HỌc viện phật giáo việt nam tại tp. Hcm. 750- nguyễn Kiệm – Q. Phú nhuậN – Tp. Hcm



tải về 31.12 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích31.12 Kb.
#30538


HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM tại TP.HCM.

750- Nguyễn Kiệm – Q. PHÚ NHUẬN – Tp.HCM


Môn: THIỀN HỌC ĐẠI CƯƠNG.



Giảng sư phụ trách: Tỳ khưu TĂNG ĐỊNH.

Trong Kinh Pháp cú (Dhammapada), Đức Phật có dạy: “Natthi jhānaṃ appaññassa natthi paññā ajjhāyino” nghĩa là: “Thiền định không phát sanh đến người không trí tuệ, trí tuệ cũng chẳng phát sanh đến người không có Thiền”. Lời Phật nói trên đây chỉ cho biết rằng: Nếu ta muốn được giải thoát thì phải nương theo trí tuệ mà tu hành, không trí tuệ thì chẳng suốt thông nhân sanh của ngũ uẩn được, song Trí tuệ mà phát sanh được là nhờ trước phải có tu tập Thiền làm nền tảng.

Thiền (Jhāna) là phương pháp tu tập để thiêu đốt phiền não, có hai loại là thiền Chỉ (hay thiền Định) và thiền Quán. Thiền Chỉ là phương pháp tập trung tư tưởng trên một trong 40 đề mục, để phát triển Định tâm (Samādhi), chỉ chứng đắc Thần thông (Abhiññā) nhưng chưa giải thoát được. Còn thiền Quán là phương pháp phát triển Tuệ giác (Ñāṇa) trên 04 đề mục (Thân, Thọ, Tâm và Pháp) để thấy rõ Tam Tướng (Trāyalakkhana): Vô thường, Khổ não và Vô ngã của Danh Sắc hay sự Sanh Diệt của Ngũ uẩn. Phương pháp tu thiền Định chỉ đè nén phiền não tạm thời, còn pháp tu thiền Quán thì sát tuyệt phiền não hoàn toàn, thành tựu Đạo Quả chứng ngộ Níp Bàn.

ÐỀ MỤC CUẢ THIỀN



  • đối tượng, một sự vật hoặc là một tiến trình hay một trạng thái, nơi (vị trí) mà tâm ta tập trung sự chú ý, quan sát hoặc theo dõi vào đó để có sự ghi nhận* đối tượng hay đề tài.

(* còn gọi là s chú Niệm ( Sati ) hoặc biết (Sampajañña).

  • Có 02 loại đề mục: - 40 đề mục Thiền Chỉ (hay Thiền Định - Samādhi).

- 04 đề mục Thiền Quán (hay Thiền Tứ Niệm Xứ - Satipaṭṭhaṇā).

THIỀN CHỈ (SAMATHA)



Đề mục Thiền Chỉ (Samatha kammaṭṭhāṇa) gồm có 40 đề mục được chia ra thành 7 nhóm:


  1. 10 đề mục Hoàn tịnh (Kasiṇa) là: Ðất (Pathavīkasiṇa), Nước (Āpokasiṇa), Lửa (Tejekasina), Gió (Vāyokasiṇa), Xanh (Nīlakasiṇa), Vàng (Pītakasiṇa), Ðỏ (Lohitakasiṇa), Trắng (Odātakasiṇa),

- Hư không (Ākāsakasiṇa), Ánh sáng (Ālokakasiṇa).

  1. 10 đề mục Tử thi (Āsubha) là:

1) Bành trướng tướng (Uddhumātaka): tử thi sình trương lên.
2) Thanh trướng tướng (Vinīkaka): tử thi sình lên và có màu xanh.
3) Nồng lạn tướng (Vipubbaka): tử thi có mủ chảy ra.
4) Ðoạn hoại tướng (Vicchiddaka): tử thi bị chặt đứt ra nhiều đoạn.
5) Thực hám tướng (Vikkhājitaka): tử thi bị thú ăn có dấu nhiều nơi.
6) Tán loạn tướng (Vikkhitaka): tử thi bị chặt đứt ra nhiều đoạn.
7) Chiết đoạn tướng (Hatavikkhittaka): tử thi bị chém nhiều vết thương.
8) Huyết đồ tướng (Lohikata): tử thi bị thương tích có máu chảy ra lênh láng.
9) Trùng tụ tướng (Pulèvaka): tử thi bị dòi đục cả đống trong cữu khiếu.
10) Hài cốt tướng (Aṭṭhika): tử thi chỉ còn bộ xương trắng rời rã.

  1. 10 đề mục Tùy Niệm (Anussati) là:

- Niệm về Ân đức của Phật (Buddhānussati).
- Niệm về Ân đức của Pháp (Dhammānussati).
- Niệm về Ân đức của Tăng (Sanghānussati).

- Niệm về Ân đức của Giới hạnh (Sīlānussati).


- Niệm về Ân đức của Bố Thí (Cāgānussati).
- Niệm về Ân đức của Chư Thiên (Devatānussati).

- Niệm về sự Chết (Maranānussati).


- Niệm về 32 thể trược của Thân (Kāyagatānussati).
- Niệm Sổ tức quan – Hơi thở (Anāpānussati).
- Niệm Tịch tịnh - Níp bàn. (Upasamānussati).

  1. 04 đề mục Tứ Vô Lượng Tâm (Appamaññā) là:

- Từ (Mettā), Bi (Karuṇā), Hỷ (Muditā), Xả (Upekkhā).

  1. 04 đề mục Vô sắc (Arūpa) là:

- Không Vô Biên Xứ (Āhārānañcāyatana).
- Thức Vô Biên Xứ (Viññānañcāyatana).
- Vô Sở Hữu Xứ (Akiñcaññāyatana).
- Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (Nevasaññānāsaññāyatana).

  1. 01 đề mục Phân biệt Thân tứ đại (Vavaṭṭhāna) là:

- niệm về Đất, Nước, Lửa, Gió (Tứ đại) trong thân.( có 42 thứ gồm 04 nhóm: (Đ20-N12-L4-G6).

  1. 01 đề mục Quán tưởng (Saññā) là:

- quán tưởng "Thực phẩm mà mình dùng là món đáng nhờm gớm" để niệm.

 THẾ NÀO GỌI LÀ ÐỊNH (Samādhi)?

Trạng thái của tâm Đại thiện có sở hữu Định (Ekaggatā) thắng lực đồng sanh, an trụ vững chắc trong một đề mục gọi là Ðịnh. Có hai loại Ðịnh:

1) Phàm định (Lokiya samādhi) là cái thể trạng của tâm Đại an trụ trong cảnh giới tham luyến theo ba cõi là: cõi Dục giới, cõi Sắc giới và cõi Vô Sắc giới.

2) Thánh định (Lokuttara samādhi) là thể trạng của tâm lành an trụ trong một cảnh giới, nương theo Thánh Ðạo. Trong hai loại Ðịnh ấy, Thánh Ðịnh sẽ giải trong pháp Thiền Quán Tứ Niệm Xứ (Vipassana).

Phàm Ðịnh có hai bậc: 1) Cận định (Upacāra samādhi) .

2) Nhập định (Appanā samādhi) .

 Trong 2 bậc đó thì Cận định ở cõi Dục giới, Nhập định ở vào cõi Sắc giới và cõi Vô Sắc giới.

 Tâm hành giả thực hành Thiền Quán phát triển Tuệ giác trên nền tảng của Cận định và Phiến thời định. (Khanika samādhi). .

 CÁCH TU TẬP THIỀN ÐỊNH

Hành giả nếu muốn tu tập Thiền, theo Tam Vô Lậu Học thì trước nhất phải nghiêm trì Giới luật, bởi Giới năng sanh Ðịnh, Ðịnh năng phát Tuệ.

Những hành giả muốn học Thiền định, trước phải trau dồi giới hạnh cho tinh nghiêm. Nếu có một trong mười điều dính mắc (quyến luyến, bận rộn) giải sau đây phát khởi lên, thì phải trừ cho tuyệt và tìm nương theo một vị Thiền sư là bậc Thiện trí thức, để học hỏi cho thông thuộc một trong bốn chục đề mục nào hiệp theo tánh nết mình, lánh xa 18 nơi ở nghịch, không thích hợp tìm chổ ở chỗ thuận, xong rồi chú tâm niệm tưởng đề mục Thiền định đã chọn.



  • A. Trau giồi GIỚI HẠNH

Phải trau giồi giới hạnh cho tinh nghiêm. Có lời hỏi rằng: Nếu hành giả chỉ chú tâm tham thiền, không cần phải giữ giới, có được kết quả chi cao thượng chăng, vì cớ nào?*

Ðáp: Không có thể được, bởi những người phá giới thì tâm thường không trong sạch. Chẳng cần nói đến sự phạm trọng giới, dầu là phá khinh giới, như cố ý phạm tác ác (dukkatàpatti) cũng đủ làm cho tiêu hoại các đức cao thượng, nhất là thiền định. Nhân đó hành giả phải cần Tu trì giới luật cho trong sạch theo đúng phận sự của ngươì tại gia hoặc xuất gia. Sự trì giới là chỉ để giúp cho thân và khẩu tránh xa nghiệp dữ, nhưng nếu không nhờ năng lực của trí tụê dìu dắt, hướng dẫn thì khó gìn giử giới hạnh cho được trong sạch hoàn toàn.

Thuận theo sự ưa thích của thân và khẩu, nếu không tu tập cho tâm Đại thiện phát sanh thì người đời thường sống trong sự ô nhiễm, tâm mà được trong sạch là nhờ có tu Thiền (nhân Giới mà sanh Ðịnh, nhân Ðịnh mà phát Tuệ), rồi mới có thể đoạn tuyệt các nghiệp chướng phiền não, khiến cho hành giả nhờ đó mà được phần giải thoát. Pháp tu thiền Ðịnh là để thâu tâm, gom ý cho yên lặng vững vàng không cho duyên theo ngũ dục mà phải bị Ma vương trong tâm mình điều khiển.



  • B. Mười điều Dính mắc (Bân rộn):

01.- Dính mắc vì săn sóc chỗ ở (āvāsapalibodha)

02.- Dính mắc vì buộc ràng theo thân quyến hoặc theo gia tộc của người hộ độ mình (kūlapalibodha)

03.- Dính mắc vì thọ lợi nghĩa là buộc ràng theo sự tụng kinh chú nguyện hoặc thuyết pháp cho thí chủ nghe

(lābhapalibodha)



04.- Dính mắc vì nghe người học Kinh hoặc học Luận nghĩa là quyến luyến sự học (gangapalibodha)
05.- Dính mắc vì công việc tự mình làm hoặc chỉ bảo người làm (kammapalibodha)
06.- Dính mắc vì đường xa (addhanapalibodha)
07.- Dính mắc vì nuôi bệnh người thân (như nuôi thầy Giáo thọ, Hòa thượng, hoặc nuôi cha mẹ (natipalibodha)
08.- Dính mắc vì lo chữa bệnh cho mình (abādhapalibodha)
09.- Dính mắc vì lo học Tam Tạng (gangthapalibodha)
10.- Dính mắc vì lo gìn giữ thần thông (iddhipalibodha)

* Muốn dứt bỏ cả mười điều dính mắc ấy, phải tùy cơ và do theo hai cách sau đây:

1) Dứt bỏ ngay; 2) Làm cho xong.





Каталог: kinh -> Audio -> Phat%20Hoc%20Ham%20Thu -> Tu%20Xa -> Khoa%201 -> HK%201 -> Thien%20Hoc%20Dai%20Cuong -> Tai%20Lieu
HK%201 -> Ôn thi tại lớp môn tâm lý HỌC (Dành cho học viên khoa Đttx khóa 1)
Khoa%201 -> OOo CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Khoa%201 -> I. Cấu trúc: A. Giới thiệu
Khoa%201 -> LỊch sử KẾt tập kinh luật lần thứ 1 tt thích Phước Sơn
Khoa%201 -> Hổ cầu bách thú nhi thực chi, đắc hồ
Khoa%201 -> QUÁ trình hình thành ðẠi tạng kinh hán văN
Tai%20Lieu -> NGỘ TÂm thành phật thiềN 悟 心 成 佛 禪 Thích Thông Thiền
HK%201 -> Ôn thi tại lớp môn văn học pali (Dành cho học viên khoa Đttx khóa 1)
HK%201 -> VĂn học phạn ngữ (VĂn học sanskrit) Giảng viên: Thích Nguyên Hạnh (Đức Trường) Tài liệu tham khảo

tải về 31.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương