KẾ hoạch 5 NĂm nưỚc sạch và VỆ sinh nông thôN


Khuôn khổ lập kế hoạch hiện hành



tải về 1.58 Mb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.58 Mb.
#9819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

3.2Khuôn khổ lập kế hoạch hiện hành


Quy hoạch tổng thể CNVSNT của tỉnh bao gồm bức tranh tổng thể về CNVSNT trên toàn tỉnh cũng như nhu cầu, cơ hội, thách thức và kế hoạch kinh phí là tài liệu thể hiện tầm nhìn của tỉnh trong dài hạn về CNVSNT. Quy hoạch tổng thể này được cập nhật định kỳ. Quy hoạch tổng thể hiện hành của Vĩnh Phúc vạch ra định hướng phát triển đến năm 2020 mới được cập nhật trong thời gian gần đây. Theo mô hình vận hành CTMTQG, từ Quy hoạch tổng thể này, các bản kế hoạch 5 năm sẽ được xây dựng và tiếp tục làm cơ sở cho kế hoạch cụ thể hàng năm. CTMTQG cấp vốn dựa trên kế hoạch hàng năm của tỉnh.
Khung kế hoạch chi tiêu trung hạn

Chương trình MTQG về NSVSMTNT thông thường có chu trình lập kế hoạch và ngân sách 4 năm một lần, trùng với khung kế hoạch chi tiêu trung hạn (KHCTTH). Một khung kế hoạch chi tiêu trung hạn là công cụ lập kế hoạch ngân sách của Chính phủ (Bộ KH&ĐT) sẽ được triển khai trong năm 2013-2014. Mục tiêu của khung KHCTTH là để khắc phục bất cập của phân bổ ngân sách từng năm khi các dự án phải mất hơn 1 năm mới hoàn thành (như ở nhiều dự án cấp nước). Khung KHCTTH cho phép lập kế hoạch ngân sách cho 3 năm cho các hợp đồng và đảm bảo nguồn vốn không bị gián đoạn để hoàn thành hợp đồng.

CTMTQG 3 đã được phê duyệt vào tháng 3 năm 2012 để thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015. Tuy nhiên, trên thực tế CTMTQG 3 chỉ có thể bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2013. Về phần mình, Chương trình PforR sẽ được thực hiện trong thời gian 5 năm, từ 2013 đến 2017. Theo kế hoạch triển khai trên, 2 chương trình có thời gian triển khai tương đối khớp nhau, tuy nhiên nguồn vốn cho các hợp đồng của năm thứ 5 của PforR cần được xem xét kỹ trong tương lai.

4TỔNG QUAN VÀ HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC

4.1Vị trí và đặc điểm tự nhiên


Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 2. Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên hơn 1.231km2, địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 6 - 10 m. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ khoảng 50 - 60% /tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc và phía Đông Bắc tỉnh thuộc các huyện Sông Lô, Lập Thạch và một phần huyện Tam Đảo, Bình Xuyên và Thị xã Phúc Yên có độ cao phổ biến 70 – 400m có nơi cao hơn 1.500 m (đỉnh núi Tam Đảo). Lượng mưa bình quân hàng năm trong tỉnh khoảng 1.990,55 mm, độ ẩm trung bình hàng năm từ 84-85%. Trên địa bàn tỉnh có 3 hệ thống sông lớn chảy qua (gồm sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy) và nhiều nhánh sông nhỏ như sông Cà Lồ, sông Phan. Tỉnh có nguồn nước ngầm phân bố ở phía Nam và Tây Nam nhưng nhìn chung có hàm lượng kim loại nặng cao. Nguồn nước ngầm tại các khu vực ven sông Hồng có chứa Asen là một vấn đề cần quan tâm xem xét sử dụng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Tuy nhiên, các công trình cấp nước tập trung của thành thị và nông thôn tại Vĩnh Phúc hiện nay chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm.

4.2 Điều kiện kinh tế xã hội


Năm 2010, toàn tỉnh có dân số khoảng 1.008.3374 người, trong đó: 784.5085 người thuộc 201.6225 hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn tại 114 xã, thị trấn. Bình quân tương đương 4 người/hộ đối với khu vực nông thôn, đây là tỷ lệ khá cao, đồng nghĩa với số hộ gia đình thấp, số đấu nối đồng hồ thấp, gây khó khăn cho việc thực hiện các chỉ số giải ngân của Chương trình PforR.

Tỉnh có một thành phố, một thị xã, bảy huyện và 137 xã, phường, thị trấn (xem Bản đồ 4.1 và Phụ lục 7). thành phố Vĩnh Yên (gồm 7 phường và 2 xã) và thị xã Phúc Yên (6 phường 4 xã). Cơ quan quản lý hành chính của tỉnh là Ủy ban nhân dân tỉnh; các thành phố, thị xã, huyện và xã có Ủy ban nhân dân. Hệ thống cấp nước đô thị của thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên do các Công ty Cổ phần cấp thoát nước và Môi trường quản lý vận hành, trực thuộc UBND tỉnh. Lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh do TT NSVSMT tỉnh (thuộc Sở NN&PTNT) lập kế hoạch và thực hiện quản lý đầu tư. Khi các công trình thi công hoàn thành, TT NSVSMT tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý, vận hành, bảo dưỡng và thu phí; từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT (TT NSVSMT) trực tiếp quản lý, vận hành và thu phí các công trình cấp nước tập trung sau khi thi công hoàn thành.



Bản đồ 4.1- Đặc điểm tự nhiên và Địa giới hành chính
Theo số liệu năm 2011 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc, số hộ nghèo khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh là 10,1% số hộ gia đình (thu nhập <400.000đ/người/tháng - tính bằng tổng thu nhập của hộ chia cho số nhân khẩu trong hộ) và 6,3% được xếp vào nhóm ‘cận nghèo’ (thu nhập từ 401.000đ đến 520.000đ/người/tháng). Số liệu về tỷ lệ nghèo của tỉnh được trình bày trong Phụ lục 7

Vĩnh Phúc có 3 dân tộc thiểu số chính: Sán Dìu, Dao, Cao Lan, chiếm khoảng 3% dân số trong tỉnh, sinh sống chủ yếu ở một số xã thuộc các huyện: Tam Đảo, Bình Xuyên, Sông Lô, Lập Thạch và thị xã Phúc Yên.


4.3Địa bàn thực hiện Chương trình


“Địa bàn thực hiện chương trình” đã được xác định không bao gồm các phường thuộc thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 10 thị trấn (trừ thị trấn Hoa Sơn, Tứ Trưng). “Địa bàn thực hiện chương trình” PforR về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ bao gồm 114 xã, thị trấn. Số liệu cơ bản về 114 xã, thị trấn này được trình bày tại Phụ lục 7.

Lý do chọn các thị trấn tham gia Chương trình vì trước đây là các xã nông thôn trực thuộc huyện chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng, nguồn nước và môi trường đang bị ô nhiễm. Xét về tiêu chuẩn nước sạch và VSMT, những địa phương này cần được đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung cũng như các công trình vệ sinh môi trường từ Chương trình PforR.


4.4Hiện trạng cấp nước nông thôn

4.4.1Các công trình cấp nước đã hoàn thành hoặc đang được xây dựng


Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có tổng cộng 33 công trình cấp nước tập trung vùng nông thôn đã và đang thi công xây dựng, trong đó:

Công trình do Ban Dân tộc làm chủ đầu tư: 18 công trình trên địa bàn 05 xã. Đây là các công trình cấp nước quy mô nhỏ cấp thôn, bản thuộc Chương trình 134.

Công trình do Trung tâm Nước sạch và VSMT làm chủ đầu tư: 13 công trình trên 13 xã.

Công trình của các chủ đầu tư khác: 2 công trình.



Từ các chỉ số Giám sát Đánh giá của TT NSVSMT tỉnh, tổng số dân được tiếp cận, sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung tính đến tháng 12 năm 2011 khoảng 12.083 người, trong đó có 3.061 hộ đấu nối. Bảng 4.1, 4.2 dưới đây trình bày tình hình tổng quan trên toàn tỉnh về cấp nước.
Bảng 4.1: Tổng hợp số liệu các xã và tỷ lệ tiếp cận nước hợp vệ sinh


Stt

Tổng số xã, thị trấn

Hộ gia đình

Tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận nước hợp vệ sinh

Số HGĐ được tiếp cận nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn NÔNG THÔN

Số HGĐ được tiếp cận nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn QUỐC GIA

1

5

7.504

90 - 100

6.041

2.718

2

60

107.254

65-90

76.842

38.858

3

49

86.864

19-65

41.511

31.671

Tổng

114

201.622

 

124.394

73.047 (36,23%)

Lưu ý: Số liệu tổng số ở đây bao gồm cả các xã nông thôn thuộc địa bàn thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên.

Bảng 4.2: Các công trình đang xây dựng thuộc Chương trình NTP 3

4.4.2Nguồn nước


Nước thô dùng cho xử lý và sinh hoạt của Vĩnh Phúc được lấy từ nguồn nước ngầm, các hệ thống sông chảy qua địa bàn tỉnh như sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy. Những cân nhắc chủ yếu trong việc lựa chọn nguồn nước đầu vào là nguồn nước mặt sông Lô có chế độ thủy văn không phức tạp như sông Hồng, mùa khô vẫn có thể đáp ứng nhu cầu trữ lượng nước đối với những công trình cấp nước tập trung có công suất trung bình. Đối với nguồn nước sông Hồng được đánh giá là có trữ lượng rất cao, tuy nhiên nguồn nước này có độ đục rất cao, có nguy cơ bị nhiễm các hóa chất độc hại do quá trình tuyển quặng trên thượng nguồn các sông Hồng, sông Đà, nước thải từ nhà máy hóa chất Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng và các nhà máy sản xuất khác; chế độ thủy văn phức tạp đặc biệt vào mùa lũ, chịu ảnh hưởng rất nhiều của việc xả lũ thủy điện Hòa Bình nên việc xây dựng công trình đầu mối rất phức tạp.

Trong 30 xã được lựa chọn thì nước ngầm có bị nhiễm asen ở các mức độ khác nhau, do đó sử dụng nước mặt là chính. Tuy nhiên, khi lấy mẫu và phân tích thì một số khu vực, xã có thể dùng nước ngầm do hàm lượng asen thấp.

Khi sử dụng nguồn nước ngầm, vấn đề quan trọng nhất là hàm lượng kim loại có trong nước, do đó trước khi quyết định sử dụng nguồn nước ngầm, bắt buộc phải tiến hành lấy mẫu phân tích nguồn nước. Công trình cần có công nghệ xử lý hàm lượng các kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép. Tầng chứa nước sử dụng làm nguồn cung cấp nước đầu vào nằm ở độ sâu khoảng 40-50m ở khu vực ven sông Hồng.

4.4.3Chất lượng nước máy


Đến nay, trong các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình nông thôn, tiêu chuẩn thiết kế và chất lượng nước hiện đang áp dụng là dựa trên tiêu chuẩn “nông thôn” (chỉ số CTMTQG ), không áp dụng “tiêu chuẩn quốc gia”, tiêu chuẩn này tập trung chủ yếu vào tiêu chí màu sắc và mùi của nước (đánh giá bằng cảm quan). Trong chương trình PforR, hệ thống bao gồm các nhà máy xử lý nước tập trung kết nối với mạng lưới phân phối và đấu nối qua đồng hồ tới hộ gia đình, chất lượng nước áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT).

4.4.4Công suất và độ bao phủ


Cho đến nay, thông qua CTMTQG 1, CTMTQG 2, Chương trình 134 và các chương trình khác tổng cộng đã có 21 xã được cấp nước từ 33 công trình cấp nước tập trung đã và đang xây dựng và các công trình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình.

Tổng số công trình cấp nước qua xử lý theo tiêu chuẩn nước sạch quốc gia có tổng công suất thiết kế đạt 725 m3/ngày đêm. Theo ước tính, số hệ thống này cung cấp nước cho 1,5% (12.083 người) trong tổng số dân nông thôn 784.508 người (112 xã và 2 thị trấn). Một số dự án cấp nước đã bàn giao, đưa vào sử dụng nhưng chưa được cập nhật về số lượng người dân được đấu nối; số liệu này sẽ được cập nhật theo Bộ chỉ số năm 2012.

Như đã đề cập ở trên, tổng số người được đấu nối sử dụng nước từ các công trình cấp nước nông thôn tập trung tính đến tháng 12/2011 là 12.083 người.

Các công trình cấp nước tập trung thiết kế với quy mô mỗi công trình cấp cho một xã, trong một số trường hợp, một công trình chỉ cung cấp cho một hoặc một số thôn của một xã (các công trình thuộc Chương trình 134).



Bản đồ 4.2 – Tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

4.4.5Tính bền vững, chi phí, giá nước, và khả năng thu đủ bù chi


Hiện nay, giá nước chung áp dụng đối với nước máy cấp cho các hộ gia đình nông thôn Vĩnh Phúc khoảng 3.500 đồng/m3 (giá nước chưa bao gồm tính khấu hao tài sản cố định). Định mức tiêu thụ tối thiểu của người dân phải trả là 4m3/1hộ. Mô hình Ủy ban nhân dân các xã quản lý, vận hành các công trình cấp nước đã bộc lộ những bất cập, hiệu quả cũng như tính bền vững công trình không cao, một số công trình vận hành cầm chừng cấp nước không liên tục cho người dân, nguồn thu không đủ chi dẫn tới một số công trình không thể vận hành. Mô hình chủ đầu tư là cơ quan trực tiếp quản lý, vận hành đang thu được những kết quả nhất định. Từ năm 2009 đến nay, các công trình cấp nước tập trung do Trung tâm Nước sạch & VSMT tỉnh làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý vận hành. Sản lượng tiêu thụ tháng sau đều tăng so với tháng trước, tỷ lệ thất thoát giảm rõ rệt, dưới 25%. Công trình đã mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội, tỷ lệ hộ dân tham gia đấu nối có xu hướng tăng. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động của công trình trong 3 năm đầu, cần nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần giá nước của công trình.

Hiện tại Bộ chỉ số theo dõi đánh giá NSVSMT không theo dõi chỉ số về giá thành sản xuất và doanh thu của các công trình cấp nước tập trung, do đó khó đánh giá được tình bền vững của công trình. Đây là một vấn đề lớn mà Trung tâm NSHVSMTNT Vĩnh Phúc cần giải quyết với sự hỗ trợ kỹ thuật đề xuất trong PforR.

Các công trình tiếp tục triển khai trong giai đoạn này thuộc Chương trình PforR cần được hỗ trợ hoạt động trong 3 năm đầu và không tính khấu hao để đảm bảo khuyến khích người dùng nước đặc biệt là những hộ có thu nhập trung bình và thấp.

Sau 3 năm đầu khi người dân đã ý thức được ý nghĩa của việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh thì việc tính khấu hao công trình có thể bắt đầu được tính vào giá thành sử dụng nước.



4.4.6 Vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung


Trước năm 2009 các công trình cấp nước tập trung sau khi hoàn thành được bàn giao cho UBND xã trực tiếp quản lý, vận hành tuy nhiên hình thức quản lý này đã bộc lộ những nhược điểm sau:

+ Trình độ quản lý, vận hành của đội ngũ công nhân ở xã thấp (hầu như chưa qua đào tạo) dẫn đến vận hành và sửa chữa công trình gặp rất nhiều khó khăn việc cấp nước cho người dân thường không liên tục.

+ Công tác bảo dưỡng không được coi trọng dẫn đến hỏng hóc các thiết bị vận hành và các hạng mục công trình xuống cấp nhanh chóng.

Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung khởi công sau năm 2009 do TT NS&VSMT tỉnh làm chủ đầu tư sau khi hoàn thành sẽ bàn giao cho TT NS&VSMT tỉnh vận hành và bảo dưỡng. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý, vận hành công trình sau đầu tư đã khắc phục được nhược điểm của mô hình trên đồng thời phát huy hiệu quả công trình. Hiện nay chỉ có 2 công trình (Cấp nước Sơn Đông, Vân Trục) hiện do TT N&VSMT tỉnh vận hành bảo dưỡng, sắp tới sẽ tiếp nhận vận hành 3 công trình cấp nước tập trung.

Để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của công trình sau đầu tư thì các công trình cấp nước triển khai trong Chương trình PforR cần được giao cho chủ đầu tư (TT N&VSMT tỉnh) trực tiếp quản lý, vận hành.



tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương