Đại sư Ngẫu Ích toát yếu kinh



tải về 1.17 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.17 Mb.
#30362
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

Thiện Hiện hỏi: Vì sao chỉ cần chẳng suy tư về sắc… mà có thẻ tu đầy đủ hành Bồ-tát, chứng đắc Bồ-đề?

Phật dạy: Nếu suy tư về sắc… ắt đắm nhiễm cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, chẳng thể nào tu đầy đủ hạnh Bồ-tát, chứng đắc Bồ-đề. Nếu chẳng suy tư về sắc… ắt chẳng đắm nhiễm ba cõi thì có thể tu đầy đủ hạnh Bồ-tát, chứng đắc Bồ-đề.

Thiện Hiện hỏi: Bồ-tát siêng tu Bát-nhã phải trụ tâm ở đâu?

Phật dạy: Chẳng nên trụ tâm nơi sắc… thậm chí chẳng nên trụ tâm nơi Vô thượng Bồ-đề của chư Phật.

Thiện Hiện hỏi: Vì sao chẳng nên trụ tâm nơi sắc…?

Phật dạy: Vì không chấp trước đối với tất cả pháp nên chẳng trụ tâm nơi sắc… Bồ-tát này chẳng thấy có pháp có thể ở trong đó để chấp trước và an trụ. Như vậy, lấy không chấp trước và không an trụ làm phương tiện hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa, nếu Bồ-tát nghĩ: “Không chấp trước, an trụ hành Bát-nhã thâm diệu, không chấp trước an trụ tu Bát-nhã thâm diệu là tu Bát-nhã. Ta nên hành như thế, tu như thế”. Do có ý nghĩa này, chấp trước lấy tướng nên xa lìa Bát-nhã, cũng xa lìa tĩnh lự… cho đến xa lìa Vô thượng bồ-đề. Vì sao? Vì Bát-nhã thâm diệu không chấp tát cả pháp, chẳng phải Bát-nhã thâm diệu có tính chấp trước. Vì sao? Vì Bát-nhã thâm diệu đều không có tự tính để chấp trước tất cả pháp. Thế nên Bồ-tát tu hành Bát-nhã không chấp trước tất cả pháp và Bát-nhã thâm diệu.

Lại nữa, nếu khởi ý tưởng: “Đây là Bát-nhã, ta hành Bát-nhã tức là hành hết thật tướng các pháp”. Do khởi ý tưởng này nên lui sụt Bát-nhã, cũng lui sụt tĩnh lự… Vì sao? Vì Bát-nhã là căn bản của mọi pháp lành, nếu lui sụt Bát-nhã tức là lui sụt mọi pháp lành.

Lại nữa, nếu Bồ-tát nghĩ: “Bát-nhã nhiếp thụ hết cả sáu độ, hai mươi thứ không…” tức là Bồ-tát lui sụt Bát-nhã, không thể nào nhiếp thụ sáu độ, hai mươi không… Vì sao? Vì chẳng phải lìa Bát-nhã mà có thể nhiếp thụ hết các pháp lành ưu việt và chứng Bồ-đề.

Lại nữa, nếu Bồ-tát nghĩ: “An trụ Bát-nhã thì chắc chắn được thụ ký Bồ-đề” tức là Bồ-tát lui sụt Bát-nhã, chẳng được thụ ký.

Lại nữa, nếu Bồ-tát nghĩ: “An trụ Bát-nhã thì dẫn phát các hạnh bố thí…, an trụ nội không…” tức là Bồ-tát lui sục Bát-nhã, chẳng thể dẫn phát bố thí…, chẳng thể an trụ nội không…

Lại nữa, nếu Bồ-tát nghĩ: “Phật biết các pháp không có tướng nhiếp thụ, tự chứng Bồ-đề, đắc Bồ-đề rồi, tuyên thuyết thật tướng các pháp cho các hữu tình nghe” tức là Bồ-tát lui sụt Bát-nhã. Vì sao? Như Lai đối với pháp, không tri, không giác, không nói, không dạy, vì thật tướng các pháp không để giác biết, không thể chỉ dạy thì làm sao có người giác biết, chỉ dạy tất cả pháp. Nếu nói thật có người giác biết, chỉ dạy tất cả pháp. Nếu nói thật có người giác biết, chỉ dạy tất cả pháp thì thật là vô lý.

Thiện Hiện hỏi Phật: Bồ-tát làm thế nào xa lìa được các thứ lầm lỗi?

Phật dạy: Nếu Bồ-tát nghĩ: “Các pháp vô sở hữu, chẳng thể nắm bắt, không có thể hiện bậc Đẳng giác, cũng không có thể tuyên thuyết khai thị”. Nếu hành như thế tức là hành Bát-nhã, lìa các lỗi lầm. Bồ-tát nếu chấp pháp vô sở hữu chẳng thể nắm bắt tức là lìa Bát-nhã. Vì sao? Vì Bát-nhã thâm diệu không chấp trước, không nhiếp thụ tất cả pháp.

Thiện Hiện hỏi Phật: Bát-nhã xa lìa hay chẳng xa lìa Bát-nhã, cho đến ba trí xa lìa hay chẳng xa lìa ba trí? Nếu Bát-nhã xa lìa hay chẳng xa lìa Bát-nhã thì làm sao có thể không xa lìa chấp trước để dẫn phát Bát-nhã?

Phật dạy: Chẳng phải xa lìa, chẳng phải chẳng xa lìa, vì thế mới có thể không chấp trước mà dẫn phát an trụ. Vì sao? Vì chẳng phải “tức” tự tính, chẳng phải “ly” tự tính mà có thể dẫn phát an trụ tự tính.

Lại nữa, lúc Bồ-tát hành Bát-nhã thâm diệu thì chẳng chấp trước sắc… nghĩa là “đây là sắc…” Sắc này thuộc pháp kia vì không chấp trước đối với các pháp này nên mới có thể dẫn phát Bát-nhã, an trụ nội không… Nếu có chấp trước đối với các pháp nghĩa là đây là “Đây là pháp này”, pháp này thuộc pháp kia thì không thể tùy ý dẫn phát an trụ vào công đức tốt đẹp nhất.

Lại nữa, lúc Bồ-tát hành Bát-nhã thâm diệu chẳng quán sắc… hoặc thường, hoặc vô thường cho đến hoặc xa lìa, hoặc chẳng xa lìa thì có thể dẫn phát an trụ vào công đức tốt đẹp nhất.

Lại nữa, Bồ-tát nếu hành Bát-nhã thâm diệu tức là hành tĩnh lự cho đến hành Nhất thiết tướng trí.

Lại nữa, tùy theo chỗ thực hành Bát-nhã thâm diệu mà các điều tốt đẹp khác đi theo, chỗ nào Bát-nhã đến thì các điều tốt đẹp khác cũng đến, như bốn binh chủng đi theop vị vua anh minh.

Lại nữa, Bát-nhã như người đánh xe giỏi, đưa các điều tốt đẹp đi theo con đường chính dẫn đến trí nhất thiết trí.

Thiện Hiện hỏi Phật: Thế nào là đạo Bồ-tát? Thế nào là chẳng hải đạo Bồ-tát?

Phật dạy: Đạo phàm phu, đạo Thanh văn, đạo Độc giác chẳng phải là đạo Bồ-tát. Đạo lợi mình lợi người, đạo trí nhất thiết trí, đạo này chẳng trụ sinh tử và niết-bàn là đạo Bồ-tát. Bát-nhã thâm diệu có khả năng làm việc lớn, thị hiện tướng đạo, tướng phi đạo, khiến cho Bồ-tát biết, mau chứng trí nhất thiết trí. Lại nữa, Bát-nhã có khả năng làm việc lớn, độ các hữu tình đều được lợi ích, an vui. Tuy làm vô biên việc lợi lạc cho người khác mà không chấp trước vào việc làm này. Tuy có khả năng thị hiện các việc như sắc… mà không chấp trước, hướng dẫn Bồ-tát đến Bồ-đề, quyết định chẳng lui sụt, nhưng đối với các pháp không sinh không diệt vì lấy pháp trụ pháp tính làm định lượng.

Thiện Hiện hỏi Phật: Nếu Bát-nhã thâm diệu đối với tất cả pháp không sinh không diệt thì tại sao Bồ-tát cần phải tu sáu độ?

Phật dạy: Bồ-tát phải nhờ trí nhất thiết trí vì các hữu tình mà tu bố thí…, đem căn lành này cùng các hữu tình đồng hồi hướng Bồ-đề. Lúc hồi hướng phải xa lìa ba tâm: Ai hồi hướng? Lấy gì hồi hướng? Hồi hướng về đâu? Vị Bồ-tát đem căn lành này hồi hướng Bồ-đề thì tu sáu độ, bốn vô lượng tâm mau được viên mãn, chứng được trí nhất thiết trí.

Thiện Hiện hỏi Phật: Làm sao để thường tương ưng, chẳng xa lìa sáu độ?

Phật dạy: Quán đúng như thật rằng sắc… chẳng phải tương ưng chẳng phải không tương ưng thì có thể thường tương ưng với sáu độ, không lìa bỏ.

Lại nữa, Bồ-tát nghĩ: “Ta chẳng nên trụ vào sắc… vì sắc… chẳng phải năng trụ, chẳng phải sở trụ thì có thể tương ưng, không lìa sáu độ.

Thiện Hiện hỏi Phật: Có phải Bồ-tát thường siêng năng tu học Bát-nhã chăng?

Phật dạy: Đúng thế! Bát-nhã như biển cả là chỗ các pháp lành sinh trưởng, là cửa của phương tiện nhắm vào, ba thừa đều phải siêng năng tu học. Lúc Bồ-tát siêng năng tu học Bát-nhã thì phải siêng năng tu học bố thí…, phải siêng năng an trụ nội không… như người bắn cung tên giỏi được mặc áo giáp kiên cố, tay cầm cung tên tốt thì không sợ quân thù. Bồ-tát cũng vậy lúc nhiếp thụ các công đức của Bát-nhã và tĩnh lự… đều lấy Bát-nhã làm phương tiện thì có thể hàng phục tất cả ma quân và ngoại đạo, còn được các Đức Phật trong ba thời gian hộ niệm vì Bồ-tát đã thực hành bố thí cho đến nhất thiết tướng trí.

Thiện Hiện lại hỏi: Thực hành bố thí… như thế nào mới được các Đức Phật hộ niệm?

Phật dạy: Lúc hành bố thí… Bồ-tát quán bố thí… chẳng thể thủ đắc thì được các Đức Phật hộ niệm.

Lại nữa, các Đức Phật trong ba thời gian cũng chẳng thể thủ đắc như sắc… cho nên hộ niệm Bồ-tát.

Lại nữa, các Đức Phật trong ba đời chẳng dùng sắc… hộ niệm Bồ-tát.

Thiện Hiện bạch Phật: Bồ-tát tuy học nhiều nhưng không có học gì cả.

Phật dạy: Đúng thế! Thật ra không có pháp để cho Bồ-tát học.

Thiện Hiện bạch Phật: Đức Phật tuyên thuyết pháp tương ưng sáu độ hoặc sơ lược hoặc cặn kẽ cho Bồ-tát nghe. Nếu có người nào muốn chứng Bồ-đề đều phải nên lắng nghe, thụ trì, đọc tụng thông thuộc, tư duy đúng lý, quán sát tận tường các pháp tâm, tâm sở, không bị tướng sở duyên làm lay chuyển.

Phật dạy: Đúng thế!

Lại hỏi: Làm thế nào để biết đúng về tướng sơ lược và cặn kẽ của tất cả pháp?

Phật dạy: Nếu biết đúng về tướng chân như của sắc… tức là biết đúng về tướng sơ lược và cặn kẽ tướng của tất cả pháp.

Lại hỏi: Thế nào tướng chân như của sắc… Bồ-tát biết đúng và nên tu học thì sẽ biết tướng sơ lược và cặn kẽ đối với tất cả pháp?

Phật dạy: Chân như của sắc… không sinh, không diệt cũng không trụ, không dị để có thể thành lập. Bồ-tát biết đúng và nên tu học thì sẽ biết tướng sơ lược và cặn kẽ đối với tất cả pháp cho đến Vô thượng Bồ-đề, mỗi câu hỏi đáp cũng như thế.

Lại, nữa, Bồ-tát biết đúng tướng thật tế của sắc… thì sẽ biết đúng về tướng sơ lược và cặn kẽ đối với tất cả các pháp.

Thiện Hiện hỏi Phật: Thế nào là tướng thật tế của sắc…?

Phật dạy: Không có sắc tế (giới hạn của sắc) thì gọi là tướng thật tế của sắc, cho đến Vô thượng Bồ-đề, mỗi câu hỏi đáp cũng như vậy.

Lại nữa, Bồ-tát biết đúng tướng pháp giới của sắc… thì sẽ biết đúng về tướng sơ lược và cặn kẽ đối với tất cả pháp.

Thiện Hiện hỏi Phật: Thế nào là tướng pháp giới của sắc?

Phật dạy: Sắc giới hư không giới thì gọi là pháp giới của sắc. Pháp giới của sắc này không đoạn không biệt để có thể thành lập. Đó gọi là tướng pháp giới của sắc cho đến Vô thượng Bồ-đề, mỗi câu hỏi đáp cũng như vậy.

Thiện Hiện lại hỏi: Tại sao cần phải biết tướng sơ lược và cặn kẽ của tất cả pháp?

Phật dạy: Biết đúng tất cả pháp không hợp không tan thì sẽ biết tướng sơ lược và cặn kẽ của tất cả pháp, nghĩa là sắc... không hợp, không tan. Vì sao? Vì các pháp này đều không có tự tính thì vô sỡ hữu, thì không thể nói là có hợp có tan. Biế tất cả pháp như thế thì biết được tướng sơ lược và cặn kẽ đối với tất cả pháp.

Thiện Hiện bạch Phật: Như vậy gọi là gồm cả sáu độ. Nếu học pháp này thì có nhiều việc phải làm, từ lúc mới tu cho đến giai vị thập trụ đều phải học pháp này. Học pháp này thì bao gồm các ba-la-mật và biết được tướng sơ lược và cặn kẽ đối với tất cả pháp.

Phật dạy: Đúng thế! Người trình độ cao, người trình độ trung bình, người có trình độ cố định, người có trình độ bất định đều có thể thâm nhập pháp môn này. Nếu chuyên tâm tu học thì người nào cũng có thể thâm nhập, trừ người biếng nhác. Nếu học đúng như lời dạy thì có thể chứng đắc sáu độ, hai mươi không… phước đức rất nhiều. Người ấy sẽ biết rõ về môn sở duyên, về môn hành tướng, về tự môn, về phi tự môn, về ngôn, bất ngôn, về nhất tăng ngữ, về nhị tăng ngữ cho đến biết rõ về giới, phi giới. Lại biết rõ về sắc… tác ý, về sắc…, về sắc… tướng không. Lại biết rõ về đạo chỉ tức, đạo bấ chỉ tức, sinh diệt trụ dị cho đến biết rõ về phương tiện an lập ba thừa.

Thiện Hiện hỏi Phật: Bồ-tát tại sao phải hành Bát-nhã, phải dẫn Bát-nhã, phải tu Bá-nhã?

Phật dạy: Vì quán sắc… cho đền già, chết tịch tĩnh, vỉ đáng bị phá dẹp, vì chẳng tự tại, vì thể hư vong, vì không bền chắc cho nên phải hành Bát-nhã. Lại như dẫn hư không nên phải dẫn Bát-nhã, như tu hư không nên phải tu Bát-nhã.

Lại hỏi: Cần phải trải qua bao nhiêu thời gian để phải hành, phải dẫn, phải tu?

Phật dạy: Từ lúc mới phát tâm cho đến lúc thành chính giác chẳng cho phát khởi tác ý khác, chỉ thường an trụ trí nhất thiết trí tương ưng tác ý để hành, dẫn, tu Bát-nhã. Hành, dẫn, tu Bát-nhã như thế cho đến làm cho tâm, sở không bị cảnh chuyển.

Lại hỏi: Bồ-tát hành, dẫn, tu Bát-nhã sẽ đắc trí nhất thiết trí? Hay chẳng hành, chẳng dẫn, chẳng tu Bát-nhã sẽ đắc trí nhất thiết trí? Hay cũng hành cũng chẳng hành Bát-nhã… sẽ đắc trí nhất thiết trí? Hay chẳng phải hành chẳng phải bất hành sẽ đắc trí nhất thiết trí?

Câu hỏi nào Đức Phậ cũng đáp: “Không”.

Lại hỏi: Nếu thế, Bồ-tát làm thề nào để đắc trí nhất thiết trí?

Phật đáp: Như chân như.

Hỏi: Thế nào là chân như?

Đáp: Như thật tế.

Hỏi”: Thế nào là thật tế?

Đáp: Như pháp giới.

Hỏi: Thế nào là pháp giới?

Đáp: Như Ngã giới cho đến Bổ-đặc-già-la giới?

Hỏi: Thế nào là Ngã giới?

Phật hỏi lại: Hoặc ngạ hoặc hữu tình là có thể thủ đắc chăng?

Thiện Hiện đáp: Không.

Phật dạy: Hoặc ngã… chẳng thể thủ đắc.

Hỏi: Có thể nào thành lập Ngã giới…?

Đáp: Nếu Bồ-tát chẳng thành lập Bát-nhã thì cũng chẳng thành lập trí nhất thiết trí và tất cả pháp thì Bồ-tát chắc chắn đắc trí nhất thiết trí.

Thiện Hiện lại hỏi: Chỉ có Bát-nhã chẳng thể thành lập hay cả tĩnh lự… cũng chẳng thể thành lập?

Phật đáp: Tất cả pháp đều chẳng thể thành lập.

Hỏi: Tại sao có thể thành lập là địa ngục, là bàng sinh cho đến là Phật, là tất cả pháp?

Phật dạy: Hữu tình được thành lập, pháp được thành lập, pháp được thành lập thật có thể thủ đắc chăng?

Thiện Hiện đáp: Không!

Phật dạy: Bồ-tát lúc hành Bát-nhã phải nên học tất cả pháp đều chẳng thể thành lập.

Thiện Hiện lại hỏi: Há chẳng nên học nơi sắc…?

Phật đáp: Phải học nơi sắc… chẳng tăng chẳng giảm.

Lại hỏi: Phải học nơi sắc… chẳng tăng chẳng giảm như thế nào?

Phật dạy: Phải cố học nơi sắc… chẳng sinh chẳng diệt.

Hỏi: Tại sao phải có học nơi sắc… bất sinh bất diệt?

Phật đáp: Phải cố học nơi sắc… chẳng phát khởi làm các hạnh hoặc có hoặc không.

Hỏi: Tại sao phải cố học nơi sắc… chẳng phát khởi làm các hạnh hoặc có hoặc không?

Đáp: Phải cố học quán tự tướng các pháp đều không. Như vậy phải cố học nơi sắc… chẳng phát khởi làm các hạnh hoặc có hoặc không.

Hỏi: Vì sao phải cố học quán tự tướng các pháp đều không?

Phật đáp: Phải cố học quán sắc…, tướng của sắc đều không/

Hỏi: Nếu sắc…, tướng của sắc… đều không thì Bồ-tát phải hành Bát-nhã như thế nào?

Phật dạy: Do Bát-nhã này chẳng thể thủ đắc, Bồ-tát chẳng thể thủ đắc, hành cũng chẳng thể thủ đắc, hoặc người năng hành, hoặc do đây hành, hoặc chỗ sở hành đều chẳng thể thủ đắc, thế nên đều vô sở hành, đó chính là hành Bát-nhã. Vì ở trong Bát-nhã, tất cả hí luận đều chẳng thể thủ đắc.

Lại hỏi: Bồ-tát mới tu tập phải hành như thế nào?

Phật dạy: Bồ-tát từ lúc mới phát tâm phải thường nên học vô sở đắc đối với tất cả pháp. Lúc tu bố thí… lấy vô sở đắc làm phương tiện để tu bố thí. Lúc trụ nội không… lấy vô sở đắc làm phương tiện để trụ nội không.

Lại hỏi: Thế nào là hữu sở đắc? Thế nào là vô sở đắc?

Phật dạy: Những gì có hai là hữu sở đắc, những gì không có hai là vô sở đắc. Mắt và sắc là hai, cho đến bồ-đề và Phật là hai. Như vậy tất cả mọi cái có hí luận đều là hai. Chẳng phải mắt, chẳng phải sắc là không có hai, cho đến chẳng phải bồ-đề chẳng phải Phật là không có hai. Như vậy tất cả mợi cái lìa hí luận đều là không có hai.

Phật còn dạy thêm: Chẳng phải do hữu sở đắc nên vô sở đắc, cũng chẳng phải do vô sở đắc nên vô sở đắc. Nhưng tính của hữu sở đắc và vô sở đắc bình đẳng, đó gọi là vô sở đắc. Bồ-tát phải nên tu học ở trong tính bình đẳng của hữu sở đắc và vô sở đắc. Lúc học như thế, được gọi là học nghĩa vô sở đắc của Bát-nhã, lìa các lỗi lầm.

Thiện Hiện hỏi Phật: Nếu chẳng chấp hữu sở đắc, chẳng chấp vô sở đắc thì làm thế nào từ một giai vị tiến lên một giai vị rồi dần dần được viên mãn?

Phật dạy: Chẳng phải trụ trong hữu sở đắc có thể từ một giai vị tiến lên một giai vị, cũng chẳng phải trụ trong vô sở đắc có thể từ một giai vị tiến lên một giai vị. Vì sao? Vì Bát-nhã vô sở đắc, vì Bồ-đề vô sở đắc, vì người hành, chỗ hành, lúc hành đều vô sở đắc, vì pháp vô sở đắc này cũng vô sở đắc. Bồ-tát phải tu hành Bát-nhã như vậy.

Lại hỏi: Nếu Bát-nhã… đều chẳng thể thủ đắc thì tại sao lúc Bồ-tát tu hành Bát-nhã thường hay chọn lựa đối với tất cả pháp cho rằng đây là sắc…

Phật đáp: Bồ-tát tuy thường hay chọn lựa đối với tất cả pháp nhưng chẳng thể thủ đắc sắc…

Lại hỏi: Nếu chẳng thủ đắc sắc… thì làm sao viên mãn được sáu độ, nhập vào giai vị chính tính vô sinh, nghiêm tịnh cõi Phật, đem lại sự thành tựu tốt đẹp cho hữu tình, đắc trí nhất thiết trí, chuyển pháp luân, làm Phật sự, giải thoát hữu tình ra khỏi các thứ khổ sinh tử, đề họ chứng niết-bàn?

Phật dạy: Bồ-tát chẳng vì sắc… mà tu hành Bát-nhã.

Lại hỏi: Vậy Bồ-tát vì cái gì mà tu hành Bát-nhã?

Phật đáp: Vì vô sở vi. Vì tất cả pháp vô sở vi, vô sở tác. Bồ-tát phải nên lấy vô sở vi, vô sở tác làm phương tiện tu hành Bát-nhã.

Lại hỏi: Nếu tất cả pháp đều vô sở vi, vô sở tác thì lẽ ra không nên lập ra ba thừa sai biệt?

Phật đáp: Chẳng phải vô sở vi, vô sở tác có thể lập ra pháp được mà cần phải có sở vi, có sở tác mới có thể lập ra pháp được. Vì sao? Kẻ phàm phu ngu si chấp trước sắc… Do chấp trước nên nghĩ về sắc thì thủ đắc sắc cho đến nghĩ về Bồ-đề thì thủ đắc Bồ-đề. Họ nghĩ: “Sắc… thật có thể thủ đắc, tôi sẽ quyết định chứng đắc Bồ-đề, giải thoát các hữu tình ra khỏi các thứ khổ sinh tử, khiến chúng được cứu cánh niết-bàn thường lạc”. Đây là bọn phàm phu ngu tối không được nghe chánh pháp, do vì điên đảo nên họ nghĩ như thế, ấy là phỉ báng Phật. Vì sao? Vì Phật dùng năm loại mắt tìm cầu sắc còn không thể được, nếu có quyết định sẽ đắc Bồ-đề và giải thoát hữu tình ra khỏi sinh tử khiến đắc niết-bàn thì thật là vô lý.

Lại hỏi: Nếu các Đức Như Lai dùng năm loại mắt tìm cầu sắc… chẳng thể được thì các loài hữu tình cũng không thể được thì chắc chắn không có chứng đắc Bồ-đề và giải thoát hữu tình ra khỏi sanh tử khiến đắc niết-bàn. Vậy tại sao Đức Thế Tôn chứng đắc Bồ-đề, an lập hữu tình thành ba nhóm sai biệt?

Phật dạy: Ta dùng năm loại mắt quán sát đúng như thật thì chắc chắn không có ta chứng được Bồ-đề an lập hữu tình trong ba nhóm sai biệt. Nhưng các hữu tình ngu si điên đảo khởi ra ý tưởng chấp là pháp thật đối với pháp chẳng phải thật, khởi ra ý tưởng chấp thật là hữu tình đối với hữu tình chẳng phải thật. Ta vì trừ bỏ cái chấp hư vọng kia nên dựa vào thế tục mà nói chứ chẳng phải dựa vào thắng nghĩa.

Thiện Hiện lại hỏi: Do trụ thắng nghĩa chứng đắc bồ-đề hay vì trụ điên đảo chứng đắc bồ-đề? Chẳng lẽ Đức Thế Tôn chẳng chứng bồ-đề sao?

Phật đều đáp: Không! Ta tuy chứng đắc bồ-đề nhưng chẳng trụ hữu vi giới, cũng chẳng trụ vô vi giới, như người do Như Lai biến hóa ra tuy chẳng trụ hữu vi giới, vô vi giới nhưng vẫn có các việc đi lại đứng ngồi…, cũng hành bố thí…, cũng trụ nội không…, Như Lai cũng vậy, biết tất cả pháp đều như biến hóa, nói tất cả pháp đều như biến hóa, tuy có sở tác mà không chân thực, tuy có độ hữu tình mà không có sở độ. Như người được biến hóa ra độ hữu tình được biến hóa ra. Cũng vậy, Bồ-tát tu hành Bát-nhã phải như người do Phật biến hóa ra, tuy có sở vi mà không chấp trước.

Kế đó, dẫn câu chuyện Đức Phậ Thiện Tịch Huệ ở thời quá khứ lưu lại nửa kiếp làm các Phật sự phải nên tin các pháp đều như biến hóa.

Kế đến, Phật nói vì thân Phật do pháp tính nên làm phước điền thanh tịnh. Hóa Phật cũng vậy do vì pháp tính nên làm phước điền thanh tịnh, cúng dường Phật, cúng dường hóa Phật phước đều vô tận, kính mến, tưởng nhớ, rải hoa, xưng danh, căn lành cũng đều vô tận. Bồ-tát nên lấy pháp tính của các pháp mà làm định lượng tu hành Bát-nhã thiện xảo phương tiện nhập vào pháp tính của các pháp rồi mà không biến hoại pháp tính đối với các pháp nghĩa là không phân biệt đây là Bát-nhã, đây là pháp tính của Bát-nhã…

Thiện Hiện hỏi Phật: Tại sao Như Lai tự hoại pháp tính của các pháp nghĩa là Phật thường nói đây là sắc… cho đến nói đây là pháp hữu vi, đây là pháp vô vi?

Phật dạy: Ta chẳng tự hoại pháp tính của các pháp, chỉ dùng phương tiện danh tướng giả nói pháp tính của các pháp để cho các hữu tình được ngộ lý pháp tính vô sai biệt của các pháp.

Lại hỏi: Tại sao Phật dùng danh tướng nói pháp không danh, không tướng khiến cho hữu tình ngộ nhập?

Phật dạy: Ta thuận theo thế tục giả lập danh tướng phương tiện tuyên thuyết pháp tính của các pháp nhưng không chấp trước. Như các kẻ ngu nghe nói khổ… chấp trước danh tướng, chẳng biết đó là giả nói, còn Phật và đệ tử biết đúng như thật thuận theo thế tục nói chứ thật ra không có danh tướng các pháp. Bồ-tát trụ tất cả pháp chỉ có danh tướng giả lập cho nên hành Bát-nhã mà chẳng nên trụ chấp trong đó.

Thiện Hiện lại hỏi: Nếu tất cả pháp chỉ có giả danh thì Bồ-tát vì cái gì mà phát tâm bồ-đề, siêng năng tu hành?

Phật dạy: Vì tất cả pháp chỉ có danh tướng, chỉ giả thiết lập, danh tướng tính không, các loài hữu tình chấp trước, chẳng thoát sinh tử, vì thế Bồ-tát phát tâm tu hành chứng đắc nhất thiết tướng trí dùng pháp ba thừa độ thoát hữu tình ra khỏi sinh tử nhập vào niết-bàn, nhưng các danh tướng không sinh không diệt cũng không có trụ, dị có thể thành lập được.

Hỏi: Ba trí có gì sai biệt?

Phật đáp: Nhất thiết trí chung với hàng nhị thừa, Đạo tướng trí chung với Bồ-tát, Nhất thiết tướng trí là diệu trí chỉ có Như Lai mới có.

Nhất thiết trí nghĩa là hàng nhị thừa có khả năng hiếu biết năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới… mà không thể biết tất cả đạo tướng và tất cả chủng tướng của tất cả pháp.

Bồ-tát nên học biết hết tất cả đạo tướng, tuy làm cho đạo này nên tu những điều cần phải tu như không làm cho họ chứng thật tế.

Như Lai biết tất cả pháp đều đồng một tướng, đó là tướng tịch diệt, cho nên gọi là Nhất thiết tướng trí. Lại nữa, tướng trạng của các hành có thể biểu thị các pháp, Như Lai có khả năng giác biết đúng như thật, cho nên gọi là Nhất thiết tướng trí.

Hỏi: Đạo và niết-bàn đều vô tự tính, vậy tại sao Phật nói đây là Dự lưu cho đến đây là Như Lai?

Phật dạy: Tất cả những cái ấy đều do vô vi hiển bày.

Hỏi: Trong pháp vô vi, thật có nghĩa sai biệt từ Dự lưu cho đến Như Lai chăng?

Phật đáp: Ta dựa vào ngôn thuyết thế tục hiển bày chứ chẳng dựa vào thắng nghĩa, chẳng phải trong thắng nghĩa có đường ngữ ngôn hoặc trí phân biệt hoặc có hai bên. Nhưng hai bên (thế tục và thắng nghĩa) bị cắt đứt mà vẫn lập hậu tế của hai bên.

Hỏi: Tự tướng của tất cả pháp đều không, tiền tế còn không có huống là có hậu tế?

Phật đáp: Đúng thế! Như các hữu tình chẳng biết tự tướng các pháp đều không, vì lợi ích cho họ, Như Lai dùng phương tiện nói với họ đây là tiền tế, đây là hậu tế. Nhưng trong tự tướng tất cả pháp không, tiền tế, hậu tế đều chẳng thể thủ đắc. Bồ-tát thông hiểu tự tướng tất cả pháp không rồi tu hành Bát-nhã không chút chấp trước, kế đến hiểu danh nghĩa Bát-nhã ba-la-mật đa, kế đến thấu rõ nghĩa lý tu hành Bát-nhã thâm diệu. Bồ-tát phải nghĩ: “Ta chẳng nên hành tham… nghĩa hay phi nghĩa, ta chẳng nên hành sắc… nghĩa hay phi nghĩa. Vì sao? Vì lúc Như Lai đắc Bồ-đề, ngài chẳng thấy có pháp có thể cùng một chút pháp là nghĩa, là phi nghĩa. Như Lai xuất hiện thế gian hoặc chẳng xuất hiện ở thế gian, các pháp pháp tính, pháp trụ, pháp định, pháp nhĩ thường trụ, không có pháp đối với pháp là nghĩa hay phi nghĩa. Như vậy, Bồ-tát nên lìa nghĩa và phi nghĩa thường hành nghĩa lý của Bát nhã thâm diệu.

PHẨM THỨ 62: NÓI THẬT


Phật đáp Thiện Hiện: Ví như gieo giống trên đất tốt, người này tuy chưa thấy rõ cây, thân cây, nhánh lá hoa quả, nhưng đã gieo trồng rồi chăm non tưới tẩm thì cây dần dần lớn lên, mọi người sẽ được thụ hưởng. Bồ-tát cũng vậy, tuy chẳng thấy có quả Phật của hữu tình nhưng vì có hữu tình cầu đến Bồ-đề, tu sáu độ đầy đủ chứng đắc bồ-đề, khiến cho các hữu tình được thọ dụng cây Phật, người được sự lợi ích của lá là thoát khỏi nỗi khổ của ba đường ác, người hưởng được sự lợi ích của hoa là được sinh trong hàng trời người, người được lợi ích của quả là trụ trong quả ba thừa. Các hữu tình này được thành Phật rồi lại đem nhánh lá hoa quả của cây Phật làm lợi ích cho hữu tình. Tuy làm các việc lợi ích lớn lao như thế mà đều không thấy thật có hữu tình đắc niết-bàn, chỉ thấy vọng tưởng các nỗi khổ tịch diệt. Bồ-tát tu hành Bát-nhã như thế chẳng thủ đắc hữu tình và sự thành lập hữu tình. Nhưng vì trừ ngã chấp điên đảo cho họ mà Bồ-tát cầu bồ-đề, thật là việc hết sức khó.

Thiện Hiện bạch Phật: Mọi người nên biết Bồ-tát tức là Như Lai.

Phật dạy: Đúng thế! Nếu không có Bồ-tát thì không có các đức Phật trong ba thời gian, cũng không có ba thừa, cũng không có người ra khỏi hẳn ba cõi. Nếu do chân như này thành lập Như lai, thì cũng do chân như này thành lập Độc giác cho đến thành lập sắc… và tất cả pháp. Như vậy, chân như của tất cả pháp, chân như của tất cả hữu tình, chân như của tất cả Như Lai, chân như của tất cả Bồ-tát, thật ra đều không khác cho nên gọi là chân như. Bồ-tát tu học viên mãn chân như này chứng đắc bồ-đề cho nên được gọi là Như Lai. Như vậy Bồ-tát nên học chân như Bát-nhã thâm diệu. Bồ-tát nếu học chân như Bát-nhã thâm diệu thì có thể học chân như của tất cả pháp, thì có thể viên mãn chân như của tất cả pháp, thì có thể tự tại trụ nơi chân như của tất cả pháp, thì có thể biết rõ trình độ hơn kém của các hữu tình, thì có thể biết hết những sự hiểu biết sai biệt của các hữu tình, thì có thể biết từ nghiệp chịu quả báo của hữu tình, thì có thể đầy đủ nguyện trí,thì có thể tu hành thanh tịnh diệu trí của ba thời gian, thì có thể không tu hành điên đảo hạnh Bồ-tát, thì có thể thật sự thành thục các hữu tình, thì có thể thật sự nghiêm tịnh cõi nước Phật, thì có thể chứng đắc trí nhất thiết trí, thì có thể chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu, thì có thể an lập hữu tình nợi đạo ba thừa, thì có thể khiến cho hữu tình vào niết-bàn. Bồ-tát thấy tất cả các công đức lợi mình lợi người này phải nên phát tâm Vô thượng giác, dũng mãnh tinh tấn tu Bát-nhã vững chãi không lùi.



tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương