Đại sư Ngẫu Ích toát yếu kinh



tải về 1.17 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#30362
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Thiện Hiện hỏi Phật: Cái gì là Vô thượng bồ-đề?

Phật đáp: Là chân như của các pháp.

Thiện Hiện hỏi: Cái gì là chân như của các pháp?

Phật đáp: Là chân như của sắc… Vì chân như của các không tăng không giảm nên Vô thượng bồ-đề cũng không tăng không giảm. Bồ-tát chẳng lìa Bát-nhã thường vui an trụ chân như của các pháp và đều không thấy pháp có tăng có giảm. Do nghĩa bất khả thuyết này không tăng không giảm nên bố thí… cho đến nhất thiết tướng trí cũng không tăng không giảm. Bồ-tát y chỉ không tăng không giảm phương tiện tu hành Bát-nhã, lấy đây làm pháp môn tập họp các công đức bèn chứng Vô thượng bồ-đề.

Thiện Hiện hỏi Phật: Dùng sơ tâm chứng hay dùng hậu tâm chứng?

Phật hỏi lại: Như lúc đốt đèn, ngọn lửa đầu tiên đốt cháy, tim đèn hay ngọn lửa sau đốt cháy tim đèn?

Thiện Hiện đáp: Chẳng phải ngọn lửa đầu tiên cũng chẳng lìa ngọn lửa đầu tiên, chẳng phải ngọn lửa sau cũng chẳng lìa ngọn lửa sau làm cho tim đèn cháy.

Phật dạy: Bồ-tát cũng vậy.

Thiện Hiện bạch: Bồ-tát chẳng nghĩ: “Ta phải phá hoại tướng và phá hoại ý tưởng vô tướng”. Bồ-tát cũng chẳng nghĩ: “Ta phải phá hoại vô tướng và ý tưởng về vô tướng”, vì đối với mọi thứ đều không có phân biệt. Vị Bồ-tát này tuy lìa các phân biệt nhưng chưa viên mãn mười lực của Phật, chưa chứng Vô thượng Bồ-đề. Do sức phương tiện thiện xảo này nên không chấp lấy, không phá hoại tất cả pháp. Vì biết tự tướng của tất cả pháp là không, cho nên trụ ở trong tự tướng không của các pháp vì độ hữu tình mà nhập tam-ma-địa. Vì bị sức lôi kéo của sức nguyện đại bi nên vận dụng ba thứ định này thành thục hữu tình.

Phật nói: Đúng thế!

Xá-lợi Tử hỏi: Bồ-tát ở trong mộng nhập ba thứ tam-muội này, đối với Bát-nhã thâm diệu có tăng thêm chăng?

Thiện Hiện đáp: Người nhập ba thứ tam-muội này lúc ban ngày đối với Bát-nhã thâm diệu có tăng thêm, người ấy ở trong mộng nhập tam-muội này cũng có tăng thêm, vì ban ngày và trong mộng không có sai khác.

Sau đó, Thiện Hiện bảo ngài Xá-lợi Tử hỏi, ngài Di-lặc đáp.

PHẨM THỨ 51: NGUYỆN HẠNH


Phật bảo Thiện Hiện: Bồ-tát tu hành bố thí… thấy hữu tình khổ, phát nguyện siêng tu mau được viên mãn tiếp cận Bồ-đề. Bồ-tát còn thấy ba loại hữu tình không sai khác đọa vào ba đường ác, đều phát nguyện siêng tu sáu độ khiến cho mau được viên mãn.

PHẨM THỨ 52: CĂN-GIÀ THIÊN


Thụ kí Bồ-đề cho Thiên nữ.

PHẨM THỨ 53: THIỆN HỌC


Thiện Hiện hỏi Phật: Bồ-tát tu hành Bát-nhã thâm diệu phải tu tập như thế nào để tiếp cận với Không-tam-ma-địa? Làm thế nào để nhập Không-tam-ma-địa?

Phật dạy: Bồ-tát phải quán sắc… là không, chẳng để cho tâm tán loạn. Nếu tâm tán loạn thì chẳng thấy pháp. Nếu chẳng thấy pháp thì chẳng chứng đắc. Bồ-tát phải khéo học các pháp tự tướng đều không, không có pháp có thể tăng, không có pháp có thể giảm cho nên chẳng thấy, chẳng chứng tất cả pháp. Vì trong thắng nghĩa đế, năng chứng, sở chứng, nơi chốn chứng, thời điểm chứng và lý do chứng hoặc hợp hoặc ly đều chẳng thể đắc, chẳng thể thấy. Thế nên Bồ-tát lúc quán pháp không, trước tiên nghĩ rằng: “Ta vì học nên quán, chứng chẳng vì chứng nên quán. Hiện nay là lúc học, chứ chẳng phải lúc chứng. Bồ-tát này chưa vào giai vị nhập định, tập trung tâm ý vào cảnh sở duyên, lúc đã nhập định thì tâm chẳng tập trung vào cảnh, chẳng lui sụt sáu độ, hai mươi không…, chẳng chứng vô lậu như chim cánh vàng bay trong hư không, tự tại bay liệng thật lâu mà chẳng rơi xuống đất, tuy đùa giỡn trong hư không mà chẳng trụ hư không, cũng chẳng bị hư không làm chướng ngại.

Lại như người bắn tên giỏi, từng mũi tên nối nhau không để cho rơi xuống”.

Kế đó, Đức Phật nói cặn kẽ về tướng trạng bất thoái chuyển và tướng trạng ma não loạn. Lại nói về tội của Bồ-tát ngạo mạn… Nói về hạnh viễn ly chân thật của Bồ-tát, đồng thời chỉ ra bậc thiện hữu tri thức thật sự của Bồ-tát, khuyên Bồ-tát nên học Bát-nhã, ở trong kinh này nói cặn kẽ về tất cả pháp tướng cần phải nên tu học.

Thiện Hiện hỏi: Bát-nhã lấy gì làm tướng trạng?

Phật dạy: Bát-nhã lấy hư không làm tướng, vô tướng làm tướng, vì các pháp, các tướng đều chẳng thể thủ đắc, vô sở hữu.

Lại vì có nhân duyên nên có thể nói tướng vi diệu của Bát-nhã, các pháp cũng có tướng vi diệu như vậy. Vì sao? Bát-nhã lấy tính không làm tướng, các pháp cũng lấy tướng không làm tướng, Bát-nhã lấy viễn ly làm tướng, các pháp cũng lấy viễn ly làm tướng, vì tất cả pháp đều tự tính không, xa lìa các tướng.

Thiện Hiện bạch Phật: Vậy thì tất cả pháp, tất cả pháp không cũng là tất cả pháp, tất cả pháp ly, tại sao hữu tình lại có tạp nhiễm, thanh tịnh?

Phật dạy: Hữu tình trong đêm dài vô minh có tâm ngã, ngã sở, chấp ngã, ngã sở chăng?

Thiện Hiện đáp: Đúng thế!

Phật dạy: Tâm của hữu tình chấp ngã và ngã sở không xa lìa chăng?

Thiện Hiện đáp: Đúng thế!

Phật dạy: Đâu chẳng phải hữu tình do chấp ngã, ngã sở mà bị cuốn trôi trong sinh tử?

Thiện Hiện đáp: Đúng thế!

Phật dạy: Như vậy hữu tình bị cuốn trôi trong sinh tử là do tạp nhiễm, vì thế chứng biết tạp nhiễm có thể thủ đắc. Nếu các hữu tình không có tâm chấp trước và ngã sở thì không có tạp nhiễm. Nếu không có tạp nhiễm thì không bị cuốn trôi trong sinh tử. Bị cuốn trôi trong sinh tử đã hiện hữu thì phải biết là có pháp tạp nhiễm. Đã có tạp nhiễm thì cũng có thanh tịnh, thế nên phải biết hữu tình tuy tự tính không, xa lìa các tướng mà có tạp nhiễm, thanh tịnh hiện hữu.

Thiện Hiện bạch Phật: Bồ-tát nếu hành như vậy thì chẳng hành sắc…

Phật nói: Đúng thế.

Phật còn so sánh công đức tác ý tương ưng Bát-nhã, phải biết đã đến phước điền cứu cánh tất cả hữu tình không thể sánh bằng. Tuy phát khởi đại bi bình đẳng đối với hữu tình mà không chấp trước tất cả hữu tình.

PHẨM THỨ 54: ĐOẠN PHÂN BIỆT
Thiện Hiện hỏi Phật: Tất cả tác ý đều tự tính ly, tự tính không, các pháp cũng vậy. Tại sao Bồ-tát chẳng lìa tác ý tương ưng Bát-nhã, chẳng lìa tác ý tương ưng trí nhất thiết trí?

Phật dạy: Ly và không này chẳng phải do Nhị thừa, Bồ-tát, Phật làm ra, cũng chẳng phải do người nào khác làm ra mà tất cả pháp, pháp trụ, pháp định… pháp nhĩ thường trụ. Vị Bồ-tát này chẳng lìa tác ý tương ưng Bát-nhã, cũng lìa tác ý tương ưng nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì Bát-nhã thâm diệu, nhất thiết trí trí và các tác ý đều tự tính ly, tự tính không. Ly và không này không tăng không giảm, Bồ-tát nào thông hiểu đúng điều này thì được gọi là người chẳng lìa Bát-nhã.

Thiện Hiện hỏi: Tại sao tu chứng tính Bát-nhã bình đẳng rồi chứng đắc Vô thượng bồ-đề?

Phật dạy: Chẳng phải pháp của chư Phật có tăng có giảm, cũng chẳng phải tất cả pháp trụ, pháp định… có tăng có giảm, vì Bát-nhã thâm diệu chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải ba, chẳng phải bốn, cũng chẳng phải nhiều.

Thiện Hiện hỏi: Có phải ngay Bát-nhã thâm diệu rỗng không, chẳng phải có, tính chẳng tự tại, tính chẳng bền chắc để có thể hành Bát-nhã chăng? Hay là lìa Bát-nhã thâm diệu rỗng không, chẳng phải có, tính chẳng tự tại, tính không bền chắc có pháp có thể thủ đắc để có thể hành Bát-nhã chăng? Hay là ngay Bát-nhã có thể hành Bát-nhã chăng? Hay là ngay tính không mà có thể hành bát-nhã chăng? Hay là lìa tính không mà có thể hành Bát-nhã chăng? Hay là ngay nơi sắc… có thể hành Bát-nhã chăng? Hay là lìa sắc… có thể hành Bát-nhã chăng?

Phật đáp từng câu hỏi bằng môt tiếng “không” sắc… rỗng không, chẳng phải có, tính chẳng tự tại, tính chẳng bền chắc hoặc tức (ngay) hoặc ly (lìa) nếu hỏi đáp cặn kẽ ra thì đều cũng như vậy. Chân như của sắc… cho đến cảnh giới bất tư nghị hoặc tức hoặc ly, nếu hỏi đáp cặn kẽ thì đều cũng như vậy.

Thiện Hiện hỏi Phật: Nếu các pháp như thế đều không thể hành Bát-nhã thì tại sao Bồ-tát có thể hành Bát-nhã?

Phật dạy: Ông thấy có pháp năng hành Bát-nhã chăng? Ông có thấy Bát-nhã làm chỗ sở hành chăng? Pháp ông chẳng thấy, pháp ấy có thể thủ đắc chăng? Pháp chẳng thể thủ đắc có sinh diệt chăng?

Mỗi câu hỏi, Thiện Hiện đều đáp: “Không”.

Phật dạy: Thật tính các pháp mà các ông thấy đó tức là vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát. Bồ-tát thành tựu pháp nhẫn này thì được Như Lai thụ ký Bồ-đề.

Thiện Hiện hỏi: Có phải Bồ-tát được thụ ký là vì tính vô sinh của tất cả pháp? Hay là vì tính sinh của tất cả pháp? Hay là vì tính chẳng phải sinh, chẳng phải vô sinh của tất cả pháp?

Phật đều đáp: “Không”.

Phật dạy: Lúc Bồ-tát này vô sở đắc đối với tất cả pháp, chẳng nghĩ: “Tôi sẽ chứng đắc Bồ-đề. Tôi dùng pháp này chứng đắc Bồ-đề. Tôi nhờ pháp này, ở lúc này, chỗ này chứng đắc Bồ-đề”. Vì sao? Vì không có phân biệt.

PHẨM THỨ 55:

THIỆN XẢO PHƯƠNG TIỆN HỌC
Đế Thích bạch Phật: Nếu người nghe nhận, tu hành bát-nhã và giảng nói cho người khác cho đến bồ-đề mà không xen lẫn các tâm, tâm sở khác, phải biết ắt chẳng thành tựu căn lành vi diệu.

Phật ấn khả điều ấy và so sánh công đức vượt trội hơn rồi thì Đế Thích còn so sánh công đức vượt trội hơn cho một thầy tỳ-kheo nghe và nói cho A-nan nghe về sức oai thần của Phật.

Phật dạy: Công đức của Bát-nhã chẳng phải trời, người có thể biết được.

Kế đó, Phật phân tích cho A-nan nghe về có nhiễu loạn, không nhiễu loạn và nói xuất tội trở lại bổ trợ thiện pháp hoặc không hoặc có sai biệt. Phật phó chúc Bồ-tát chẳng nên phát khởi tâm giận dữ cũng chẳng nên nói lời thô tục ác độc đối với hữu tình.

Kế đến, Phật đáp câu hỏi của A-nan về vấn đề Bồ-tát ở chung với Bồ-tát.

Thiện Hiện hỏi Phật: Thế nào là tính bình đẳng Bồ-tát mà các Bồ-tát cần phải học pháp ấy thì được gọi là học về bình đẳng?

Phật dạy: Nội không… là tính bình đẳng. Lại nữa sắc…, sắc… tự tính không là tính bình đẳng, Bồ-tát học pháp này thì được gọi là học về bình đẳng.

Thiện Hiện hỏi: Vì sắc… tận cho nên học, vì ly cho nên học, vì diệt cho nên học, vì vô sinh cho nên học, vì vô diệt cho nên học, vì xưa nay tịch tĩnh cho nên học, vì tự tính niết-bàn cho nên học, đó có phải là học nhất thiết trí chăng?

Phật dạy: Nếu Bồ-tát học như thế đối với chân như là học nhất thiết trí trí. Phải biết chân như vô tận, vô diệt, vô đoạn, chẳng thể chứng đắc.

Lại nữa, lúc học như thế là học về bố thí… cho đến học Vô thượng bồ-đề. Nếu học về bố thí… là học nhất thiết trí trí đến tất cả sự học viên mãn giải thoát rốt ráo.

Thiện Hiện hỏi Phật: Nếu bản tính của tất cả pháp thanh tịnh, tại sao Bồ-tát ở trong các pháp lại đắc thanh tịnh.

Phật dạy: Các pháp như thế, tự tính xưa nay thanh tịnh, Bồ-tát ở trong các pháp ấy tinh tấn tu học Bát-nhã thâm diệu, thông hiểu đúng như thật, không đắm chìm, không trệ ngại, xa lìa tất cả phiền não đắm nhiễm cho nên nói Bồ-tát lại được thanh tịnh.

Lại nữa, tuy tất cả pháp bản tính thanh tịnh mà hạng phàm phu không giác biết, Bồ-tát muốn cho họ giác biết tu hành bố thí…, an trụ nội không… Lúc học như thế, đối với mưới lực của Phật…, vô lượng Phật pháp đều được thanh tịnh, không rơi vào hàng Nhị thừa, thông hiểu tâm hành sai khác của các hữu tình cho đến giải thoát rốt ráo, thiện xảo phương tiện làm cho các hữu tình chứng tất cả pháp bản tính thanh tịnh. Tu học như thế không bao giờ phát khởi tâm tham lam, bỏn xẻn, phá giới…, không bao giờ phát khởi tâm chấp lấ sắc tướng… Vì sao? Vì không pháp có thể thủ đắc. Vì vô sở đắc nên không khởi tâm chấp lấy tướng các pháp. Tu học Bát-nhã như thế thì không có thiện căn công đức nào mà không đạt được.

PHẨM THỨ 56: NGUYỆN DỤ


Trong lòng Đế Thích nghĩ đến việc khen ngợi pháp Bát-nhã là ưu việt, Đức Phật tán thành và ấn chứng Đế Thích rải hoa, phát nguyện rồi hỏi Phật về phước tùy hỉ. Phật đáp là không thể tính kể.

Thiện Hiện hỏi Phật: Tại sao Bồ-tát dùng tâm như huyễn chứng được Vô thượng Bồ-đề?

Phật dạy: Ông thấy tâm như huyễn chăng?

Thiện Hiện đáp: Không!

Phật dạy: Nếu ở chỗ ly huyễn lìa tâm như huyễn thì ông thấy có pháp ấy để chứng Bồ-đề chăng?

Thiện Hiện đáp: Không! Con chẳng thấy lìa tâm này thuyết những pháp gì là có hay là không, vì tất cả pháp rốt ráo ly. Nếu pháp rốt ráo ly thì pháp ấy chẳng nên tu, cũng chẳng nên hủy hoại, cũng chẳng nên dẫn phát. Vì Bát-nhã rốt ráo ly cho nên chẳng thể dẫn phát, thì tại sao lìa pháp có thể chứng được pháp ly?

Phật dạy: Hay thay! Vì Bát-nhã rốt ráo ly nên Bồ-tát có thể chứng đắc Vô thượng Bồ-đề. Nếu Bát-nhã chẳng phải rốt ráo ly thì lẽ ra chẳng phải là Bát-nhã. Vì Bát-nhã rốt ráo ly nên được gọi là Bát-nhã. Thế nên Bồ-tát chẳng phải chẳng nhờ Bát-nhã mà chứng được Vô thượng Bồ-đề. Tuy chẳng phải lìa pháp… chứng được pháp ly mà chứng Bồ-đề, chẳng phải chẳng nhờ Bát-nhã thâm diệu. Thế nên Bồ-tát muốn đắc Bồ-đề phải học Bát-nhã.

Thiện Hiện bạch Phật: Pháp nghĩa Bồ-tát thực hành rất là sâu xa.

Phật nói: Đúng thế! Bồ-tát có khả năng làm việc khó làm, đó là thực hành pháp nghĩa sâu xa mà không chứng đắc.

Thiện Hiện bạch: Điều Bồ-tát thực hành chẳng khó. Vì sao? Vì pháp nghĩa sở chứng, Bát-nhã năng chứng, pháp chứng, người chứng, nơi chứng, thời điểm chứng đều chẳng thể thủ đắc. Ví như hư không, người được biến hóa ra, bóng trong gương, Như Lai, biến hóa, máy móc, vì không phân biệt đối với tất cả pháp.

Xá-lợi Tử hỏi: Chỉ không phân biệt Bát-nhã ư?

Thiện Hiện đáp: Cũng không phân biệt tĩnh lự.

Xá-lợi Tử hỏi: Cũng không phân biệt sắc… ư?

Thiện Hiện cũng đáp bằng cách tán thành.

Xá-lợi Tử hỏi: Nếu tất cả pháp đều không phân biệt, tại sao có năm đường thụ sinh khác nhau? Tại sao lại có ba thừa khác nhau?

Thiện Hiện đáp: Do hữu tình phiền não điên đảo tạo đủ thứ nghiệp nên cảm quả khác nhau, vì không có phân biệt nên có. Thánh nhân ba thừa tu Dự lưu và quả Dự lưu…, các Đức Như Lai quá khứ, hiện tại, vị lai, do không phân biệt, phân biệt được đoạn dứt mà thiết lập ra có mọi thứ. Từ lý do này mà biết tất cả pháp đều không phân biệt. Vì lấy chân như, pháp giới, pháp tính, thật tế không phân biệt làm định lượng nên Bồ-tát phải tu hành Bát-nhã không có tướng phân biệt như thế thì chứng đắc Bồ-đề không có tướng phân biệt.

PHẨM THỨ 57: NGỢI KHEN PHÁP KIÊN THẬT
Xá-lợi Tử hỏi: Bồ-tát tu hành Bát-nhã thâm diệu là tu hành pháp kiên thật hay pháp không kiên thật?

Thiện Hiện đáp: Là tu hành pháp không kiên thật vì Bát-nhã… không kiên thật. Bố-tát còn chẳng thấy không kiên thật để thủ đắc huống là thấy có kiên thật!

Chư Thiên nghĩ rằng: Nếu người nào phát tâm tu hành đúng như nghĩa của Bát-nhã thâm diệu thì chẳng rơi vào hàng Nhị thừa. Người ấy thật là hiếm có, mọi người phải nên cung kính lễ bái.

Thiện Hiện bảo: Người ấy chưa phải là hiếm có. Nếu Bồ-tát nào biết tất cả phápbà các hữu tình đều chẳng thể thủ đắc mà phát tâm mặc giáp công đức độ hữu tình làm cho họ đạt đến cửu cánh Niết-bàn mới thật là hiếm có. Như đều phục hư không, như cùng hư không dung chứa. Vì sao? Vì sắc… ly nên hữu tình ly. Lại nữa vì sắc… ly nên bố thí… ly. Nếu Bồ-tát nghe nói các pháp đều viễn ly mà tâm không rụt rè, kinh sợ, lo lắng thì đó là người tu hành Bát-nhã thâm diệu.

Phật dạy: Vì sao Bồ-tát tâm không rụt rè đối với Bát-nhã thâm diệu?

Thiện Hiện thưa: Vì tất cả pháp đều chẳng phải có cho nên đều viễn ly, đều tịnh diệt, đều vô sở hữu, đều không sinh diệt. Quán tất cả pháp đều chẳng thể thủ đắc, chẳng thể thành lập là năng trầm một (chìm mất), là sở trầm một, là lúc trầm một, là nơi trầm một, là người trầm một, là do sự trầm một này. Nếu người nào có thể tu hành Bát-nhã thâm diệu này thì được Đế Thích, Phạm Thiên lễ kính.

Phật dạy: Người ấy chẳng những được Đế Thích, Phạm Thiên lễ kính mà còn được các vị Trời Tịnh Cư lễ kính, cũng được các đức Phật ở khắp mười phương hộ niệm. Khiến cho tất cả công đức viên mãn, tất cả ma tệ ác không thể phá hoại. Vì thành tựu hai pháp: Một là quán các pháp đều tất cánh không, hai là chẳng bỏ tất cả hữu tình. Lại còn thành tựu hai pháp: Một là làm được hết những điều mình nói, hai là được các Đức Phật thường hộ niệm. Nếu Bồ-tát nghe thuyết Bát-nhã, tâm không nghi ngờ, sinh niềm tin thanh tịnh một cách sâu xa thì sẽ được ở chỗ Đức Phật Bất Động và chỗ của các vị Bồ-tát nghe thuyết về nghĩa này một cách cặn kẽ, tin hiểu không lui sụt, chứng đắc trí nhất thiết trí.

Thiện Hiện bạch Phật: Thật tính các pháp đều chẳng thể thủ đắc thì làm thế nào an trụ chân như siêng năng tu học mau chứng Bồ-đề?

Phật nói: Như Phật đã dạy an trụ chân như tu hạnh Bồ-tát mau chứng Bồ-đề giảng nói chính pháp, Bồ-tát cũng phải làm như vậy.

Đế Thích bạch Phật: Bát-nhã rất khó tin hiểu, hành hạnh Bồ-tát thật là rất khó. Quán tất cả pháp đều vô sở hữu, không nghi ngờ không trệ ngại đối với pháp tính thâm diệu.

Thiện Hiện nói: Bồ-tát quán tất cả pháp, không có pháp chẳng phải là không, đều vô sở hữu thì ai chìm, ai mất, ai kinh, ai sợ, ai nghi ngờ, ai trệ ngại chư gọi là hiếm có.

Đế Thích bạch: Như mũi tên bắn vào hư không, xa gần không ngại. Lời của tôn giả nói, cũng giống như thế.

PHẨM THỨ 58: CHÚC LỤY

Đế Thích bạch Phật: Ngợi khen điều ngài Thiện Hiện nói đều y cứ vào Không.

Phật bảo Đế Thích: Vì Thiện Hiện an trụ Không, cho nên quán bố thí… còn chẳng thể thủ đắc huống là có người hành bố thí… Thiện Hiện đối với tất cả pháp, trụ viễn ly trụ, tịch tĩnh trụ, vô sở đắc trụ, không trụ, vô tướng trụ, vô nguyện trụ. Vô lượng thắng trụ như thế so với Bồ-tát trụ Bát-nhã tối thắng hạnh trụ cho đến ô-nhi-sát đàm phần cũng chẳng bằng một phần.

Bấy giờ, chư Thiên rải hoa, sáu nghìn Bí-sô được thụ ký Bồ-đề cùng có một danh hiệu là Tán hoa Như Lai.

Phật nói với Khánh Hỷ: Tuy gieo trồng căn lành ba thừa cần phải đối với Bát-nhã thâm diệu tu hành sáu độ, an trụ hai mươi không… làm cho được viên mãn. Thế nên ta đem Bát-nhã phó chúc cho ông. Nếu quên pháp khác thì tội ông còn nhỏ, chứ nếu quên Bát-nhã thì tội ông rất lớn, cho đến ngợi khen và phó chúc để cho thụ trì rồi. Đức Phật lại hiện thần lực khiến cho đại chúng đều thấy Đức Phật Động Như Lai đang thuyết pháp trong chúng hội ở cõi nước trang nghiêm kia. Đức Phật thu nhiếp thần lực, đại chúng bỗng chẳng thấy.

Phật bảo Khánh Hỷ: Như cõi Phật kia chẳng thuộc phạm vi của con mắt người cõi này trông, thấy, tất cả pháp cũng vậy, đều chẳng thuộc phạm vi của mắt thấy, pháp chẳng hành pháp, tất cả pháp không có người hành, không có người thấy, không có người biết, không có động, không có tác, vì tính xa lìa năng thủ, sở thủ, vì tính xa lìa năng tư nghị, sở tư nghị. Như việc huyễn vì do các duyên hòa hợp thấy dường như hiện hữu. Không có người làm, kẻ chịu hiện ra một cách hư vọng vì chúng không thật. Nếu biết như thế, thấy như thế, hành như thế tức là hành Bát-nhã, cũng chẳng chấp trước các pháp tướng này. Lúc học như thế là cái học ưu việt hơn hết, cao cả hơn hết, vi diệu hơn hết, không có gì hơn được. Nếu có người nào muốn chấp lấy hạn lượng của Bát-nhã thì cũng giống như người ngu muốn chấp lấy hạn lượng của hư không.

Khánh Hỷ hỏi Phật: Vì sao Bát-nhã vô lượng?

Phật dạy: Vì tính vô tận, vì tính viễn ly, vì tính tịch tĩnh, vì như thật tế, vì như hư không. Các Đức Phật trong ba thời gian đều học Bát-nhã, chứng đắc Bồ-đề, giảng nói chỉ dạy mà Bát-nhã này cũng không cạn hết, quá khứ đã không cạn hết, hiện tại không cạn hết; tĩnh lự… độ nào cũng đều như vậy, nội không… cũng đều như vậy. Vì sao? Các pháp này không sinh không diệt cũng không trụ, không dị thì làm sao khiến cho có cạn hết nước.

Đức Phật còn hiện tướng lưỡi rộng dài chứng minh điều này không hư dối. Nếu người nào hay thụ thì đà-la-ni Bát-nhã tức là tổng trì tất cả Phật pháp.

PHẨM THỨ 59: VÔ TẬN

Thiện Hiện hỏi Phật: Có phải Bát-nhã là vô tận?

Phật dạy: Bát-nhã thật là vô tận vì giống như hư không chẳng có cùng tận.

Hỏi tiếp: Làm thế nào dẫn xuất Bát-nhã?

Phật dạy: Sắc… vô tận cho nên dẫn xuất Bát-nhã. Lại nữa vì sắc… như hư không vô tận nên dẫn xuất Bát-nhã. Lại nữa, vì quán vô minh… như hư không vô tận nên dẫn xuất Bát-nhã. Cũng vậy, quán sát mười hai duyên khởi xa lìa hai bên, đó là pháp quán vi diệu bất cộng của Bồ-tát, chẳng thấy có pháp vô nhân mà sinh, chẳng thấy có pháp vô nhân mà diệt, chẳng thấy có pháp thường trụ bất diệt, chẳng thấy có pháp hữu ngã, hữu tình, chẳng thấy có pháp hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tĩnh hoặc bất tịch tĩnh, hoặc viễn ly hoặc bất viễn ly. Vị Bồ-tát này tuy hành Bát-nhã nhưng không thấy có sở hành, cũng không thấy có pháp năng kiến sở hành, lấy vô sở đắc làm phương tiện. Bồ-tát tu hành Bát-nhã như thế thì bọn ma hết sức buồn rầu.

Kế đến, Đức Phật đáp Thiện Hiện: Bồ-tát tu hành đúng đắn Bát-nhã thì có thể tu đầy đủ trọn vẹn sáu độ.

PHẨM THỨ 60: DẪN NHIẾP LẪN NHAU


Thiện Hiện bạch Phật: Làm thế nào an trụ bố thí mà dẫn nhiếp năm độ kia như trì giới…, cho đến an trụ Bát-nhã mà dẫn nhiếp năm độ kia như bố thí…?

Đức Phật đều đáp rành rõ câu hỏi trên.

PHẨM THỨ 61: HỎI NHIỀU VỀ BẤT NHỊ

Thiện Hiện bạch Phật: Vị Bồ-tát này phát tâm từ hồi nào và trồng bao nhiêu căn lành?

Phật dạy: Vị Bồ-tát này phát tâm từ thưở lâu xa và căn lành đều đã viên mãn. Bát-nhã này như mặt trời mặt trăng soi chiếu năm độ kia, như có bảy báu mới là Luân vương, như người mạnh mẽ bảo vệ phụ nữ, như quân tướng được trang bị áo giáp và vũ khí, như tiểu vương thần phục Luân vương, như nước theo sông Hằng chẳng ra biển, như tay hữu hay làm các việc, như biển cả cùng một vị mặn, như Chuyển luân thánh vương đứng đầu trên tất cả mà không có phân biệt. Vì sao? Vì Ba-la-mật-đa và tất cả pháp, tự tính đều trì độn, không có sở vi, năng vi, hư vọng, chẳng thật, không, vô sở hữu, tướng chẳng tự tại.

Ví như sóng nắng, bóng trong ánh sang, trăng đáy nước, bóng trong gương…, trong đó đều không có tác dụng phân biệt, đều không có tự thể chân thật.

Thiện Hiện bạch Phật: Nếu tự tính của tất cả pháp đều không, tại sao Bồ-tát lại siêng năng tu sáu độ để đắc Bồ-đề?

Phật dạy: Bồ-tát luôn nghĩ: “Tâm của hữu tình đều điên đảo, chìm trong biển khổ sinh tử. Ta nếu không tu phương tiện thiện xảo thì chẳng thể giải thoát họ ra khỏi nỗi khổ”. Bồ-tát nghĩ như thế rồi, xả bỏ vật bên trong, bên ngoài thân. Bồ-tát xả bỏ xong, lại nghĩ: “Ta đối với các vật này đều không có sở xả, các vật bên trong bên ngoài này, tự tính đều không, chẳng liên quan đến ta cho nên không có gì gọi là xả”.

Bồ-tát lại vì các hữu tình mà ngài không bao giờ phạm giới, không nổi giận, thường không biếng nhác, tâm không loạn động, tu học trí huệ thù thắng. Từ đây mà quán sát, tu hành sáu độ may được viên mãn, chóng chứng Bồ-đề.

Thiện Hiện bạch Phật: Nếu sáu độ không có tướng khác nhau vì đều được Bát-nhã nhiếp thụ,, đều nhờ tu Bát-nhã mà được thành tựu viên mãn, lẽ ra nên gom lại thành một Ba-la-mật-đa thôi, tại sao hay nói Bát-nhã là vượt trội hơn hết so với bố thí…?

Phật dạy: Như các tướng sai khác của các hữu tình nếu họ đến gần núi chúa Diệu Cao thì đều có cùng một màu như nhau.

Thiện Hiện hỏi: Ba-la-mật-đa và tất cả pháp nếu theo thật nghĩa thì đều không có sự sai khác hơn kém, nhưng tại sao lại nói Bát-nhã là hơn hết?

Phật dạy: Chỉ vì dựa theo các nói của thế tục mà nói cái này hơn cái kia kém sai khác nhau. Đặt ra sáu độ để cứu vớt hữu tình ra khỏi sinh già bệnh chết, nhưng sinh già bệnh chết của các hữu tình đều chẳng phải thật có chỉ giả lập mà thôi. Vì sao? Vì hữu tình không có, phải biết các pháp cũng vô sở hữu. Bát-nhã thâm diệu thấu hiểu tất cả đều vô sở hữu nên có năng lực nhổ bỏ sanh già bệnh chết cho các hữu tình, vì thế nên nói Bát-nhã là ưu việt hơn hết.

Thiện Hiện bạch Phật: Bát-nhã có thủ xả đối với các thiện pháp hay không?

Phật đáp: Không có thủ xả vì tất cả pháp đều không thể thủ, không thể xả, nghĩa là không có thủ, không có xả đối với sắc…

Thiện Hiện hỏi: Tại sao Bát-nhã không thủ không xả đối với sắc…?

Phật dạy: Bát-nhã không suy tư về sắc…, như vậy tức là không thủ không xả đối với sắc…

Thiện Hiện hỏi: Tại sao Bát-nhã không suy tư về sắc…?

Phật dạy: Bát-nhã không suy tư về tất cả tướng cũng không suy tư về tất cả sở duyên đối với sắc…, như thế tức là không suy tư về sắc…

Thiện Hiện hỏi: Nếu Bồ-tát không suy tư về sắc… thì làm sao phát triển được căn lành đã vun trồng, làm sao viên mãn Ba-la-mật-đa và làm sao chứng được nhất thiết trí trí?

Phật dạy: Ngay lúc Bồ-tát chẳng suy tư về sắc… thì liền phát triển được căn lành đã vun trồng, liền viên mãn được Ba-la-mật-đa, liền chứng được trí nhất thiết trí. Vì sao? Chỉ cần không suy tư về sắc… tức là tu đầy đủ hạnh Bồ-tát, chứng đắc Vô thượng Bồ-đề.



tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương