KẾ hoạch 5 NĂm nưỚc sạch và VỆ sinh nông thôN


Thu thập, báo cáo số liệu, và cơ quan xác nhận kết quả độc lập



tải về 1.58 Mb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.58 Mb.
#9819
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Thu thập, báo cáo số liệu, và cơ quan xác nhận kết quả độc lập

  1. Các tỉnh sẽ phải thực hiện 2 bước để đáp ứng yêu cầu về báo cáo CSGN. Thứ nhất, tỉnh phải sử dụng hệ thống GS-ĐG hiện có của quốc gia để tiến hành thu thập và kiểm tra số liệu theo quy định của quốc gia. Thứ hai, với sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT, tỉnh cần xây dựng và thực hiện quy trình thu thập thông tin về tính bền vững. Điều này có nghĩa là tỉnh cần xây dựng năng lực đánh giá các hệ thống cấp nước có đạt được những tiêu chí về tính bền vững hay không, cũng như đánh giá các xã có đạt được vệ sinh toàn xã hay không. Bước thứ 2 này cũng khó thực hiện hơn ở chỗ nó làm tăng khối lượng công việc ngoài những trách nhiệm thường xuyên hàng năm của cơ quan thực hiện. Tuy nhiên, khi sau khi đã có số liệu về hiện trạng ban đầu, tỉnh có thể lựa chọn đánh giá một số xã đã đạt được tiêu chuẩn rồi và những xã có đầu tư của CTMTQG 3. Đối với nhóm này, tỉnh sẽ phải tiến hành thu thập số liệu 100%. Dựa trên kết quả 2 bước kể trên, tỉnh sẽ lập báo cáo tiến độ đạt CSGN để nộp Bộ NN&PTNT.

  2. Bộ NN&PTNT, theo chức năng trách nhiệm của mình trong dự án, sẽ tiến hành đánh giá ban đầu về hiệu quả thực hiện của các tỉnh. Dựa trên đánh giá đó, Bộ NN&PTNT sẽ xác định các kết quả đầu ra, tổng hợp thành Kết quả thực hiện Chương trình, và đối chiếu với các CSGN. Đề nghị giải ngân sẽ dựa trên báo cáo giám sát tổng hợp của Bộ NN&PTNT sau khi được CQXNKQ kiểm chứng xác nhận.

  3. CQXNKQ sẽ chịu trách nhiệm kiểm chứng, xác nhận các kết quả do Bộ NN&PTNT báo cáo.

  4. CQXNKQ sẽ đánh giá kết quả tổng hợp của khu vực và báo cáo trên cơ sở khảo sát chọn mẫu. CQXNKQ sẽ gửi một báo cáo tới Bộ NN&PTNT trong đó bao gồm kết quả chi tiết của hoạt động khảo sát kiểm chứng và ý kiến của cơ quan này về những kết quả thực tế đạt được trong năm. Báo cáo này sẽ được gửi sang Ngân hàng Thế giới cùng với đề nghị giải ngân của Bộ NN&PTNT.


Phụ lục 4: Cấp nước và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Vĩnh Phúc – Chương trình dựa trên kết quả tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng– Các hợp phần

Hợp phần 1 – Cấp nước

Tóm tắt Đề án chương trình PforR

Tại thời điểm này, chương trình PforR tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng tại Vĩnh Phúc đề xuất xây dựng tổng cộng 9 hệ thống công trình cấp nước tập trung phục vụ 30 xã, thị trấn (xem Bảng 7.1 và Bản đồ 7.1). Các hệ thống này sẽ được thiết kế, thi công, và đưa vào hoạt động trong giai đoạn 5 năm từ 2013 đến 2017, dự kiến đấu nối nước cho ít nhất 37.793 hộ gia đình đạt tỷ lệ 70-72% số hộ gia đình được đấu nối. Tuy nhiên, theo ước tính của TT NSVSMT tỉnh, có khoảng 60%-65% số hộ được đấu nối. Để thuận tiện cho việc thiết kế, đấu thầu, cũng như vì lý do ngân sách và năng lực thể chế của TT NSVSMT tỉnh, các công trình/xã này sẽ được chia thành 3 nhóm.

Mỗi hệ thống cấp nước sẽ có một nhà máy được thiết kế để xử lý nước ngầm hoặc nước mặt tùy theo vị trí công trình. Mặc dù ban đầu chỉ yêu cầu ít nhát 60% các hộ gia đình trong xã được đấu nối, nhưng công suất thiết kế của các hệ thống sẽ được tính toán dựa trên 85% số hộ gia đình vào năm 2020 với lượng nước bình quân 100 l/ng/ngđ. Công suất dự phòng cũng được tính đến để ứng phó với tình trạng thất thoát và nhu cầu giờ cao điểm. Các nhà máy được thiết kế vận hành 24/24 giờ.

Thiết kế của các nhà máy xử lý nước sẽ dựa vào tiêu chuẩn chất lượng quốc gia (QCVN 02/2009/BYT) chứ không theo tiêu chuẩn nước nông thôn (chỉ số CTMTQG ) như hiện đang áp dụng cho các công trình cấp nước nông thôn.

Xét nghiệm 3 chỉ số hàng ngày và 14 chỉ số hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu do phòng thí nghiệm TT NSVSMT tỉnh thực hiện.

Tiêu chuẩn

Giải pháp lựa chọn cho các công trình cấp nước tùy thuộc vào loại hình dịch vụ theo nhu cầu. Như vậy là phù hợp và khả thi nhất về cả kinh tế và kỹ thuật. Các công trình cần được thiết kế theo quy định và tiêu chuẩn Việt Nam.

Chất lượng nước cần đạt các yêu cầu tiêu chuẩn về nước sinh hoạt như quy định tại QCVN02/2009/BYT ngày 1/9/2009. Đây được coi là tiêu chuẩn “quốc gia” về nước sinh hoạt cấp từ các công trình cấp nước tập trung. Tiêu chuẩn này yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn “nông thôn” thường sử dụng trước đây và hiện vẫn được sử dụng làm cơ sở để giám sát đánh giá.

Nước thô

Tại một số khu vực của tỉnh, nguồn nước ngầm được xác định là có chứa hàm lượng amoniac và asen cao. Ngoài cách xử lý truyền thống, cần xem xét áp dụng các quy trình xử lý đặc biệt cho các khu vực này khi có vấn đề về nguồn nước. Việc lựa chọn nguồn nước cũng cần hết sức thận trọng. Khi có sự có mặt của asen trong nguồn nước ngầm, thiết kế công trình sẽ phải do một chuyên gia tư vấn có kiến thức kỹ thuật chuyên ngành về xử lý asen cũng như các chất hóa học gây ô nhiễm khác trước khi lựa chọn nhà thầu thi công.

Với hai loại nguồn nước chính (nước mặt và nước ngầm), chất lượng nước ngầm phụ thuộc nhiều vào hàm lượng sắt và muối, còn nước mặt phụ thuộc nhiều vào hàm lượng phù sa.

Khi hàm lượng sắt trong nước thô cao hơn 15 mg/l, cần thay bể tiếp xúc bằng bể phản ứng và keo tụ nhằm giảm gánh nặng cho bể lọc, và tăng thời gian lọc trong một chu trình.

Công nghệ xử lý sẽ tùy thuộc vào:


  • Chất lượng nguồn nước (nước thô) trước khi xử lý

  • Chất lượng nước yêu cầu sau xử lý, phụ thuộc vào mục đích sử dụng

  • Năng lực sản xuất của nhà máy xử lý

  • Điều kiện kinh tế và kỹ thuật

  • Các điều kiện cụ thể khác của địa phương

Công nghệ xử lý cụ thể cho các nhà máy phải phù hợp với địa điểm cụ thể. Ví dụ, trong một số trường hợp, việc xây dựng bể sơ lắng là cần thiết và phù hợp. Công nghệ xử lý cũng phải được thiết kế phù hợp với quy định của Việt Nam, như Tiêu chuẩn Việt Nam–TCVN 33-2006.

Vị trí công trình thu nước

Công trình thu nước mặt có thể được đặt ở trên khu vực dân cư và cách xa nguồn có khả năng gây ô nhiễm ít nhất 100m về phía thượng nguồn hoặc ít nhất 200 m về phía hạ nguồn.

Cần thiết kế đủ công suất phục vụ nhu cầu sử dụng nước trong hiện tại và tương lai. Công trình thu nước cần được xây dựng có chất lượng cao, được bảo vệ, và bảo dưỡng phù hợp. Công trình nên được xây dựng bên bờ sông hoặc đáy sông, nơi có sự ổn định, ít bị xói lở, có nền móng tốt và được bảo vệ khỏi sóng và thủy triều. Công trình nên được bố trí gần nguồn cung cấp điện.

Công trình thu nước ngầm cần được đặt ở vị trí vệ sinh với một vùng bảo vệ vệ sinh xác định nhằm ngăn tình trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt và công nghiệp, cũng như ngăn hiện tượng thẩm thấu khoáng chất hoặc chất hóa học vào nguồn nước ngầm. Cần có đường giao thông tiếp cận thuận tiện, có thể có sẵn hoặc xây dựng để quản lý quá trình thi công và lắp đặt mạng lưới phân phối. Giếng khoan cần cách xa ít nhất 20m từ các nguồn có thể gây ô nhiễm/



Vị trí đặt nhà máy xử lý nước

Vị trí đặt nhà máy xử lý nước cần đủ rộng cho nhu cầu của người dùng hiện tại và tương lai. Nhà máy nên được xây dựng ở độ cao ít nhất là 0,5m trên mực nước cao nhất khi xảy ra lũ lụt. Điều kiện nền đất phải ổn định và tốt nhất là không cần gia cố nền móng. Cần có đường giao thông tiếp cận thuận tiện, có thể có sẵn hoặc xây dựng để quản lý quá trình thi công và đảm bảo cung cấp điện năng hoạt động. Nhà máy xử lý nước không đặt gần các khu vực ô nhiễm như nghĩa trang hoặc bãi rác.



Diện tích đất cần thiết để xây dựng các nhà máy xử lý nước (NMLXN)

Diện tích đất cần thiết để xây dựng các NMXLN được tính dựa trên công suất thiết kế của từng nhà máy và công nghệ cụ thể lựa chọn áp dụng cho nhà máy đó.

Khoảng cách từ NMXLN đến các công trình khác cần đảm bảo hành lang an toàn phù hợp với các quy định của Việt Nam.

Các công trình phụ trợ cần phải được thiết kế trên diện tích đủ lớn để đảm bảo Tiêu chuẩn Việt Nam–TCVN 33-2006.

Các công trình chính trong nhà máy xử lý nước thải sẽ bao gồm tất cả các hạng mục dưới đây, có thể có một số hạng mục bổ sung đặc biệt tùy thuộc vào điều kiện cụ thể:


  • Công trình sơ lọc

  • Bể trộn hóa chất và keo tụ

  • Bể lắng

  • Bể chứa nước sạch

  • Trạm bơm nước cấp

  • Bể lọc

  • Công trình thu bùn và làm khô

Các kết cấu phụ trợ trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường bao gồm:

  • Nhà điều hành (bao gồm phòng kiểm soát, phòng cho cán bộ điều hành trong ca trực…)

  • Nhà hóa chất

  • Nhà kho + nhà sửa chứa

  • Sân phơi cát

  • Nơi đỗ xe và các công trình phụ trợ,…

Trạm bơm

Các trạm bơm sẽ được thiết kế hoạt động liên tục với 1 bơm dự phòng. Các máy bơm được điều khiển tự động để thuận lợi cho công tác quản lý vận hành của trạm.



Mạng lưới đường ống

Các công trình cấp nước sẽ được thiết kế để đảm bảo nguồn cấp 24/24. Mạng lưới phân phối sẽ được thiết kế để lắp đặt theo từng giai đoạn. Mạng lưới cấp một và cấp hai sẽ được lắp đặt đủ công suất đáp ứng nhu cầu về nước của cộng đồng trong thời gian 20 năm. Mạng lưới phân phối cấp 1 và 2 sẽ sử dụng ống PVC, uPVC hoặc HDPE. Mạng lưới cấp 3 (đấu nối nước đến hộ gia đình) sẽ sử dụng ống PVC hoặc HDPE và phụ kiện kèm theo. Các hệ thống đều được thiết kế để đáp ứng nhu cầu vào giờ cao điểm.



Chất lượng nước

Việc lựa chọn nguồn nước mặt hay nước ngầm tùy thuộc vào đặc điểm và nguồn nước sẵn có của mỗi địa bàn, mức độ ổn định và chất lượng nước qua xử lý phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn về nước.



Hợp phần 2 - Vệ sinh
Tóm tắt Đề án PforR về vệ sinh

Vấn đề cấp nước ở nông thôn Việt Nam tuy đã đạt những thành tựu nhất định nhưng vẫn còn cần cải thiện nhiều trong CTMTQG và Dự án NSVSNT-ĐBSH tại 4 tỉnh đồng bằng sông Hồng. Ngược lại, việc cung cấp các giải pháp vệ sinh cho hộ gia đình, trường học, trạm y tế và những địa điểm công cộng khác lại đang đi sau cấp nước rất nhiều.



Vệ sinh toàn xã

Chương trình PforR tập trung giải quyết hiện trạng này thông qua khái niệm vệ sinh “toàn xã”. Vệ sinh toàn xã, trong bối cảnh chương trình, có nghĩa là 100% tất cả các trường học, trung tâm y tế cộng đồng, trụ sở cơ quan chính phủ, và 80% số hộ gia đình cần có công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn BYT. Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh ở Vĩnh Phúc (xem Bảng 4.2 và đoạn 4.5.1) đã ở mức cao và do đó, mục tiêu của chương trình PforR đặt ra với 30 xã dự kiến lựa chọn là khá khiêm tốn. Đối với tỷ lệ nhà tiêu hộ gia đình, TẤT CẢ các hộ gia đình đều phải có một loại nhà tiêu nào đó.



Vệ sinh trường học

Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định 41 trường học tại 30 xã, thị trấn cần cải tạo nâng cấp công trình vệ sinh. Thông tin này được trình bày theo từng huyện tại Bảng 6.4, Phụ lục 6.



Các cơ sở khác

TT NSVSMT tỉnh và Sở Y tế đã xác định các chợ và trụ sở chính quyền cần nâng cấp cải tạo công trình vệ sinh. Tình hình hiện tại và đề xuất cải tạo được trình bày tại 6.4, Phụ lục 6.



Hợp phần 3 – Tăng cường năng lực và khả năng của cộng đồng và chính quyền địa phương

Tổng quan

Hợp phần này bao gồm nâng cao năng lực, truyền thông, theo dõi, giám sát, và đánh giá CTMTQG. Cụ thể hơn, hợp phần có các hoạt động đào tạo và tăng cường năng lực cho ngành cấp nước và vệ sinh trên nhiều khía cạnh như giám sát đánh giá, kiểm soát chất lượng nước, lập kế hoạch, và đảm bảo tính bền vững của các công trình cấp nước. Hợp phần cũng bao gồm hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông (IEC) nhằm thúc đẩy và thay đổi hành vi vệ sinh, kích thích nhu cầu về vệ sinh, và tạo nền tảng cho những thay đổi để đạt những mục tiêu đặt ra trên toàn địa bàn xã. Hợp phần cũng sẽ cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để tăng cường năng lực cho địa phương trong công tác thu thập, xử lý số liệu, và thể hiện trong các kế hoạch của tỉnh.

Ngoài ra, chương trình cũng sẽ hỗ trợ hoàn thiện các BCĐTXD cho các công trình cấp nước và các hoạt động vệ sinh dự kiến cho những năm tiếp theo nhưng chưa lập BCĐTXD, các thiết kế kỹ thuật và tài liệu mời thầu các công trình cấp nước và vệ sinh, cũng như giám sát thi công/quản lý hợp đồng để đảm bảo các công trình xây dựng đều đạt tiêu chuẩn và các hợp đồng được thực thi nghiêm túc.

Quản lý và giám sát chương trình PforR

TT.NSVSMT.QG chịu trách nhiệm giám sát thực hiện Chương trình và sẽ nhận hỗ trợ để thực hiện trách nhiệm này thông qua chương trình Hỗ trợ kỹ thuật do AusAID tài trợ trị giá 8 triệu USD (xem chi tiết dưới đây). Chương trình được Văn phòng thường trực CTMTQG thuộc Bộ NN&PTNT điều phối tại 8 tỉnh sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực cấp tỉnh, hỗ trợ giám sát đánh giá và công tác xác nhận kết quả. Chương trình sẽ tập trung tăng cường năng lực kỹ thuật về thiết kế và đấu thầu để đảm bảo việc xây dựng các công trình cấp nước tập trung đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời cải thiện quá trình lập kế hoạch, giám sát đánh giá kỹ thuật, cũng như việc vận hành cấp nước và vệ sinh. Chương trình cũng sẽ đóng góp vào cải thiện việc quản lý tác động môi trường, xã hội, tài chính, và đấu thầu. Ba đối tác thực hiện của chương trình hỗ trợ kỹ thuật bao gồm TT.NSVSMT.QG thuộc Bộ NN&PTNT (cấp nước, quản lý giám sát), Bộ Y tế (vệ sinh), và cơ quan xác nhận kết quả độc lập (CQXNKQ). Văn phòng thường trực CTMTQG và đối tác về nước sạch và vệ sinh môi trường thuộc Bộ NN&PTNT sẽ chủ động tham gia thực hiện hợp phần quản lý điều phối và truyền thông, do đó cần có Tài liệu hướng dẫn thực hiện để xác định rõ dòng ngân sách và trách nhiệm của các bên.



Các hợp phần và hoạt động chính của Chương trình hỗ trợ kỹ thuật

Chi tiết các hợp phần của chương trình Hỗ trợ kỹ thuật (do AusAID tài trợ riêng) cũng như các hoạt động chính của Chương trình này được trình bày trong Phụ lục 10 Tài liệu Thẩm định dự án của Ngân hàng thế giới. Dưới đây là tóm lược các hợp phần và hoạt động hỗ trợ kỹ thuật chính dành cho toàn bộ chương trình PforR ở cả 8 tỉnh, trong đó có Vĩnh Phúc:

Để đảm bảo triển khai thực hiện tốt Chương trình thì các TT NSVSMT tỉnh cần được hỗ trợ:

- Các trang thiết bị văn phòng và đặc biệt phương tiện đi lại, nhằm mục đích phục vụ TT NSVSMT tỉnh có đủ điều kiện và năng lực thực thi tốt nhất cho kết quả của Chương trình như:

+ Thiết bị văn phòng: Bàn ghế làm việc, máy vi tính, máy in, máy phô tô, máy scan, điều hòa nhiệt độ, máy fax, điện thoại, máy thủy bình, kinh vĩ, máy đo độ sâu, thử áp lực đường ống, …

+ Phương tiện đi lại: ô tô, mô tô

+ Phòng thí nghiệm tại Trung tâm: hệ thống phân tích, xét nghiệm mẫu nước, …

- Thăm quan học kinh nghiệm trong và ngoài nước.



Hợp phần HTKT 1. Lập kế hoạch, giám sát, đánh giá: Nâng cao năng lực lập kế hoạch, giám sát, đánh giá và tăng cường tính minh bạch trong việc thực hiện chương trình ở cấp tỉnh

Hợp phần này bao gồm các hoạt động chính sau:

A1.1: Tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho TT.NSVSMT.QG thu thập, kiểm chứng, và báo cáo các CSGN;

A1.2: Xây dựng kế hoạch của tỉnh;

A1.3: Cải thiện việc sử dụng công cụ GS-ĐG để đảm bảo số liệu được xử lý đúng

Hợp phần HTKT 2. Hệ thống cấp nước: Nâng cao hiệu quả đầu tư trong việc thiết kế, thi công công trình, và tăng cường tính bền vững trong vận hành

Hợp phần này bao gồm các hoạt động chính sau:

A2.1: Rà soát các định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật đang áp dụng;

A2.2: Tiếp tục những hỗ trợ kỹ thuật hiện có;

A2.3: Hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt là đào tạo tập huấn, tăng cường năng lực vận hành cấp nước hiệu quả;

A2.4: Tham quan học tập kinh nghiệm.



Hợp phần HTKT 3. Tăng cường năng lực truyền thông vận động và cung cấp dịch vụ vệ sinh bền vững:

Hợp phần này bao gồm các hoạt động chính sau:

A3.1: Hỗ trợ BYT xây dựng kế hoạch thực hiện hợp phần vệ sinh tại 8 tỉnh;

A3.2: Hỗ trợ trực tiếp cho 8 tỉnh thực hiện và vận động đạt vệ sinh toàn xã;

A3.3: Tăng cường các yếu tố thuộc về nguồn cung vệ sinh của tỉnh;

A3.4: Xác định các phương án xử lý chất thải bể phốt an toàn, giá thành thấp.



Hợp phần HTKT 4. Cải thiện công tác quản lý thông qua tăng cường năng lực thực thi các quy định quốc gia về môi trường và xã hội, khuyến khích hoạt động quản lý tài chính và đấu thầu hiệu quả ở cấp tỉnh:

Hợp phần này bao gồm các hoạt động chính sau:

A4.1: Tăng cường hoạt động quản lý tác động xã hội;

A4.1.1: Xây dựng các tài liệu hướng dẫn hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của người dân và công khai, chia sẻ thông tin;

A4.1.2: Đào tạo tập huấn xây dựng năng lực nhằm tăng cường giám sát xã hội thông qua cơ chế trách nhiệm phù hợp;

A4.1.3: Xây dựng các tài liệu hướng dẫn hoạt động về làm việc với người dân tộc thiểu số;

A4.1.4: Xây dựng phương pháp hiệu quả để định giá đất và tài sản bị thu hồi

A4.2: Tăng cường hoạt động quản lý tác động môi trường;

A4.3: Tăng cường hoạt động đấu thầu

A4.4: Tăng cường hoạt động quản lý tài chính.



Hợp phần HTKT 5. Xác nhận kết quả của chương trình:

Hợp phần HTKT 6. Chia sẻ thông tin và truyền thông: hỗ trợ cho đối tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Phụ lục 5:
Hình 1: Đường chuyển dẫn vốn của CTMTQG

(Ngân hàng thế giới)

Ngân hàng Nhà nước



Ngân sách Nhà nước
autoshape 4

Ngân hàng thế giới


autoshape 7 autoshape 8

autoshape 5
Kho bạc Nhà nước Trung ương

Bộ TC

Bộ KH&ĐT
autoshape 12 autoshape 13 autoshape 14 autoshape 15 autoshape 16 autoshape 17 autoshape 18 autoshape 20 autoshape 21 autoshape 22 autoshape 23

autoshape 19autoshape 24autoshape 25autoshape 26
Bộ NNPTNT/CQXNKQ /Kiểm toán nhà nước

UBND tỉnh/Bộ NNPTNT/Bộ YT


autoshape 29

autoshape 30autoshape 31

NCERWAS/ PCERWAS/Sở YT/cơ quan sử dụng ngân sách



Kho bạc NN Trung ương/ Tỉnh


autoshape 34

Nhà thầu/Nhà cung cấp



autoshape 84 Thông tin phân bổ ngân sách

autoshape 85 Dòng tiền

autoshape 86 Nộp tài liệu và xác nhận

autoshape 87 Báo cáo kết quả/xác nhận kết quả của Chương trình

Hình 2: Sơ đồ dòng chuyển dẫn vốn

(Chính phủ)

group 107

Lưu ý:

  1. Điều kiện để chuyển tiền cho các tỉnh:

  • Thỏa thuận vay lại được ký giữa Bộ Tài chính và Ủy ban Nhân dân tỉnh (Theo Nghị định 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010)

  • Ngân sách phân bổ/Kết quả của Chương trình được xác nhận.

  • Có 01 tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh. Các cơ quan thực hiện (PCERWASS, Sở YT…) mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh để nhận thanh toán.

  1. Điều kiện để ghi có/ghi nợ vào Ngân sách Nhà nước:

Sau khi nhận Thông báo chuyển tiền từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ:

+ ghi có: Khoản vay của Ngân hàng thế giới

+ ghi nợ: ->Phân bổ ngân sách

->Khoản vay lại (Ghi có vào tài khoản của Ủy ban Nhân dân Tỉnh khi tiền được chuyển vào).



Phụ lục 6: Khái toán kinh phí và số liệu cơ bản của 30 xã, thị trấn dự kiến lựa chọn

Bảng 6.1: Số liệu về 30 xã, thị trấn dự kiến lựa chọn tham gia chương trình PforR tại Vĩnh Phúc



Bảng 6.2: Tổng hợp chi phí toàn bộ chương trình trong 5 năm chia theo hợp phần và theo năm



Bảng 6.3-A. Chi phí chi tiết cho các công trình cấp nước dự kiến chia theo nhóm và công trình (Chương trình PforR)

Ghi chú: Các khái toán của các công trình dựa trên các dự án đang và đã triển khai trong những năm gần đây của TTNS&VSMTNT

Bảng 6.3-B. Chi phí chi tiết cho các công trình cấp nước giai đoạn 2013 - 2015 (Chương trình NTP 3)


TT

Tên các công trình cấp nước

Dân số năm 2011

Dân số năm 2020

Số hộ gia đình

Số đấu nối dự kiến

Công suất thiết kế (m3/ ngày)

Tổng chi phí tư vấn + QLDA + Dự phòng
(Triệu VND)


Tổng chi phí xây dựng
(Triệu VND)


Chi phí đền bù
(Triệu VND)


Tổng mức đầu tư (Chưa bao gồm phần đóng góp của dân)

Nguồn vốn NTP (Triệu VND)

Người dân đóng góp (10% tổng mức đầu tư)

Số vốn đã cấp

Nhu cầu đầu tư tiếp

%

Hộ

(Triệu VND)

(Triệu USD)

 

Tổng

 

23.164

5.044



3.177

3.800

5.837

46.681

1.010

53.529

2,57

53.529

5.353

31.200

27.682

1

Công trình cấp nước xã Tân Cương - Vĩnh Tường

3.414

3.767

883

62

547

750

1.365

7.646

500

9.511

0,46

9.511

951

7.500

2.962

2

Công trình cấp nước xã Trung Hà - Yên Lạc

7.052

7.782

1.493

65

970

1.400

1.711

16.293

255

18.259

0,88

18.259

1.826

11.710

8.375

3

Công trình cấp nước xã Trung Kiên - Yên Lạc

6.318

6.972

1.445

64

925

1.200

1882

16.642

255

18.780

0,90

18.780

1.878

11.990

8.668



4

Công trình cấp nước xã Vân Trục - Lập Thạch

4.208

4.643

1.223

60

734

450

879

6.100

-

6.979

0,34

6.979

698

-

7.677


tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương