KẾ hoạch 5 NĂm nưỚc sạch và VỆ sinh nông thôN


CHƯƠNG TRÌNH DỰA TRÊN KẾT QUẢ



tải về 1.58 Mb.
trang6/18
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.58 Mb.
#9819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

5CHƯƠNG TRÌNH DỰA TRÊN KẾT QUẢ


Chương trình Dựa trên Kết quả (PforR) là một công cụ tín dụng mới của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu gắn việc giải ngân với các kết quả đạt được. Mục tiêu tổng thể của phương thức này là tăng cường chất lượng thiết kế và triển khai thực hiện các chương trình phát triển, đạt kết quả bền vững thông qua tăng cường thể chế và xây dựng năng lực. Theo phương thức PforR, các khoản giải ngân vốn vay của Ngân hàng Thế giới cho Chính phủ sẽ gắn với việc đạt các kết quả hữu hình và kiểm chứng được. Các chỉ số giải ngân (CSGN) sẽ đóng vai trò quan trọng là động lực để các cơ quan chính phủ phấn đấu đạt các mốc mục tiêu của chương trình và tăng cường hiệu quả hoạt động.

Các CSGN cũng như các chỉ số và mục tiêu khác của chương trình được trình bày chi tiết ở Chương 7 và các Phụ lục 2 và 3.



5.1Đầu ra và kết quả dự kiến của Chương trình đối với Vĩnh Phúc


Chương trình sẽ tăng số lượng hộ tiếp cận nguồn nước cấp an toàn và bền vững thông qua đấu nối cho 37.793 hộ gia đình tại 30 xã, thị trấn dự kiến lựa chọn, khả năng tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh thông qua xây dựng mới và nâng cấp cải tạo 14.438 nhà tiêu và công trình vệ sinh tại các hộ gia đình, công trình vệ sinh cho tất cả trường học, trạm y tế trên địa bàn toàn tỉnh. Tới cuối chương trình, 50% hệ thống cấp nước tập trung hoạt động bền vững và 30 xã, thị trấn dự kiến lựa chọn trong vùng dự án đạt tiêu chí vệ sinh toàn xã. 50% người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước bền vững.
Các kết quả khác cần đạt được vào cuối dự án bao gồm (chi tiết xem trong Phụ lục 2 và 3):

  • Tỷ lệ nước thất thoát sau 2 năm hoạt động dưới 25%;

  • Doanh thu đủ bù chi phí vận hành và bảo dưỡng;

  • Các hệ thống cấp nước vận hành theo các mô hình quản lý được thừa nhận;

  • Báo cáo tiến độ

  • Lập và công bố kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm..



5.2Tình hình chuẩn bị Chương trình

5.2.1Cấp nước


Vĩnh Phúc đã lựa chọn 30 xã, thị trấn tham gia chương trình từ năm 2009 nhưng danh sách các xã ,thị trấn cũng đã được điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi trong thời gian gần đây (một số xã khu vực miền núi do điều kiện dân cư thưa thớt, khả năng đóng góp 10% vốn đầu tư công trình không cao đã được thay thế bằng các xã đồng bằng với tỷ lệ dùng nước, khả năng chi trả cao và bền vững hơn. Dự kiến các xã không nằm trong chương trình này sẽ nhận nguồn kinh phí khác đầu tư cho nước sạch và vệ sinh môi trường).

Trong giai đoạn 2009-2011, CPO đã lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn cho 9 xã, thị trấn (8 dự án). Các BCĐTXD qua nhiều lần rà soát đánh giá đã xác định được một số vấn đề bất cập, đặc biệt là liên quan đến việc sử dụng nguồn nước ngầm, việc lấy mẫu phân tích chưa phù hợp, và sự tồn tại của asen, sắt, và một số chất khác trong nguồn nước ngầm khai thác tại khu vực này.

Do mục tiêu của Chương trình chuyển từ dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng sang hình thức đầu tư Chương trình PforR nên tỉnh lựa chọn lại các xã, thị trấn tham gia để đảm bảo các chỉ số giải ngân. Vì vậy, năm 2013 tỉnh đã lựa chọn 30 xã, thị trấn tham gia Chương trình (hợp phần cấp nước). Nhóm 1 dự kiến xây dựng 4 công trình liên xã (2 xã 1 công trình), 1 công trình sử dụng nước mặt sông Phó Đáy còn lại 3 công trình sử dụng nguồn nước ngầm.

Các công trình của tỉnh Vĩnh Phúc dự định được phân làm 3 nhóm:

Nhóm 1 gồm 4 công trình (8 xã). Dự kiến sẽ có 3 công trình sử dụng nguồn nước ngầm và 1 công trình sử dụng nguồn nước mặt. 02 công trình đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư trong năm 2012 và đang tiến hành đấu thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật và xây lắp trong năm 2013; 02 công trình đang triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và tiến hành đấu thầu gói thầu tư vấn và xây lắp trong năm 2013.

Nhóm 2 gồm 2 công trình trong đó có 1 công trình liên xã cấp cho 12 xã và 1 công trình liên xã cấp cho 03 xã của huyện Vĩnh Tường. Công trình này dự kiến sẽ sử dụng nguồn nước mặt sông Lô cấp cho toàn hệ thống từ công trình cấp nước đầu mối qua các trạm tăng áp. Công trình sẽ hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi và tiến hành đấu thầu gói thầu các gói thầu tư vấn trong năm 2013.

Nhóm 3 gồm 3 công trình liên xã cấp cho 7 xã dự kiến hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi và tiến hành đấu thầu tư vấn và xây lắp cuối năm 2014.
Báo cáo đầu tư xây dựng
Trong giai đoạn đầu Vĩnh Phúc được Ban quản lý dự án Trung ương (CPO) thuê đơn vị tư vấn là Công ty Đường Thành và KBR khảo sát lập dự án 8 công trình cho 9 xã tuy nhiên chất lượng hồ sơ khảo sát của các đơn vị tư vấn trên không đủ điều kiện để có thể trình duyệt dự án. Hồ sơ của 4 công trình đã được CPO bàn giao cho TT NSVSMT tỉnh sau khi rà soát thì chỉ có thể tận dụng được khảo sát kinh tế xã hội, nghiên cứu khách hàng và địa chất thủy văn còn lại các tài liệu gần như không tận dụng được.

Theo quy định của Chính phủ về chuẩn bị dự án, các dự án ODA thường phải thực hiện nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi/ báo cáo đầu tư xây dựng (BCĐTXD) và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nghiên cứu khả thi của chương trình đã được chuẩn bị từ năm 2009 và được CPO cập nhật, trong đó 4 dự án cấp nước cho 5 xã, thị trấn do Công ty Đường Thành lập BCĐTXD năm 2010, hiện nay tỉnh đang rà soát cập nhật lại.

Tuy nhiên, TT NSVSMT tỉnh dự kiến thay đổi phương án lựa chọn ban đầu và đề xuất như sau:

Nhóm 1 gồm 4 công trình dự kiến 8 xã, thị trấn sẽ khởi công vào năm 2013.

Nhóm 2 gồm 02 công trình dự kiến 15 xã sẽ khởi công vào giữa năm 2014.

Nhóm 3 gồm 3 công trình dự kiến 7 xã, thị trấn sẽ khởi công vào cuối năm 2015.


Thiết kế chi tiết

Bốn công trình cấp nước tập trung thuộc Nhóm 1, công trình cấp nước liên xã Thái Hòa và thị trấn Hoa Sơn sử dụng nguồn nước mặt, các công trình còn lại sử dụng nguồn nước ngầm. Các dự án này đang được TT NSVSMT tỉnh rà soát cập nhật (trong một số trường hợp thay đổi lớn, cần làm lại hoàn toàn BCĐTXD) và trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Thiết kế kỹ thuật và lập hồ sơ mời thầu sẽ được thực hiện ở giai đoạn tiếp theo. Các chuyên gia tư vấn tham gia xây dựng thiết kế chi tiết sẽ do ngân sách của chương trình PforR tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng chi trả, hoặc nếu muốn bắt tay thực hiện chương trình một cách nhanh chóng thì địa phương có thể ứng kinh phí trước. Nhìn chung, khâu này sẽ sử dụng ‘phương pháp truyền thống’ trong đó đơn vị tư vấn có trách nhiệm thiết kế công trình và chuẩn bị hồ sơ thầu để các nhà thầu tham gia đấu thầu cạnh tranh.



5.2.2Các công nghệ vệ sinh đề xuất


Các loại hình nhà vệ sinh/nhà tiêu hộ gia đình ở Vĩnh Phúc, cũng như loại hình do Sở Y tế và NHCSXH đề xuất đối với những khoản vay quy mô nhỏ để đầu tư cho vệ sinh bao gồm: Nhà vệ sinh tự hoại; nhà tiêu thấm dội nước; nhà tiêu 2 ngăn ủ phân; hoặc nhà tiêu chìm có ống thông hơi. Loại hình nhà vệ sinh tự hoại tuy có chi phí cao nhất nhưng lại là loại hình được các hộ gia đình lựa chọn phổ biến nhất.

5.2.3Chất thải bể tự hoại


Theo tính toán ban đầu mỗi nhà tiêu tự hoại thường từ 3 đến 5 năm hút một lần, chi phí cho hoạt động này dao động từ 300 đến 500 nghìn đồng một lần, sau đó chất thải được vận chuyển đến khu xử lý. Từ những tính toán ban đầu này cho thấy chất thải con người được xử lý triệt để và ít tốn kém nhất, hạn chế đến mức thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường gây ra do chất thải con người.

5.2.4Tài chính để đầu tư cho vệ sinh


Hàng năm, ngân sách tỉnh đối ứng một phần kinh phí cho CTMTQG NSVSNT. Sở Y tế được phân bổ một khoản ngân sách để đầu tư cho xây dựng nhà tiêu hộ gia đình, trạm y tế, ngoài ra Sở Y tế cũng thực hiện các hoạt động IEC.

Chi tiết các chương trình của Sở Y tế được trình bày trong Chương 4.

Năm 2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Sở Nông nghiệp & PTNT (TT NSVSMT tỉnh) triển khai xây dựng công trình: “Cấp nước và nhà vệ sinh cho các cở sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh” với số lượng 252 công trình cấp nước và nhà vệ sinh cho 252 trường học trong đó: Giai đoạn I thực hiện 118 trường đã xong bàn giao đưa vào sử dụng; Giai đoạn II gồm 134 trường đã triển khai từ tháng 4/2012 đến nay đã hoàn thành 95% khối lượng. Hiện nay TTNSVSMT tỉnh đang trình UBND phê duyệt giai đoạn III với tổng số 54 trường, dự kiến sẽ khởi công vào quý I năm 2013.

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cung cấp các khoản tín dụng cho hộ gia đình xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh. Các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ và Hội Nông dân được NHCSXH ủy thác để hỗ trợ tăng cường sự quan tâm và nhận thức của người dân về việc đầu tư cho cấp nước, vệ sinh, cũng như giúp Ngân hàng xác định các hộ phù hợp đủ điều kiện được vay. Các khoản vay được cung cấp dựa theo nhu cầu sau khi đánh giá năng lực tín dụng của từng hộ gia đình và thành lập các nhóm tín dụng chịu trách nhiệm tập thể về việc hoàn trả các khoản vay đó.




tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương