Đại sư Ngẫu Ích toát yếu kinh



tải về 1.17 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#30362
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
Đáp câu hỏi: “Nhờ đâu nên biết phát tâm hướng đến Đại thừa?” Nói hàng Sơ địa tu tập mười nghiệp thù thắng…

PHẨM THỨ 19: XUẤT TRỤ


Đáp câu hỏi: “Từ đâu thoát ra và đến đâu trụ?” Từ ba cõi thoát ra đến trụ trong trí nhất thiết trí, nhưng vì lấy “không hai” làm phương tiện nên không có thoát ra, không có an trụ.

Đáp câu hỏi: Thừa nào xuất ly? Vô thừa là Đại thừa xuất ly vì hoặc sở, hoặc năng, hoặc thời gian, hoặc không gian đều không thể thủ đắc.

Bồ-tát tu hành Bát-nhã tuy quán các pháp đều vô sở hữu vì rốt ráo thanh tịnh. Vô thừa là Đại thừa để ra khỏi chỗ trụ. Vậy vô sở đắc làm phương tiện thừa Đại thừa, từ trong sin tử thoát ra đến trụ trong trí nhất thiết trí, làm lợi lạc cho hữu tình tận đến đời vị lai.

PHẨM THỨ 20: SIÊU THẮNG


Thiện Hiện ngợi khen Đại thừa siêu thắng, Phật nói rộng về nghĩa Đại thừa.

PHẨM THỨ 21: VÔ SỞ HỮU


Phật nói: Đại thừa đồng với hư không có khả năng nhận chứa tất cả, nhưng nó không đến không đi, không trụ để có thể thấy, ba thời gian đều không thể nắm bắt, ba thời gian bình đẳng, vượt ra ba thời gian, cho nên gọi là Đại thừa. Lúc Bồ-tát tu hành Bát-nhã trụ ở trong tính bình đẳng của ba thời gian này, siêng năng tu học Nhất thiết tướng trí, vì không chấp trước nên chóng được viên mãn.

PHẨM THỨ 22: TÙY THUẬN


Mãn Từ Tử hỏi: Như Lai bảo Thiện Hiện thuyết Bát-nhã, nay tại sao lại nói Đại thừa?

Phật dạy: Bát-nhã và Đại thừa tuy có hai tên nhưng nghĩa không khác.

PHẨM THỨ 23: VÔ BIÊN TẾ
Thiện Hiện nói: Tam tế, Bồ-tát đều chẳng thể thủ đắc vì tất cả pháp vô biên tế, Bồ-tát cũng vô biên tế. “Tức” tất cả pháp, “ly” tất cả pháp, Bồ-tát chẳng thể thủ đắc. Các pháp rốt ráo bất sinh, chỉ có giả danh, không có tự tính.

Xá-lợi Tử hỏi lại từng vấn đề, Thiện Hiện đều giải đáp.

Kế đến, Phật dạy: Bồ-tát tu hành Bát-nhã quán sát các pháp vô thụ, vô thủ, vô trụ, vô trước, cũng không thành lập là Ngã, vì chẳng thấy tất cả pháp, vì tất cả pháp tính không, vì vô sinh diệt. Tất cả pháp bất sinh bất diệt tức chẳng phải tất cả pháp. Vì tất cả pháp không hai không khác với bất sinh bất diệt. Bất sinh bất diệt với pháp chẳng phải một chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải riêng biệt, tất cả pháp nhập vào pháp không hai.

PHẨM THỨ 24: VIỄN LY


Xá-lợi Tử hỏi: Thế nào là Bồ-tát? Thế nào là Bát-nhã? Thế nào là quán sát các pháp?

Thiện Hiện đáp: Người siêng cầu Bồ-đề, lợi lạc hữu tình, được gọi là Bồ-tát. Giác ngộ đầy đủ như thật biết hết tất cả pháp tướng mà không hề chấp trước thì được gọi là ma-ha-tát. Có diệu huệ thù thắng, xa hữu sở ly, xa hữu sở đáo thì được gọi là Bát-nhã. Quán tất cả pháp chẳng phải thường, vô thường… được gọi là quán sát các pháp.

Thiện Hiện bạch Phật: Bồ-tát thấy tất cả pháp vô sinh vì rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Phất nói: Sáu đường thụ sinh lẽ ra không có sai biệt, ba thừa chẳng nên đắc quả.

Thiện Hiện đáp: Chẳng phải trong thắng nghĩa có ba thừa, sáu đường thụ sinh…

Kế đó Thiện Hiện nói về:



  • Các pháp bất sinh đều vô sở y.

  • Phải nên tịnh Bồ-đề đạo, có hai loại sáu độ thế gian và xuất thế gian.

  • Do Bát-nhã mà thành tựu được kho công đức lớn.

  • Bát-nhã là mẹ của các pháp lành, hàng tam thừa từ Bát-nhã sinh.

Xá-lợi Tử hỏi: Nếu Bồ-tát trụ Bát-nhã luôn luôn không lìa bỏ, thành tựu đại bi tương ưng tác ý thì tất cả hữu tình lẽ ra cũng phải thành Bồ-tát, vì tất cả hữu tình cũng trụ như thế, cũng tác ý như thế. Thường chẳng lìa bỏ Bát-nhã thì Bồ-tát và hữu tình lẽ ra không sai khác.

Thiện Hiện đáp: Hay thay! Ngài đã biết đúng ý của tôi nói, dù dường như gạn hỏi tôi, nhưng thật ra bổ sung đầy đủ cho ý của tôi. Vì sao? Vì hữu tình chẳng phải có, không thật, vô tính, viễn ly, tịch tịnh, vô giác. Phải nên biết trụ như thế và tác ý như thế cũng chẳng phải có, cho đến vô giác tri. Nói rộng ra, tất cả các pháp cũng đều như vậy. Vì lý do này, Bồ-tát thường chẳng lìa bỏ việc trụ như vậy và tác ý như vậy. Bồ-tát cùng các hữu tình cũng không có sai khác, vì tất cả pháp không có sai khác.

Đức Phật ngợi khen và ấn chứng điều đó, thế giới ba nghìn chấn động, đức Phật mỉm cười vì sự lợi lạc hữu tình.

PHẨM THỨ 25: ĐẾ THÍCH


Chư Thiên đến tụ hội, Phật phóng hào quang rực rỡ.

Đế Thích hỏi: Bát-nhã là gì? Phải trụ như thế nào? Học như thế nào?

Thiện Hiện trước tiên khuyên chư Thiên phát tâm, kế đến lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán niệm pháp thế gian đều vô thường, khổ…

Phật ngợi khen và ấn chứng điều đó.

Thiện Hiện bạch Phật: Vì báo ân Phật.

Kế đến Thiện Hiện nói với Đế Thích: Chẳng nên trụ tướng là chỗ nên trụ.

Xá-lợi Tử thầm nghĩ: Nếu tất cả pháp đều chẳng nên trụ thì tại sao phải nên trụ Bát-nhã?

Thiện Hiện nói: Đồng với các đức Như Lai, đối với tất cả pháp đều vô sở trụ cũng chẳng phải bất trụ, vì các pháp sắc… tướng không hai.

Thiên tử thầm nghĩ: Câu chú còn có thể hiểu rõ, còn Bát-nhã thì hoàn toàn không thể hiểu được.

Thiện Hiện nói: Tôi chưa từng nói một chữ, ngài cũng chẳng nghe thì nên hiểu cái gì! Vì như biến hóa, như chiêm bao, như âm vang, như việc huyễn, cho nên nói, nghe và hiểu đều chẳng thể thủ đắc.

Thiên tử thầm nghĩ: Càng thâm càng diệu.

Thiện Hiện nói: Sắc… chẳng phải thâm, chẳng phải diệu. Tự tính của sắc… chẳng phải thâm, chẳng phải diệu.

Thiên tử lại nghĩ: Theo lời ngài Thiện Hiện nói, chẳng thành lập sắc…

Thiện Hiện nói: Từ lúc mới phát tâm phải nên trụ không nói, không nghe, không hiểu Bát-nhã thâm diệu.

PHẨM THỨ 26: TÍN THỤ
Thiên tử thầm nghĩ: Ngài Thiện Hiện vì loài hữu tình nào? Và Ngài thích thuyết pháp gì?

Thiện Hiện nói: Muốn vì hữu tình như huyễn như mộng mà thích thuyết pháp như huyễn như mộng.

Các Thanh Văn và Bồ-tát đồng hỏi: Ai có thể tin nhận.

A-nan đáp: Vì có người có thể tin nhận.

Thiện Hiện bảo các Thiên tử: Trong pháp này, thật ra không có người tin nhận.

Xá-lợi Tử hỏi: Sao chẳng ở trong đây nói pháp ba thừa cho đến khiến cho được biện tài hay đẹp hơn hết?

Thiện Hiện đáp: Đúng như lời Ngài nói, ở trong Bát-nhã này, lấy vô sở đắc làm phương tiện nói pháp ba thừa…, do vì nội không…

PHẨM THỨ 27: RẢI HOA


Chư Thiên biến hóa ra hoa rải cúng dường Phật, Phật làm cho các bông hoa ấy hợp lại thành một cái đài bằng hoa, Thiện Hiện nghĩ là từ tâm biến hóa ra.

Đế Thích nói: Chỉ là biến hiện ra mà thôi.

Thiện Hiện nói: Đã chẳng phải pháp được sinh ra nên chẳng được gọi là hoa, cho đến tất cả pháp cũng như vậy.

Phật đáp Đế Thích: Thiện Hiện chẳng trái với giả danh của sắc… mà nói pháp tính.

Thiện Hiện nói: Bồ-tát biết tất cả pháp chỉ là giả danh rồi phải nên học Bát-nhã, chẳng học nơi sắc…, chẳng thấy có sắc… để học ở trong đó.

Xá-lợi Tử hỏi: Vì sao chẳng nhiếp thụ sắc…, cũng chẳng hoại diệt sắc… mà học Bát-nhã?

Thiện Hiện đáp: Chẳng thấy có sắc… để nhiếp thọ hay để hoại diệt, cũng chẳng thấy có chủ thể năng nhiếp thụ và hoại diệt. Hoặc năng, hoặc sở vì nội ngoại không. Vì lấy vô sở học, vô sở thành tựu làm phương tiện mà học Bát-nhã nên thành tựu được trí nhất thiết trí.

Kế đến nói các pháp đều không có nương tựa vì tùy thuận thế tục nên nói nương nhờ oai lực của Phật.

Kế đến, đáp Bồ-tát học Bát-nhã chẳng nên cầu nơi sắc, chẳng nên lìa sắc mà cầu.

Đế Thích ngợi khen Bát-nhã rộng lớn vô lượng vô biên. Thiện Hiện ấn chứng điều đó.

PHẨM THỨ 28: THỤ KÝ
Chư Thiên ba lần ca ngợi, đức Phật thuật lại việc Ngài gặp Phật Nhiên Đăng và được thụ ký.

Phật dặn dò Đế Thích hộ trì Bát-nhã.

PHẨM THỨ 29: NHIẾP THỤ
Đức Phật nói cho Đế thích nghe về công đức lợi ích thù thắng của pháp Bát-nhã này trong đời vị lai.

PHẨM THỨ 30: TỐT ĐỔ LA


Đức Phật nói người tu Bát-nhã là Đại minh chú hàng phục được tham, sân, si của mình và người khác. Công đức biên chép kinh Bát-nhã vượt hơn công đức cúng dường thiết-lợi-la (xá-lợi).

PHẨM THỨ 31: PHƯỚC SINH


Phật ấn chứng lời Đế Thích ngợi khen công đức của kinh này.

PHẨM THỨ 32: CÔNG ĐỨC


Chư Thiên và Phật đều khuyên Đế Thích thụ trì Bát-nhã.

PHẨM THỨ 33: NGOẠI ĐẠO


Ngoại đạo đến tìm khuyết điển của Phật, Đế Thích tụng niệm Bát-nhã làm cho họ rút lui, đối với ma quân cũng vậy.

PHẨM THỨ 34: CHƯ THIÊN ĐẾN


Khánh Hỷ bạch Phật: Vì sao chỉ ca tụng Bát-nhã?

Phật đáp: Bát-nhã là đứng đầu, là dẫn đường.

Đế Thích lại nói về công đức của Bát-nhã.

Phật lại nói rộng về công đức và nói chư Thiên, Long thần đến kính lễ Bát-nhã, thế nên kin này ở chỗ nào thì phải quét tước sạch sẽ, rải hương rưới nước thơm, đặt tòa báu rồi dùng hương hoa trân bảo trang nghiêm cúng dường.

PHẨM THỨ 35: THIẾT LỢI LA
Đế Thích hỏi Phật: Thà chọn lấy Bát-nhã chứ không chọn lấy Thiết-lợi-la (xá-lợi) vì thân của đức Phật đều từ Bát-nhã sinh.

PHẨM THỨ 36: KINH VĂN


Phật vì Đế Thích mà so sánh lên dần về công đức biên chép kinh Bát-nhã.

Đế Thích bạch Phật: Phải nên dùng các thứ văn nghĩa hay đẹp để diễn nói Bát-nhã cho người khác nghe.

Phật lại so sánh để hiển bày công đức của kinh này, đồng thời nói rõ về nghĩa bất đồng giữa pháp tương tự và pháp chân chính.

PHẨM THỨ 37: TÙY HỶ HỒI HƯỚNG


Bồ-tát Từ Thị và Thiện Hiện đối đáp với nhau về pháp tùy hỷ hồi hướng, chư Thiên ngợi khen.

PHẨM THỨ 38: ĐẠI SƯ


Xá-lợi Tử ngợi khen Bát-nhã.

Phật nói: Bát-nhã tức là đại sư.

Thiện Hiện cũng khen Bát-nhã là Đại ba-la-mật-đa.

PHẨM THỨ 39: ĐỊA NGỤC


Xá-lợi Tử hỏi: Người tin được Bát-nhã là người từ đâu tới cho đến tu tập đã lâu như thế nào?

Phật đáp: Từ pháp hội ở mười phương tới cho đến tin, hiểu đã từ rất lâu.

Phật lại phân biệt về tướng trạng của Bồ-tát mới tu học và Bồ-tát đã tu học từ lâu, đồng thời nói về tướng trạng của người phỉ báng Bát-nhã bị đọa vào ba đường thống khổ.

PHẨM THỨ 40: THANH TỊNH


Phật và Xá-lợi Tử nói tất cả pháp rốt ráo thanh tịnh. Pháp thanh tịnh này rất là thâm diệu.

Thiện Hiện đáp câu hỏi của Đế Thích về khởi chấp trước.

Đức Phật còn nói cho Đế Thích nghe về chấp trước vi tế.

PHẨM THỨ 41: VÔ TIÊU CHÍ


Thiện Hiện hỏi: Phải tu hành Bát-nhã như thế nào?

Phật dạy: Chẳng hành sắc… hoặc thường hoặc vô thường.

Thiện Hiện bạch Phật: Bồ-tát như vì hư không mà mặc giáp công đức.

Trong pháp hội có một vị Bí-sô thầm nghĩ: “Bát-nhã vi diệu khó lường, tuy là pháp phi hữu mà cũng phi vô”.

Phật ngợi khen và ấn chứng điều đó.

Thiện Hiện đáp Thiên Đế Thích: Nếu người muốn thủ hộ Bát-nhã thì chẳng khác gì thủ hộ hư không, mộng huyễn…

Nhờ thần lực của đức Phật, chư Thiên thấy nghìn đức Phật ở mỗi phương trong mười phương đồng thời diễn nói Bát-nhã.

Phật bảo Thiện Hiện: Lúc Bồ-tát Từ Thị chứng Bồ-đề, ngài cũng ở chỗ này tuyên thuyết Bát-nhã cho đến chư Thiên vui mừng thốt lên: “Hôm nay chúng tôi thấy chuyển pháp luân lần thứ hai”.

Phật bảo Thiện Hiện: Pháp luân này chẳng phải chuyển lần thứ nhất cũng chẳng phải chuyển lần thứ hai, vì đối với tất cả pháp chẳng bị chuyển, chẳng bị hoàn mà xuất hiện ở thế gian. Chỉ vì tự tính vô tính nên nêu ra danh ngôn nhưng chúng đều chẳng thể thủ đắc, vì thế gọi là đại ba-la-mật-đa.

PHẨM THỨ 42: BẤT KHẢ ĐẮC


Thiện Hiện ngợi khen, đức Phật tán thành.

PHẨM THỨ 43: PHƯƠNG ĐÔNG BẮC


Đế Thích nghĩ về căn lành nghe kinh.

Xá-lợi Tử ngợi khen công đức tin và hiểu.

Phật đáp câu hỏi: “Thế nào là trụ tập?” của Đế Thích.

Phật ấn chứng lời ngợi khen Bát-nhã thâm diệu của Xá-lợi Tử.

Xá-lợi Tử nói về các cảnh tượng trên đường trước khi đến kinh đô.

Phật ngợi khen và ấn chứng điều đó.

Phật ấn chứng lời ngợi khen Bát-nhã thâm diệu của Thiện Hiện.

Phật nói với Xá-lợi Phất: “Kinh Bát-nhã này từ phương Đông Nam cho đến cuối cùng thạnh hành ở phương Đông Bắc”.

PHẨM THỨ 44: MA SỰ
Phật nói cho Thiện Hiện nghe về những việc do ma gây ra trong lúc tu hành.

PHẨM THỨ 45: CHẲNG HÒA HỢP


Phật nói người học pháp và người trì pháp chẳng hòa hợp với nhau đều là ma sự và Phật nói về các việc do ác ma biến hóa ra.

PHẨM THỨ 46: PHẬT MẪU


Phật bảo Thiện Hiện: Phật xem Bát-nhã như con bảo vệ mẹ.

PHẨM THỨ 47: THỊ TƯỚNG


Chư Thiên hỏi: Bát-nhã lấy gì làm tướng?

Phật dạy: Bát-nhã lấy không, vô tướng, vô nguyện làm tướng. Dụa vào thế tục nói, chứ không dựa vào thắng nghĩa. Phải biết Bát-nhã xa lìa các tướng, chẳng nên hỏi Bát-nhã lấy gì, làm tướng, cho đến tất cả pháp tướng, Như Lai giác biết đúng như thật chúng là vô tướng, vì Bát-nhã chẳng thấy sắc…, ấy gọi là chỉ bày tướng sắc… Như Lai có thể vì chúng sinh mà hiển bày thế gian sắc… là không, chỉ bày thế gian sắc… là viễn ly, là tịch tĩnh… Do đó, Như Lai có khả năng chỉ bày thật tướng thế gian, gọi là mẹ Như Lai, sinh ra Như Lai. Lại nữa, sắc… đều chẳng thể nghĩ bàn, đều chẳng thể cân lường, không có số lượng, vô đẳng đẳng, vì chẳng thể thủ đắc.

Bấy giờ, bốn chúng được lợi ích, Bồ-tát được thụ ký.

PHẨM THỨ 48: THÀNH TỰU


Phật đáp Thiện Hiện: Bát-nhã có khả năng thành tựu sáu độ, mười tám không. Bồ-tát tin hiểu Bát-nhã từ trong loài người đến hoặc từ cõi Phật ở phương khác đến hoặc từ cung trời Đổ-sử-đa đến.

PHẨM THỨ 49: DỤ NHƯ CHIẾC THUYỀN


Phật nói cho Thiện Hiện nghe về thí dụ chiếc thuyền vượt biển bị lủng, không có chỗ đeo bám thì bị chết chìm, nếu có chỗ để đeo bám thì đến được bờ. Bồ-tát cũng vậy, nếu chẳng nương tựa Bát-nhã thì bị lui xuống hàng Nhị thừa, nếu nương tựa Bát-nhã thì chắc chắn chứng Bồ-đề và nói thêm các dụ về vượt qua đồng không mông quạnh…

PHẨM THỨ 50: SƠ NGHIỆP


Phật đáp Thiện Hiện: Bồ-tát sơ nghiệp (mới tu) cần phải gần gũi bạn lành thật sự thanh tịnh.

PHẨM THỨ 51: ĐIỀU PHỤC THAM…


Thiện Hiện hỏi Phật: Ai có thể sinh niềm tin thanh tịnh và hiểu thấu đáo được Bát-nhã? Nếu sinh tâm tin hiểu thì tính, tướng, trạng, mạo của nó như thế nào?

Phật dạy: Tâm nào cũng điều phục tham, sân, si là tính, tướng, trạng, mạo.

PHẨM THỨ 52: CHÂN NHƯ
Chư Thiên rải hoa, đảnh lễ, tán thán. Đức Phật ấn khả lời trình bày ấy. Chư Thiên còn khen Thiện Hiện tùy Như Lai sinh. Thiện Hiện đáp lại. Ba nghìn thế giới chấn động. Chư Thiên lại rải hoa. Thiện Hiện lại nói nghĩa của tướng chân như khiến chúng sinh được lợi ích. Sáu nghìn Bồ-tát thành A-la-hán. Phật bảo Xá-lợi Tử: “Đây là do không nhiếp thụ Bát-nhã, xa lìa phương tiện thiện xảo giống như con chim lớn không có cánh”.

Kế đó, chư Thiên nói: Bồ-đề rất khó tin hiểu, chứng đắc.

Thiện Hiện nói: Bồ-đề rất dễ tin hiểu, chứng đắc.

Xá-lợi Tử nói: Nếu dễ tin hiểu, chứng đắc thì chẳng nên có người lui sụt.

Thiện Hiện hỏi: Sắc… có lui sụt chăng? Chân như của sắc… có lui sụt chăng? Lìa sắc và chân như của sắc, có pháp có lui sụt chăng?

Xá-lợi Tử mỗi mỗi đều đáp: Không! Nhưng vì sao Phật nói ba thừa?

Mãn Từ Tử hỏi: Có chấp nhận có một Bồ-tát thừa chăng?

Thiện Hiện dùng nghĩa chân như hỏi lại để biện luận rồi kết luận: “Nếu Bồ-tát nghe nói các pháp là tướng chân như chẳng thể thủ đắc mà tâm không kinh sợ… thì mau chứng Bồ-đề, chắc chắn không lui sụt.

Đức Phật ngợi khen và ấn chứng điều đó.

Thiện Hiện thưa hỏi: Bồ-tát muốn mau chóng thành tựu Bồ-đề, phải trụ ở đâu? Phải trụ như thế nào?

Phật giải đáp cặn kẽ. Hai nghìn Bồ-tát đắc vô sinh nhẫn.

PHẨM THỨ 53: BẤT THOÁI CHUYỂN


Phật nói cho Thiện Hiện nghe về các hành trạng của Bồ-tát Bất thoái chuyển cho đến thường được thân, ngữ, ý thanh tịnh, ma không thể mê hoặc.

PHẨM THỨ 54: CHUYỂN BẤT CHUYỂN


Phật đáp Thiện Hiện: Bồ-tát Bất thoái chuyển đã được gọi là Bất thoái chuyển, cũng bị gọi là Thoái chuyển vì đối với sắc… tưởng có thoái chuyển. Lại nữa, Bồ-tát bất thoái chuyển phải làm bậc cao thượng, đừng làm kẻ thấp hèn, thường chẳng xa lìa tác ý niệm Phật, tác ý nghe pháp, sinh ra ở chỗ nào cũng không rời Phật, luôn luôn được nghe chính pháp.

PHẨM THỨ 55: THẬM THÂM NGHĨA


Thiện Hiện bạch Phật: Cúi xin Ngài lại vì Bồ-tát mà nói nghĩa thâm diệu để cho họ trụ ở trong đó tu bố thí…, mau chóng viên mãn.

Phật dạy: Các thứ tăng ngữ đều nói Niết-bàn là nghĩa thâm diệu cho đến sắc… cũng là thâm diệu, vì chân như của sắc… thâm diệu. Chân như của sắc… chẳng phải tức sắc…, chẳng phải ly sắc… vì thế thâm diệu.

Kế đó, Phật nói về công đức của Bồ-tát trụ đúng như pháp, học đúng như lời Phật dạy.

Kế đến, Phật nói về công đức tùy hỷ hồi hướng.

Phật còn đáp về nghĩa vô số, vô lượng, vô biên. Lại nói dựa vào vô tăng giảm, vô sở hữu, làm phương tiện tu hành Bát-nhã, do pháp môn này tập hợp với các công đức nên chứng Bồ-đề như ngọn lửa cháy trên tim đèn chẳng phải trước chẳng phải sau cũng chẳng rời trước sau.

PHẨM THỨ 56: MỘNG HÀNH


Xá-lợi Tử hỏi: Trong mộng tu hành ba tam-ma-địa này có tăng ích đối với Bát-nhã thâm diệu chăng?

Thiện Hiện đáp: Ban ngày tu hành có tăng ích thì trong mộng tu hành cũng có tăng ích.

Kế đến, hỏi đáp với Bồ-tát Di-lặc.

PHẨM THỨ 57: NGUYỆN HẠNH


Phật bảo Thiện Hiện: Bồ-tát vì các hữu tình mà phát đại nguyện hạnh tu bố thí…

PHẨM THỨ 58: CĂNG GIÀ THIÊN


Phật thụ ký cho Thiên nữ.

PHẨM THỨ 59: TẬP CẬN


Phật đáp Thiện Hiện: Quán sắc… không chẳng để cho tâm loạn thì chẳng chấp pháp, chẳng chấp chứng. Lúc chưa nhập định, tập trung tâm ý vào đối tượng. Lúc đã nhập định, không buộc tâm vào cảnh, chẳng lui sụt các hạnh bố thí…, chẳng chứng lậu tận, như tráng sĩ đi qua đồng trống, như chim có cánh bay trong hư không…

PHẨM THỨ 60: TĂNG THƯỢNG MẠN


Phật nói cho Thiện Hiện nghe về tướng Bất thoái chuyển và tướng tăng thượng mạn của Bồ-tát.

Kế đến nói Bồ-tát muốn chứng Bồ-đề nên thường gần gũi thiện tri thức chân chính. Kế đến nói về tướng vi diệu của Bát-nhã.

Kế đến so sánh về công đức giảng nói kinh.

PHẨM THỨ 61: ĐỒNG HỌC


Đế Thích tán thán người trì kinh, thuyết kinh chẳng phải có chút ít căn lành mà có thể làm được.

Đức Phật nói về công đức ưu việt của người trì kinh, thuyết kinh.

Đế Thích lại nói rộng về công đức ưu việt ấy cho một vị bí-sô nghe, và nói với A-nan là mình nhờ sức oai thần của Phật mới nói được như thế.

Phật nói cho A-nan nghe cặn kẽ về lý do có não loạn và không não loạn. Kế đến nói Bồ-tát ở chung với Bồ-tát, phải xem nhau như Đại sư.

PHẨM THỨ 62: ĐỒNG TÍNH
Phật đáp Thiện Hiện: Nội không v.v… là đồng tính của bồ-tát. Trụ ở trong đây học gọi là đồng học.

Lại hỏi: Nếu bản tính của tất cả pháp thanh tịnh thì tại sao bồ-tát lại ở nơi diệu pháp mà được thanh tịnh?

Phật dạy: Ở trong tính thanh tịnh, siêng năng tinh tấn tu học bát-nhã thâm diệu, thông đạt đúng như thật, xa lìa phiền não nhiễm trước, cho nên nói lại được thanh tịnh. Lại nữa, nhờ sức oai đức của phương tiện thiện xảo nhiếp trì tăng trưởng dẫn dắt tất cả ba-la-mật-đa như tát-ca-da kiến, như mạng căn.

PHẨM THỨ 63: VÔ PHÂN BIỆT


Đế Thích rải hoa phát nguyện và hỏi về phước tùy hỉ. Đức Phật trình bày bằng cách so sánh cho ông ta biết.

Thiện Hiện hỏi: Tâm như huyễn làm sao chứng bồ-đề? Đức Phật giải thích, đồng thời khen bồ-tát làm được việc khó làm.

Thiện Hiện lại nói: Chẳng nên nói bồ-tát làm được việc khó làm vì sở chứng, năng chứng, chứng pháp, chứng giả, chứng xứ, chúng thời đều bất khả đắc, như huyễn, như ảnh cho đến như hóa, như cơ quan v.v…, vì vô phân biệt.

Xá-lợi-phất hỏi: Nếu tất cả pháp đều vô phân biệt thì tại sao phân biệt ngũ thú, tam thừa?

Thiện Hiện đáp: Do hoặc nghiệp điên đảo của hữu tình mà thành lập ngũ thú sai biệt. Vì vô phân biệt nên lập ra tam thừa thánh giả. Các Đức Như Lai trong ba đời đều do đoạn dứt phân biệt nên có thể lập bày các thứ sai biệt. Bồ-tát nên hành bát-nhã thâm diệu vô sở phân biệt thì có thể chứng đắc bồ-đề vi diệu vô sở phân biệt, giác biết tính vô phân biệt của tất cả pháp, làm lợi lạc cho các hữu tình tận đến đời vi lai.

PHẨM THỨ 64: KIÊN PHI KIÊN


Thiện Hiện đáp Xá-lợi-phất: Bồ-tát tu hành bát-nhã là hành pháp phi kiên, chẳng hành pháp kiên.

Ngài lại nói cho chư thiên nghe về việc hi hữu, như muốn điều phục hư không, nên biết vì sắc v.v… li nên thí v.v… li. Lại đáp câu hỏi chẳng rụt rè của Phật. Kế đến ngài hòi: Những bồ-tát nào được Phật khen ngợi?

Phật đáp: Bồ-tát được Phật khen ngợi là các bồ-tát trụ bất thoái chuyển, các bồ-tát học theo hạnh của Phật Bất Động lúc Ngài còn làm bồ-tát, các bồ-tát hoc theo hạnh của hai vị bồ-tát Bảo Tràng và Đảnh Kế.

PHẨM THỨ 65: THẬT NGỮ


Đức Phật ở trước mặt Đế Thích khen Thiện Hiện trụ nơi thù thắng nhưng vẫn không bằng bồ-tát trụ nơi hạnh thâm diệu. Sáu trăm bí-sô phát bồ-đề nguyện, được Phật thụ kí. Kế đó Phật đem bát- nhã phó chúc Khánh Hỉ, đồng thời hiện cõi nước Phật Bất Động cho đại chúng thấy. Đức Phật lại hiện tướng lưỡi phó chúc Khánh Hì một lần nữa.
PHẨM THỨ 66: VÔ TẬN
Phật đáp Thiện Hiện: Bát-nhã, bồ-đề đều như hư không vì chẳng thể cùng tận. Phải nên quán sắc v.v… vô tận để dẫn phát bát-nhã cho đến ma đều buồn khổ.

PHẨM THỨ 67: NHIẾP TƯỚNG


Phật đáp Thiện Hiện: Tướng của sáu độ nhiếp thủ lẫn nhau.

PHẨM THỨ 68: XẢO TIỆN


Phật đáp Thiện Hiện: Bố-tát thành tựu phương tiện thiện xảo là người phát tâm đã từ lâu cho đến căn lành rất nhiều. Lại nửa bát-nhã tuy dẫn đầu đối với năm độ nhưng tự thể chân thật có tác dụng vô phân biệt. Bồ-tát vì hữu tình nên siêng tu sáu độ, năm độ trước nằm trong bát-nhã, tính của chúng chẳng sai biệt, vì độ hữu tình nên giả nói sai biệt. Lại nữa, bát-nhã không hề xả bỏ tất cả pháp. Nếu chẳng tư duy sắc v.v… thì có thể tăng trưởng căn lành, viên mãn sáu độ, chứng đắc bồ-đề, cho đến chấp trước pháp vô sở hữu, bất khả thủ thì xa lìa bát-nhã. Bát-nhã như chuyển Luân vương đi đến đâu thì các pháp lành đi theo đến đó. Bát-nhã còn có khả năng thị hiện tướng đạo và phi đạo.

Lại nữa, quán sắc v.v… đúng như thật phi tương ưng, phi bất tương ưng thì có thể thường tương ưng với sáu độ, chẳng rời nhau.

Lại nữa, bát-nhã là cửa của các pháp lành hướng vào như các dòng sông chảy về biển. Lại phải nên biết rõ đúng như thật về tướng trạng đơn giản và phức tạp của các pháp. Lại phải nên quán sắc v.v… tàn lụn, hư hoại cho đến tính giả dối nên thực hành bát-nhã thâm diệu. Như dẫn hư không, dẫn bát-nhã thâm diệu phá hoại các pháp, đó là tu bát-nhã thâm diệu. Từ khi mới phát tâm cho đến lúc ngồi tòa bồ-đề phải nên hành, phải nên dẫn, phải nên tu, chăng nên để móng khời các ý nghĩ khác. Lại phải nên học tất cả pháp đều chẳng thể dựng lập mà hướng đến bồ-đề, đều vô sở hành, đó là hành bát-nhã. Từ khi mới phát tâm thường học vô sở đắc làm phương tiện, phải nên tu bố thí v.v…, phải nên trụ nội khôngv.v… Những gì có hai thì gọi là hữu sở đắc. Những gì không có hai thì gọi là vô sở đắc. Tuy thường thích quyết trạch các pháp mà chẳng thủ đắc sắc v.v… lấy vô vi,vô tác làm phương tiện hành bát-nhã thâm diệu, dùng ngũ nhãn thanh tịnh của Phật thấy sắc v.v… chẳng thể thủ đắc. Tuy chứng trí nhất thiết trí mà chẳng trụ hữu vi cũng chẳng trụ vô vi. Như người biến hóa giáo hóa hữu tình, Như Lai cung Hóa Phật đều là phước điền chân tịnh vì lấy pháp tính của các pháp làm định lượng. Lại nữa, tất cả pháp chỉ có danh tướng, chỉ được giả lập. Danh tướng tính không, hữu tình chấp, trước trầm luân sinh tử, bồ-tát xót thương nên phát tâm tu hành, chứng đắc trí nhất thiết trí cứu vớt chúng sinh ra khỏi sinh tử. Nhưng các danh tướng này vô sinh vô diệt cũng không trụ dị có thể thiết lập đuợc. Lại nữa, tiền tế hậu tế đều chẳng thể thủ đắc, đạt tất cả pháp tự tướng không rồi thì phải nên hành bát-nhã không chấp trước.

Kế đến giải thích bát-nhã chẳng cùng với các pháp là nghĩa hay phi nghĩa.

PHẨM THỨ 69: THỤ DỤ
Ngài Thiện Hiện lấy việc trồng cây ở trong hư không để dụ cho bồ-tát hay làm những việc khó làm. Đức Phật lấy thí dụ trồng cây nơi đất màu mỡ để đáp.

Kế đến giải thích bồ-tát nên biết như Phật, đồng thời so sánh phát tâm bất thoái cho đến công đức Như Lai càng ngày càng thêm thù thắng.

Lại đáp: Bố-tát mới phát tâm hằng chính tư duy trí nhất thiết trí, tin hiểu tất cả pháp đều lấy vô tính làm tính.

PHẨM THỨ 70: BỒ-TÁT HẠNH


Phật đáp Thiện Hiện: Phải nên không đối với sắc v.v…thực hành hạnh bồ-tát vì chẳng thấy là hai, nhiếp thụ tu hành sáu độ cho đến chứng đắc trí nhật thiết trí, luôn luôn tăng trưởng tất cả pháp lành.

PHẨM THỨ 71: THÂN CẬN



tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương