KẾ hoạch 5 NĂm nưỚc sạch và VỆ sinh nông thôN



tải về 1.58 Mb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.58 Mb.
#9819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

1GIỚI THIỆU


Chính phủ Việt Nam rất coi trọng việc ưu tiên phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (CNVSNT) và đã thành lập một Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG ) riêng cho lĩnh vực này từ năm 2001. Đến nay, hầu hết hỗ trợ trong lĩnh vực này đều được thực hiện thông qua CTMTQG 1 (2001-2005) và CTMTQG 2 (2006-2010). Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giai đoạn 3 (CTMTQG 3) đã hoàn thành giai đoạn lập kế hoạch, được phê duyệt, và được thực hiện từ năm 2012 đến 2015.

Bên cạnh đó, một chương trình khác về NSVSMTNT do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện với tên gọi Dự án Nước sạch và Vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (NSVSNT-ĐBSHP) cũng đã gặt hái nhiều thành công trong việc cung cấp các dịch vụ bền vững cho bốn tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng.

Trên cơ sở thành công của CTMTQG trong việc cung cấp dịch vụ NSVSMTNT, cũng như những thành quả đạt được của Dự án NSVSNT-ĐBSH về tăng cường khả năng lấy thu bù chi, những hỗ trợ tiếp theo của Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực này sẽ được thực hiện thông qua CTMTQG 3 tiếp cận theo hướng “dựa trên kết quả” trong đó áp dụng công cụ cho vay mới của Ngân hàng Thế giới là “Giải ngân theo kết quả đầu ra” (PforR).

Mục tiêu chung của CTMTQG về NSVSMTNT là cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn thông qua tăng cường khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh, nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi vệ sinh, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu phát triển của Chương trình (MTPT) Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn dựa trên kết quả tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng phù hợp với mục tiêu chung của Quốc gia, đó là: Tăng cường khả năng tiếp cận bền vững đối với nước sạch và vệ sinh môi trường đồng thời cải thiện hoạt động lập kế hoạch, giám sát, đánh giá của các tỉnh tham gia Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn.

Cải thiện hoạt động lập kế hoạch và giám sát đánh giá là những vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện phương thức mới dựa trên kết quả vì việc giải ngân hỗ trợ tài chính sẽ phụ thuộc vào việc đạt được các kết quả dựa trên các chỉ số cụ thể và dễ dàng đánh giá gọi là các chỉ số giải ngân (CSGN). Việc đạt các CSGN là điều kiện để Ngân hàng Thế giới giải ngân hàng năm cho Chính phủ và qua đó hỗ trợ đầu tư NSVSMTNT thông qua CTMTQG 3.

Công cụ lập kế hoạch chính theo yêu cầu của Chính phủ cũng như Ngân hàng Thế giới sẽ là kế hoạch năm năm của tỉnh trong đó thể hiện rõ ràng và chính xác tình hình ban đầu của các chỉ số và chỉ ra chương trình sẽ làm gì để đạt được các chỉ số hàng năm. Kế hoạch 5 năm của tỉnh được xây dựng dựa trên Quy hoạch tổng thể về NSVSMTNT do tỉnh lập và cập nhật sau mỗi giai đoạn năm năm. Quy hoạch tổng thể của tỉnh mới được cập nhật và đặt ra kế hoạch chung tới năm 2020. Việc lập kế hoạch cho CTMTQG 3 dựa trên Quy hoạch tổng thể này. Các kế hoạch đầu tư hàng năm là công cụ lập kế hoạch và xác định ngân sách hàng năm của tỉnh sẽ dựa trên kế hoạch năm năm của tỉnh cũng rất quan trọng.

Vĩnh Phúc là một trong số 8 tỉnh3 đồng bằng sông Hồng được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ theo phương thức “Dựa trên Kết quả” thông qua CTMTQG 3. Tài liệu này là kế hoạch năm năm của Vĩnh Phúc cho giai đoạn từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2017 nhằm phục vụ việc giám sát đánh giá chương trình PforR.


2CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

2.1Các chiến lược

2.1.1Chiến lược nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quốc gia (CNVSNT 2020)


Năm 2000, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn đến năm 2020 (CNVSNT 2020). Chiến lược nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng, các phương thức đáp ứng dựa trên nhu cầu thực tế, và khả năng tự bù đắp chi phí.

2.1.2Chiến lược giảm nghèo toàn diện (CPRGS)


Chiến lược giảm nghèo toàn diện cũng là một chiến lược cấp quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường, và y tế nông thôn. Chiến lược này vạch ra phương thức giảm nghèo và đảm bảo công bằng xã hội. Ba mục tiêu cơ bản về xã hội và giảm nghèo của Chiến lược đều trực tiếp liên quan tới các dịch vụ cấp nước, vệ sinh, và y tế ở khu vực nông thôn. Đó là: i) đảm bảo cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho người nghèo; ii) giảm tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng trẻ em; và iii) đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ.

2.2Các quy hoạch, chương trình và các văn bản liên quan





  • Chương trình Mục tiêu Quốc gia NSVSMTNT giai đoạn 2012-2015 (CTMTQG 3)

  • Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

  • Quy hoạch tổng thể CNVSMTNT tỉnh (đang trình phê duyệt).

  • Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và WB.

2.3Chương trình dựa trên Kết quả đầu ra và CTMTQG 3


Khác với trước đây thông thường các hệ thống cấp nước tập trung quy mô vừa và nhỏ ở Vĩnh Phúc được cấp vốn từ Chương trình mục tiêu NTP1 và NTP2, nay kế hoạch 5 năm từ 2013 - 2017 sẽ được hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới thông qua công cụ cho vay Chương trình dựa trên kết quả đầu ra của Ngân hàng, mặc dù việc phê duyệt, giám sát và cấp vốn thực hiện Chương trình sẽ thông qua cơ chế của Chương trình mục tiêu NTP3.

Mục tiêu tổng thể nhằm cải thiện công tác thiết kế, thực hiện và đạt được các kết quả bền vững bằng việc nâng cao năng lực và tăng cường thể chế. Theo phương thức PforR, các khoản giải ngân vốn vay của Ngân hàng Thế giới cho Chính phủ sẽ gắn với việc đạt các kết quả hữu hình và kiểm chứng được. Các chỉ số giải ngân (CSGN) sẽ đóng vai trò quan trọng là động lực để các cơ quan Chính phủ phấn đấu đạt các mốc mục tiêu của chương trình và tăng cường hiệu quả hoạt động. Các chỉ số và kết quả nhắm tới của Chương trình PforR trong Chương trình NTP cho Vĩnh Phúc được trình bày ở Chương 8.


3THỂ CHẾ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KHUÔN KHỔ LẬP KẾ HOẠCH


Chương trình PfoR được thực hiện trong khuôn khổ CTMTQG 3 và tuân thủ mọi cơ cấu thể chế hiện hành từ Trung ương tới các địa phương.

3.1Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành và thể chế

3.1.1Cấp Trung ương


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT) là cơ quan chủ quản về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các vấn đề liên quan thông qua Văn phòng Ban chỉ đạo và Trung tâm Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường Nông thôn (TT.NSVSMT.QG). Văn phòng Thường trực Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG ) là cơ quan điều phối hầu hết các hỗ trợ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Bộ Y tế (BYT) và các Sở Y tế chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan tới tăng cường vệ sinh môi trường nông thôn. Do đó xét về “tính làm chủ đối với dự án” theo cơ cấu thể chế hiện hành của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT là “chủ đầu tư” đối với các hoạt động cấp nước trong khi BYT là chủ đầu tư đối với hoạt động vệ sinh. Trách nhiệm điều phối chung chương trình PforR trong khuôn khổ CTMTQG tại các tỉnh sẽ do TT NSVSMT tỉnh thực hiện.


3.1.2Cấp địa phương


Ban chỉ đạo và Ban điều hành cấp tỉnh

Tại tỉnh, thành lập một Ban chỉ đạo chương trình (BCĐ) để chỉ đạo chung cho tất cả các CTMTQG trên phạm vi tỉnh. Ngoài ra, đối với từng CTMTQG, ở tỉnh thành lập một “Ban điều hành” (BĐH). Do đó, Vĩnh Phúc có một “Ban điều hành” CTMTQG về NSVSMTNT. Ban chỉ đạo do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh (UBND tỉnh) làm trưởng ban. “Ban điều hành” CTMTQG về NSVSMTNT do một Phó Chủ tịch khác làm trưởng ban. Thành viên của Ban này bao gồm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh (Sở NN&PTNT) làm phó ban thường trực và Lãnh đạo các Sở: Y tế, GD&ĐT, TN&MT, Khoa học & Công nghệ, Xây dựng, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính; Ban Dân tộc, và đại diện các tổ chức quần chúng.

BĐH chịu trách nhiệm quản lý, lập kế hoạch, lồng ghép, và thực hiện Chương trình. Trong CTMTQG 3, BĐH có trách nhiệm điều phối kế hoạch toàn tỉnh, giám sát việc đạt kết quả và đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong việc thực hiện chương trình cấp tỉnh. Trong chương trình PforR, BĐH sẽ đóng vai trò chính yếu trong việc đảm bảo thực hiện các kết quả đầu ra và đạt được các CSGN đã xác định. BĐH cũng có trách nhiệm cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết giúp cơ quan xác định kết quả độc lập nhanh chóng đánh giá các kết quả đạt được.

Trưởng BĐH chịu trách nhiệm giám sát chung về quản lý nguồn lực, thành lập cơ cấu thể chế cần thiết để thực hiện chương trình, lập kế hoạch hằng năm, giám sát kết quả, báo cáo và điều phối giữa các CTMTQG và các Chương trình đầu tư theo ngành khác.



Trung tâm Nước sạch và VSMT tỉnh

Trách nhiệm điều phối chung về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc về TT NSVSMT tỉnh thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT; Sở Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm chính về vấn đề vệ sinh. Như đã trình bày, Vĩnh Phúc có 1 thành phố (TP. Vĩnh Yên) và 1 thị xã (TX. Phúc Yên) được cấp nước thông qua các Công ty Cổ phần cấp thoát nước và Môi trường trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cả TP. Vĩnh Yên và TX. Phúc Yên đều có các xã nông thôn đủ điều kiện được hỗ trợ của CTMTQG NSVSMT. Một điểm phức tạp nữa trong vấn đề phân công trách nhiệm cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tại đây là cả hai địa bàn đô thị vừa nêu đều có các thôn/xóm đã được đấu nối với hệ thống cấp nước đô thị. Do việc giải ngân của Chương trình trong tương lai, ngoài những yếu tố khác, sẽ phụ thuộc vào số lượng hộ gia đình được đấu nối sử dụng nước và công trình vệ sinh, nên cần thiết phải thiết lập cơ sở số liệu ban đầu rõ ràng về những địa phương nào được tính là “khu vực nông thôn”.





tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương