Đại sư Ngẫu Ích toát yếu kinh



tải về 1.17 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#30362
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Kế đến ngài đáp câu hỏi của Mãn Từ Tử bằng cách dùng thí dụ để nói về ý nguyện hơn kém của bồ-tát và thanh văn khi hành bố thí. Mãn Từ Tử cũng nói thí dụ về hai hạng bố thí vừa kể.

Xá-lợi Tử nói cặn kẽ về trường hợp hành bố thí có phương tiện thiện xảo và tùy hỉ hồi hướng dẫn phát thiện căn như mặt trăng, như mặt trời, như phệ-lưu-li, như mã não thường đem lại sự lợi ích cho loài hữu tình. Lại thường làm lợi ích cho hữu tình như vàng ròng, như mặt trời, mặt trăng, như thương chủ, như thiện sĩ, như dòng dõi vua chúa. Kế đến còn nói rõ về phải nên khởi tâm quyết định bố thí, phải nên học sự bố thí không nhiễm. Lại quán các pháp hoặc thuận hoặc nghịch đều có thể trợ giúp cho việc dẫn phát trí nhất thiết trí. Lại nói nhị thừa cũng có trợ lực đối với nhất thiết trí, nhưng sự tác ý của các nhị thừa đối với nhất thiết trí và tư lương này đều không có trợ lực. Vì thế Phật cấm các bồ-tát quyết không nên khởi tác ý tương ưng với nhị thừa. Kế đến nói bồ-tát muốn vì hữu tình mà làm lợi ích lớn lao thì phải xả bỏ các tướng để hồi hướng bồ-đề, mới được gọi là đắc thiện lợi vô thượng. Bồ-tát có phương tiện thiện xảo không chấp pháp tướng thì được gia nhập vào hàng bồ-tát cao cấp. Kế đến nói pháp như thế đều là sức của Như Lai.

Phật phó chúc A-nan thụ trì.

Mãn Từ Tử hỏi: Nếu tất cả pháp dều chẳng phải thật có thì lúc hành bố thí, xả bỏ cái gì? Thành Đẳng chính giác thì đắc cái gì?

Phật đáp: Không có cái gì để xả bỏ, không có cái gì để được, không có cái gì để mất, không có cái gì lợi ích như hai nhà ảo thuật đùa giởi với nhau bằng những vật biến hóa, đem những vật ảo trao đổi lẫn nhau.

Lại nữa Xá-lợi Tử đáp Mãn Từ Tử: Bồ-tát trước tiên phải tư duy tính của tất cả pháp rốt ráo không tịch. Kế đến phải tư duy trí nhất thiết trí đầy đủ công đức thù thắng. Sau đó phải nghĩ đến xót thương tất cả hữu tình nghèo thiếu của cải, chịu các khổ não. Nghĩ như thế rồi thì thí xả tất cả của cải cho các hữu tình mà tâm không chấp trước, cũng dung chính pháp ban bố cho các hữu tình, cũng đem vô biên đồ cúng thượng diệu cung kính cúng dường Phật Pháp Tăng bảo. Bố thí như vậy tùy thuận bồ-đề, mau chứng được trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho loài hữu tình.

Bấy giờ Đức Phật dùng thần lực khiến cho đại chúng thấy các thế giới nhiều như số cát sông Căng-già ở khắp mười phương, mỗi thế giới có vô lượng bồ-tát đang siêng năng tinh tấn bố thí rồi kết khuyến rằng: Bồ-tát muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí làm lợi lạc cho các hữu tình tận đến đờ vi lai thì nên quán pháp không, nhờ nhất thiết trí mà đủ các công đức thù thắng, nghĩ thương hữu tình phải chịu nghèo khổ nên bồ-tát hành bố thí ba-la-mật, đem căn lành này bố thi cho hết thảy hữu tình khiến họ thoát khỏi các nỗi khổ sinh tử trong ba đường ác. Bồ-tát phja1t nguyện: Do uy lực công đức căn lành của tôi, tất cả các loài hữu tình trong các thế giới ở khắp mười phương, người chưa phát tâm khiến cho mau phát tâm, người đã phát tâm khiến cho mãi mãi bất thoái, người đã bất thoái khiến cho mau viên mãn trí nhất thiết trí.

Xá-lợi Tử hỏi: Người phát tâm lần đầu và người phát tâm lần thứ hai trụ bất thoái địa ngồi tòa bồ-đề có khác nhau chăng?

Phật đáp và hiển thị thần lực khiến cho chúng hội thấy vô số bồ-tát ở trong vô số thế giới ở mười phương tu các hạnh bồ-tát khác nhau. Vô số Như Lai dùng các phương tiện làm lợi ích cho các hữu tình, rồi kết khuyến rằng: Nếu người quyết định phát tâm cầu nhất thiết trí thì người ấy phải làm ruộng phúc chân tịnh bậc nhất cho thế gian và làm đại sư bậc nhất cho đại thiên thế giới, cũng làm Như Lai lợi lạc tất cả hữu tình.

Kế đến Phật đáp Xá-lợi Tử bằng cách nói bồ-tát mới phát tâm còn hơn tâm sau rốt của nhị thừa và nói tâm lực của bồ-tát bất thoái so với thần lực khác là vô thượng.

Mãn Từ Tử và Xá-lợi Tử hỏi đáp qua lại về vấn đề người thoái tâm chẳng phải thật bồ-tát mà là kẻ tăng thượng mạn. Người muốn chứng bồ-đề phải nên phát khởi tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí cho đén Phật phó chúc A-nan thụ trì.

(quyển 5)

PHẦN THỨ MƯỜI HAI:

TỊNH GIỚI BA-LA-MẬT-ĐA


Phật tại vườn Cấp Cô Độc cùng một nghìn hai trăm năm mươi vị bí-sô, Xá-lợi Tử tuyên thuyết giới độ. Mãn Từ Tử hỏi: Làm thế nào để biết bồ-tát trì giới hay phạm giới?

Xá-lợi Tử đáp: Nếu tác ý trụ nhị thừa thì gọi là chẳng phải chỗ sở hành, bị gọi là bồ-tát phạm giới.

Lại hỏi: Nếu cầu trí nhất thiết trí mà tu bố thí, há chẳng phải chấp trước trí nhất thiết trí, thành ra giới cấm thủ ư? Thế nào gọi là trì bồ-tát giới?

Đáp: Trí nhất thiết trí xa lìa các tướng, chẳng thuộc phương hướng xứ sở. Đã chẳng phải pháp có, cũng chẳng phải pháp không. Do nhân duyên này nên chẳng chấp thủ. Vì thế bồ-tát hành bố thí, trì giới hồi hướng bồ-đề. Tuy cầ chứng trí nhất thiết trí mà chẳng bị liệt vào giới cấm thủ. Nếu hồi hướng nhị thừa, chấp thủ tịnh giới thì mất bồ-tát giới, bị gọi là phạm giới bồ-tát. Nếu chưa kiến đế, chua chứng thật tế, hoặc có nhân duyên dễ trở lại thanh tịnh. Nếu kiến thánh đế, chứng thật tế rồi, dị kiến sâu nặng, khó có thể trở lại thanh tịnh.

Lại nữa, tuy trải qua số đại kiếp nhiều như cát sông Hằng tu hành viên mãn tịnh giới mà chăng hồi hướng bồ-đề, lợi lạc hữu tình thì cũng chẳng thể nhiếp thụ giới độ của bồ-tát. Tuy trải qua số đại kiếp nhiều như cát sông Hằng ở tại gia hưởng thụ ngũ dục thắng diệu mà chẳng phát tâm hướng đến nhị thừa, cầu nhất thiết trí, vì ý lạc tăng thượng không thoái thất, hư hoại nên chẳng phạm bồ-tát giới.

Lại nữa, nếu thấy có một chút pháp gọi là tác giả thì gọi là phạm giới bồ-tát. Nếu tu theo pháp lục độ thì đều lấy đại bi làm đầu, phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí nhất thiết trí thì được gọi là đủ giới bồ-tát.

Kế đến, ngợi khen một giới bồ-tát của người mới phát tâm thụ trì còn vượt hơn tất cả tinh giới của thế gian và xuất thế gian, vì tâm ấy không có phần hạn, độ khắp hữu tình, cầu đại bồ-đề, dẫn phát tịnh giới. Thế nên trừ tịnh giới của Phật, thì giới bồ-tát là hơn hết so với các tịnh giới khác.

Lại nữa, thà chậm chứng bồ-đề, chứ chẳng vì cầ mau chứng mà rơi vào hàng nhị thừa. Lại nũa bồ-tát chẳng nên muốn hơn bồ tát khác, chẳng nên khinh khi bồ-tát khác, chằng nên hàng phục bồ-tát khác, mà phải cung kính cúng dường bồ-tát khác như Như Lai cho đến cung kinh hết thảy tất cả hữu tình. Lại nữa, tất cả pháp đều không có thật, đều như huyễn, vì thế các bồ-tát hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí đều do hiểu rõ tất cả pháp chẳng phải thật, như huyễ như hóa. Lại nữa bồ-tát đối với sáu độ, hai mươi không v.v… cho đến nhất thiết tướng trí, tuy phải tinh tấn tu tập như cứu lửa cháy đầu mà chẳng tham đắm. Lại nữa, nói Bồ-tát phải nên xa lìa nhị thừa và chẳng nên khen hay chê họ. Đức Phật ngọi khen và ấn khả, đồng thời nói cặn kẽ về phương tiện thiện xảo, còn nói Như Lai rất thương tưởng tất cả hữu tình, tâm ứng chẳng sai, chẳng tùy thuận việc làm thuộc tham dục, nhưng đối với bồ-tát thì không bỏ.

(quyển 5)
PHẦN THỨ MƯỜI BA:

AN NHẪN BA-LA-MẬT-ĐA


Phật tại vườn Cấp Cô Độc cùng một nghìn hai trăm năm mươi vị bí-sô, Ngài bảo Mãn Từ Tử tuyên thuyết nhẫn độ. Xá-lợi Tử hỏi: Nhẫn của thanh văn, nhẫn của bồ tát, có gì sai biệt?

Mãn Từ Tử đáp: Thanh văn chỉ xả bỏ được phiền não của tự thân nên được gọi là được chút phần an nhẫn, còn bồ-tát thì muốn độ vô lượng hữu tình nên được gọi là đầy đủ phần an nhẫn. Đối với bố thí, dù bị lửa địa ngục thiêu đốt vẫn khởi tâm bình đẳng muốn làm lợi lạc cho hết thảy hữu tình. Lại nữa thamh văn chỉ quán uẩn v.v… vô ngã để dẫn phát hữu tình, còn bồ-tát cũng quán uẩn v.v… vô tính để dẫn phát vô sinh. Bồ-tát nếu muốn chứng bồ-đề phải nên tu tâm ấy khiến cho cùng với địa thủy hỏa phong v.v… thà chịu vô biên đại khổ chứ không tham đắm các pháp thiện tự lợi của nhị thừa. Lại nữa, nếu trụ vào địa vị nhị thừa, tác ý nhị thừa cho đến thích quán uẩn v.v… thường, vô thường v.v… đó là tu hành xứ của người khác. Nếu tu sau độ tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí, đó là tu hành xứ của chính mình thì ác ma không có cơ hội thuận tiện quấy nhiễu.

(quyển 1)
PHẦN THỨ MƯỜI BỐN:

TINH TẤN BA-LA-MẬT-ĐA


Phật tại vườn Cấp Cô Độc cùng một nghìn hai trăm năm mươi vị bí-sô, Mãn Từ TỬ hỏi về sự tinh tấn của bồ-tát. Phật đáp: Bồ-tát lúc mới phát tâm hoặc thân hoặc tâm trước tiên phải làm việc lợi ích cho người khác như kẻ tôi tớ phục vụ cho chủ, chẳng nên tự ý mà hễ làm việc gì cũng phải theo ý muốn của chủ, cũng như con ngựa thuần tính thì đi chạy, đứng dừng, mau chậm đều theo ý của chủ. Lại nữa, bồ-tát siêng tu sáu độ, hai mươi không v.v… thì có thể làm các việc khó làm.

(quyển 1)


PHẦN THỨ MƯỜI LĂM:

TĨNH LỰ BA-LA-MẬT-ĐA


Phật trụ tại núi Thứu cùng một nghìn hai trăm năm mươi vị bí-sô, Xá-lợi Tử hỏi: Bồ-tát dùng phương tiện gì để an trụ tĩnh lự?

Phật đáp: Theo thứ tự nhập bốn tĩnh lự dẫn phát ngũ thông, hàng ma thành Chính giác. Lại nữa tuy thị hiện nhập bốn thiền, bốn định mà không đắm nhiễm, cũng chẳng lìa nhiễm; tuy quán tất cả pháp đều chẳng thể thủ đắc mà chẳng xả bỏ trí nhất thiết trí.

Mãn Từ Tử hỏi: Vì sao Như Lai chấp nhận cho bồ-tát nhập bốn thiền bốn định mà không cho phép bồ-tát sinh tâm đắm nhiễm trụ lâu ở trong đó?

Xá-lợi Tử đáp: Nếu bồ-tát sinh cõi Dục thì mau viên mãn trí nhất thiết trí, còn nếu sinh vào cõi Sắc và Vô sắc thì không được như vậy.

Mãn Từ Tử hỏi: Làm thế nào để an trụ tĩnh lự nhiếp thụ bát-nhã, tinh tấn, nhẫn nhục, trì giới, bố thí?

Phật đáp câu hỏi này và còn nói thêm: Nếu trụ tác ý tương ưng với nhị thừa thì bị gọi là tán loạn. Nếu tập họp tất cả căn lành đem hồ hương cầu trí nhất thiết trí thì được gọi là tâm định.

Xá-lợi Tử hỏi: Bồ-tát an trụ tĩnh lự dùng phương tiện nào để từ định khởi?

Phật đáp: Đối với tĩnh lự, đẳng chí của cõi Sắc, cõi Vô sắc theo thứ tự thuận nghịch vượt lên trên thói quen, hết sức rành rẽ thuần thục du hí tự tại. Lại vào cõi Dục mà chẳng phải là tâm đẳng dẫn. Do khởi tâm này mà sinh trở lại cõi Dục thân cận cúng dường chư Phật, dẫn phát pháp bồ-đề phần. Nếu sinh cõi Sắc, cõi Vô sắc thì không được như vậy, vì sinh vào hai cõi trên thì thân tâm thuần định.

(quyển 2)
PHẦN THỨ MƯỜI SÁU:

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA


Phật trụ bên ao Bạch Lộ trong rừng trúc cùng một nghìn hai trăm năm mươi vị bí-sô và vô lượng vô số bồ-tát Nhất sinh sở hệ, có bồ-tát Thiện Dũng Mãnh thưa hỏi: Bát-nhã là gì? Tu hành như thế nào? Làm sao để mau được viên mãn? Làm thế nảo để giác biết ma sự khiến cho ác ma không thể có dịp quấy phá? An trụ như thế nào để chóng viên mãn pháp nhất thiết trí?

Phật đáp: Thật ra không có một chút pháp để gọi là bát-nhã. Đó là biết đúng như thật tính của tất cả pháp không thật, không sinh, cũng không hư vọng. Tuy chẳng thấy có tính của tâm bồ-đề mà hay phát khởi tâm bồ-đề. Bồ-tát tuy phát tâm bồ-đề như vậy mà không hề dẫn phát bồ-đề. Nếu thông đạt được thật tính của các pháp thì đó là bát-nhã thâm diệu thật chẳng thể diễn nói. Nay tùy thuận ngôn ngữ thế tục mà tạm diễn nói ngay nơi uẩn v.v… chẳng phải bát-nhã, lìa uẩn v.v… cũng chẳng phải bát-nhã. Bát-nhã chẳng nương tựa tất cả pháp, chẳng ở bên trong uẩn v.v.., chẳng ở bên ngoài uẩn, cũng chẳng ở cả hai, xa lìa mà trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải bất tương ưng với uẩn. Chân như của uẩn, tính chẳng hư vọng, tính chẳng biến dị, tính này được gọi là bát-nhã.

Lại nữa, tất cả pháp vô tự tính, đó là bát-nhã vì tất cả pháp chẳng phải sở hành của tất cả pháp. Vô tri vô kiến, đó là bát-nhã. Tất cả pháp chẳng bỏ tự tính, biết khắp như thế, đó là bát-nhã. Tất cả pháp và tất cả pháp chẳng phải hợp, chẳng phải li, đó là bát-nhã. Tất cả pháp chẳng phải tăng, chẳng phải giảm, đó là bát-nhã. Tất cả pháp chẳng phải nhiễm, chẳng phải tịnh, đó là bát-nhã. Tất cả pháp chẳng phải pháp có tịnh, chẳng phải pháp có bất tịnh, đó là bát-nhã. Tất cả pháp chẳng phải dời đổi, chẳng phải hướng vào, đó là bát-nhã. Tất cả pháp chẳng phải trói buộc, chẳng phải lìa trói buộc, chẳng phải tử, chẳng phải sinh, chẳng phải sinh, chẳng phải tử, chẳng phải lưu chuyển, chẳng phải pháp có lưu chuyển, chẳng phải tận, chẳng phải pháp có tận, chẳng phải pháp có tập, chẳng phải pháp có diệt, chẳng phải pháp có khởi, chẳng phải có pháp tận, chẳng phải pháp có biến hoại, chẳng phải pháp không có biến hoại, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường v.v…, chẳng phải pháp có tham sân si, chẳng phải người làm, chẳng phải kẻ bị sai khiến làm v.v…, chẳng phải đoạn, chẳng phải thường, chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên, chẳng phải kiến thú, chẳng phải kiến thú đoạn, chẳng phải ái, chẳng phải ái đoạn, chẳng phải thiện, chẳng phải phi thiện, đó là bát-nhã. Bát-nhã như thế chẳng phải pháp nhiếp cũng chẳng phải xa lìa các pháp này mà riêng có bát-nhã. Như mộng, như huyễn, như ngọn lửa, như bóng, như vang, như bọt nước, như bong bóng nước, như cây chuối, như hư không, như bóng của ánh sáng, như ánh sáng của châu, như ánh sáng của đèn chẳng phải hoàn tòn chân thật.

Bấy giờ ngài Xá-lợi Tử than là khó thấy khó biết cho đến không giới hạn v.v… Đức Phật ấn khả điều đó.

Xá-lợi Tử hỏi: Thế nào là bồ-tát dựa theo pháp này mà hành các cảnh tướng?

Phật đáp: Bồ-tát còn chẳng đắc pháp, huống là phi pháp; còn chẳng đắc đạo, huống là phi đạo; biết tất cả cảnh đều không có tính của cảnh, đều không trụ chấp vào tất cả cảnh, lấy vô biên pháp làm cảnh sở hành. Như hư không, như gió không có tướng để có thể nắm bắt.

Lại nữa, pháp yếu thâm diệu này chẳng phải chỉ tai nghe liền được gọi là quả mà cần phải chẳng phóng dật, tinh tấn tu hành, biết rõ đúng như thật, xa lìa các điều ác, mình và người khác đều lợi lạc thì mới được gọi là quả. Nếu khởi hạnh dị giải đối với chính pháp thì chẳng được gọi là nghe pháp. Nếu hiểu điên đảo đối với pháp nghĩa, chẳng tu chính hạnh thì chắc chắn không có thuận nhẫn. Chẳng nên tin rằng nhờ chút ít căn lành mà có thể thoát khỏi các đường ác. Nếu đắc thuận nhẫn thì mới không còn tạo nghiệp cảm quả của ba đường ác, chẳng còn biếng nhác để bị thoái chuyển.

Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì sao ngài im lặng, chẳng nói bát-nhã?

Thiện Hiện đáp: Tôi chẳng hề thấy có các pháp cho nên chẳng nói gì cả cho đến bát-nhã thâm diệu cũng chắng thể nói, cũng chắng thể dạy.

Phật bảo bồ-tát Thiện Dũng Mãnh: Bồ-tát tu hành bát-nhã ba-la-mật thì không hành tất cả pháp vì tất cả pháp dều là do điên đảo đồng thời khởi lên, chẳng phải thật, chẳng phải có, giả dối hư vọng. Nếu hành mà không hề hành thì đó là hành bát-nhã, biết hết tất cả pháp sở duyên mà hành, loại trừ tất cả sở duyên mà hành.

Bồ-tát Thiện Dũng Mãnh thưa: Bồ-tát tu hành bát-nhã thâm diệu chẳng thể nghĩ bàn.

Phật dạy: Đúmg thế! Vì tất cả pháp đều chẳng thể nghĩ bàn nên bồ-tát tu hành bát-nhã ba-la-mật thâm diệu cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Bồ-tát Thiện Dũng Mãnh thưa: Hành bát-nhã thâm diệu như thế tức là hạnh vô thượng, hạnh thanh tịnh, hạnh minh bạch, hạnh vô sinh, hạnh vô diệt, hạnh siêu xuất, hạnh nan phục’

Phật ấn khả và nói: Tất cả pháp đều lấy vô tính làm tính, chẳng thể tu, cũng chẳng thể bỏ. Bồ-tát không thủ, không chấp, không trụ, không trước tất cả pháp nên thành tựu công đức trí huệ, đại uy thần lực hàng phục được ma cho đến phó chúc năm trăm vị bồ-tát thượng thủ như đạo sư Hiền Thủ v. … và Bồ-tát Thiện Dũng Mãnh.

Đức Phật lại mỉm cười phóng quang khiến cho các loài hữu tình ở khắp nơi trong đại thiên thế giới được trông thấy lẫn nhau. Thiên, long, quỉ, thần rải hoa, dâng hương cúng dường ca ngợi thần lực. Vô số bồ-tát đắc vô sinh nhẫn, vô biên hữu tình phát tâm Vô thượng bồ-đề.

(quyển 8)


Các bản dị dịch của kinh Đại Bát-nhã



Tên kinh

Số quyển

Số phẩm

Tên người dịch

Đối chiếu


Kinh Phóng Quang Bát-nhã Ba-la-mật-đa

30

90

Tây Tấn, Vô-la xoa và Trúc Thúc Lan

Đồng với phần 2 của Đại Bát-nhã mà có 2 phẩm Thường Đề và Pháp Thượng

Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật

30

90

Dao Tần, Cưu-ma-la-thập và Tăng Duệ

Đồng với Phóng Quang Bát-nhã mà văn dễ đọc hơn

Kinh Quang Tán Bát-nhã Ba-la-mật

10

21

Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ

Đồng với trên nhưng văn chưa đầy đủ

Kinh Đạo Hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa

10

30

Hậu Hán, Chi-lâu-ca-sấm

Đồng với phần 4 của Đại bát-nhã mà có bản sự của hai bồ-tát Thường Đề và Đàm-mô-kiệt

Kinh Tiểu Phẩm Bát-nhã Ba-la-mật

10

29

Dao Tần, Cưu-ma-la-thập

Đồng với Đạo Hành

Kinh Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát-nhã Ba-la-mật-đa

Nam 25

Bắc 14


32

Tống, Thi Hộ

Đồng với Đạo Hành nhưng văn dễ đọc hơn

Kinh Phật Mẫu Bảo Đức Tạng Bát-nhã Ba-la-mật

3




Tống, Pháp Hiền

Tức là nhiếp tụng của 32 phẩm kinh Phật Mẫu

Kinh Đại Minh Độ Vô Cực

6

30

Ngô, Chi Khiêm

Cũng đồng Đạo Hành

Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật Sao Kinh

5

13

Phù Tần, Đàm-ma-tì và Trúc Phật Niệm

Cũng đồng với Đạo Hành mà văn chưa đủ

Kinh Thắng Thiên Vương Bát-nhã Ba-la-mật

7




Nguyệt-bà-thủ-na

Đồng với phần 6 của Đại Bát-nhã

Kinh Văn-thù-sư-lợi Sở Thuyết Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật

1




Tiêu Lương, Mạn-đà-la-tiên

Đồng với hội thứ 7 của Đại Bát-nhã và hội thứ 26 trong kinh Đại Bảo Tích

Kinh Văn-thù-sư-lợi Sở Thuyết Bát-nhã Ba-la-mật

1




TiêuLương,Tăng-già-bà-la

Cũng đồng với hội thứ 7 của Đại Bát-nhã

Kinh Phật Thuyết Nhu Thủ Bồ-tát Vô Thượng Thanh Tịnh Phân Vệ

2




Lưu Tống, Tường Công

Đồng với hội thứ 8 của Đại Bát-nhã

Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật

1




Dao Tần, Cưu-ma-la-thập

Đồng với hội thứ 9 của Đại Bát-nhã

Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật

1




Nguyên Ngụy, Bồ-đề-lưu-chi

Đồng với hội thứ 9 của Đại Bát-nhã

Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật

1




Lương, Chân Đế




Kinh Kim Cương Năng Đoạn Bát-nhã Ba-la-mật

1




Tùy, Đạt-ma-cấp-đa

Văn khó đọc

Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật

1




Đường, Nghĩa Tịnh

Từ đây trở lên là đồng bản dị dịch

Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật

1




Đường, Huyền Trang

Tức là biệt hành của hội thứ 9 trong Đại Bát-nhã

Kinh Biệt Hành của Bát-nhã Bộ




Tên kinh

Số quyển

Số phẩm

Tên người dịch




Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát-nhã Ba-la-mật-đa

2

8

Đường, Bất Không




Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát-nhã Ba-la-mật

2




Dao Tần, Cưu-ma-la-thập




Kinh Phật Thuyết Liễu Nghĩa Bát-nhã Ba-la-mật-đa

Còn sót lại 2 tờ




Tống, Thi Hộ




Kinh Phật Thuyết Ngũ Thập Tụng Thánh Bát-nhã Ba-la-mật

2 tờ




Tống, Thi Hộ




Phật Thuyết Đế Thích Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh

Còn sót lại 3 tờ




Tống, Thi Hộ




Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh

16 hàng rưỡi




Đường, Huyền Trang




Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Đại Minh Chú

1 tờ




Dao Tần, Cưu-ma-la-thập




Kinh Phật thuyết Thánh Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa

1 tờ rưỡi




Tống, Thi Hộ





tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương