Đại sư Ngẫu Ích toát yếu kinh



tải về 1.17 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#30362
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Hỏi: Tất cả phàm phu… cũng không lay động đối với bình đẳng pháp tính chăng?

Phật đáp: Đúng thế!

Hỏi: Nếu tất cả pháp bình đẳng tính khiến cho tất cả pháp và hữu tình mang tướng trạng mỗi mỗi đều khác nhau thì lẽ ra tính cũng phải khác. Vậy thì pháp tính lẽ ra cũng phải mỗi mỗi đều khác. Làm thế nào ở trong pháp có các tướng khác nhau ấy có thể an lập pháp tính nhất tướng? Làm thế nào Bồ-tát tu hành Bát-nhã chẳng phân biệt pháp và các thứ tướng trạng của các hữu tình. Nếu chẳng phân biệt thì lẽ ra chẳng thể tu hành Bát-nhã, chẳng thể từ một địa tiến lên một địa, chẳng thể tiến vào chính tính ly sinh, vượt qua địa vị ba thừa, chẳng thể viên mãn thần thông, cho đến chẳng thể chứng đắc Bồ-đề.

Phật hỏi: Có phải pháp tính của sắc… là tính không chăng?

Thiện Hiện đáp: Đúng thế!

Phật hỏi: Trong tính không tướng khác nhau của sắc… có thể thủ đắc chăng?

Đáp: Không!

Phật dạy: Do đó nên biết bình đẳng pháp tính chẳng phải sắc…, chẳng lìa sắc…

Hỏi: Bình đẳng pháp tính là hữu vi hay là vô vi?

Phật đáp: Chẳng phải là hữu vi, chẳng phải là vô vi. Nhưng lìa pháp hữu vi thì pháp vô vi chẳng thể thủ đắc, lìa pháp vô vi thì pháp hữu vi cũng chẳng thể thủ đắc. Ngay nơi hữu vi, vô vi bình đẳng pháp tính, được gọi là thắng nghĩa. Lúc tu Bát-nhã, chẳng động thắng nghĩa mà thực hành hạnh Bồ-tát.

PHẨM THỨ 76: VÔ ĐỘNG PHÁP TÍNH
Thiện Hiện bạch Phật: Bình đẳng pháp tính đều bản tính không, chẳng phải có thể tạo tác pháp hữu, pháp vô, vậy làm thế nào chẳng động thắng nghĩa mà làm cái việc Bồ-tát cần phải làm?

Phật dạy: Nếu các hữu tình tự biết các pháp đều bản tính không thì Phật, Bồ-tát chẳng hiện thần thông làm việc hi hữu, nghĩa là ở trong các pháp bản tính không tuy không hề động mà làm cho hữu tình xa lìa vọng tưởng điên đảo, an trụ vào cảnh giới vô vi, giải thoát khổ sinh tử. Cảnh giới vô vi tức là các pháp không, dựa vào thế tục nói, gọi là cảnh giới vô vi.

Hỏi: Do cái không nào mà nói các pháp không?

Phật dạy: Do vì tưởng không. Lại nữa không có một pháp chẳng phải huyễn hóa. Các huyễn hóa này không có cái nào chẳng phải là không. Dựa vào pháp huyễn hóa như thế thành lập phàm phu cho đến Như Lai.

Hỏi: Uẩn, xứ, giới của thế giới này đều là huyễn hóa, vậy chứ các ba-la-mật đa xuất thế gian cũng là huyễn hóa sao?

Phật đáp: Không có pháp nào chẳng phải là huyễn hóa. Nhưng có pháp là huyễn hóa thuộc Thanh Văn, có pháp là huyễn hóa thuộc Độc giác, có pháp là huyễn hóa thuộc Bồ-tát, có pháp là huyễn hóa thuộc Như Lai, có pháp huyễn hóa thuộc phiền não, có pháp huyễn hóa thuộc thiện pháp. Do đó nói tất cả pháp đều như huyễn hóa. Nếu pháp nào không hòa hợp với tướng sinh diệt thì pháp đó chẳng phải huyễn hóa, tức là niết-bàn.

Hỏi: Phật nói không có một chút pháp nào chẳng phải tự tính không, thì tại sao nói niết-bàn chẳng phải huyễn hóa?

Phật dạy: Tự tính không này chẳng phải do Phật làm ra, mà tính của nó thường không, đây tức là niết-bàn, chứ chẳng phải thật có pháp gọi là niết-bàn để nói là vô sinh vô diệt chẳng phải huyễn hóa.

PHẨM THỨ 77: BỒ TÁT THƯỜNG ĐỀ
Thiện HIện bạch Phật: Làm thể nào để dạy Bồ-tát mới bắt đầu tu để họ tin hiểu các pháp tự tính tất cánh đều không?

Phật dạy: Đâu có tất cả pháp trước có sau không. Vậy tất cả pháp chẳng phải có, chẳng phải không, không có tự tính, không có tha tính, trước đã chẳng phải có, sau cũng chẳng phải không, tự tính thường không, không hề sợ hãi, nên dạy Bồ-tát mới bắt đầu tu như vậy để họ tin hiểu.

Lại nữa, người muốn cầu Bát-nhã phải như Bồ-tát Thường Đề, hiện nay đang ở chỗ đức Phật Đại Vân Lôi Âm tu hành phạm hạnh. Xưa kia, lúc cầu Bát-nhã, Ngài chẳng tiếc thân mạng, chẳng ngó ngàng đến của báu, chẳng thích danh dự, chẳng cầu cung kính, ở nơi vắng vẻ, nghe tiếng trong hư không nói: “Từ đây đi về phương Đông và Ngài thầm nghĩ: “Ta bất luận đến thành ấp nào, nghe ai nói đến, cũng đều buồn khóc thở than”. Có tượng Phật hiện ra nói cho Ngài biết: “Qua năm trăm du-thiện-na, trong thành Diệu Hương có Bồ-tát Pháp Dũng” Thường Đề nghe rồi, ở trong tất cả pháp, khởi Vô chướng trí kiến liền nhập năm mươi bốn tam-ma-địa thấy chư Phật ở khắp mười phương tuyên thuyết Bát-nhã, đều cùng vui mừng tán thán, làm cho Ngài hoan hỉ rồi, bỗng nhiên ẩn mất. Thường Đề từ tam muội xuất, thầm nghĩ: “Phật từ đâu đến, nay đi về đâu? Ta nên mau mau đi đến chỗ của Bồ-tát Pháp Dũng nhờ ngài cắt dứt mối nghi này. Thường Đề dần dần đi đến thành phố lớn rao to bán thân, ma che lấp tiếng rao không cho người nghe. Chỉ có cô con gái của trưởng giả do sức căn lành đời trước, mà không ngăn được. Đế Thích hóa làm một vị Bà-la-môn đến thử Ngài, mua máu, tủy, tim. Thường Đề cắt máu, rút tủy, sắp muốn cắt tim thì cô con gái trưởng giả ngăn lại. Đế Thích hổ thẹn tạ lỗi.

Cô con gái trưởng giả xin cha mẹ cho nàng cùng đi với Bồ-tát Thường Đề đến thành Diệu Hương, đem đồ cúng dường chia làm hai phần. Trước tiên mang một phần đến chỗ bảo đài cúng dường Bát-nhã, còn một phần đem cúng dường Pháp Dũng. Do oai thần của Bồ-tát khiến cho hoa đang được tung rải hợp lại thành một đài hoa đẹp, hương hợp thành một lọng hương thơm ngát, y hợp thành một tấm màn báu tuyệt vời.

Con gái ông trưởng giả và quyến thuộc đều phát tâm nguyện Vô thượng.

Thường Đề chẳng biết gì hết và hỏi “Phật từ đâu đến, nay đi về đâu?”

PHẨM THỨ 78: BỒ TÁT PHÁP DŨNG
Pháp Dũng bảo Thường Đề: Pháp thân không từ đâu đến cũng không đi về đâu vì thật tính của các pháp đều bất động, còn nói dụ như sóng nắng, như việc huyễn, như bóng trong gương, như tiếng dội trong hang, như bóng dưới ánh sáng, như thành Tầm Hương, như việc biến hóa, như sự việc thấy trong mộng. Nếu chấp thân Như Lai là danh, là sắc, có đến, có đi là vì chẳng ngộ pháp tính, xa lìa Bát-nhã, bị trôi lăn trong ba cõi. Nếu biết đúng như thật pháp nghĩa thâm diệu thì chẳng chấp thân Phật là danh, là sắc cũng chẳng cho rằng Phật có đến, có đi. Do chẳng chấp nên có thể tu hành Bát-nhã, siêng tu Phật pháp, tiếp cận Bồ-đề.

Lại nữa, như châu báu trong biển, chẳng phải từ mười phương đến, chẳng phải do hữu tình tạo tác, cũng chẳng phải không có nhân duyên sinh mà do sức căn lành của hữu tình nên biển sinh ra châu báu. Sức căn lành hết thì châu báu kia tự ẩn mất. Các pháp hữu vi duyên tập hợp nên sinh, duyên ly tán nên diệt, đều không có thật sinh, thật diệt. Thế nên, các pháp không đến, không đi, thân Phật cũng vậy. Dựa vào sự tu hành viên mãn hạnh thanh tịnh trước kia làm nhân duyên và dựa vào nghiệp tu hành thấy Phật đầu tiên của hữu tình thành thục mà có thân Như Lai xuất hiện ở thế gian. Sức nhân duyên hòa hợ hết thì liền ẩn mất. Thế nên, chư Phật không đến, không đi.

Lại nữa, như cây đàn không hầu nhờ các nhân duyên hòa hợp mà phát ra tiếng. Lúc âm thanh phát ra cũng không từ đâu đến, lúc không còn âm hưởng thì cũng không đi về đâu, thân Phật cũng vậy.

Lúc Pháp Dũng nói pháp này, ba nghìn thế giới chấn động sáu cách, tám nghìn đại chúng sinh chứng vô sinh pháp nhẫn, tám mươi triệu chúng sinh phát tâm vô thượng, tám vạn bốn nghìn chúng sinh đắc pháp nhãn tịnh.

Thường Đề bay lên hư không cao bảy cây đa-la, Đế Thích hóa ra vô lượng hương hoa để giúp Ngài tung rải cúng dường, rồi Thường Đề hạ xuống đảnh dưới chân Pháp Dũng và tình nguyện đem thân làm người phục vụ.

Bấy giờ, con gái ông trưởng giả và quyến thuộc tự nguyện phụng sự Thường Đề, Thường Đề lại đem dâng hiến cho Pháp Dũng. Pháp Dũng nhận rồi, bố thí lại cho Thường Đề. Mặt trồi sắp lặn, Pháp Dũng trở về cung.

Thường Đề trong suốt bảy năm chẳng ngồi, chẳng nằm, chỉ đứng. Con gái ông trưởng giả cũng vậy. Qua bảy năm rồi, trong hư không có tiếng nói: “Bảy ngày sau, Pháp Dũng sẽ xuất định tuyên thuyết chính pháp”. Thường Đề trải tòa sư tử, tìm nước để rưới đất, ma che giấu nước, Thường Đề đâm thân mình chảy máu, con gái ông trưởng giả cũng làm như vậy. Đế Thích biến máu thành nước thơm chiên đàn. Đế Thích hóa ra hoa đẹp dâng cúng Thường Đề, Thường Đề nhận rồi chia làm hai phần, một phần dùng trải trên mặt đất, một phần dành để cúng dường thầy.

Pháp Dũng, qua bảy ngày rồi, thăng tòa thuyết pháp Bát-nhã, Thường Đề nghe xong, đắc sáu mươi ức môn tam-ma-địa, hiện tại thấy đức Phật nhiều như số cát sông Hằng ở mỗi phương trong mười phương cũng đều thuyết Bát-nhã như vậy.

PHẨM 79: KẾT KHUYẾN
Trước tiên, đức Phật hướng về Thiện Hiện kết khuyến, sau đó phó chúc A-nan thụ trì.

(Phần đầu tiên từ phẩm thứ 1 đến phẩm thứ 79 này gồm 400 quyển).

PHẦN HAI

PHẨM THỨ 1: DUYÊN KHỞI


Đức Phật ngự núi Thứu Phong cùng với năm nghìn Bí-sô, năm trăm Bí-sô-ni và cảnh tượng giống như trong phần đầu tiên đã nói.

PHẨM THỨ 2: HOAN HỈ


Đức Phật biết chúng hữu duyên, tất cả đều đã đến tham dự. Phật bảo Xá-lợi Tử: Bồ-tát muốn giác ngộ bình đẳng tất cả tướng đối với tất cả pháp thì phải học Bát-nhã.

Xá-lợi Tử vui vẻ đảnh lễ hỏi.

Phật dạy: Bồ-tát nên lấy vô trụ làm phương tiện an trụ Bát-nhã vì năng trụ, sở trụ đều chẳng thể thủ đắc.

Lại Bồ-tát dùng vô sở đắc làm phương tiện để tu tập bốn niệm trụ cho đến vô lượng vô biên Phật pháp vì các pháp này đều chẳng thể thủ đắc.

Lại nữa, Bồ-tát muốn mau chóng chứng trí nhất thiết trí cho đến thành tựu vô lượng công đức thì phải học Bát-nhã. Nếu tu hành Bát-nhã thì trời người hoan hỉ.

Xá-lợi Tử hỏi: Bồ-tát quyết phải có cha mẹ, vợ con… hay không?

Phật dạy: Hoặc có, hoặc không, hoặc thị hiện thụ năm giới, hoặc chán bỏ thế tục mà xuất gia.

PHẨM THỨ 3: QUÁN CHIẾU


Xá-lợi Tử hỏi: Bồ-tát tu hành Bát-nhã như thế nào?

Phật dạy: Bồ-tát phải quán như vầy: chẳng thấy có Bồ-tát, chẳng thấy có tên gọi Bồ-tát, chẳng thấy Bát-nhã, chẳng thấy có tên gọi Bát-nhã, chẳng thấy hành, chẳng thấy chẳng hành. Vì sao? Vì Bồ-tát tự tính không, tên gọi Bồ-tát không, sắc… tự tính không. Vì chẳng do không, nên sắc… không, chẳng phải là sắc… Sắc… chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc…, sắc… tức là không, không tức là sắc… Như vậy tự tính không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh. Vì chẳng thấy sinh diệt nhiễm tịnh nên chẳng sinh chấp trước.

Bồ-tát quán tất cả pháp chỉ có giả danh, thật ra chẳng thể thủ đắc. Tu hành Bát-nhã như vậy, trừ trí huệ chư Phật ra, trí huệ của hàng Nhị thừa không thể bì kịp, vì không, chẳng thể thủ đắc.

Xá-lợi Tử hỏi: Ba thừa Bát-nhã sai biệt đã chẳng thể thủ đắc thì tại sao nói Bồ-tát tu Bát-nhã, hàng Nhị thừa chẳng thể bì kịp?

Phật dạy: Bồ-tát đều nghĩ: “Ta sẽ tu hành sáu độ, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, viên mãn các pháp mười lực của Phật… độ vô lượng chúng sinh”. Ví như ánh sáng mặt trời chiếu khắp, còn trí huệ Nhị thừa như ánh sáng đom đóm nên họ không có ý nghĩ này. Vì dựa vào Bồ-tát nên tất cả pháp lành xuất hiện ở thế gian mới có nhân thừa, thiên thừa và ba thừa (Thanh Văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ-tát thừa).

Hỏi: Tương ưng với pháp nào thì được gọi là tương ưng với Bát-nhã?

Phật dạy: Vì tương ưng với sắc… không, cho nên chẳng thấy sắc… hoặc tương ưng hoặc chẳng tương ưng, hoặc sinh, hoặc diệt, hoặc nhiễm, hoặc tịnh, không có một chút pháp cùng pháp hòa hợp, vì bản tính không.

Lại nữa, Bồ-tát nhập vào tất cả pháp tự tướng không rồi, chẳng quán tất cả pháp hoặc hợp hoặc tan.

Lại nữa, chẳng chấp sắc… là hữu tính, vô tính thường, vô thường cho đến nguyện, vô nguyện, chẳng nghĩ: “Ta hành Bát-nhã hay chẳng hành Bát-nhã, cũng hành cũng chẳng hành Bát-nhã, chẳng phải hành chẳng phải chẳng hành Bát-nhã, chẳng hành bố thí cho đến chẳng hành bình đẳng tính”. Bồ-tát tu hành Bát-nhã vì chẳng thấy tính các pháp sai biệt. Như vậy tương ưng với Bát-nhã thì có thể an lập vô lượng hữu tình nơi cảnh giới Niết-bàn, ma không có cơ hội khuấy phá, Phật, Bồ-tát đều hộ niệm, chư Thiên ủng hộ, khổ báo nặng chuyển thành nhẹ, thường chẳng rời Phật. Bồ-tát này chẳng thấy các pháp cùng với “không” tương ưng, cũng chẳng thấy “không” cùng các pháp tương ưng. Đây là bậc nhất cùng với không tương ưng, có khả năng dẫn khởi pháp của Phật như mười lực…, không bao giờ còn khởi tâm san tham, phạm giới…

Xá-lợi Tử hỏi: Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã từ đâu sinh đến đây và từ đây sinh về đâu?

Phật dạy: Có Bồ-tát từ cõi nước Phật khác sinh đến đây, hoặc có Bồ-tát từ cõi trời Đổ-sử-đa sinh xuống đây, hoặc có Bồ-tát từ trong loài người sinh lại đây. Từ cõi này chết sinh về cõi Phật khác, thường được gặp Phật.

Kế đến, đức Phật phân biệt cặn kẽ về các hình thái sai khác giữa không có phương tiện thiện xảo và có phương tiện thiện xảo cho đến tịnh ngũ nhãn, phát lục thông, chẳng tự đề cao mình. Không hề chấp đối với chấp và chẳng chấp. Lúc Phật nói Bồ-tát lúc tu hành Bát-nhã được lợi ích thù thắng, ba trăm Bí-sô đem y dâng cúng Phật và phát tâm vô thượng. Phật thụ ký cho các thầy. Một muôn hữu tình tùy theo nguyện lực riêng của mỗi hữu tình mà sinh về một muôn cõi Phật.

PHẨM THỨ 4: VÔ ĐẲNG ĐẲNG
Xá-lợi Tử, Đại Mục-liên, Thiện Hiện, Đại Ẩm Quang, Mãn Từ Tử… đồng ngợi khen Bồ-tát và Bát-nhã. Đức Phật ấn chứng Bồ-tát sẽ thành tựu Bát-nhã.

PHẨM THỨ 5: TƯỚNG LƯỠI


Đức Thế Tôn hiện tướng lưỡi rộng bằng đại thiên thế giới phóng ra vô số tòa sáng chiếu đến thế giới mười phương, vô lượng Bồ-tát đều đến cúng dường, chư Thiên cũng đến cúng dường. Phật dùng thần biến khiến các đồ cúng dường hợp lại thành một cái lọng to bằng đại thiên thế giới, trăm nghìn muôn ức chúng ngộ vô sinh pháp nhẫn. Đức Phật thụ ký cho họ.

PHẨM THỨ 6: THIỆN HIỆN


Phật bảo Thiện Hiện: Ông hãy dùng biện tài thuyết pháp Bát-nhã cho Bồ-tát nghe.

Thiện Hiện bạch Phật: Con không thấy có một pháp có thể niệm danh là Bồ-tát, là Bát-nhã thì làm thế nào mà Phật bảo con thuyết pháp Bát-nhã cho Bồ-tát nghe!

Phật dạy: Bồ-tát chỉ có giả danh, Bát-nhã chỉ có giả danh. Hai danh từ này cũng chỉ có giả danh chẳng sinh chẳng diệt, chỉ là giả đặt, chẳng ở trong, ngoài, chặng giữa vì chẳng thể thủ đắc. Như ngã…, sắc… của thế gian chỉ có giả danh, chẳng sinh chẳng diệt, chỉ giả đặt ra là ngã… Bồ-tát phải nên tu học đúng đối với tất cả pháp là danh giả, pháp giả, phương tiện giả.

Bồ-tát chẳng nên quán sắc danh hoặc thường, vô thường, lạc, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, không, bất không, hữu tướng, vô tướng, hữu nguyện, vô nguyện, tịnh tĩnh, bất tịch tĩnh, viễn ly, bất viễn ly, tạp nhiễm, thanh tịnh, sinh, diệt cho đến ý xúc làm duyên sinh ra các thụ. Danh cũng như vậy, hoặc Bồ-tát, hoặc Bồ-tát danh, hoặc Bát-nhã, hoặc Bát-nhã danh đều chẳng thấy ở trong lĩnh vực hữu vi cũng chẳng thấy ở trong lĩnh vực vô vi. Bồ-tát chẳng khởi phân biệt đối với tất cả pháp thì có khả năng tu bố thí…, trụ nội không…, thông đạt thật tướng, giác biết đúng như thật đối với pháp chỉ có giả danh, chẳng chấp trước tất cả pháp, phát triển sáu độ, nhập vào chính tính vô sinh, gặp Phật, nghe pháp, đều được tự tại đối với tất cả môn đà-la-ni, môn tam-ma-địa.

Lại nữa, có phải ngay nơi sắc… là Bồ-tát chăng? Hay là lìa sắc… có Bồ-tát chăng?

Câu hỏi nào, Thiện Hiện cũng đáp: “Không”.

Phật nói: Hay thay! Các pháp sắc… và thường, vô thường… chẳng thể thủ đắc, tăng ngữ cũng chẳng thể thủ đắc. Bồ-tát và Bát-nhã cũng chẳng thể thủ đắc, Bồ-tát phải học như thế.

Lại nữa, các pháp chẳng thấy các pháp, các pháp chẳng thấy pháp giới, pháp giới chẳng thấy các pháp, pháp giới chẳng thấy pháp giới, hữu vi giới chẳng thấy vô vi giới, vô vi giới chẳng thấy hữu vi giới, chẳng phải lìa hữu vi lập ra vô vi, chẳng phải lìa vô vi lập ra hữu vi. Bồ-tát đều không hề thấy tất cả pháp, tâm Bồ-tát không kinh hãi, không thoái lui, không hối tiếc. Thiện Hiện phải truyền dạy các Bồ-tát như thế để họ đều được thành tựu Bát-nhã.

PHẨM THỨ 7: NHẬP LY SINH
Thiện Hiện bạch Phật: Bồ-tát muốn viên mãn sáu độ, muốn biết hết tất cả pháp, muốn đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, được tất cả pháp Phật, làm thỏa tâm nguyện của tất cả hữu tình thì phải học Bát-nhã.

Xá-lợi Tử hỏi: Sao gọi là đảnh đọa?

Thiện Hiện đáp: Không có phương tiện thiện xảo mà hành sáu độ, trụ ba môn giải thoát, lui xuống địa vị Nhị thừa thì bị gọi là đảnh đọa. Nếu chẳng thấy không, nương vào không quán không, biết đúng như thật sắc… chẳng nên chấp, biết tâm bản tính thanh tịnh, không đổi khác, không phân biệt, tất cả pháp cũng không đổi khác, không phân biệt. Bồ-tát học được như vậy thì trụ vào giai vị Bất thoái, cũng là học khắp hết các pháp ba thừa.

PHẨM THỨ 8: THẮNG QUÂN


Thiện Hiện bạch Phật: Con đối với Bồ-tát và Bát-nhã, con đều chẳng biết, chẳng thủ đắc thì làm thế nào mà đức Phật bảo con đem pháp tương ưng Bát-nhã đỡ dạy Bồ-tát?

Con đối với tất cả pháp như sắc… hoặc tăng hoặc giảm, con chẳng biết, chẳng thủ đắc thì làm sao con có thể nói đây là sắc…, đây là giả danh sắc… đều vô sở trụ, cũng chẳng phải bất trụ vì nghĩa của sắc… vô sở hữu.

Con đối với Bồ-tát và Bát-nhã hoặc nghĩa, hoặc danh, con chẳng biết chẳng thủ đắc. Nếu đem pháp này mà dạy các Bồ-tát, con sẽ có hối hận. Nếu Bồ-tát nghe nói như thế mà tâm không thoái lui, không hối tiếc, không kinh sợ thì Bồ-tát này chắc chắn đã trụ bậc bất thoái, lấy vô sở trụ làm phương tiện để trụ. Nếu không có phương tiện thiện xảo thì sẽ bị chấp ngã và ngã sở trói buộc, tâm trụ sắc…, khởi gia hành đối với sắc… thì chẳng thể nhiếp thụ tu học viên mãn Bát-nhã, chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí. Vì sao? Chẳng nên nhiếp thụ sắc… thì nó chẳng phải sắc…, vì bản tính không, cho đến cũng chẳng nên nhiếp thụ pháp Bát-nhã thâm diệu làm đối tượng tu học để viên mãn thì nó chẳng phải Bát-nhã vì bản tính không.

Bồ-tát dùng bản tính không, quán tất cả pháp, tâm không có chỗ hành, đây gọi là Vô sở nhiếp thụ tam-ma-địa, chẳng chung với Nhị thừa, dẫu được thành tựu trí nhất thiết trí cũng chẳng nên nhiếp thụ thì phi nhất thiết trí, vì nội không… cho đến vì vô tính tự tính không, chẳng phải chấp tướng tu đắc. Các sự chấp tướng đều là phiền não. Nếu người chấp tướng tu đắc trí nhất thiết trí thì phạm chí Thắng Quân chẳng nên tin hiểu trí nhất thiết trí. Thắng Quân sinh lòng tin thanh tịnh, do sức thắng giải, tư duy quán sát trí nhất thiết trí, chẳng lấy tướng làm phương tiện, cũng chẳng lấy phi tướng làm phương tiện vì tướng và phi tướng đều chẳng nên chấp. Tuy gọi là theo niềm tin mà tu hành nhưng có khả năng dùng bản tính không để ngộ nhập trí nhất thiết trí, chẳng chấp các tướng cho đến niết-bàn cũng chẳng chấp.

Bồ-tát tuy không hề chấp tất cả pháp nhưng thực hiện chưa xong bản nguyện, sở chứng chưa xong không nhập niết-bàn. Tuy viên mãn được các hạnh nguyện, sở chứng đã xong, nhưng chẳng thấy bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp bất cộng, vì tất cả pháp tức là phi pháp, phi phi pháp. Vị Bồ-tát này tuy chẳng chấp trước tất cả pháp nhưng có khả năng thành tựu mọi sự nghiệp.

PHẨM THỨ 9: HÀNH TƯỚNG


Thiện Hiện bạch Phật: Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo hoặc hành sắc…, là hành tướng của sắc… hoặc hành tướng, vô thường… là hành tướng của chúng, chứ chẳng phải hành Bát-nhã.

Thiện Hiện lại nói với Xá-lợi Tử: Nếu Bồ-tát trụ tưởng thắng giải ắt khởi gia hạnh thì chẳng thể giải thoát, còn chẳng thể chứng quả Nhị thừa huống là chứng Phật Bồ-đề. Đây gọi là người không có phương tiện thiện xảo.

Nếu Bồ-tát chẳng hành sắc…, chẳng hành tướng của sắc…, chẳng hành thường, vô thường…, chẳng hành tướng của thường, vô thường… là Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, có khả năng chứng Bồ-đề. Vị Bồ-tát này chẳng chấp hành, chẳng chấp bất hành, chẳng chấp cũng hành cũng bất hành, chẳng chấp phi hành, phi bất hành, đối với chẳng chấp cũng chẳng chấp, do vì Bát-nhã lấy vô tính làm tự tính, đây gọi là Vô sở thủ trước tam-ma-địa, chẳng chung với Nhị thừa. Nếu Bồ-tát luôn luôn trụ tam-ma-địa ưu việt này không rời bỏ thì mau chứng Bồ-đề.

Ngoài ra, còn có một trăm mười lăm danh mục tam-ma-địa như Kiện Hành Tam-ma-địa… và vô lượng vô số môn tam-ma-địa, môn đà-la-ni, nếu Bồ-tát luôn luôn khéo tu học cũng mau chứng Bồ-đề. Bồ-tát tuy y vào tính bình đẳng của tất cả pháp chứng nhập đẳng trì (tam-ma-địa) như thế, nhưng Bồ-tát không khởi tưởng phân biệt về tính bình đẳng của các pháp và các đẳng trì, vì ở trong vô sở hữu không cho phép khởi ý tưởng phân biệt.

Phật ngợi khen và dạy: Bồ-tát nên học như thế, nghĩa là học tất cả pháp mà không hề có học.

Xá-lợi Tử hỏi: Nếu như vậy, các pháp làm sao mà hiện hữu?

Phật dạy: Các pháp không hề có, như thế mà có. Nếu chẳng thể thấm hiểu pháp không hề có này thì bị gọi là vô minh. Do sức của vô minh và ái, phân biệt chấp trước hai bên đoạn, thường, chẳng thấy chẳng biết đúng thì chẳng thể vượt thoát ba cõi, chẳng thể thành tựu pháp ba thừa. Nếu lấy vô sở đắc làm phương tiện thì mau chóng thành tựu trí nhất thiết trí.

PHẨM THỨ 10: HUYỄN DỤ


Thiện Hiện bạch Phật: Giả sử có người hỏi: “Người huyễn có thể học Bát-nhã… có thể thành tựu trí nhất thiết trí chăng?” thì con phải đáp như thế nào?

Phật hỏi: Sắc… có khác với huyễn chăng?

Thiện Hiện đáp: Sắc… chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác sắc…, sắc… tức là huyễn, huyễn… tức là sắc.

Phật hỏi: Huyễn có nhiễm tịnh, sinh diệt chăng?

Thiện Hiện đáp: Không.

Phật hỏi: Trong năm uẩn khởi ý tưởng về tưởng…, thành lập ngôn thuyết giả gọi là Bồ-tát chăng?

Thiện Hiện đáp: Đúng thế!

Phật hỏi: Cái được giả kiến lập có sinh diệt nhiễm tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp: Không.

Phật hỏi: Khởi ý tưởng về pháp vô tưởng, vô thi thiết, vô ngôn thuyết, vô giả danh, vô thân, thân nghiệp, vô ngữ, ngữ nghiệp, vô ý, ý nghiệp, vô nhiễm tịnh, sinh diệt có thể học Bát-nhã, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Không.

Phật dạy: Bồ-tát dùng vô sở đắc làm phương tiện tu học Bát-nhã thâm diệu này thì mau chóng thành tựu trí nhất thiết trí, cho đến nếu người không có phương tiện thiện xảo, chẳng được thiện hữu nhiếp thọ nghe nói pháp này, thì tâm người ấy kinh sợ, còn nếu người có phương tiện thiện xảo thì tâm người này không kinh sợ mà còn phân biệt được ai là thiện hữu, ai là ác hữu.

PHẨM THỨ 11: THÍ DỤ
Phật đáp Thiện Hiện: Không có cú nghĩa tức là cú nghĩa của Bồ-tát, như dấu chim bay trong hư không.

Kế đến giải thích về pháp thiện, bất thiện…, rồi giải thích đến nghĩa ma-ha-tát.

PHẨM THỨ 12: ĐOẠN CÁC KIẾN CHẤP
Xá-lợi Tử cũng nói nghĩa ma-ha-tát vì ngài có khả năng thuyết pháp khiến cho các chúng sinh đoạn các kiến chấp.

Thiện Hiện cũng nói nghĩa ma-ha-tát vì người phát bồ-đề-tâm thì chẳng chấp trước.

PHẨM THỨ 13: SÁU PHÁP ĐẾN BỜ KIA
Mãn Từ Tử cũng nói nghĩa ma-ha-tát, vì lợi lạc khắp tất cả hữu tình tu hành sáu độ, ở trong mỗi một độ đều tu sàu độ khiến cho được viên mãn, đây gọi là mặc giáp đại công đức.

PHẨM THỨ 14: THỪA ĐẠI THỪA


Xá-lợi Tử hỏi: Bồ-tát thừa Đại thừa như thế nào?

Mãn Từ Tử đáp: Bồ-tát lấy trí nhất thiết trí tướng ưng tác ý, lấy đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy hành sáu độ mà chẳng đắc sáu độ, quan sát đúng như thật tất cả chỉ có giả danh, thiết lập ngôn thuyết, vì chẳng thể thủ đắc.

PHẨM THỨ 15: KHÔNG BUỘC, KHÔNG MỞ
Thiện Hiện bạch Phật: Bồ-tát mặc giáp Đại thừa như thế nào?

Phật dạy: Sáu độ, ba mươi bảy phẩm… tuy được đặt để ra nhưng không có thật vì tính tướng của các pháp đều như huyễn.

Thiện Hiện nói: Bồ-tát chẳng mặc giáp công đức, phải biết đó là Bồ-tát mặc giáp Đại thừa, vì tất cả pháp tự tướng không.

Phật dạy: Trí nhất thiết trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác, Bồ-tát vì việc này mặc giáp Đại thừa, do vì các tác giả đều chẳng thể thủ đắc.

Thiện Hiện nói: Sắc… không buộc, không mở.

Mãn Từ Tử hỏi: Tại sao sắc… không buộc, không mở?

Thiện Hiện đáp: Sắc… như mộng, như vang, sắc ở ba thời quá khứ, vị lai, hiện tại, thiện, bất thiện, vô ký, tất cả không buộc, không mở vì tất cả pháp vô sở hữu, vì viễn ly, vì tịch tịnh, vì không có sinh diệt nhiễm tịnh.

PHẨM THỨ 16: TAM MA ĐỊA


Thiện Hiện bạch Phật: Những gì là tướng Đại thừa? Nhờ đâu nên biết phát tâm hướng đến Đại thừa? Từ đâu thoát ra và đến đâu trụ? Trụ vào đâu? Thừa nào xuất ly?

Phật dạy: Sáu độ là tướng Đại thừa. Hai mươi không, trăm nghìn tam-ma-địa là tướng Đại thừa.

PHẨM THỨ 17: NIỆM TRỤ
Lại nữa, ba mươi bảy phẩm như tứ niệm trụ…, ba môn giải thoát, mười một trí, ba căn vô lậu, ba tam-ma-địa, mười tùy niệm, bốn tĩnh lự…, mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp bất cộng, vào các tự môn, được hai mươi thứ công… là tướng Đại thừa.

PHẨM THỨ 18: TU TRỊ ĐỊA




tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương