Đại sư Ngẫu Ích toát yếu kinh



tải về 1.17 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#30362
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Hỏi: nếu tất cả pháp như mộng huyễn thì các huyễn tình được giáo hóa trụ ở chỗ nào để cứu vớt khiến họ xuất ly?

Phật dạy: Trụ tại danh tướng hư vọng phân biệt để cứu vớt khiến họ xuất ly. Danh tướng đều là khách, đều là giả lập, đều thuộc lập bày. Phàm p hu chấp trước danh sắc này, Bồ-tát dạy họ để cho họ xa lìa.

Nói về xa lìa tướng pháp mang giả danh thì có hai thứ: Một là tướng sắc, hai là tướng vô sắc. Phàm phu chấp trước phân biệt lấy tướng sinh các phiền não, Bồ-tát dạy họ xa lìa hai tướng. Tuy dạy an trụ trong vô tướng mà không để cho họ rơi vào kiến chấp hai bên, cho rằng đây là tướng, đây là vô tướng.

Hỏi: Nếu tất cả pháp chỉ có danh tướng, đều là giả lập, do phân biệt sinh ra, chẳng phải thật có tính thì làm thế nào Bồ-tát có thể tự làm tăng tiến các thiện pháp và có thể làm cho người khác tăng tiến?

Phật dạy: Nếu trong các pháp có một chút sự thật, chẳng phải chỉ là giả lập có danh tướng thì Bồ-tát không thể nào tự tăng tiến thiện pháp và cũng không thể nào làm cho người khác tăng tiến. Vì trong các pháp không có một chút sự thật, thế nên Bồ-tát dùng vô tướng làm phương tiện viên mãn được các thiện pháp như Bát-nhã…, cũng làm cho người khác viên mãn.

Lại nữa, nếu trong các pháp có một chút pháp thật bằng mảy lông thì Bồ-tát chẳng thể nào giác biết vô tướng, vô niệm cũng không có tác ý tính vô lậu rồi chứng đắc Bồ-đề, an lập hữu tình nơi pháp vô lậu. Vì sao? Vì các pháp vô lậu đều vô tướng, vô niệm, không có tác ý cho nên an lập hữu tình nơi pháp vô lậu, mới được gọi là việc chân thật lợi ích người khác.

Lại nữa, Bồ-tát học ba môn giải thoát thì có khả năng học vô lượng vô biên Phật pháp như năm uẩn…

Sau đó, Phật còn đáp cặn kẽ về năm uẩn…

Hỏi: Nếu lúc tu hành Bát-nhã biết đúng như thật các pháp năm uẩn… xoay vần sai biệt thì đâu chẳng phải vì sắc… mà phá hoại pháp giới, vì pháp giới không hai, không sai biệt?

Phật dạy: Nếu lìa pháp giới, các pháp khác có thể thủ đắc thì mới có thể nói pháp ấy có thể phá hoại pháp giới. Nhưng lìa pháp giới không có pháp để thủ đắc nên không có pháp khác có thể phá hoại pháp giới. Bồ-tát nên học tướng chẳng thể phá hoại không hai, không sai biệt của pháp giới.

Hỏi: Bồ-tát muốn học pháp giới, phải học ở nơi đâu?

Phật dạy: Phải học nơi tất cả pháp vì tất cả pháp đều nhập vào pháp giới. Chẳng do Phật thuyết, nếu học tất cả pháp tức là học pháp giới.

Hỏi: Nếu tất cả pháp đều nhập pháp giới không hai, không sai biệt thì Bồ-tát phải học Bát-nhã cũng học tĩnh lự…. như thế nào mà ở trong phi pháp giới có các thứ phân biệt như thế, chẳng lẽ do sự phân biệt này mà hành điên đảo, ở trong không có hí luận khởi các hí luận? Bạch Thế Tôn! Pháp giới phi sắc…, cũng lìa sắc…, pháp giới cũng tức sắc…, sắc… tức pháp giới.

Phật nói: Đúng thế! Sắc… phi pháp giới, cũng chẳng lìa sắc… có riêng pháp giới, sắc… tức là pháp giới, pháp giới tức là sắc… Bồ-tát biết tất cả pháp tức là pháp giới, dùng phương tiện thiện xảo dạy pháp không có danh tướng cho các hữu tình bằng cách nhờ vào danh tướng mà tuyên thuyết, như nói: Đây là sắc… như nhà ảo thuật biến hóa ra đủ thứ nhưng không có sự thật để nắm bắt.

PHẨM THỨ 70: BẤT KHẢ ĐỘNG


Thiện Hiện bạch Phật: Nếu hữu tình và thành lập hữu tình rốt ráo không thể thủ đắc thì Bồ-tát vì ai mà tu hành Bát-nhã?

Phật dạy: Vì lấy thật tế (pháp giới) làm lượng nên Bồ-tát tu hành Bát-nhã. Vì hữu tình tế chẳng khác thật tế. Vì chẳng phá hoại pháp thật tế nên an lập hữu tình ở trong thật tế.

Hỏi: Nếu hữu tình tế tức là thật tế thì có phải lập thật tế nơi thật tế, an lập tự tính nơi tự tính chăng?

Phật đáp: Chẳng thể an lập thật tế nơi thật tế cũng chẳng thể an lập tự tính nơi tự tính. Nhưng phương tiện thiện xảo của Bát-nhã có khả năng an lập hữu tình ở trong thật tế để hữu tình tế chẳng khác thật tế. Như vậy hữu tình tế cùng thật tế không hai, không có hai phần.

Hỏi: Phương tiện thiện xảo là gì?

Phật giảng ký cho Thiện Hiện nghe.

Hỏi: Trong bản tính không, hữu tình và pháp đều chẳng thể thủ đắc cũng không có phi pháp, vậy thì làm thế nào Bồ-tát vì cái hữu tình mà cầu chứng Bồ-đề thường làm lợi ích cho họ?

Phật dạy: Vì tất cả pháp đều bản tính không thế nên Bồ-tát trụ nơi lý tất cả pháp bản tính không tu chứng Bồ-đề, thuyết pháp bản tính không để làm lợi ích cho hữu tình.

Lại nữa, trong bản tính không, chẳng thể thủ đắc Ngã…, chẳng thể thủ đắc sắc… Tuy nói về bản tính không cho hữu tình nghe mà thật ra chẳng thể thủ đắc các hữu tình, vì xót thương họ mà rơi vào pháp điên đảo, cứu vớt họ để cho họ trụ nơi pháp không điên đảo, nghĩa là vô phân biệt. Vô sở hữu này tức là bản tính không. Bồ-tát an trụ ở trong vô sở hữu này thấy các hữu tình rơi vào tưởng điên đảo, Ngài dùng phương tiện thiện xảo khiến cho họ được giải thoát không có Ngã, không có ý tưởng về Ngã, cho đến cũng làm cho họ giải thoát không có Bồ-đề, không có ý tưởng về Bồ-đề. Phải biết trong vô sở hữu này không có Ngã có thể thủ đắc cho đến cũng không có Bồ-đề có thể thủ đắc. Bồ-tát chỉ vì các pháp bản tính không mà cầu Bồ-đề. Bản tính không này trong ba thời gian luôn luôn là bản tính không, chưa từng chẳng không. Bản tính không này chính là mắt Phật (Phật nhãn).

Thiện Hiện bạch Phật: Bồ-tát rất là hiếm có, hành bản tính không mà chưa từng đánh mất bản tính không, nghĩa là chẳng chấp sắc… khác bản tính không. Bạch Thế Tôn! Sắc… tức là bản tính không, bản tính không tức là sắc…

Đức Phật ấn khả những lời ấy và Ngài dạy tiếp:

Lại nữa, nếu sắc… khác bản tính không, bản tính không khác sắc…, sắc… chẳng phải bản tính không, bản tính không khác sắc… thì Bồ-tát chẳng nên quán tất cả pháp đều bản tính không v.v… thế nên, Bồ-tát quán tất cả pháp đều bản tính không, chứng đắc Bồ-đề. Vì lìa bản tính không, không có một pháp là thật, là thường, có thể hoại, có thể đoạn. Trong bản tính không cũng không có một pháp là thật, là thường, có thể hoại, có thể đoạn. Trong bản tính không cũng không có một pháp là thật, là thường, có thể hoại, có thể đoạn. Chỉ có bọn ngu mê lầm điên đảo khởi ra ý tưởng sai khác, nghĩa là chấp sắc… khác bản tính không, họ chẳng biết đúng như thật sắc… mới chấp sắc…, chấp ngã, ngã sở, chấp vật bên trong bên ngoài, chấp thụ sắc… đời sau.

Bồ-tát tu hành Bát-nhã chẳng chấp thụ sắc… cũng chẳng hoại sắc… hoặc không hoặc bất không. Vì sao? Sắc… chẳng hoại không, không chẳng hoại sắc…, nghĩa là cái này là sắc, cái này là không, ví như hư không chẳng hoại hư không, cũng vậy, các pháp đều không có tự tính, không thể làm hoại nhau nghĩa là cái này là không, cái này là bất không.

Thiện Hiện bạch Phật: Trong bản tính không đều không có sai khác. Bồ-tát trụ vào đâu phát tâm vô thượng. Vô thượng Bồ-đề hành tướng không có hai, chẳng phải hai hành tướng mới có thể chứng Bồ-đề.

Phật dạy: Đúng thế! Bồ-đề không có hai, cũng không có phân biệt. Nếu người hành hai tướng, có phân biệt thì không thể nào chứng Bồ-đề. Bồ-tát chẳng hành hai tướng cũng chẳng phân biệt đối với Bồ-đề, đều vô sở trụ phát tâm vô thượng. Bồ-tát chẳng hành hai tướng cũng chẳng phân biệt đối với tất cả pháp, đều vô sở hành mới có thể chứng Bồ-đề. Đó là chẳng hành nơi sắc…, chẳng duyên theo tên gọi chấp ngã, ngã sở, chẳng nghĩ: “Ta hành nơi sắc…”.

Lại nữa, Bồ-đề của Bồ-tát chẳng phải vì thủ nên hành, chẳng phải vì xả nên hành, như hóa thân của Phật, như mộng của A-la-hán đều không có hành xứ, vì bản tính không.

Hỏi: Nếu đều không có hành xứ thì không hành bố thí… sao?

Phật đáp: Bồ-đề của Bồ-tát tuy không có hành xứ nhưng cần phải hành bố thí… mới đắc Bồ-đề.

Hỏi: Nếu không có hành xứ chẳng lẽ không trụ bố thí… tu lâu để cho viên mãn?

Phật đáp: Tuy không có hành xứ nhưng cần phải trụ bố thí… tu lâu để cho viên mãn mới đắc Bồ-đề.

Lại nữa, Bồ-tát muốn đắc Bồ-đề phải trụ sắc… bản tính không, phải trụ tất cả pháp, tất cả hữu tình bản tính không tu các công đức để cho viên mãn rồi mới chứng Bồ-đề.

Bản tính không này rất tịch tịnh không có một chút pháp có thể tăng, có thể giảm, có thể sinh, có thể diệt, có thể đoạn, có thể thường, có thể nhiễm, có thể tịnh, có thể đắc quả, có thể hiện quán. Vì dựa vào ngôn thuyết thế tục mà thành lập ra pháp nên nói tu Bát-nhã, liễu ngộ đúng như thật bản tính không rồi, chứng đắc Bồ-đề chẳng phải chân thắng nghĩa. Trong chân thắng nghĩa, không có sắc… có thể thủ đắc. Bồ-tát tu hành Bát-nhã từ lúc mới phát tâm tuy rất dũng mãnh vì các hữu tình mà tu hạnh Bồ-đề, nhưng đều vô sở đắc đối với đại Bồ-đề, đối với Phật, Bồ-tát.

Thiện Hiện hỏi Phật: Thế nào là hạnh Bồ-đề? Làm sao có thể đắc Bồ-đề?

Phật dạy: Lúc ông đắc quả, ông có thấy hữu tình hoặc tâm, hoặc đạo, hoặc các đạo quả có thể ông đắc chăng?

Thiện Hiện đáp: Dạ, không!

Phật hỏi: Nói đắc quả A-la-hán là như thế nào?

Thiện Hiện đáp: Dựa vào thế tục mà nói, chứ chẳng phải dựa vào thắng nghĩa.

Phật nói: Bồ-tát cũng như vậy.

PHẨM THỨ 71: THÀNH THỤC HỮU TÌNH
Thiện Hiện bạch Phật: Bồ-tát tu hành bố thí an trụ nội không… nếu chưa viên mãn thì không thể chức đắc Bồ-đề. Bồ-tát phải tu đạo Bồ-tát như thế nào để được viên mãn?

Phật dạy: Bồ-tát vận dụng phương tiện thiện xảo tu hành bố thí… chẳng thủ đắc (chấp) bố thí…, chẳng thủ đắc năng tu, chẳng thủ đắc sở tu, chẳng thủ đắc sở vi, cũng chẳng xa lìa các pháp ấy mà hành bố thí… thì có thể tu viên mãn đạo Bồ-tát, có thể chứng Bồ-đề.

Xá-lợi Tử hỏi: Thế nào là dũng mãnh tinh tấn siêng năng tin đạo Bồ-tát?

Phật dạy: Bồ-tát vận dụng phương tiện thiện xảo chẳng hòa hợp sắc…, chẳng ly tán sắc… vì các pháp ấy đều không có tự tính để hợp, để ly.

Hỏi: Nếu tất cả pháp đều không có tự tính để hợp, để ly thì làm sao dẫn phát Bát-nhã, rồi ở trong đó tu học để chứng đắc Bồ-đề?

Phật dạy: Đúng thế! Bồ-tát cần phải học Bát-nhã mới chứng Bồ-đề, chẳng phải không có phương tiện thiện xảo mà có thể chứng đắc Bồ-đề. Lúc Bồ-tát hành Bát-nhã, chẳng thấy có tự tính của pháp để thủ đắc, thì cái gì là đối tượng bị thủ đắc. Bồ-tát biết rõ đúng như thật tính của tất cả pháp chẳng thể thủ đắc. Ba-la-mật-đa chẳng thể thủ đắc này tức là Vô chướng ba-la-mật-đa, tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Bồ-tát phải nên học như thế.

Hỏi: Tất cả pháp đều chẳng phải thật có thì dựa vào đâu mà biết đây là phàm phu, đây là pháp phàm phu, cho đến đây là Như Lai, đây là pháp Như Lai?

Phật dạy: Thật có sắc… như bọn phàm phu chấp chăng?

Thiện Hiện đều đáp: Không! Chỉ cho phàm phu ngu si điên đảo chấp như vậy.

Phật dạy: Bồ-tát tu hành phương tiện thiện xảo Bát-nhã tuy quán các pháp đều chẳng phải thật có nhưng dựa vào thế tục phát tâm hướng đến Bồ-đề mà nói pháp cho hữu tình nghe để họ được sự hiểu biết đúng đắn.

Hỏi: Thế nào phương tiện thiện xảo tuy quán các pháp đều vô tự tính mà dựa vào thế tục phát tâm hướng đến Bồ-đề nói pháp cho hữu tình nghe để họ lìa điên đảo?

Phật dạy: Phương tiện thiện xảo nghĩa là không thấy có một chút pháp để trụ mà sinh ra ngăn ngại, lui sụt, tâm khiếp nhược, sinh sợ hãi. Chỉ có bọn phàm phu ngu mê điên đảo chấp sắc… Bồ-tát quán tất cả pháp bản tính rỗng lặng, tự tính rỗng lặng, tu hành Bát-nhã thuyết pháp cho hữu tình nghe để họ được ba thừa (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát). Chẳng phải có thủ đắc đối với hữu tình mà chỉ dựa vào thế tục giả nói có hữu tình. Bồ-tát an trụ hai đế (tục và chân) thuyết pháp cho hữu tình. Tuy trụ trong hai đế nhưng hữu tình không thật có và hữu tình thi thiết cũng chẳng thể thủ đắc mà phương tiện thiện xảo thuyết pháp cho hữu tình, hữu tình nghe pháp rồi ở trong hiện pháp chẳng còn chấp ngã, huống là cầu được quả chứng!

Này Xá-lợi Tử! Nếu loài hữu tình đi vào các đường sinh tử, trước có sau không thì Như Lai có lỗi đối với Bồ-tát, cũng không bao giờ có cái lý trước không sau có. Đức Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện ở thế gian, pháp tướng vẫn thường trụ, không bao giờ thay đổi, ngã còn không có huống là có sắc… Đã không có các pháp thì đâu có người đi vào sinh, sinh tử đã không thật có thì làm sao khiến cho họ được giải thoát. Chỉ vì dựa vào thế tục nên giả nói có. Vì tự tính của các pháp đều không, Bồ-tát đã nghe chư Phật quá khứ dạy rồi, Bồ-tát phát tâm hướng đến Bồ-đề. Lúc Bồ-tát phát tâm hướng đến Bồ-đề, Bồ-tát không nghĩ: “Đối với pháp này, ta đã đắc, sẽ đắc, làm cho hữu tình kia đã được độ, sẽ được độ”. Vị Bồ-tát phát tâm hướng đến Bồ-đề, Bồ-tát không nghĩ: “Đối với pháp này, ta đã đắc, sẽ đắc, làm cho hữu tình kia đã được độ, sẽ được độ”. Vị Bồ-tát này không do dự đối với Bồ-đề, tuy giải thoát hữu tình ngu mê điển đảo đang đi vào sinh tử mà vô sở đắc, chỉ như việc huyễn.

Thiện Hiện bạch Phật: Phương tiện thiện xảo tu hạnh bố thí như thế nào để thành thục hữu tình?

Đức Phật đáp cặn kẽ.

Thiện Hiện hỏi về tịnh giới và đạo đại Bồ-đề. Đức Phật đáp sơ lược.

PHẨM THỨ 72: NGHIÊM TỊNH CÕI PHẬT
Thiện Hiện thầm nghĩ: Pháp gì gọi là đạo Bồ-tát?

Phật dạy: Sáu độ, ba mươi bảy phẩm, hai mươi không…, hết thảy các pháp đều là đạo Bồ-tát. Nếu Bồ-tát chẳng học tất cả pháp thì không thể nào đắc trí Nhất thiết trí.

Thiện Hiện hỏi: Nếu tất cả pháp tự tính đều không thì làm thế nào học tất cả pháp?

Phật dạy: Vì tất cả pháp tự tính đều không thế nên Bồ-tát chứng đắc Bồ-đề. Nếu các hữu tình biết tất cả pháp đều tự tính không thì Bồ-tát chẳng nên học tất cả pháp chứng đắc Bồ-đề để thuyết cho hữu tình nghe.

Lúc Bồ-tát mới tu học phải nên quán sát kỹ tự tính các pháp đều chẳng thể thủ đắc, chỉ có chấp trước hòa hợp làm ra, ta nên quán sát kỹ các pháp đều tát cánh không, chẳng nên chấp trước sắc… Tuy không chấp trước mà vẫn học kỹ các pháp không biết mệt mỏi. Quán sát biết rõ tâm hành của hữu tình chỉ hành sở chấp hư vọng, Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo chỉ dạy họ tu bố thí… và đừng có ỷ vào việc bố thí… mà sinh kiêu mạn, vì trong đây không có việc gì bền chắc. Như vậy, dùng vô sở trụ làm phương tiện, tuy hành bố thí… mà vô sở trụ, vì tự tính như thế, người hành (năng hành), tướng hành (sở hành) cả hai đều không.

Thiện Hiện bạch Phật: Nếu tất cả pháp đều bất sinh thì làm thế nào Bồ-tát phát khởi đạo Bồ-đề?

Phật dạy: Các người vô sở tác, vô sở thú (hướng đến) vì họ biết tất cả pháp đều bất sinh. Nhưng các hữu tình không biết các pháp, pháp giới, pháp nhĩ thường trụ. Bồ-tát vì làm lợi ích cho họ, nên Bồ-tát phát khởi đạo Bồ-đề. Lại chẳng dùng đạo để đắc Bồ-đề, cũng chẳng dùng phi đạo để đắc Bồ-đề. Bồ-đề tức là đạo, đạo tức là Bồ-đề. Nếu Bồ-tát đã viên mãn pháp vi diệu như bố thí…, dùng một sát-na kim cương dụ đinh tương ưng diệu huệ đoạn hẳn tập khí tương tục của hai chướng thô trọng (phiền não chướng, sở tri chướng) chứng Vô thượng giác, mới được minh danh Như Lai, được đại tự tại đối với tất cả pháp, đem lại lợi lạc cho các hữu tình tận đời vị lai.

Hỏi: Thế nào là nghiêm tịnh cõi Phật?

Phật dạy: Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến cứu cánh thường thanh tịnh ba nghiệp (thân, ngữ, ý) thô trọng của mình và người thì nghiêm tịnh được cõi Phật. Mười điều ác là thô trọng, năm phần chẳng thanh tịnh, sáu tệ, lìa tất cả pháp thiện như ba mươi bảy phẩm…, ham chứng quả Nhị thừa, khởi tưởng về sắc… đều gọi là thô trọng. Xa lìa những điều đó rồi, tự hành bố thí…, dạy người khác cũng hành như thế. Đem căn lành này cùng các hữu tình có chung, hồi hướng cầu nghiêm tịnh cõi Phật, khiến cho mau viên mãn lợi lạc hữu tình. Lại dùng nguyện lực chung bố thí bảy báu, âm nhạc, hương, hoa, thức uống ăn, y phục năm trần cảnh vi diệu cúng dường Tam bảo…

Lại tự trụ nơi nội không… tu bốn niệm trụ… cũng khuyên người khác trụ như vậy, mỗi hạnh đều phát nguyện hồi hướng. Do đó nghiêm tịnh được cõi Phật, mình và người đều thành tựu pháp lành, tướng hảo trang nghiêm.

Lại nữa, lúc thành chính giác, hữu tình được giáo hóa đều sinh về cõi nước ấy, trong nước không nghe đến cụm từ “ba đường thống khổ”, chỉ nghe nói đến “không, vô tướng, vô nguyện…” Mười phương Như Lai đều ngợi khen cõi nước ấy và tự thuyết pháp, hữu tình chẳng nghi. Lại dùng phương tiện thần thông giáo hóa các chúng sinh chẳng đủ căn lành đọa vào đường thống khổ được lìa đau khổ, tu tập công hạnh thù thắng, quyết định đắc Vô thượng Chính Đẳng Bồ-đề.

PHẨM THỨ 73: PHƯƠNG TIỆN TỊNH ĐỘ


Thiện Hiện bạch Phật: Bồ-tát trụ trong tụ nào?

Phật đáp: Chính định tụ.

Hỏi: Chính định tụ của thừa nào?

Phật đáp: Phật thừa.

Hỏi: An trụ lúc nào?

Phật đáp: An trụ nơi lúc mới phát tâm, lúc bất thoái chuyển, lúc thụ thân sau cùng.

Hỏi: Có đọa vào các đường thống khổ ác liệt không?

Phật đáp: Do lúc mới phát tâm, Bồ-tát tu các hạnh thù thắng, chế ngự và tiêu diệt tất cả pháp ác bất thiện, chẳng còn rơi vào tám nạn.

Thiện Hiện bạch Phật: Vì sao, đức Thế Tôn tự nói về bản sinh của mình cũng đã từng sinh vào các đường thống khổ ác liệt. Bấy giờ căn lành đang ở đâu?

Phật dạy: Chẳng phải do nghiệp chẳng thanh tịnh mà thụ thân trong các đường thống khổ ác liệt, chỉ vì lợi ích hữu tình, do cố ý theo bản nguyện mà thụ các thân ấy nhưng chẳng bị nhiễm lỗi lầm của loài bàng sinh. Bồ-tát vì đắc Bồ-đề nên phải viên mãn tất cả pháp lành. Không bao giờ có chuyện tất cả pháp lành chưa viên mãn mà đắc Bồ-đề. Thụ thân bàng sinh là do Phật biến hóa ra, A-la-hán biến hóa ra, cũng như nhà ảo thuật làm ra. Thế Tôn an trụ Bát-nhã làm được các phương tiện thiện xảo như vậy.

Hỏi: Dẫn phát thần thông như thế nào mà có thể đi khắp mười phương cúng dường Phật và nghe pháp để trồng các căn lành?

Phật dạy: Do phương tiện thiện xảo quán hết thảy đều không, nên dẫn phát được thần thông thù thắng tự tại thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc Bồ-đề. Bồ-tát nếu xa lìa thần thông như chim không có cánh không thể bay lượn. Hành trong Bồ-đề chưa đủ thì chẳng đắc Bồ-đề. Tất cả pháp lành đều là hành trang Bồ-đề.

PHẨM THỨ 74: TỰ TÍNH VÔ TÍNH
Phật đáp Thiện Hiện: Pháp này tức là pháp Bồ-tát cũng tức là pháp Phật, tuy giai vị có khác nhưng pháp không có khác.

Thiện Hiện lại hỏi: Trong tự tướng không, sao lại có các thứ sai khác?

Phật dạy: Hữu tình chẳng biết được hết lý tất cả pháp tự tướng không, tạo tác các nghiệp. Hễ tạo tội thì bị đọa vào ba đường thống khổ ác liệt, tạo phước thì sinh vào hàng trời, người, tu bất động nghiệp (thiền định) thì được sinh vào cõi Sắc, cõi Vô Sắc, tu vô lậu nghiệp thì đắc quả Nhị thừa (Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa). Nếu biết các pháp tự tướng đều không thì hoặc vào Bồ-tát địa, hoặc chứng Phật bồ-đề. Do nhân duyên này, các Bồ-tát tu hành bố thí… an trụ nội không… khiến cho viên mãn, đã chứng bồ-đề được gọi là Như Lai lơi lạc hữu tình, các điều Ngài làm thường không lầm lỗi, chẳng bị luân hồi.

Hỏi: Phật chứng Bồ-đề có phải là đắc pháp sinh tử của các đường thụ sinh hay không? Có phải là đắc nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp thiện ác, nghiệp phi thiện ác hay không?

Đức Phật đều đáp: Không.

Hỏi: Tại sao lại lập ra đây là địa ngục cho đến đây là Như Lai?

Phật dạy: Vì các hữu tình chẳng biết pháp tự tướng không, cho nên họ bị luân hồi chịu khổ. Bồ-tát nghe tất cả pháp tự tướng không rồi cầu chứng Bồ-đề, thiết lập giáo pháp nhổ gốc sinh tử của các hữu tình.

Hỏi: Có phải do tứ đế đắc niết-bàn hay là do trí tứ đế đắc niết-bàn?

Phật dạy: Chẳng phải do tứ đế và trí tứ đế mà đắc niết-bàn. Ta nói tính bình đẳng của tứ đế tức là niết-bàn. Chỉ cần nhờ Bát-nhã chứng tính bình đẳng, gọi là đắc niết-bàn. Lúc Bồ-tát tu hành Bát-nhã chẳng thấy đúng như thật không có một chút pháp. Lúc Bồ-tát thấy tất cả pháp đúng như thật đều vô sở đắc thì thấy đúng như thật tất cả pháp không, Bồ-tát nhập vào chính tính ly sinh của Bồ-tát tức là trụ trong giai vị của chủng tính Bồ-tát, chẳng từ đảnh đọa. Bồ-tát an trụ Xa-ma-tha địa có khả năng quyết trạch tất cả pháp và theo đó giác tứ thánh đế, khởi tùy thuận hướng vào tâm Bồ-đề. Quán sát thật tướng tất cả pháp rồi nói các ví dụ như mộng, như bóng, như vang, như sóng nắng, như huyễn, như biến hóa, như thành tầm hương để đánh thức hữu tình.

PHẨM THỨ 75: THẮNG NGHĨA DU GIÀ


Thiện Hiện bạch Phật: Những người thấy thật thì không có nhiễm không có tịnh, còn người chẳng thấy thật cũng không có nhiễm không có tịnh cho đến pháp không tự tính, pháp có tự tính cũng không có nhiễm không có tịnh, vì sao có lúc Phật nói có pháp thanh tịnh?

Phật dạy: Ta nói tính của tất cả pháp bình đẳng là pháp thanh tịnh, đó là dựa vào thế tục mà nói chứ chẳng dựa vào thắng nghĩa. Trong thắng nghĩa, không có hí luận, tất cả đường âm thanh, ngôn ngữ đều dứt bặt.

Hỏi: Nếu tất cả pháp như mộng, như bóng…, tại sao Bồ-tát nương tựa vào pháp chẳng phải chân thật như thế phát nguyện chứng đắc Bồ-đề?

Phật dạy: Pháp của ông nói ra có phải cũng như mộng, như bóng chăng?

Thiện Hiện đáp: Đúng thế! Tại sao lúc Bồ-tát hành Bát-nhã nói lời chân thành: “Tôi sẽ viên mãn tất cả công đức lợi lạc hữu tình”. Bồ-tát chẳng thể hành các pháp bố-thí… vì chúng như vật thấy trong mộng, huống là có thể viên mãn?

Phật dạy: Đúng thế! Như lời ông nói, chẳng phải thật có pháp, còn chẳng thể hành bố thí… huống là viên mãn!

Lại nữa, vì bố thí… chẳng phải thật có, nên chẳng thể chứng đắc Bồ-đề. Các pháp như thế, tất cả đều là pháp do tư duy tạo tác, đều chẳng thể đắc trí nhất thiết trí. Các pháp như thế tuy có thể dẫn phát đạo Bồ-đề nhưng thật ra nó không có khả năng trợ giúp chứng đắc Bồ-đề. Do vì các pháp này không sinh, không khởi, không có tướng chân thật. Bồ-tát từ lúc mới phát tâm, tuy khởi các nghiệp thân, ngữ, ý thiện mà vẫn biết tất cả như mộng, như bóng…

Lại nữa, các pháp như thế tuy chẳng phải thật có, nhưng nếu chẳng viên mãn thì quyết định chẳng thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc Bồ-đề.

Lại nữa, tất cả pháp lành được Bồ-tát tu hành, Bồ-tát đều biết đúng như thật là như mộng, như bóng…

Lại nữa, Bồ-tát chẳng chấp tất cả pháp là có, là không. Vì sao? Vì chẳng nên chấp thủ bố thí…, cho đến pháp vô vi. Bồ-tát biết tất cả pháp đều chẳng nên chấp thủ rồi, cầu hướng đến Bồ-đề. Vì sao? Vì tất cả pháp đều như mộng… Nhưng các hữu tình chẳng thấy, chẳng biết, vì muốn độ họ nên Bồ-tát cầu chứng Bồ-đề.

Lại nữa, Bồ-tát từ lúc mới phát tâm, vì các hữu tình mà tu bố thí…, chẳng vì bản thân, chẳng vì việc nào khác.

Lại nữa, bọn phàm phu ngu si đối với chẳng phải Ngã là Ngã, chẳng phải là ngã sở chấp là ngã sở, họ thật đáng thương xót. Bồ-tát dùng phương tiện giáo hóa họ để cho họ lìa vọng tưởng điên đảo chấp trước, đưa họ vào trong pháp cam lộ vô tướng. Nhờ phương tiện này, Bồ-tát tự mình không chấp trước các pháp, cũng có khả năng giáo hóa người khác không chấp trước. Đây là dựa vào thế tục, chẳng dựa vào thắng nghĩa. Phật chứng Bồ-đề, pháp Phật chứng đắc cũng dựa vào thế tục mà nói. Nếu dựa vào thắng nghĩa thì năng đắc, vô đắc đều chẳng thể thủ đắc. Nếu cho rằng “người này đắc pháp như thế”, tức là chấp có hai. Người chấp có hai thì chẳng thể đắc quả, cũng không có hiện quán. Người chấp không có hai cũng giống như vậy. Nếu không chấp hai, không chấp không hai thì được gọi là đắc quả, cũng được gọi là hiện quán.

Thiện Hiện hỏi: Sao gọi là pháp bình đẳng tính?

Phật dạy: Nếu ở chỗ này đều không có hữu tính cũng không có vô tính cũng không thể nói là bình đẳng tính, như vậy mới được gọi là pháp bình đẳng tính. Đã không thể nói, cũng không thể biết, trừ bình đẳng tính, không có pháp để thủ đắc. Lìa tất cả pháp, không có bình đẳng tính. Hàng phàm phu, bậc thánh giả đều không thể hành vì chẳng phải là cảnh giới của họ.

Hỏi: Như Lai đều được tự tại đối với tất cả pháp, tại sao nói pháp bình đẳng tính cũng chẳng phải chẳng giới sở hành?

Phật dạy: Như Lai tuy được tự tại đối với tất cả pháp, nếu bình đẳng tính khác với Phật thì mới có thể nói đó là cảnh giới sở hành. Nhưng bình đẳng tính không khác với Phật thì đâu thể nào nói Phật hành cảnh giới ấy.

Hỏi: Trong bình đẳng tính, pháp của phàm phu, thánh giả và hữu tình đều không có sai khác, tại sao Tam bảo xuất hiện ở thế gian?

Phật dạy: Phật, pháp, tăng bảo, mỗi ngôi có khác bình đẳng tính hay không?

Thiện Hiện đáp: Đều không có khác! Nhưng Phật ở trong vô tướng, dùng phương tiện thiện xảo kiến lập sự sai khác.

Phật dạy: Đúng thế! Nếu Phật chẳng chứng Bồ-đề hoặc giả sử chứng Bồ-đề mà chẳng vì hữu tình mà kiến lập tướng các pháp sai khác thì hữu tình có tự biết đây là địa ngục cho đến đây là Như Lai chăng?

Thiện Hiện đáp: Không!

Phật nói: Thế nên, Phật ở trong pháp vô tướng dùng phương tiện thiện xảo tuy vì hữu tình mà thiết lập tướng sai khác nhưng bình đẳng pháp tính đều không hề lay động.



tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương