHCSXH, hiện nay, khoản vay cần thiết để đáp ứng đủ chi phí xây dựng một nhà vệ sinh tự hoại hoàn chỉnh là 15 triệu đồng.

Các Tổ tiết kiệm và vay vốn các thôn sẽ họp, thảo luận, và thống nhất lựa chọn các hộ gia đình đáp ứng đủ điều kiện vay vốn. Các tổ chức quần chúng (như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,..) được NHCSXH ủy thác quản lý các chương trình cụ thể, sau khi thống nhất danh sách hộ gia đình đề xuất ưu tiên, sẽ nộp danh sách này cho UBND xã phê duyệt. Khi đã được duyệt, các hộ gia đình sẽ hoàn thiện hồ sơ gồm: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay, Biên bản họp tổ tiết kiệm và vay vốn, Sổ vay vốn. NHCSXH chi trước toàn bộ số lượng khoản vay. Các khoản vay được trả trong vòng 5 năm với mức lãi suất hằng tháng hiện áp dụng là 0,9%. Việc hoàn trả tiền vay đến nay được báo cáo là rất tốt. Từ khi bắt đầu chương trình tại Vĩnh Phúc, đã có khoảng trên 32.000 hộ gia đình được vay. Đến hết năm 2011, số tiền cho vay cho mục đích này là khoảng gần 245 tỷ đồng. Năm 2011, tổng số tiền cho vay đạt 53,602 tỷ đồng chia cho khoảng 6.749 hộ gia đình. Trong điều kiện NHCSXH đã có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và cơ chế quản lý chương trình tín dụng này, họ có đủ năng lực để quản lý số lượng khoản vay hằng năm nhiều hơn (khoảng 20.000 hộ một năm). Tuy nhiên, nguồn vốn của họ còn hạn chế. Chương trình này rất quan trọng với Vĩnh Phúc trong việc đạt được các chỉ tiêu VSMT trong PforR dù ngân hàng CSXH không được phân bổ ngân sách từ CTMTQG.



Hình 4.1: Chương trình cho vay đầu tư vệ sinh của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Vĩnh Phúc

Trung tâm NSVSMTNT tỉnh sẽ phối hợp với Sở Y tế và Ngân hàng CSXH tỉnh để tập trung các hoạt động đầu tư xây dựng công trình cấp nước, nhà tiêu hợp vệ sinh vào một số xã chọn lọc trong giai đoạn đầu của Chương trình nhằm nhanh chóng đạt được các chỉ số giải ngân về số người hưởng lợi từ các xã đạt “vệ sinh toàn xã”




tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương