HỘi văn nghệ DÂn gian việt nam nguyễn nghĩa dân văn hóa dân gian về TÌnh yêu lứA ĐÔI trong ca dao ngưỜi việT


PHỤ LỤC 3 THỐNG KÊ CA DAO TÌNH YÊU LỨA ĐÔI CÓ LỜI TỪ 2 DÒNG ĐẾN TRÊN 10 DÒNG



tải về 2.81 Mb.
trang7/24
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.81 Mb.
#16675
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   24


PHỤ LỤC 3
THỐNG KÊ CA DAO TÌNH YÊU LỨA ĐÔI CÓ LỜI TỪ 2 DÒNG ĐẾN TRÊN 10 DÒNG

Nguồn: Phạm Danh Môn - TÌNH YÊU LỨA ĐÔI - NXB Tự điển Bách khoa - 2011.


Tổng số lời ca dao tình yêu lứa đôi 4921 lời

Phân tích

Số lời

Tỷ số

Tỷ lệ

Bị chú

2 dòng

2703

2703/4921

54,92%

Gồm 2 dòng lục bát

4 dòng

1045

1045/4921

21,23%

Gồm 4 dòng lục bát

6 dòng

257

257/4921

5,22%

Gồm 6 dòng lục bát

8 dòng

133

133/4921

2,72%

Gồm 8 dòng lục bát

Trên 10 dòng

783

783/4921

15,91%

Gồm trên 10 dòng lục bát

Cộng

4921

4921/4921

100%

(Có 1 số ít lời thể văn 4, 5 hoặc
6/8 biến thể, song thất lục bát)

Xếp thứ tự lời ca dao tình yêu lứa đôi trong sách Tình yêu lứa đôi trong ca dao Việt Nam của Phạm Danh Môn:

1. Lời ca dao có 2 dòng: 2703 lời (54,92%)

2. Lời ca dao có 4 dòng: 1045 lời (21,23%)

3. Lời ca dao có trên 10 dòng: 783 lời (15,91%)

4.Lời ca dao có 6 dòng: 257 lời (5,22%)

5. Lời ca dao có 8 dòng: 133 lời (2,72%)



Bị chú: Dòng nhiều nhất là lục bát (2 dòng, 4 dòng, 6 dòng, 8 dòng… hoặc một số ít lời thuộc các thể thơ khác).

PHẦN THỨ HAI


CA DAO TÌNH YÊU LỨA ĐÔI - HÔN NHÂN - VỢ CHỒNG


Sưu tầm - Tuyển chọn - Chú thích - Bình luận
(xếp theo vần chữ cái tiếng Việt)

A - Ă- Â
1. A-men lạy đức Chúa Trời,

Có cho bên đạo bên đời lấy nhau?



A-men là lời kinh sau khi tụng niệm. Bl: Lời ca dao tuy có thỉnh cầu đức Chúa Trời nhưng thực chất muốn được tự do yêu đương, không nên để quan hệ tôn giáo ràng buộc (một quan niệm tiến bộ, nhân văn). X.thêm B.71; T.208. (Tham khảo: Luật hôn nhân gia đình năm 2000 của nước ta có ghi: “Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo…được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ” (chương I, điều 2.2.)
2. Ai ăn cau cưới thì đền,

Tuổi em còn bé nên chưa lấy chồng!



BK: Ai ăn trầu cưới thì đền,

Tuổi tôi còn nhỏ nên chưa lấy chồng!


3. Ai chồng ai vợ mặc ai,

Bao giờ ra bảng ra bài hẵng hay.

Bao giờ tiền cưới trao tay,

Tiền cheo rắp nước mới hay vợ chồng!


4. Ai đem em tới giữa đồng,

Chân bùn tay lấm mà lòng anh say!



BK: Ai đem nhân ngãi xuống đồng,

Chân bùn tay lấm cực lòng anh thay!


5. Ai đi đâu đấy hỡi ai?

Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.

Tìm em như thể tìm chim,

Chim ăn bể Bắc đi tìm bể Đông.

Tìm bể Đông thấy con chim nhạn,

Tìm bể cạn thấy đàn chim bay,

Tìm em từ bấy lâu nay,

Hôm qua là chín hôm nay là mười.

Tìm em đã mướt mồ hôi,

Lại đứt nút áo lại rai khăn đầu.

Tìm em chẳng thấy em đâu,

Lội song thì ướt, quanh cầu thì xa.


6. Ai đi trẩy hội chùa Hương,

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi dùm.

Mớ rau sắng, quả mơ non,

Mơ chua sắng ngọt biết còn thương chăng?



Mơ chua, sắng ngọt là hai đặc sản của chùa Hương (còn gọi là động Hương Tích, nằm trong danh thắng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây cũ). Bl: Tản Đà có viết: “Muốn ăn rau sắng chùa Hương/ Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa/ Mình đi ta ở lại nhà/ Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm”.
7. Ai đời chồng thấp vợ cao,

Rờ vú không tới, lấy sào mà quơ.


8. Ai làm anh phải xa em,

Cho cây xa cội cho đêm xa ngày

Đêm với ngày, anh quay chỉ thắm,

Sợi thẳng sợi chùng, nghĩ giận ông Tơ!



Ông tơ: X.B.84.
9. Ai làm bát bể cơm vơi,

Đĩa nghiêng cá đổ rã rời đôi ta!


10. Ai làm cho cái tấm lòng,

Càng nhắc càng nhớ, càng trông càng sầu.

Hễ về nhớ đến lời nhau,

Bắc cầu mà chả được cầu ái ân.

Dầu xa nhích lại cho gần,

Làm thân con nhện mấy lần vươn tơ?

Tằm tơ nhện cũng dăng tơ,

Gan vàng sao khéo thờ ơ dạ vàng!


11. Ai làm cho đó xa đây,

Cho chim chèo bẻo xa cây măng vòi!

Anh ơi nghĩ lại mà coi,

Tấm lòng em ở gương soi nào bằng.

- Em đừng than ngắn thở dài,

Nghĩa anh anh giữ nào phai tấc lòng,

Đôi ta đã tạc chữ đồng,

Tử sinh, sinh tử một lòng có nhau!


12. Ai làm cho chuối không cành,

Cho anh không vợ, cắm quanh mẹ già

Mẹ già như mẹ người ta,

Thì anh có vợ trong nhà đã lâu.

Mẹ anh ác nghiệt cơ cầu,

Cho nên anh chịu âu sầu đến nay!


13. Ai làm cho bướm lìa hoa,

Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Ai đi muôn dặm non sông,

Để ai chất chứa sầu đong một mình?


14. Ai làm cho bến xa thuyền,

Cho Trăng xa Cuội, cho bạn hiền xa ta.



Trăng, Cuội: hình ảnh trong trăng có cây đa, chú Cuội. Cuội là một thanh niên nghèo, giàu lòng thương người, được một cây đa thần cho lá làm thuốc cứu người nhưng vì vi phạm điều kiêng kỵ nên phải bay lên mặt trăng kéo luôn chú Cuội lên mặt trăng.
15. Ai làm cho đó xa đây,

Cho con chèo bẻo xa cây măng vòi!


16. Ai làm con cá bống đi tu,

Con cá thu nó khóc,

Con cá lóc nó sầu,

Phải chi ngoài biển có cầu,

Em ra em vớt cái đoạn sầu cho anh!
17. Ai làm cho nước chảy xuôi,

Cho thuyền xuôi ngược cho người nhớ nhau?

Chàng đi để thiếp sao đành

Thiếp xin khoá cửa, buông mành thiếp theo!

Sách “Kho tàng ca dao người - Việt” ghi: Cho thuyền lên ngược cho người nhớ nhau (A60-tập I). Chúng tôi tán thành sửa đổi này (trên đề “nước chảy xuôi” thì thuyền “ngược” mới đúng!
18. Ai làm miếu nọ xa đình,

Hạc xa hương án, đội mình lìa xa.

- Lìa cây, lìa cội, lìa hoa,

Lìa người bội bạc, đôi ta đừng lìa.


19. Ai lên rừng cho em xin miếng gỗ trắc,

Gửi ra miền Bắc chạm bốn câu thơ:

Câu thương, câu nhớ, câu đợi, câu chờ,

Hẹn xuân thống nhất tình thơ thêm nồng!


20. Ai mà ở lỗi lời nguyền,

Xuống ghe ghe úp, xuống thuyền thuyền trôi!


21. Ai người con mắt lá răm,

Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.


22. Ai ơi, chồng dữ thì lo,

Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.


23. Ai ơi chơi lấy kẻo già,

Măng mọc có lứa, đôi ta có thì.


24. Ai ơi chơi lấy kẻo già,

Măng mọc có lứa người ta có thì.

Chơi xuân kẻo hết xuân đi,

Cái già sòng sọc nó thì theo sau!


25. Ai ơi, đừng phụ bát đàn,

Nâng niu bát sứ vỡ tan có ngày!


26. Ai ơi trẻ mãi ru mà,

Càng đo đắn lắm càng già mất duyên!


27. Ai ơi phải nghĩ trước sau,

Đừng tham lắm của nhà giàu làm chi!

Làm thì xem chẳng ra gì,

Làm tất làm tả, nói thì điếc tai.

Đi ngủ thì hết canh hai,

Thức khuya dậy sớm mình ai dãi dầu.

Sớm về đi cắt cỏ trâu,

Trưa về lại bảo ngồi đâu không đầy?

Hết mẹ rồi lại đến thầy,

Gánh cỏ có đầy cũng nói rằng vơi.

Nói thì nói thật là dai,

Lắm câu chua cạnh, đắng cay trăm chiều.

Phận em là gái nhà nghèo,

Lấy phải chồng giàu, ai thấu cho chăng!

Nói ra đau đớn trong lòng,

Chịu khổ chịu nhục suốt trong một đời!


28. Ai ơi! đừng vội chớ lo,

Khắng khăng giữ lấy trượng phu cho bền!

Ai ơi giữ lấy đạo bền,

Trồng cây lấy đức, xây nền lấy nhân.



Trồng cây lấy đức, xây nền lấy nhân: gốc từ nguyên Hán Việt: “Thụ đức” (trồng cây đức); “nhân cơ” (nền nhân).
29. Ai ơi hãy lấy anh thợ bào,

Khom lưng anh đẩy cái nào cũng êm!



Bl: Ẩn dụ “chuyện ấy” thật kín đáo mà hài hước!
30. Ai ơi chớ lấy chồng chung,

Chồng chung hai vợ một mùng,

Day qua con vợ nọ, chọc khùng con vợ kia!
31. Ai qua đò Do cho biết,

Dòng nước xanh trong biếc dường nào.

Gái thời da đỏ hồng hào,

Mắt đen lay láy, người nào chẳng yêu.



Đò Do thuộc xã Hoằng Phượng, Hoằng Hoá thuộc tỉnh Thanh Hoá.
32. Ai về Bình Định mà coi,

Con gái cũng biết cầm roi dạy chồng.



BK:… múa roi, đi quyền.
33. Ai về đóng ván cho dầy,

Đóng thuyền đợi bến đón thầy mẹ sang.

Thuyền lớn quan bắt chở lương,

Còn chiếc thuyền nhỏ cùng nường qua sông.

Chở nường anh đứng anh trông,

Trông xa, xa khuất mà lòng chơi vơi.



Nường: nàng.
34. Ai về Đông Tĩnh, Huê Cầu,

Để thương để nhớ để sầu cho ai.

Để sầu cho khách vãng lai,

Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.



- Đông Tĩnh, Huê Cầu: thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (trong ca dao có nơi ghi Hoa Cầu, sau vì huý tên vua chúa đổi là Huê Cầu, lại có nơi ghi là Xuân Cầu. Tên Xuân Cầu hiện nay vẫn đang dùng.
35. Ai về anh dặn lời này:

Phượng hoàng chỉ quyết đậu cây ngô đồng.

Song le còn chút ngại ngùng,

Biết rằng thầy mẹ thương cùng cho chăng?

Nẻo xa thấp thoáng bóng trăng,

Cũng mong nhờ gió cát đằng đưa dây.

Quảng Hàn cách mấy lần mây,

Để duyên hiệp đấy hiệp đây cho gần.



Phượng hoàng, ngô đồng: chỉ đôi trai gái đẹp đôi. Cát đằng: loài dây leo dựa vào cây khác để sống, ý nói phụ thuộc, lẻ mọn. Quảng Hàn (nghĩa là rộng và lạnh) chỉ mặt trăng (tích Đường Minh Hoàng được thuật sĩ đưa lên cung trăng chơi, nơi ấy rộng và lạnh).
36. Ai về Nội Duệ, Cầu Lim,

Nghe câu quan họ đi tìm người thương.



Nội Duệ, Cầu Lim thuộc tỉnh Bắc Ninh, có nhiều con gái đẹp, đảm đang (Tn: Trai Cầu Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ, Cầu Lim).
37. Ai về đàng ấy hôm mai,

Gửi dăm cái nhớ, gửi vài cái thương.

Gửi cho đến chiếu đến giường,

Giữ cho đến tận quê hương chàng nằm.

Vắng chàng em vẫn hỏi thăm,

Nơi ăn đà vậy, nơi nàm làm sao?


38. Ai về nhắn hỏi cô Ba,

Năm nay mười tám hay là đôi mươi?

Để ta so tuổi hai người,

Thử xem có được tốt đôi chăng là?


39. Ai vơ rơm rác thì vơ,

Nồi đồng kiềng sắt đợi chờ than lim.

Ai xinh thì mặc ai xinh,

Ông Tơ chỉ quyết xe mình với ta.



Ông Tơ, bà Nguyệt: X. B.82.
40. Anh bước chân lên Đèo Cả,

Trông sang Vạn Giã, ngó lại Tu Bông.

Biết rằng cha mẹ đành không,

Anh chờ em đợi, uổng công hai đàng.

- Đèo cả cao 500m, ranh giới Phú Yên - Khánh Hoà.
41. Anh chê thuyền thúng chẳng đi,

Anh đi thuyền ván có khi gập ghềnh.

Ba chìm bảy nổi lênh đênh

- Em chê thuyền ván chẳng đi,

Em đi thuyền thúng có khi tròng triềng

Có khi đổ ngả đổ nghiêng.



BK: Em chê thuyền thúng có khi chòng chành.
42. Anh có tiền dư cho em mượn một đồng,

Em về em mua gan công mật cóc em thuốc chồng em theo anh!

- Đồng bạc của anh đồng bạc con cò xanh,

Chồng bậu, bậu còn thuốc, huống gì anh bậu từ?


43. Anh có thương em hay không thì em nỏ biết.

Anh thốt nhiều lời thắm thiết hơn thương.

Thiếu chi quân tử bốn phương,

Thấy anh có ngãi em ôm duyên đợi chờ!



Nỏ: địa phương ngữ Thừa Thiên - Huế - Có ngãi: có nghĩa.
44. Anh có vợ chưa, phải thưa cho thiệt,

Đừng để em lầm tội nghiệp bớ anh!


45. Anh có thương em thì thương cho chắc,

Anh có dứt thì dứt cho luôn,

Đừng như thơ giỡn đầu truông,

Nay còn mai mất thêm buồn lòng em!


46. Anh đã có vợ sau lưng,

Có con trước mặt anh đừng chơi hoa.

Chơi hoa tan cửa nát nhà,

Lìa con bỏ vợ, chơi hoa làm gì?


47. Anh đau tương tư cha mẹ bỏ liều,

Em tính sao thì em tính để bốn giờ chiều anh tắt hơi!


48. Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở,

Anh đến tìm đò thì đò đã sang sông.

Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng,

Em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô!

- Hoa đến kỳ thì hoa phải nở,

Đò đã đầy thì đò phải sang sông,

Đến duyên thì em phải lấy chồng,

Em yêu anh rứa đó còn mặn nồng tuỳ anh!



Rứa: như thế, như vậy (tiếng miền Trung)
49. Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ ao rau muống nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.


50. Anh đi buôn, em cũng đi buôn,

Em ngồi em nghỉ đầu truông một mình.

Anh đi ngang nghiêng nón làm thinh,

Em kêu em hỏi:

Tâm tình bất biến,

Tương kiến nghiêm phong.

Em đây không phải lang dâm chạ,

Anh đừng đem dạ, nghi nan,

Bút sa xuống giấy ngay hàng,

Em đây không phải trốn làng bỏ ai!



Tâm tình bất biến, tương kiến nghiêm phong: Lòng dạ không đổi, gặp nhau nghiêm chỉnh. - Lang dâm chạ: lang chạ dâm dục - Nghi nan: nghi khó cho đối phương. Bl: Thông thường thì người con trai chủ động giao tiếp trước trong chuyện tình ái, lời ca dao trên ngược lại, người con gái có bản lĩnh và chủ động, cô cũng là người có học. Trường hợp người con gái chủ động như trên không có nhiều trong nội dung ca dao tình yêu đôi lứa.
51. Anh đi gìn giữ nước non,

Tóc xanh em đợi, lòng son anh chờ.

Anh đi làm lính cụ Hồ,

Đò xưa bến cũ đợi chờ đón anh.



52. Anh đi làm thợ nơi nao,

Để em gánh đục gánh bào đi đưa.

Trời nắng cho chí trời mưa,

Để em cởi áo che cưa cho chàng.


53. Anh đi đường ấy xa xa,

Để em ôm bóng trăng tà năm canh.

Nước non một gánh chung tình,

Nhớ ai, ai có nhớ mình hay chăng?


54. Anh đi chơi nhởi đâu đây,

Phải cơn mưa này ướt áo lấm chân

Chậu nước em để ngoài sân,

Em chờ anh rửa xong chân anh vào nhà.

Vào nhà em hỏi tình ta,

Trăm năm duyên ngãi đậm đà hay không?



Chơi nhởi: đi chơi (nhởi: tiếng Nghệ Tĩnh thường dùng).
55. Anh đồ ơi, hỡi anh đồ,

Có ăn cơm tấm trộn ngô thì vào.

- Cơm tấm còn đãi dưới ao,

Ngô thời chưa bẻ anh vào làm chi.


56. Anh đừng rầu rĩ làm chi,

Trai nam nhi kiếm vợ, gái nữ nhi kiếm chồng.

Tôi giận bà Nguyệt lão, toi muốn giết ông Tơ hồng,

Thưở xuân xanh anh chưa vợ, em chưa chồng mà ổng không xe!



Nguyệt lão, Tơ hồng: xem. B.84.
57. Anh đừng tham bông quế bỏ phế bông lài,

Mai sau quế rụng, bông lài thơm xa.


58. Anh đừng ham nhà sàn mái ngói,

Trông thì vòi vọi, vỏ có ruột không.

Em nghèo đây biết nghĩa vợ chồng,

Mồ hôi em quạt, gió lồng em che.


59. Anh kia ăn mặc bảnh bao

Anh không biết chữ lẽ nào em thương?



60. Anh kia đi ô cánh dơi

Để em làm cỏ mồ hôi ướt dầm.

Có phải đạo vợ nghĩa chồng,

Thì mang ô xuống cánh đồng mà che!


61. Anh kia áo trắng loá loà,

Sao anh không bảo mẹ già nhuộm thâm.

Áo ấy được tay em cầm,

Em nhuộm màu tím, màu thâm, màu vàng.

Vạc cả em nhuộm màu vàng,

Vạc con màu tím lại càng thêm xinh.

Đôi bên em kết chữ tình,

Chữ loan chữ phượng chữ mình chữ em.

Ra đường già trẻ cùng khen,

Khen nền màu nhuộm, lại nền cành hoa,

Trước là khen mẹ, khen cha,

Sau khen ông bà khéo kén nàng dâu.


62. Anh nói với em,

Như dao chém xuống đá,

Như rạ cắt xuống đất,

Như mật rót vào tai.

Bây chừ anh đã nghe ai,

Bỏ em giữa chốn thuyền chài rứa ri?



Rạ: cái rựa. X.thêm A69.
63. Anh mà bắc chước Thúc Sinh

Thì anh đừng trách vợ mình Hoạn Thư!



Thúc Sinh: theo Thuý Kiều bị vợ là Hoạn Thư đánh ghen (Truyện Kiều của Nguyễn Du).
64. Anh như con một nhà giàu,

Em như tờ giấy bên Tàu mới sang.

Anh như con một nhà quan,

Em như con én lạc đàn ngẩn ngơ!

Anh như chỉ gấm thêu cờ,

Em như rau má lờ mờ giếng khơi.

Cho nên chẳng dám ngỏ lời,

Ngày ngày chỉ dám ngắm người xa xa.


65. Anh như táo rụng sân đình,

Em như gái rở đi rình của chua!


66. Anh như nút em như khuy,

Như Thúy Kiều với Kim Trọng, phân ly sao đành!


67. Anh như tán tía tán vàng,

Em như manh chiếu bà hàng bỏ quên.

Lạy trời cho cả gió lên,

Cho manh chiếu rách lên trên tán vàng.


68. Anh nói em cũng nghe anh,

Bát cơm đã trót chan canh mất rồi.

Nước đi đắng lắm anh ơi,

Bỏ ra thù để tội trời ai mang!

Tội trời đã có người mang,

Ước gì ta lấy được chàng, chàng ơi.


69. Anh nói với em:

Như rựa chém xuống đá,

Như rựa cắt xuống đất,

Như mật rót vào tai,

Bây chừ anh đã nghe ai,

Bỏ em giữa chốn thuyền chài rứa ri.



BK: Bỏ em giữa chốn non đoài khổ chưa?
70. Anh nói với em sơn cùng thuỷ tận,

Anh nói với em nguyệt khuyết sáo băng,

Đôi ta như rồng lượn trông trăng,

Dẫu mà xa nhau đi nữa cũng khăng khăng đợi chờ!


71. Anh ơi cũng sợi tơ hồng,

Cùng chung một thợ cũng trong một nhà

Cùng một tấm vải xé ra,

Áo anh mặc trắng, em đà nhuộm thâm.

Ước gì về tay em cầm,

Rồi em cũng nhuộm màu thâm, màu vàng.

Em thêu con bướm lượn ngang,

Hai cánh dịu dàng em vắt chỉ xanh.

Đôi bên có đôi con lềnh,

Ở giữa con én có xinh chăng là?

Đôi bên có đôi cây hoa,

Ở giữa nền tà xinh thật là xinh!

Áo này anh mặc ra đồng,

Kẻ ngắm người nghía, kẻ trông người dòm.

Áo này vợ may cho chồng,

Có đôi con rồng có đôi cây hoa.



Con lềnh: con lềnh đềnh (tức con bồ nông).
72. Anh ơi đã vít thì vin,

Đã chơi bông trắng thì nhìn trái xanh.


73. Anh ơi đi lại cho dày,

Thầy mẹ không gả, em bày mưu cho!


74. Anh ơi, anh ngồi xuống đây,

Anh nhích lại đây,

Em hỏi câu này:

Non non, nước nước, mây mây

Ai làm nam bắc đông tây lắm đường!

Yêu nhau chẳng lọ bạc vàng,

Tình thân nghĩa thiết, xin chàng chớ quên!
75. Anh ơi nhớ thuở cùng thề,

Cầm dao lá liễu dựa kề tóc mai.

Chữ đề vô đá lâu phai,

Nằm đêm nghĩ lại thử ai bạc tình?


76. Anh ơi em chẳng lấy đâu,

Anh đừng cạo mặt, nhổ râu tốn tiền!


77. Anh say em như bướm say hoa,

Như Lưu Linh say rượu như Bá Nha say cầm.



Lưu linh: người đời Tấn (Trung Quốc), tự là Bá Luân, một trong số Trúc Lâm thất hiền, tính phóng khoáng, nổi tiếng uống rượu. Có làm bài: Tửu đức tụng (ca ngợi đức tốt của rượu).

Bá Nha: người đánh đàn giỏi. Chung Tử Kỳ là bạn sành nghe đàn của Bá Nha - sau khi Tử Kỳ chết, Bá Như treo đàn, không chơi nữa.
78. Anh say rượu ngày, mai sẽ tính

Kẻ say tình, không tính đâu em!



79. Anh thương em thì tới thăm em,

Anh đừng thơ gửi, thơ đưa lâu tình!


80. Anh thương em bất luận xấu xinh,

Lá giang nấu với cua kềnh cũng ngon!


81. Anh về thưa với ông bà,

Buồng cau chai rượu để mà vấn danh.



Vấn danh: theo luật Hồng Đức (đời mẹ Lê Thánh Tông) việc kết hôn gồm 4 bước, 1- Nghi hôn: đề nghị đính hôn. 2- Đính thân hoặc vấn danh: ăn hỏi. 3 - Nạp trưng hay Hạn sinh (còn gọi là nạp tệ, nạp thái): đưa đồ cưới (sính lễ). 4 - Thân nghinh: dẫn dâu.

Ngày nay lễ nghi này chỉ còn hai bước chính là vấn danh (ăn hỏi) và rước dâu. Bước nghi hôn thường được tổ chức bên nhà trai đến thăm nhà gái còn bước đưa đồ sính lễ thì nơi thực hiện, nơi không thực hiện (hoặc không làm công khai).


82. Anh về có chốn kẻo già,

Măng mọc có lứa người ta có thì.

Người ta lấy vợ đông tây,

Thân anh ở vậy như cau không buồng!

Cau không buồng tháng hai lại có,

Anh ở vầy như chó cụt đuôi.


83. Anh về em nỏ dám đưa,

Hai hàng châu lệ như mưa tháng mười.


84. Anh về đi ngủ kẻo khuya,

Xấu chuôm cá chẳng vào đĩa anh đâu!

- Xấu chuôm tốt cá em ơi,

Tốt chuôm mà nỏ có nơi cá nằm.


85. Anh về anh nắm cổ tay,

Em dặn câu này, anh chớ có quên,

Đôi ta đã trót lời nguyền,

Chớ xa xôi mặt mà quên mảng lòng.


86. Anh về têm năm miếng trầu cho tốt,

Chuốc một chén rượu cho đầy,

Đặt lên tràng kỷ bàn xây,

Anh đứng đó, em lại đứng đây,

Để em thưa mẹ, để em bẩm thầy,

Người có y tâm chước lượng, bận này ta trao duyên.



Y tâm chước lượng: bằng lòng thương đến, đồng ý.

Bận này: lúc này.
87. Anh về để áo lại đây,

Những khi em nhớ, cầm tay đỡ buồn!

Anh về xin chớ về luôn,

Phòng loan trăng úa, gió luồn thâu đêm!


88. Anh về em túm áo la làng,

Bỏ chữ thương chữ nhớ lại giữa đàng cho em.



Bl: Đây là lời ca dao táo bạo của con gái Nam Bộ “túm áo”, “la làng” để tỏ tình thương nhớ người yêu của mình thì quả thật sôi nổi!
89. Anh về ta chẳng cho về,

Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ.

Câu thơ ba chữ rành rành:

Chữ trung chữ hiếu chữ tình là ba.

Chữ trung thì để phần cha,

Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình.


90. Anh về xẻ ván cho dày,

Bắc cầu chín nhịp cho thầy mẹ sang.

Quý hồ em có lòng thương,

Một trăm, một vạn chặng đường cũng đi.


91. Anh về cuốc đất trồng cau,

Cho em trồng ké dây trầu một bên.

Mai sau trầu nọ lớn lên,

Trầu kia ra lá, em đền ơn cho.


92. Anh về em mượn khăn tay,

Gói câu tình nghĩa lâu ngày sợ quên.


93. Anh về đếm hết sao trời,

Em đây kết tóc ở đời với anh.


94. Ai về em gửi bức tranh,

Tô con chim phượng đậu nhành lan chi.

Ai làm nên bước phân ly,

Cảm công mưa nắng, kẻ đi người về.


95. Anh về em những trông theo,

Trông cho khuất núi qua đèo mới thôi!


96. Anh về kiếm vợ cho xong,

Em là tép nhỏ lộn rong khó tìm.


97. Anh vỗ trống đất kêu vang,

Em thổi sáo trúc nhịp nhàng với anh.

Gọi là xanh lá rậm cành.
98. Anh với em như mía với gừng,

Gừng cay mía ngọt, ngát lừng mùi thơm.

Anh với em như nước với non,

Non xanh nước biếc duyên còn dài lâu.


tải về 2.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương