KẾ hoạch 5 NĂm nưỚc sạch và VỆ sinh nông thôN


KẾ HOẠCH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VĨNH PHÚC



tải về 1.58 Mb.
trang7/18
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.58 Mb.
#9819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18

6KẾ HOẠCH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VĨNH PHÚC

6.1Mục tiêu của chương trình CNVSMTNT Vĩnh Phúc


Việc lập kế hoạch dài hạn ở Việt Nam được thực hiện thông qua các Quy hoạch tổng thể chung và của từng ngành. Quy hoạch tổng thể này được lập cho 10 đến 20 năm. Quy hoạch tổng thể về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đang được triển khai thực hiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch tổng thể sẽ hoạch định nhiều thông tin cơ bản, nêu rõ mục tiêu, cơ hội, khó khăn, thách thức, ưu tiên chung, và các hoạt động đề xuất cùng với khái toán về chi phí. Từ Quy hoạch tổng thể, các kế hoạch ngắn hơn cho từng giai đoạn năm năm sẽ được xây dựng. Dựa trên những kế hoạch năm năm này, kế hoạch công tác hằng năm sẽ được xây dựng, làm cơ sở cho việc đề xuất kinh phí hỗ trợ (ngân sách) để thực hiện.
Mục tiêu tới 2015

  • Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 48% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch (các điểm trường và trạm chính).

  • Về vệ sinh môi trường: 70% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 60% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh (các điểm trường và trạm chính).


Mục tiêu tới 2017

  • Về cấp nước: 88% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 52% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch (các điểm trường và trạm chính).

  • Về vệ sinh môi trường: 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 65% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh (các điểm trường và trạm chính).

6.2Lập kế hoạch, kế hoạch ngân sách, và thực hiện chương trình PforR trong khuôn khổ CTMTQG

6.2.1Quy trình kế hoạch cho PforR


Theo Chương trình PforR, khuôn khổ lập kế hoạch Chương trình không thay đổi, trừ việc tập trung nhiều hơn và chi tiết hơn vào kế hoạch 5 năm và các kế hoạch hằng năm của tỉnh. Kế hoạch 5 năm của tỉnh là công cụ cơ bản để thực hiện Chương trình PforR, trong đó cần nêu rõ các chỉ số liên quan đến tiến độ về tiếp cận nước sạch và vệ sinh, các khoản đầu tư tương ứng để thực hiện chương trình theo từng năm.

Nhằm tránh chậm trễ việc giải ngân hằng năm từ Ngân hàng thế giới sang cơ quan Chính phủ, đảm bảo phân bổ kịp thời ngân sách CTMTQG đến các tỉnh, việc đảm bảo tuân thủ các mốc thời gian trong kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bảng 6.1 dưới đây tóm tắt các bước có trong quy trình lập kế hoạch, lập kế hoạch ngân sách, cũng như đấu thầu và xây dựng công trình CNVSNT theo CTMTQG.

Các công trình được lựa chọn xây dựng xác định từ kế hoạch 5 năm và kế hoạch chi tiết hằng năm. Trong giai đoạn đầu thực hiện Chương trình PforR, nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi (báo cáo đầu tư) các công trình cho các xã đầu tiên đã được tiến hành (trong Giai đoạn 1 của Dự án NSVSNT-ĐBSHP) và có thể sử dụng cho chương trình PforR sau khi được cập nhật chỉnh sửa cho phù hợp. Việc này đang được hoàn thành khẩn trương để có thể bắt đầu thực hiện Chương trình từ đầu năm 2013 như dự định. Kế hoạch năm 2013 đã được Sở NN&PTNT (TT NS&VSMTNT) tỉnh xây dựng và phê duyệt. Để có thể hoàn tất các hợp đồng xây dựng cho các gói đầu tư Nhóm 1 nhằm đạt các chỉ tiêu về số lượng hộ gia đình được đấu nối nước cũng như số cơ sở vệ sinh (CSGN) vào cuối năm 2014, TT NSVSMT tỉnh Vĩnh Phúc và tất cả các bên tham gia cần thống nhất để ra những quyết định thực thi phù hợp.

Bảng thể hiện tiến độ và kế hoạch thực hiện chi tiết (biểu đồ cột) công tác chuẩn bị, đầu thầu, và thực hiện Chương trình PforR của Vĩnh Phúc được trình bày tại Phần 7 – Tổ chức Thực hiện.


Bảng 6.1: Tiến độ lập kế hoạch và thực hiện chương trình PforR tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng


Bước

Hoạt động

Trách nhiệm

Thời gian

I

Xây dựng kế hoạch tỉnh (5 năm – kế hoạch trung hạn)










Chuẩn bị kế hoạch tỉnh

Sở NN&PTNT/TT NSVSMT tỉnh, Sở YT, Sở GD&ĐT

Tháng 6




Rà soát chỉnh sửa kế hoạch tỉnh

TT.NSVSMT.QG

Tháng 7




Đánh giá và thẩm định Kế hoạch của tỉnh (PP)

UBND tỉnh, WB

Tháng 7




Nộp Kế hoạch tỉnh lên TT.NSVSMT.QG và VPTT (BNN&PTNT) để tổng hợp và giám sát đánh giá

TT.NSVSMT.QG và VPTT

Tháng 7

II

Xây dựng kế hoạch hằng năm










Xây dựng kế hoạch năm dựa trên Kế hoạch năm năm của tỉnh đã được phê duyệt

Sở NN&PTNT/

TT NSVSMT tỉnh , Sở YT, Sở GD&ĐT



Tháng 6




Rà soát chỉnh sửa kế hoạch năm

TT.NSVSMT.QG

Tháng 7




Nộp kế hoạch năm cho UBND tỉnh để đánh giá và phê duyệt

UBND tỉnh, WB

Tháng 7




Nộp kế hoạch năm cho:

- VPTT (Bộ NN&PTNT) để tổng hợp

- NCEWASS để GS&ĐG


TT.NSVSMT.QG & VPTT

Tháng 7




VPTT tổng hợp tất cả kế hoạch của 63 tỉnh trình BKH&ĐT để đánh giá và tổng hợp

Bộ NN PTNT

Tháng 9, 10





tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương