Đại sư Ngẫu Ích toát yếu kinh



tải về 1.17 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#30362
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Phật đáp Thiện Hiện: Nếu chẳng thân cận chư Phật, viên mãn căn lành, thừa sự thiện hữu còn chẳng được gọi là bồ-tát hốung là chứng đắc trí nhất thiết trí.

PHẨM THỨ 72: BIẾN HỌC


Phật đáp Thiện Hiện: Bồ-tát thành tựu giác huệ thù thắng, tuy có thể thụ trì pháp thanh tịnh vi diệu, mà chẳng nhiếp thụ quả báo thù thắng vì bất động đối tự tính các pháp.

Kế đó, Đức Phật nói về li tứ cú mà quán có đắc có hiện, vì tất cả pháp thường, vô thường v.v… đều là hí luận. Bồ-tát phải lìa các hí luận, hành bát-nhã thâm diệu, học khắp tất cả các đạo pháp. Nhờ đạo bồ-tát mà được nhập vào chính tính vô sinh; ở trong thánh pháp tì-nại-da nên học bát-nhã ba-la-mật thâm diệu như thế để trừ sự chấp trước vào tất cả pháp. Nếu có tưởng phân biệt đối với tất cả pháp thì chắc chắn chẳng có bố thí bình đẳng cho đến thuận nhẫn. Các điều ấy cò chẳng có huống là có thể biết được tất cả pháp, huống có thể đắc trí nhất thiết trí.

PHẨM THỨ 73: TIỆM THỨ
Phật đáp Thiện Hiện: Người trụ vô tưởng cũng không có thuận nhẫn. Bồ-tát không có tưởng cũng không có vô tưởng đối với tất cả pháp, lấy vô tính làm thánh đạo, lấy vô tính làm hiện quán. Nếu tất cả pháp có một chút tự tính, hoặc lấy tha tính làm tự tính. Đức Phật chẳng nên thông đạt tất cả pháp vô tính làm tính rồi, nhập tứ thiền, khởi ngũ thông, chứng bồ-đề, độ hữu tình. Bồ-tát ở giai vị mới phát tâm nghe nói tất cả pháp và các hữu tình đều lấy vô tính làm tính, vì chứng đắc pháp này nên được gọi là Phật cho đến hàng Dự lưu vì tin sâu pháp này nên được bậc hiền thiện. Vì thế, Ta quyết định phát tâm hướng đến bồ-đề vì tất cả hữu tình mà chứng đắc niết-bàn nên làm tiệm thứ nghiệp, tu tiệm thứ học, hành tiệm thứ hạnh, đó là lục độ, lục niệm cho đến nhật thiết tương trí,
PHẨM THỨ 74: VÔ TƯỚNG
Phật đáp Thiện Hiện: Vì tất cả pháp đều lấy vô tính làm tính. Các loài hữu tình có đủ thứ đoạn kiến, thường kiến, trụ hữu sở đắc nên khó giải thoát. Nếu vô sở đắc thức là đắc, tức là hiện quán, tức là bồ-đề. Vì chẳng hoại tướng pháp giới, do đó cho nên đắc Sơ địa cho đến Thập địa, đắc các pháp thần thông, lục độ v.v… ngay nơi thân dị thục. Do năng lực của tâm vô lậu lìa các tướng mà có thể viên mãn tất cả công đức ở trong pháp vô tướng, vô tác.
PHẨM THỨ 75: VÔ TẠP
Phật đáp Thiện Hiện: An trụ trong tuệ giác thấy năm uẩn như mộng v.v… vì các hữu tình mà bố thí, trì giới, an nhẫn, tinh tấn, tu thiền, học huệ. Biết rõ đúng như thật ngũ uẩn như mộng v.v.. đều đồng một tướng, đó là vô tướng. Nếu biết như vậy mà hành bố thí v.v… thì có thể viên mãn tất cả các pháp lành.
PHẨM THỨ 76: CHÚNG ĐỨC TƯỚNG
Phật đáp Thiện Hiện: Phàm phu dị sinh ở trong mộng thủ đắc mộng cho đến ở trong huyễn hóa thủ đắc huyễn hóa, do điên đảo chấp trước nên thân miệng ý tạo nghiệp mà phải qua lai trong sinh tử. Bồ-tát dùng hai thứ không quán sát các pháp. Một là Tất cánh không, hai là Vô tế không. An trụ vào hai thứ không này vì chúng sinh mà thuyết chính pháp, sắc v.v…là không lìa ngã và ngã sở như mộng, như huyễn hóa, đều không có tự tính. Lại dung phương tiện thần lực cứu vớt chúng sinh ra khỏi sinh tử, đắc quả tam thừa.

Kế đó, Đức Phật nói pháp đặc biệt hi hữu của bồ-tát, an trụ lục độ, ngũ thong v.v… ngay nơi thân dị thục tùy theo cơ cảm mà ứng hóa nhiếp thụ hữu tình bằng các pháp bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, tài thí, pháp thí, thuyết ba mươi bảy phẩm trợ đạo cho đến tướng hảo, bốn mươi hai tự mẫu v.v… Chẳng hoại các pháp, không có phân biệt vì các hữu tình mà tuyên thuyết đúng như thật khiến họ lìa vọng tưởng điên đảo chấp trước đạt đến quả tam thừa. Ví như Đức Phật huyễn hóa giáo hóa chúng sinh huyễn hóa. Lại nữa, tất cả pháp bình đẳng chẳng khác chân pháp giới mà tùy thuận thế tục lập bày nhân quả sai biệt. Bồ-tát ở trong các pháp tự không chấp trước, dạy người không chấp trước, khéo thông đạt thật tướng các pháp.


PHẨM THỨ 77: THIỆN ĐẠT
Phật đáp Thiện Hiện: Tất cả pháp đều vô sở hành như các hiện tượng biến hóa, đây là thông đạt thật tướng các pháp. Vì các pháp chỉ có danh tướng giả lập thế nên bồ-tát có thể tự mình tăng tiến và cũng có thể làm cho người khác tăng tiến đối với các pháp lành. Lại biết đúng như thật tướng của sắc v.v…, sự sinh diệt của sắc, chân như của sắc. Đây là vì học được ba môn giải thoát nên có thể học được tất cả pháp. Lại muốn học pháp giới thì phải nên học nơi tất cả pháp, biết tất cả pháp tức là chân pháp giới, quá khứ, hiện tại, vị lai thường không sai biệt.
PHẨM THỨ 78: THẬT TẾ
Phật đáp Thiện Hiện: Bồ-tát chỉ lấy thật tế làm lượng thực hành bát-nhã thâm diệu, do năng lực của phương tiện thiện xảo mà an trụ hữu tình khiến cho họ bố thí v.v… mà chẳng chấp trước. Quán bản tính không đều vô sở đắc, vì vượt qua chấp trước hữu tình tưởng và pháp tưởng mà tu hành đạo tướng trí, đắc dạo tam thừa tiến tới chứng Vô thượng bồ-đề, Phật nhãn thường không đoạn dứt.
PHẨM THỨ 79: VÔ KHUYẾT
Phật đáp Thiện Hiện: Bồ-tát đầy đủ phương tiện thiện xảo thù thắng tu hành bố thí v.v…mà chẳng chấp bố thí v.v… cũng chẳng lìa bỏ bố thí v.v… tu bồ-đề đạo.

Kế đến, Đức Phật đáp Xá-lợi Tử: Chẳng hòa hợp tất cả pháp, chẳng li tán tất cả pháp, vì các pháp đều vô tự tính có thể hợp, có thể li nên biết rõ đúng như thật tính của tất cả pháp đều chẳng thể thủ đắc, được không chướng ngại đối với tất cả pháp, an trụ vào hai đế (chân, tục) tuyên thuyết chính pháp như đem thức ăn huyễn hóa bố thí cho người huyễn hóa.

Đức Phật lại đáp Thiện Hiện: Thực hành bố thí v.v…và đạo đại bồ-đề thì đều có thể thành thục hữu tình.
PHẨM THỨ 80: ĐẠO SĨ
Phật bảo Thiện Hiện: Tất cả pháp đều là đạo bồ-tát, nếu chẳng học tất cả pháp thì chắc chắn không thể đắc trí nhất thiết trí, xét kĩ các pháp đều rốt ráo không, chẳng nên chấp trước mà phải học tất cả pháp một cách không biết mệt mỏi. Quán tâm hành sai biệt của tất cả hữu tình, biết rõ đó chỉ là sự vận hành của chấp trước hư vọng và dung phương tiện thiện xảo dạy họ xa lìa chấp trước, tu các hạnh lành, nhưng đừng ỷ lại vào đây để sinh kiêu mạn. phóng túng.

Kế đến, Đúc Phật dạy: Thanh tịnh ba nghiệp thô trọng của mình và người thì mới có thể thanh tịnh cõi nước Phật.


PHẨM THỨ 81: CHÍNH ĐỊNH
Phật đáp Thiện Hiện: Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến thân sau cùng đều trụ chính định tụ của bồ-tát.

Kế đến Đức Phật giải nghi về bản sinh của Như Lai. Kế nói, tất cả pháp lành đều là tư lương của bố-đề.


PHẨM THỨ 82: PHẬT PHÁP
Phật đáp Thiện Hiện: Ngay pháp bồ-tát cũng tức là pháp Phật, giai vị tuy có khác, nhưng pháp tính không khác.
PHẨM THỨ 83: VÔ SỰ
Phật đáp Thiện Hiện: Trong pháp vô tính không có nghiệp, không có quả, cũng không có tác dụng, kẻ ngu không hiểu, điên đảo tạo nghiệp, thụ thân trong ba cõi. Ta vì cứu vớt họ nên lập bày thánh pháp và tì-nại-da, phân chia các giai vị sai biệt, nói các thí dụ như mộng, như bóng trong gương, như tiếng vang, như sóng nắng, như trăng đáy nước, như huyễn, như biến hóa, như thành tầm hương.
PHẨM THỨ 84: THẬT THUYẾT
Phật đáp Thiện Hiện: Ta nói tính bình đẳng của tất cả pháp là pháp thanh tịnh. Bồ-tát biết tất cả pháp chẳng thể chấp thủ rồi, vì lợi ích cho các hữu tình nên cầu chứng bồ-đề, chẳng vì bản thân, chẳng vì việc gì khác, cho đến tùy thuận thế tục mà nói đắc bồ-đề. Nếu chấp có hai thì chẳng thể đắc quả, cũng không có hiện quán. Người chấp không hai cũng lại như vậy. Tính bình đẳng của pháp chẳng phải do Phật làm ra vì không khác với Phật. Lại nữa, tính bình đẳng của pháp chẳng phải tức tất cả, chẳng phải li tất cả, gọi là thắng nghĩa. Bồ-tát thực hành bát-nhã thâm diệu bất động thắng nghĩa mà thực hành hạnh bồ-tát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi nước Phật, chứng đắc bồ-đề, thuyết pháp độ chúng sinh.
PHẨM THỨ 85: KHÔNG TÍNH
Phật đáp Thiện Hiện: Nếu có hữu tình tự biết các pháp đều bản tính không thì Phật, bồ-tát chẳng hiện thần thông làm việc hi hữu. Lại tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, không có pháp nào chẳng phải là huyễn hóa. Nhưng có Thanh văn huyễn hóa, có Độc giác huyễn hóa, có Bồ-tát huyễn hóa, có Như Lai huyễn hóa, có phiền não huyễn hóa, có các nghiệp huyễn hóa cho đến pháp chẳng phải thật có, gọi là niết-bàn. Thế nên có thể nói niết-bàn chẳng phải là huyễn hóa. Lại, tất cả pháp, trước đã chẳng phải có, sau cũng chẳng phải không, tự tính thường không, chẳng nên kinh sợ.

(Từ đây trở lên, tổng cộng 78 quyển, có xê xích với các phẩm trong phần thứ nhất, văn lược nghĩa đồng, nhưng không có hai phẩm Thường Đề và Pháp Dũng).


PHẦN THỨ BA
PHẨM THỨ 1: DUYÊN KHỞI
Phật trụ tại núi Thứu cùng với năm ức bí-sô v.v…, chúng khác thì đồng với hai phần đầu và văn lược bớt chín phương.
PHẨM THỨ 2: XÁ-LỢI TỬ
Đồng với phẩm Hiện Học đến phẩm Hiện Thiệt Tướng ở phần thứ nhất, nhưng văn hơi sơ lược hơn phần thứ hai.

PHẨM THỨ 3: THIỆN HIỆN


Đồng với phẩm Giáo Giới Giáo Thụ đến phẩm Tịnh Đạo.
PHẨM THỨ 4: THIÊN ĐẾ
Đồng với phẩm Thiên Đế đến phẩm Thán Chúng Đức của phần thứ nhất.
PHẨM THỨ 5: HIỆN TỐT-ĐỔ-BA
Đồng với phẩm Nhiếp Thụ của phần thứ nhất.
PHẨM THỨ SÁU: XƯNG DƯƠNG CÔNG ĐỨC
PHẨM THỨ 7: PHẬT THIẾT-LỢI-LA1
PHẨM THỨ 8: PHƯỚC TỤ
PHẨM THỨ 9: TÙY HỈ HỒI HƯỚNG
PHẨM THỨ 10: ĐỊA NGỤC
PHẨM THỨ 11: THÁN TỊNH
PHẨM THỨ 12: TÁN ĐỨC
PHẨM THỨ 13: ĐÀ-LA-NI
PHẨM THỨ 14: MA SỰ
PHẨM THỨ 15: HIỆN THẾ GIAN
Đồng với phẩm Phật Mẫu của phần thứ nhất
PHẨM THỨ 16: BẤT TƯ NGHỊ ĐẲNG
PHẨM THỨ 17: THÍ DỤ
Đồng với các phẩm Biện Sự v.v… của phần thứ nhất.
PHẨM THỨ 18: THIỆN HỮU
PHẨM THỨ 19: CHÂN NHƯ
PHẨM THỨ 20: BẤT THOÁI TƯỚNG
PHẨM THỨ 21: KHÔNG TƯỚNG
PHẨM THỨ 22: CĂNG-GIÀ THIÊN
PHẨM THỨ 23: XẢO TIỆN
PHẨM THỨ 24: HỌC THỜI
PHẨM THỨ 25: KIỀN BẤT ĐỘNG
Tức là các phẩm Nguyện Dụ v.v… của phần thứ nhất.
PHẨM THỨ 26: PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO
Tức là các phẩm Vô Tận v.v… của phần thứ nhất.
PHẨM THỨ 27: HUỆ ĐÁO BỈ NGẠN
PHẨM THỨ 28: DIỆU TƯỚNG
PHẨM THỨ 29: THÍ ĐẲNG
PHẨM THỨ 30: PHẬT QUỐC
PHẨM THỨ 31: TUYÊN HÓA
(Tổng cộng 59 quyển, có xê xích với phần thứ hai, cũng không có hai phẩm Thường Đề và Pháp Dũng).
PHẦN THỨ TƯ
PHẨM THỨ 1: DIỆU HẠNH
Tức là phẩm Thiện Hiện Giáo Giới v.v…
PHẨM THỨ 2: THIÊN ĐẾ
PHẨM THỨ 3: CÚNG DƯỜNG TỐT-ĐỔ-BA
PHẨM THỨ 4: XƯNG DƯƠNG CÔNG ĐỨC
PHẨM THỨ 5: PHƯỚC MÔN
PHẨM THỨ 6: TÙY HỈ HỒI HƯỚNG
PHẨM THỨ 7: ĐỊA NGỤC
PHẨM THỨ 8: THANH TỊNH
PHẨM THỨ 9: TÁN THÁN
PHẨM THỨ 10: TỔNG TRÌ
PHẨM THỨ 11: MA SỰ
PHẨM THỨ 12: HIỆN THẾ GIAN
PHẨM THỨ 13: BẤT TƯ NGHỊ ĐẲNG
PHẨM THỨ 14: THÍ DỤ
PHẨM THỨ 15: THIÊN TÁN
PHẨM THỨ 16: CHÂN NHƯ
PHẨM THỨ 17: BẤT THOÁI TƯỚNG
PHẨM THỨ 18: KHÔNG TƯỚNG
PHẨM THỨ 19: THÂM CÔNG ĐỨC

Nói về nghĩa của chiêm bao và tỉnh thức, so với ba phần trước càng tỏ tường hơn.


PHẨM THỨ 20: CĂNG-GIÀ THIÊN
PHẨM THỨ 21: GIÁC MA SỰ
PHẨM THỨ 22: THIỆN HỮU
PHẨM THỨ 23: THIÊN CHỦ
PHẨM THỨ 24: TẠP VÔ DỊ
PHẨM THỨ 25: TẤN TỐC
PHẨM THỨ 26: HUYỄN DỤ
PHẨM THỨ 27: KIÊN CỐ
PHẨM THỨ 28: TÁN HOA
PHẨM THỨ 29: TÙY THUẬN

(Tổng cộng 18 quyển, văn trong phẩm Tùy Thuận chẳng đồng với phần một, phần hai, phần ba).


PHẦN THỨ NĂM
PHẨM THỨ 1: THIỆN HIỆN
PHẨM THỨ 2: THIÊN ĐẾ
PHẨM THỨ 3: TỐT-ĐỔ-BA
PHẨM THỨ 4: THẦN CHÚ
PHẨM THỨ 5: THIẾT-LỢI-LA
PHẨM THỨ 6: KINH ĐIỂN
PHẨM THỨ 7: HỒI HƯỚNG
PHẨM THỨ 8: ĐỊA NGỤC
PHẨM THỨ 9: THANH TỊNH
PHẨM THỨ 10: BẤT TƯ NGHỊ
PHẨM THỨ 11: MA SỰ
PHẨM THỨ 12: CHÂN NHƯ
PHẨM THỨ 13: THẬM THÂM
PHẨM THỨ 14: THUYỀN ĐẲNG DỤ
PHẨM THỨ 15: NHƯ LAI
PHẨM THỨ 16: BẤT THOÁI
PHẨM THỨ 17: THAM HẠNH
PHẨM THỨ 18: TỈ MUỘI
PHẨM THỨ 19: MỘNG HẠNH
PHẨM THỨ 20: THẮNG Ý LẠC
PHẨM THỨ 21: TU HỌC
PHẨM THỨ 22: CĂN TÀI
PHẨM THỨ 23: PHÓ CHÚC
PHẨM THỨ 24: KIẾN BẤT ĐỘNG PHẬT
(Tổng cộng 10 quyển, càng sơ lược hơn so với phần thứ tư)
PHẦN THỨ SÁU
PHẨM THỨ 1: DUYÊN KHỞI
Phật trụ tại núi Thứu cùng với bốn vạn hai nghìn bí-sô, bảy vạn hai nghìn bồ-tát và chúng trời, rồng, quỷ thần. Mặt của Đức Phật phóng ánh sang chiếu vô biên thế giới rồi quay về mặt Phật. Bồ-tát Li Chướng ở chỗ Phật Phổ Quang tại phương đông, bồ-tát Nhật Tạng ở chỗ Phật Nhật Quang tại phương nam, bồ-tát Công Đức Tạng ở chỗ Phật Công Đức Quang Minh tại phương tây, bồ-tát Quảng Văn ở chỗ Phật Tự Tại Vương tại phương bắc, bồ-tát Bất Thoái Chuyển ở chỗ Phật Cam Lộ Vương ở phương đông nam, bồ-tát Đại Huệ ở chỗ Phật Trí Cự tại phương tây nam, bồ-tát Công Đức Tụ ở chỗ Phật Diệu Âm Vương tại phương tây bắc, bồ-tát Thường Hỉ ở chỗ Phật Trí Thượng tại phương đông bắc, bồ-tát Bảo Tràng ở chỗ Phật Kim Cương Tướng tại phương trên, bồ-tát Bảo Tín ở chỗ Phật Kim Cương Bảo Trang Nghiêm đều đền tham dự pháp hội.
PHẨM THỨ 2: THÔNG ĐẠT
Thiên vương Tối Thắng thưa hỏi: Bồ-tát tu học một pháp nào mà thông đạt được tất cả pháp?

Đức Phật đáp: Bồ-tát do tu học bát-nhã mà thông đạt được mười ba-la-mật.


PHẨM THỨ 3:
Phật đáp Tối Thắng: Như tướng của địa, thủy, hỏa, phong, không v.v…, bát-nhã thâm diệu cũng như vậy.
PHẨM THỨ 4: PHÁP GIỚI
Phật đáp Tối Thắng: Bồ-tát học bát-nhã thâm diệu, nhờ có diệu huệ nên thong đạt pháp giới tức là tính chẳng hư vọng, tính chẳng biến dị. Chân như của các pháp chỉ có thể dùng trí để biết, chẳng phải ngôn ngữ có thể nói.

Bấy giờ, đại thiên chấn động, bồ-tát cởi y trài tòa, chư thiên rải hoa, tấu nhạc, rồng tuôn mưa thơm, các Đức Phật trong mười phương phóng hào quang giữa chặng mày chiếu khắp cõi nước này rồi quay về đảnh Phật, chúng hội được lợi ích.

Tối Thắng lại hỏi: Bat-nhã thâm diệu đã bặt dứt ngữ ngôn, lìa các văn tự, tại sao bồ-tát vì các hữu tình thuyết pháp, tùy thuận pháp tướng thâm diệu, chẳng trái thế tục?

Phật đáp: Vì đầy đủ sức đại phương tiện thiện xảo, đó là từ, bi, hỉ,xả.

Lại hỏi: Tại sao vì độ hữu tình mà thị hiện các tướng?

Phật đáp: Tướng chẳng thể thủ đắc, chỉ do sức phương tiện thiện xảo mà thị hiện các thứ tướng để giáo hóa hữu tình như nhập thai cho đến niết-bàn.


PHẨM THỨ 5: NIỆM TRỤ
Phật đáp Tối Thắng: Bồ-tát hành bát-nhã thâm diệu, tâm chính không loạn, khéo tu bốn niệm trụ thân, thụ, tâm, pháp và nói tướng đại uy thần công đức Như Lai.
PHẨM THỨ 6: PHÁP TÍNH
Phật đáp Tối Thắng: Pháp tính Như Lai chẳng thể nghĩ bàn như bảo châu vô giá rơi vào trong bùn nhơ, vẫn không bị nhiễm ô, dựa vào pháp tính này tu tập căn lành đầy đủ phương tiện đại bi nguyện lực, chẳng bỏ hữu tình, xa lìa tất cả hư vọng phân biệt, tâm được thanh tịnh sâu như biển cả. Trong mỗi mỗi hạnh, vì đủ các hạnh nên sinh vào cõi Phật thanh tịnh, chẳng bị vào thai nhơ bẩn. Bấy giờ, các vị bồ tát thị hiện thiên thần ở trong hư không khen ngợi, đồng thời hiện tướng tịnh độ cho thiên tử Đức Quang thấy.
PHẨM THỨ 7: BÌNH ĐẲNG
Phật đáp Tối Thắng về nghĩa pháp tính bình đẳng, đồng thời thụ kí cho thiên vương Tối Thắng.
PHẨM THỨ 8: HIỆN TƯỚNG
Xá-lợi Tử hỏi về việc Phật thị hiện khổ hạnh lúc trước. Tối Thắng đáp.
PHẨM THỨ 9: VÔ SỞ ĐẮC
Bồ-tát Thiện Tư hỏi Tối Thắng có được Phật thụ kí chăng?

Tối Thắng đáp: Tôi tuy được Phật thụ kí, nhưng vẫn như mộng.

Hai vị còn hỏi đáp nhiều lớp để cho mọi người được lợi ích.

Tối Thắng hỏi Phật: Tại sao người chưa phát tâm liền có thể phát tâm, thảy đều thành tựu, được bất thoái chuyển.

Phật đáp: Vì ý thuần tịnh phát bồ-đề tâm, thân cận hiền thánh, thích nghe chính pháp, xa lìa xan tham, tật đố, chính tín nghiệp quả, dù mất thân này cũng không bao giờ làm ác.

Cho đến Phật vì phá bốn kiến chấp điên đảo cho hữu tình mà nói bốn pháp vô thường, khổ, vô ngã, niết-bàn tịch tịnh.

Kế đến Đức Phật nói thần chú.
PHẨM THỨ 10: CHỨNG KHUYẾN
Phật vì Tối Thắng nói: Về thời quá khứ, có vị Chuyển luân vương cai trị thế gian hỏi Đức Phật Công Đức Bảo Vương về chính pháp thâm diệu và thành Phật Nhiên Đăng. Đức vua ấy có một nghin người con tức là một nghìn vị Phật ở kiếp Hiền.

Tối Thắng lại hỏi Phật: Tu hành như thế nào chóng thành đại đạo?

Phật đáp: Tu trọn vẹn tất cả các pháp lành.

Lại hỏi: Hiện hình tướng như thế nào?

Phật đáp: Như gương tùy đối tượng mà hiện bóng. Lại nữa, bát-nhã giống như hư không, không có một pháp có thể lấy làm thí dụ.
PHẨM THỨ 11: HIỂN CÔNG ĐỨC
Phật đáp Mạn-thù-thất-lị: Bồ-tát Tinh Tấn Lực thời Phật quá khứ Đa Văn tức là Thiên vương Tối Thắng hiện nay.

Đức Phật còn đáp các câu hỏi: Làm thế nào để hộ trì chính pháp? Làm thế nào để điều phục tâm? v.v…


PHẨM THỨ 12: HIỆN HÓA
Tối Thắng đáp câu hỏi của Thiện Tư: Hóa thân của Phật lại có thể hóa làm vô lượng Hóa Phật do vì nguyện lực xưa kia thanh tịnh. Và đáp câu hỏi về hộ trì chính pháp. Lại có thiên tử Hiền Đức hỏi đáp với ngài.
PHẨM THỨ 13: ĐÀ-LA-NI
Mạn-thù-thất-lị và bồ-tát Tịch Tĩnh Huệ cùng nhau nói về công đức các pháp chẳng nhập đà-la-ni; lúc đó đại thiên chấn động, trởi mưa diệu hoa. Bồ-tát Bảo Công Đức có đại biện tài thời Dức Phật quá khứ Bảo Nguyệt tức là Tịch Tĩnh Huệ ngày nay.
PHẨM THỨ 14: KHUYẾN GIỚI
Phật đáp Mạn-thù-thất-lị bắng cách nói đầy đủ về người tín thụ thì được nhiều phước, còn nếu hủy bang thì bị tội.
PHẨM THỨ 15: NHỊ HẠNH
Phật nói với Mạn-thù-thất-lị về hai thứ bát-nhã tự hành và hóa tha và nói về năm việc chẳng thể nghĩ bàn, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo.
PHẨM THỨ 16: TÁN THÁN
Mạn-thù-thất-lị, thiên tử Diệu Sắc, thiên tử Thiện Danh, Đại Phạm thiên vương, mỗi vị đều dung kệ tụng tán thán bát-nhã, Phật ấn khả họ sẽ thành tựu.
PHẨM THỨ 17: PHÓ CHÚC
Đức Phật đem mười pháp phó chúc A-nan: 1. Biên chép, 2. Cúng dường, 3. Bố thí cho người khác, 4. Lắng nghe, 5. Đọc tụng, 6. Thụ trì, 7. Giáng nói, 8. Phúng tụng, 9. Tư duy, 10. Tu tập.

Đức Phật nói cho thiên vương Trì Kế nghe về Đức Phật ngợi khen ba việc không gì sánh bằng, đó là: 1.Phát tâm bồ-đề, 2. Hộ trì chính pháp, 3. Tu hành đúng như lời Phật dạy. (Quyển 8)


PHẦN THỨ BẢY:

MẠN-THÙ-THẤT-LỊ


Phật tại Cấp Cô Độc Viên cùng trăm nghìn bí-sô, mười nghìn chúng bồ-tát. Vào buổi sáng sớm, Mạn-thù-thất-lị đến chỗ Như Lai, đứng ở ngoài cửa, các ngài Xá-lợi Tử v.v… cũng vậy. Phật bước ra trải tòa ngồi kết già. Mạn-thù đáp Phật: Vì muốn lợi lạc cho các hữu tình nên dung tướng chân như quán Như Lai.

Kế đó, Mạn-thù đối đáp qua lại với ngài Xá-lợi Tử, lại đáp Phật phát minh bát-nhã thâm diệu, quán tất cả pháp đều là Phật pháp. Bấy giờ, Xá-lợi Tử, bồ-tát Từ Thị, Mạn-thù-thất-lị, Vô Duyên Lự nữ đều khen ngợi người nghe nói bát-nhã mà không rụt rè, không kinh sợ là người đã trụ giai vị bất thoái chuyển. Đức Phật ấn khả cho họ.

Mạn-thù-thất-lị hỏi đáp qua lại với ngài Xá-lợi Tử hiển bày chân pháp giới bình đẳng.

Mạn-thù-thất-lị hỏi đáp với Phật về tướng phước điền chẳng thể nghĩ bàn. Đại dịa chấn động, chúng hội đều được lợi ích. Kế đến nói người mới học định bất tư nghị giống như người mới học bắn, phải tập luyện lâu ngày mới thành thục, không cần phải tác ý.

Ngài Đại Ca-diếp hỏi: Về đời vị lai, ai có thể tin hiểu tu học pháp này. Phật đáp đầy đủ.

Kế đó, Đức Phật nói với Mạn-thù-thất-lị về tam-ma-địa Nhất Tướng Trang Nghiêm nghĩa là pháp giới bất động, niệm một Như Lai tức là quán khắp các Đức Phật trong ba đời, cho đến Phật hiện thần lực, hộ trì bát-nhã khiến trụ lâu dài ở thế gian để lợi ích hữu tình.

(Hai quyển, đồng với hội thứ 46 của kinh Đại Bảo Tích).
PHẦN THỨ TÁM:

NA-GIÀ-THẤT LỊ


Phật tại vườn Cấp Cô Độc, vào buổi sáng sớm, bồ-tát Diệu Cát Tường đắp y cầm bát đi thong thả vào thành Xá-vệ, bồ-tát Long Cát Tường gặp ngài rồi hỏi đáp với nhau. Bồ-tát Vô Năng Thắng đến ngợi khen. Bồ-tát Diệu Cát Tường đáp: Tất cả pháp chẳng phải thật đề như tiếng dội trong hang. Bồ-tát Long Cát Tường lại hỏi đáp và vâng theo lời giáo huấn mà nhập định hải dụ. Dù đại thiên chấn động cũng không thể làm bồ-tát Thệin Tư xuất định, nhưng sau đó ngài từ định dậy, trời mưa các thứ hương hoa, ngài hướng về Đức Phật qui mạng, Diệu Cát Tường nói pháp pháp thưc vô thượng chon ngài nghe.

Thiện Hiện đến hỏi: Đang đàm luận gì thế? Diệu Cát Tường cho rằng pháp nào gọi là đại sĩ, như tiếng vang thì đâu có gì để đàm luận. Thiện Hiện nhập tam-ma-địa Vô Sở Đắc, xuất định ngài hướng về Phật qui y. Diệu Cát Tường lại nói các pháp như huyễn, mộng v.v… Thiện Hiện lại nhập diệt tận định. Xá-lợi Tử đến vấn đáp, Thiện Hiện xuất định. Diệu Cát Tường nói cho hai vị ấy nghe về thức ăn vi diệu hiếm có. Thiện Hiện và Xa-lợi Tử đều cùng nhập diệt tận định, rồi từ định dậy, mổi vị đi vào thành Xá-vệ. Thiện Hiện hóa thành một cô gái. Diệu Cát Tường cùng các chúng bồ-tát thanh văn dung cơm xong, đều đi đến chỗ Phật, bạch Thế Tôn sự việc kể trên. Đức Phật ngợi khen và ấn khả.

Diệu Cát Tường thưa: Cô gái kia đã đoạn ngã kiến, tức phi ngã kiến, vì thế Như Lai nói là ngã kiến cho đến pháp tưởng tức là phi pháp tưởng, vì thế Như Lai nói là pháp tưởng.

Kế đến khen trì bốn câu kệ được phước rất nhiều.

Thế Tôn nói kệ:

Như tinh, ế, đăng, huyền

Lộ, bào, mộng, điển, vân

Ư nhất thiết hữu vi

Ưng tác như thị quán.

(quyển 1)

PHẦN THỨ CHÍN:

NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG


Đồng bản với phần lưu thông của Kim Cương Bát-nhã. Bài kệ:

Chư hòa hợp sở vi

Như tinh, ế, đăng, huyễn

Lộ, bạc, mộng, điể, vân

Ưng tác như thị quán.

(quyển 1)


PHẦN THỨ MƯỜI:

BÁT-NHÃ LÍ THÚ


Đức Phật trụ nơi cung thiên vương Tha Hóa Tự Tại cùng với tám trăm vạn đại bồ-tát, Phật nói cho các vị bồ-tát nghe về pháp môn Nhất Thiết Đức Thậm Thâm Vi Diệu Bát-nhã LÍ Thú Thanh Tịnh. Pháp môn này tức là cú nghĩa của bồ-tát, cú nghĩa lí cực diệu lạc thanh tịnh, cú nghĩa chư kiến vĩnh tịch thanh tịnh cho đến tất cả pháp hữu kí-vô kí. Cú nghĩa pháp hữu lậu-vô lậu, pháp hữu vi-vô vi, pháp thế gian-xuất thế gian, không tịch thanh tịnh là cú nghĩa của bồ-tát.

Lại y cứ vào tướng của Biến Chiếu Như Lai mà nói pháp môn Tịch Tịnh Pháp Tính Bát-nhã Lí Thú Hiện Đẳng Giác.

Lại y cứ vào tướng của Thích-ca-mâu-ni Như Lai điều phục tất cả pháp ác mà nói pháp môn Điều Phục Chúng Ác Bát-nhã Lí Thú Phổ Thắng.

Lại y cứ vào tướng của Tính Tịnh Như Lai mà nói pháp môn Bình Đẳng Trí Ấn Bát-nhã Lí Thú Thanh Tịnh.

Lại y cứ vào tướng của Nhất Thiết Tam Giới Thắng Chủ Như Lai mà nói pháp môn Quán Đảnh Pháp Môn Bát-nhã Lí Thú Trí Tạng.

Lại y cứ vào tướng của Nhất Thiết Như Lai Trí Ấn Trì Nhất Thiết Phật Bí Mật Pháp Môn Như Lai mà nói pháp môn Như Lai Trí Ấn Bát-nhã Lí Thú Kim Cương.

Lại y cứ vào tướng của Nhất Thiết Vô Hí Luận Pháp Như Lai mà nói pháp môn Li Hí Luận Bát-nhã Lí Thú Luân Tự.

Lại y cứ vào tướng của Nhất Thiết Như Lai Luân Nhiếp Như Lai mà nói pháp môn Nhập Quảng Đại Luân Bát-nhã Lí Thú Bình Đẳng Tính.

Lại y cứ vào tướng của Nhất Thiết Quảng Thụ Cúng Dường Chân Tịnh Khí Điền Như Lai mà nói pháp môn Chân Tịnh Cúng Dường Thậm Thâm Lí Thú Vô Thượng.

Lại y cứ vào tướng của Nhất Thiết Năng Thiện Điều Phục Như Lai mà nói pháp môn Năng Thiện Điều Phục Thậm Thâm Lí Thú Trí Tạng.

Lại y cứ vào tướng của Nhất Thiết Năng Thiện Kiến Lập Tính Bình Đẳng Pháp Như Lai mà nói pháp môn Tính Bình Đẳng Tính Thậm Thâm Lí Thú Tối Thắng.

Lại y cứ vào tướng của Nhất Thiết Trụ Trì Tạng Pháp Như Lai mà nói pháp môn Hữu Tình Trụ Trì Thậm Thâm Lí Thú Thắng Tạng.

Lại y cứ vào tướng của Cứu Cánh Vô Biên Tế Như Lai mà nói pháp môn Vô Biên Vô Tế Cứu Cánh Lí Thú Kim Cương.

Lại y cứ vào tướng của Biến Chiếu Như Lai mà nói ba thần chú, mỗi một thần chú bảo Kim Cương Thủ thụ trì công đức.

(Một quyển, đồng với Mật bộ Thật Tướng Bát-nhã, nhưng thần chú chẳng đồng).
PHẦN THỨ MƯỜI MỘT:

BỐ THÍ BA-LA-MẬT-ĐA


Phật tại vườn Cấp Cô Độc cùng một nghìn hai trăm vị bí-sô câu hội, Đức Phật nhiều lần khuyên bảo ngài Xá-lợi Tử tuyên thuyết bố thí ba-la-mật cho các bồ-tát nghe.

Xá-lợi Tử nói: Phải duyên theo trí nhất thiết trí, lấy đại bi làm hàng đầu để tu hạnh bố thí thì có thể nhiếp thụ trí nhất thiết trí mau chứng Vô thượng bồ-đề, đâu nên dung tâm vô kí mà hành bố thí, hoặc không hành bố thí, hoặc hành bố thí mà tâm không hồi hương vô thương bồ-đề.



tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương