HỘi văn nghệ DÂn gian việt nam nguyễn nghĩa dân văn hóa dân gian về TÌnh yêu lứA ĐÔI trong ca dao ngưỜi việT


Ví dầu tình chẳng yên đàng, Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp về! 50



tải về 2.81 Mb.
trang24/24
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.81 Mb.
#16675
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

49. Ví dầu tình chẳng yên đàng,

Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp về!


50. Ví dầu nàng có lòng yêu,

Thì anh mua chín cái niêu để dành.

Cái thời nấu cơm nấu canh,

Cái vỡ đựng muối cái lành đựng tương.

Bốn cái kê bốn chân giường,

Còn một cái nữa thắp hương thờ trời!



Bl: Tứ của lời ca dao khá dí dỏm, đáng chú ý là “Bốn cái kê bốn chân giường”, phải chăng đây là chữ đích của của tác giả dân gian?
51. Ví dầu vợ thấp chồng cao,

Khom lưng bóp vú khỏi sào mất công!



BK: Ví dầu chồng thấp vợ cao,

Chịu mượn cây sào khuơ vú khỏi măn!


52. Việc này tại mẹ tại cha,

Tại chú cùng bác tại và anh em.

Việc gì cho em đi đêm,

Khôn ba năm dại chỉ nguyên một giờ!

Trước thì còn nhỏ sau to,

Đẹp mặt bố mẹ, đeo mo ra đường.

Hát lên ba chuyện tỏ tường,

Hát lên ba chuyện nhắc phường chạ lang



BK: Hát lên ba chuyện nhắc phường lầu xanh.
53. Việc này cũng tại mẹ cha,

Cho nên đũa ngọc mới xa mâm vàng.

Phải chi anh lên thấu Ngọc Hoàng,

Đặng coi sổ bộ duyên nàng về đâu?


54. Viết thư giữa ngọn trầu vàng,

Thả trôi dòng nước về làng thăm em.


55. Viết thư sang hỏi thăm thầy,

Còn không hay đã đá vàng nơi nao?

Hay là mắc phải con nào,

Bùa yêu bả lú phải làm sao cho tỏ tường!

Vắng chàng tôi những nhớ thương,

Vì chàng mê gái tìm đường phạ tôi!

Tôi làm cho lứa quên đôi,

Tôi làm cho rã cho rời nhau ra.

Làm cho tan nát biệt xa,

Cho chim lìa tổ cho hoa lìa cành.

Tôi làm cho nó lìa anh,

Cho người ta biết anh tình phụ tôi!



Bùa yêu bã lú: dùng bùa, dùng bã để làm cho người ta lú lẫn. Bl: Cơn ghen của cô gái này trong lời ca dao đã là đến cao độ một mặt chê trách người con trai, mặt khác tìm mọi cách để ly gián người con trai với người tình mới, cho hả cơn ghen vì mình bị phụ tình. Ngôn ngữ mà cô gái dùng để xỉ vả khá căm giận: “con nào”, “bùa yêu bã lú”, “cho rã cho rời nhau ra”, “tan nát biệt xa”, “cho nó lìa anh”…
56. Vô duyên lấy phải chồng già,

Kêu “chồng” thì lỡ, kêu “cha” bạn cười!


57. Vô duyên lấy phải chồng già,

Ra đường bạn hỏi rằng cha hay chồng,

Nói ra đau đớn trong lòng,

Chính thức là chồng có phải cha đâu!

Ngày ngày vặn cối giã trầu,

Tay thời rót nước, tay hầu cái tăm.

Đêm đêm đưa lão đi nằm,

Thiếp đặt lão xuống lão nằm trơ trơ.

Lão ơi! trở dậy tôi nhờ,

Để tôi kiếm chút con thơ bế bồng.

Nữa mai người có tôi không,

Hổ với chúng bạn cực lòng mẹ cha!



Cối giã trầu: người già ăn trầu do răng yếu nên phải có cái cối bằng đồng để xoáy (đâm) cho nát trầu cau rồi mới ăn.
58. Vô duyên chi thiếp chi chàng,

Buôn trầu gặp nắng buôn đường gặp mưa!


59. Vô duyên mua phải gương mờ,

Bao giờ gương vỡ mà mua gương lành!


60. Vô duyên chưa nói đã cười,

Có duyên anh hỏi mười lời chẳng thưa!



BK: Vô duyên chưa nói đã cười,

Chưa đi đã chạy là người vô duyên!

61. Vợ anh em chả dám bì,

Vợ anh vàng bảy em thì thau ba

Ước gì ta ở một nhà,

Để xem vàng bảy thau ba thế nào?

- Vàng bảy anh vứt xuống ao,

Thau ba anh để võng đào anh đưa,

Dù anh đi sớm về trưa,

Anh ngồi nghỉ mát mà đưa võng đào.



Bl: Cái cảnh chê vợ chánh, mê gái để cưới làm lẽ chẳng phải cá biệt trong xã hội cũ thật đáng phê phán!
62. Vợ chồng là nghĩa già đời,

Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn.


62. Vợ chồng là nghĩa tao khang,

Chồng hoà, vợ thuận nhà thường yên vui.

Sinh con mới ra thân người,

Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.


64. Vợ lớn đánh vợ nhỏ,

Vợ nhỏ chạy ra cửa ngõ, ngẩng cổ kêu trời:

Ớ anh ơi! Một chồng hai vợ ở đời đặng đâu?

Bl: Đây là hiện thực khá phổ biến về đa thê. Lời ca dao phê phán khá sâu sắc tập quán xấu về đa thê.
65. Vú em chum chúm chũm cau,

Cho anh bóp cái có đau anh đền.

Vú em chỉ đáng một tiền,

Cho anh bóp cái anh đền quan năm.


66. Vua chúa cấm đoán làm chi,

Để đôi con dì chẳng lấy được nhau!



Bl: Nếu xét về huyết thống, theo phụ hệ thì con bác con chú không được lấy nhau và như vậy đôi con dì không được lấy nhau cũng có lý và huyết thống vì cùng một bà (ngoại) sinh ra hai dì (chị em với nhau). Trên quan điểm văn hoá, việc cấm đoán như lời ca dao trên là đúng.
X
1. Xa anh không ốm cũng đau,

Nhìn trăng, trăng lặn, nhìn hoa, hoa tàn.


2. Xa nhau anh muốn lại gần,

Cầu không tay vịn cũng lần mà qua!


3. Xa chi xa oan xa ức, xa tức, xa tối,

Xa không sợ tội với ông trời!

Chẳng thà không biết thì thôi,

Biết ra mỗi đứa một nơi thêm buồn!



Bl: Tuy thể thơ song thất lục bát nhưng câu 7 đầu có 10 chữ. Đúng là, sáng tác dân gian tuy số chữ trong câu có biến thức, giữ vần, nhưng vẫn coi trọng ý tứ hơn. Đáng chú ý là tâm lý oan ức, tức tối, tách ra, kéo dài của ngôn từ rất đạt.
4. Xa nhau ôm thảm chất phiền,

Vui cười ngoài miệng, sầu riêng một mình!


5. Xa sông cách núi lỡ vời,

Gửi thơ sợ lậu, gửi lời sợ quên.


6. Xa xôi chị đó mà lầm,

Phải hương hương bén, phải trầm trầm thơm!


7. Xấu dao xắt chẳng mỏng giềng,

Xấu người mai chước lỡ chừng đôi ta.



BK: Xấu dao cắt chẳng mỏng giềng

Xấu người mai ước cầm chừng đôi ta!


8. Xa xôi chi đó mà lầm,

Phải hương hương bén, phải trầm trầm thơm.

Anh đừng suy nghĩ thiệt hơn,

Lắng nghe em gảy khúc đờn tri âm.


9. Xa xôi dịch lại cho gần,

Làm thân con nhện mấy lần vương tơ.


10. Xa xôi còn gửi thơ về,

Huống chi đây đó không hề viếng thăm.



11. Xấu xa cũng thể chồng ta,

Dẫu rằng tốt đẹp cũng ra chồng người.


12. Xấu nhưng đánh trấu ra vàng,

Bao nhiêu người đẹp dọn đường mà đi!


13. Xin chàng đọc sách ngâm thơ,

Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.


14. Xong mùa toóc rã rơm khô,

Anh về trong nỡ biết nơi mô mà tìm.

Tìm người khác thể tìm chim,

Chim về Phan Rí em tìm Quảng Nam

Mong sao ta giống con tằm,

Cùng chung một kén cùng nằm một nong.

Cho dầu phận có long đong,

Nhưng tình son sắt thì lòng vẫn vui.



Toóc rã: rạ nát rã rời. Lời này có gốc từ: “Rồi mùa toóc rã rơm khô/ Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm” vốn là ca dao Nghệ Tĩnh.
15. Xấu tre uốn chẳng nên cần,

Xấu mai, anh chẳng đặng gần với em.



Mai: mai mối, người môi giới để đôi trai gái tìm hiểu nhau, có thể thành công hoặc không.
16. Xốn xang như muối xát gừng,

Phải chi hồi trước ai đừng biết ai!


17. Xống thâm vắt ngọn cành hồng,

Loạn trôn từ thuở vắng chồng đến nay!


18. Xưa kia ở với mẹ cha,

Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành.

Từ ngày tôi ở với anh,

Anh đánh anh chửi anh đành phụ tôi.

Đất xấu nặn chẳng nên nồi,

Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng!


19. Xưa kia nói nói thề thề,

Bây giờ bẻ khoá trao chìa cho ai?



20. Xưa kia ai cấm duyên bà,

Bây giờ bà già bà cấm duyên tôi?



BK: Ngày xưa ai cấm duyên bà.
21. Xưa kia ai biết ai đâu,

Vì chưng miếng thuốc, miếng trầu nên thương.

Vì tình cho dạ vấn vương,

Bốn phương tám hướng nàng nương miếng nào?


22. Xưa kia có thế này đâu,

Bởi vì sợ vợ nên râu quắp vào.


23. Xưa kia mình nói với ta,

Sông sâu nên cạn, đường xa nên gần.

Giờ mình ăn ở lần khân,

Ngồi cạn nên thảm, đường gần nên xa.


24. Xưa kia gương sáng không soi,

Bây giờ tróc thuỷ lại đòi soi gương!


25. Xưa kia ngọc ở tay ta,

Bởi ta chểnh mảng ngọc sa tay người.


26. Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận,

Mấy năm nay lận đận với má hồng.

Làm trai trả nợ tang bồng,

Dù mấy năm đi nữa vẫn một lòng chờ em!



Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận: xuân đến, xuân đi, xuân không bao giờ hết. Tang bồng: cành dâu và cỏ bồng làm cung, tên ý nói người con trai đi chiến đấu, lập công.
Y
1. Yếm trắng mà vã nước hồ,

Vã đi vã lại anh đồ yêu đương.


2. Yên Thái có giếng trong xanh,

Có đôi cá sấu ngồi canh đầu làng.

Ai qua nhắn nhủ cô nàng,

Yêu nhau xin chớ phũ phàng đổi thay!



Yên Thái: Làng Bưởi nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
3. Yêu ai chớ tính thiệt hơn,

Mận nhà dù nhạt còn hơn đào người.


4. Yêu anh tâm trí hao mòn,

Yêu anh đến thác cũng còn yêu anh.



BK: Yêu nhau cốt rũ xương mòn

Yêu anh đến thác vẫn còn yêu anh.


5. Yêu anh hay chẳng yêu anh,

Bát cơm em trót chan canh mất rồi.

Nuốt vào đắng lắm anh ơi,

Nhả ra thì sợ tội trời ai mang?


6. Yêu nhau cau bảy bổ ba,

Ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười.



BK: Yêu nhau cau sáu bổ ba

- Yêu nhau cau sáu bửa ba.



Bửa: tiếng miền Nam có nghĩa là bổ.
7. Yêu nhau chẳng quản chiếu giường,

Dẫu rằng tàu lá che sương cũng tình,



BK: Yêu nhau chẳng lọ chiếu giường,

Một tàu lá nhỏ che sương cũng tình.
8. Yêu nhau chữ vị là vì,

Chữ dục là muốn, chữ tuỳ là theo.


9. Yêu nhau chưa mặn chưa mà,

Chưa tan buổi chợ đã ra đôi đường!


10. Yêu nhau con mắt liếc qua,

Đừng bấm chớ nháy làm người ta chê cười!


11. Yêu nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.


12. Yêu nhau mấy núi cũng trèo,

Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua!



Tứ cửu tam thập lục: Bốn lần chín là ba mươi sáu.
13. Yêu nhau vạn sự chẳng nề,

Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.


14. Yêu nhau tâm trí hao mòn,

Yêu nhau đến thác vẫn còn yêu nhau.


15. Yêu nhau chẳng quản đường xa,

Đá vàng cũng quyết phong ba cũng liều.


16. Yêu nhau cho vẹn cho tròn,

Kẻo mai thẹn với nước non ở đời.

Thà rằng thác xuống giếng khơi,

Còn hơn sống ở trên đời xa nhau.


17. Yêu nhau từ độ trăng tròn,

Bao nhiêu trăng khuyết vẫn còn yêu nhau.


18. Yêu nhau yêu cả đường đi,

Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.



Tông: tổ tông tính theo nhiều đời của một tộc họ. Chi: chi họ tính theo các đời của một tộc họ (thường được gọi chi nhất, chi hai, chi ba…).
19. Yêu nhau yêu vụng yêu thề,

Yêu liếc con mắt yêu cầm cổ tay.



Bl: Nhà thơ Trần Nhuận Minh viết câu “Yêu liếc con mắt, yêu cầm cổ tay” là rất hay, tinh tế, cho thấy tác giả dân gian là một nhà thơ có tài (tạp chí Nguồn sáng dân gian 4/2012).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII - NXB Chính trị Quốc Gia - 1998.

- Trần Quốc Vượng (chủ biên) Văn hóa đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam - NXB khoa học xã hội - 1996.

- Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên). Kho tàng ca dao người Việt - Tập 1, 2 - NXB Văn hóa Thông tin 2001.

- Phạm Danh Môn - Tình yêu lứa đôi trong ca dao Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa - 2011.

- Lê Trí Viễn (chủ biên), Thơ văn Đồng Tháp (T1, T2) - NXB Tổng hợp Đồng Tháp - 1986.

- Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam - NXBKHXH 1978.

- Nguyễn Nghĩa Dân - Ca dao Việt Nam 1945 - 1975 NXB Văn hóa Thông tin 1997.

- Cao Huy Đĩnh - Tìm hiểu quá trình văn học dân gian Việt Nam, NXB KHXH 1996.

- Ngô Đức Thịnh - Văn hóa vùng và các vùng văn hóa Việt Nam, NXB Trẻ 2004.

- Trần Độ (Chủ biên) - Văn hóa Việt Nam - Ban văn hóa văn nghệ Trung ương - 1989.

- Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao. NXB Khoa học Xã hội - 2006.

- Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian (nhiều tác giả) NXB Giáo dục - 1961.

- Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên, Lịch sử văn học Việt Nam tập 1, 2. NXB Đại học Trung học chuyên nghiệp - 1973.

- Trương Chính, Trần Xuân Đề, Nguyễn Khắc Phi - Giáo trình Văn học Trung Quốc, tập 1, NXB Giáo dục - 1961.

- Hoàng Kim Ngọc, So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt - NXB Lao động, 2011.

- Thiệu Vĩ Hoa - Chu Dịch với dự đoán học - NXB Văn hóa 1997.



Một số bài trong:

- Một số sách về văn hóa các địa phương (sưu tầm tuyển chọn ca dao tình yêu lứa đôi, hôn nhân, vợ chồng).

- Tạp chí Văn hóa dân gian.

- Báo Văn nghệ.



- Internet…

* Mục đích của tình yêu lứa đôi là hôn nhân và vợ chồng nên tên đầy đủ của chuyên luận này là “Văn hóa dân gian về tình yêu lứa đôi, hôn nhân và vợ chồng trong ca dao người Việt”.

(1) Thời gian 1945-1975 nhân dân ta chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, nhận thức và tình cảm giữa yêu nước và tình yêu lứa đôi của thanh niên ta được phản ánh trong ca dao thì lòng yêu nước luôn luôn là tình cảm vượt trội.

(1) Nguồn tư liệu chính để thống kê, khảo sát căn cứ vào công trình Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên), công trình “Ca dao về tình yêu lứa đôi” (Phạm Danh Môn) là hai công trình có gần đầy đủ ca dao tình yêu lứa đôi, hôn nhân, vợ chồng (mỗi công trình trên 5000 lời) và phần “tình yêu lứa đôi” trong sách “Thơ văn Đồng Tháp” tập 1, do Lê Trí Viễn chủ biên.

(2) X. Phụ lục 1,2 (cuối sách)

(1) Dẫn theo Trần Quốc Vượng - Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam - NXB KHXH 1996.

(1) Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995 (tr.531)

(2) Ngô Đức Thịnh - Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam - NXB Trẻ 2004

(3) Nguyễn Nghĩa Trọng - Văn hóa nghệ thuật trong đổi mới, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2003

(1) Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tập I, Văn học dân gian, NXB Giáo dục 1961 (Chương VI - Nguyễn Nghĩa Dân biên soạn).

(2) Cao Huy Đĩnh - Tìm hiểu quá trình văn học dân gian Việt Nam, NXBKHXH 1996.

(3) Đỗ Bình Trị - Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam - ĐHSP Hà Nội 1 xuất bản - 1978.

(1) Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB KHXH 1978

(1) Theo từ điển Pháp Việt - Lê Khả Kế chủ biên - NXB KHXH 1992.

(2) Xem thêm Từ điển Văn học (bộ mới), NXB..............(X.chữ: “Trữ tình”, do Lại Nguyên Ân biên soạn.

(3) Vũ Ngọc Phan - Sđd.

(4) Mã Giang Lân - Tục ngữ ca dao Việt Nam - NXBGD 1993.

(1) Cao Huy Đĩnh: Tìm hiểu quá trình văn học dân gian Việt Nam - NXB KHXH - 1996.

(1) Phát biểu của Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Khả Phiêu tại hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương (Khóa VIII - 1998) bàn về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

(2) Mác Ăngghen - Hệ tư tưởng Đức - Về văn học nghệ thuật - NXB Sự thật 1958.

(1) Dẫn theo tư liệu về Tháp cổ Mỹ Sơn của Sở Văn hóa Quảng Nam.

(2) Dẫn theo Hoàng Quốc Hải - Bài “Đền Hùng nơi hội tụ tâm linh dân tộc (Báo Văn nghệ ngày 16/4/2005)

(1) ” Dẫn theo Phan Thị Kim Anh - Tạp chí Văn hóa dân gian số 1 (145) - 2013 - bài “Người phụ nữ Việt miền Tây Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa giới)

(1) Vũ Ngọc Phan - Sđd - Tr.250.

(1) Phương ngôn người Tày về tình yêu lứa đôi có nghệ thuật so sánh độc đáo:

+ Yêu nhau thóc nấu thành cơm,

Không yêu nếp nắm thành rơm rã rời!

Yêu nhau dấm khế ngọt bùi,

Không yêu đường mật ai ơi chua lòm!

Yêu nhau nước lã ngọt ngon,

Không yêu nước mía chỉ còn nước sông!

Yêu nhau ăn thóc cả bông,

Không yêu ăn đến thịt rồng chẳng ngon!

Yêu nhau vượt núi trèo non,

Không yêu một quãng đường mòn cũng xa!

(Nguyễn Nghĩa Dân dịch)



(1) Ở Ap-ga-nit-tan (Afganishtan), Caren Swan lông (Karen Swallon) cho biết: “Một cô gái đã bị thiêu chết sau hai tuần bị đánh đập dã man bởi những người anh em vị họ tìm được Bức thư tình mà cô đã viết. Việc viết thư tình cho người yêu là một tội chết trong cộng đồng ở nơi này (Báo văn nghệ 6/4/2012).

(1) X.Phụ lục 1 (ở cuối phần I).

(1) X.Phụ lục 1 (ở cuối phần I)

(1) X.Chú thích lời B.84 (phần thứ hai)

(1) Tiền duyên: duyên kiếp trước'; Túc trái: nợ kiếp trước theo lý thuyết Phật giáo.

(2) Lời ca dao này khái quát nội dung mấy truyện cổ tích về tình duyên (trong đó có truyện Trương Chi. (X.N 128 về các cốt truyện và bình luận ở phần II).

(1) Tóm lược theo sách “Chu dịch với dự đoán học” của Thiệu Vĩ Hoa (Trung Quốc). Mạnh Hà dịch - In lần thứ 3 - NXB Văn hóa 1997.

(1) Ngô Đức Thịnh trong Sđd, xác định vùng văn hóa đồng bằng Sông Hồng gồm các tiểu vùng văn hóa: - Tiểu vùng văn hóa đất Tổ - Tiểu vùng Thăng Long Hà Nội - Tiểu Hải Đông (Hải Dương, Hải Phòng, lưu vực sông Thái Bình - Tiểu vùng văn hóa Sơn Nam, vùng Hưng Yên - Hưng Nhân, vùng trũng Hà Nam Ninh, vùng duyên hải.

(1) Mác- Ănghen tuyển tập. NXB Sự thật - Hà Nội 1972, trang 69.

(2) X.thêm: Nguyễn Chí Bền - Làng Việt Nam bộ và Văn hóa dân gian của người Việt trên đồng bằng sông Cửu Long (trong Trần Quốc Vượng - Sđd. tr481).

(3)(4) Dẫn theo Lê Trí Viễn - Thơ văn Đồng Tháp - NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1986, tập I, trang 25-26.

(1) Đây là một hình ảnh rất đẹp được Ngô Đức Thịnh (trong Sđd) phát hiện và ca ngợi.

(2) Sở dĩ nói “mở rộng” vì phần lớn ca dao nói chung không được ghi thời gian sáng tác, địa chỉ nơi ca dao lưu truyền (đương nhiên có lời được tác giả dân gian nói đến địa danh thì chúng ta có thể biết lời ca dao ấy ở đâu). Nói ca dao vùng sông Hồng (mở rộng) tức có thể kể các vùng không chỉ của sông Hồng chảy qua mà có thể cả đồng bằng sông Thái Bình chảy qua (tức cả miền xuôi của Bắc Bộ - X.thêm chú thích (1) tr.31) hoặc nói ca dao vùng đồng bằng Cửu Long (mở rộng) tức có thể kể đến hầu hết các tỉnh thuộc Nam Bộ từ sông Đồng Nai đến tận Mũi Cà Mau.

(1) Nút: tiếng miền Na tức cái cúc áo.

(1) Nguyên Xuân Kính - Thi pháp ca dao - NXB KHXH 2006 tr.121-122.

(1) Lê-nin toàn tập, tập 28 (từ điển Triết học - Ro-den-ten và Iu-đin - NXB Sự thật dịch (1976).

(2) Hồ chí Minh toàn tập, tập 6: NXB Sự thật - 1975 (tr 171).

(1) Lời dân ca này xuất hiện thời Cần Vương ở Hà Tĩnh do các cô gái hát dọc sông La, sông Lam. Tương truyền có cô lái đò cũng là liên lạc viên của nghĩa quân và là một tình báo viên gan dạ (ít ai biết tên). Lời dân ca được truyền rộng rãi dọc sông La, sông Lam.

(1) X.Nguyễn Xuân Kính - Sđd tr56-57.

(2) Nguyễn Xuân Kính, Sđd - các chương III, IV, V, VI, VII

(1) Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật - NXBVHTT. Tập 1 - 2001.

(2) Phạm Danh Môn - NXB Từ điển Bách Khoa - 2011.

(1) Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật - Sđd.

(1) Xem toàn lời: M.60 (phần thứ hai)

(1) Trong số 12478 lời ca dao dân ca trong Kho tàng ca dao người Việt (Sđd) có đến 41 lời nhắc đến hoa nhài” (dẫn theo Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao, Sđd, tr.324)

(2) X. Internet: mục “Cây sen đất” bài “Ngắm cây sen đất” của Phong Lan (tin và ảnh) ngày 26/1/2013.

(1) Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật - Sđd. Mục: “Mười tác phẩm ca dao qua sự cảm thụ, phân tích, tránh luận theo dòng thời gian” (tập 2, từ trang 2779).

(2) Trương Chính - Trần Xuân Đề - Nguyễn Khắc Phi biên soạn. Giáo trình Lịch sử Văn học Trung Quốc, Tập 1, NXBGD - 1961.

(1) Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian - NXBGD - 1961.

(2) Phạm Danh Môn - Sđd.

(1) Phạm Danh Môn - Sđd.

(2) X.Toàn lời T.289 (phần thứ hai).

(1) Phạm Danh Môn - Sđd.

(2) X.Thêm Nguyễn Xuân Kính - Sđd, chương Ngôn ngữ, tr.126.

(1) Ở Nam Bộ, tại xã Trường Xuân, Tháp Mười cũng có lời hát này, chắc được truyền từ Miền Trung vào và thêm lời:

+ Áo vắt vai quần hai ống ướt,

Chữ nghĩa chừng nào anh lấn lướt vô thi.

Tiền năm quan ngủ quán mất đi,

Đố trai nam nhi đối đặng,gái nữ nhi kết nguyền.

- Quần không xăn nên quần ống ướt,

Mồ hôi sa như nước, cởi áo vắt vai.

Nghe trên mở hội thi tài,

Anh về ôm sách, ôm vở, ôm bài ra thi.

Tiền năm quan ngũ quán mang đi,

Bạch lục nguyên sáu gói còn ghi,

Trai nan nhơn đã đối đặng, gái nữ nhi phải theo về.



(Ngủ quán: ngủ ở quán trọ (lời trên) - Ngũ quán: năm quan tiền (lời dưới)

(1) Nhìn vào các truyện nôm dân gian (khuyết danh) như Phan Trần, Phạm Công Cúc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa… cho đến Truyện Kiều, cũng thấy hầu hết tình yêu trai gái đều đi đến kết quả “có hậu”.

(1) X.toàn lời: M.50 (phần thứ hai).

(1) Dựa theo sự sắp xếp phân loại của Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Lịch sử văn học dân gian Việt Nam - Văn học dân gian, Tập II, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1973.

(2) X.Phụ lục 1 (ở cuối phần I)

(3) X.Phụ lục 3 (ở cuối phần I)

(1) Sđd (tập 2, từ trang 2653 đến trang 2672).

(1) Ghi theo Phạm Danh Ngôn - Sđd - tr.361 (kể theo trí nhớ).

(2) Nguyên bản truyện chép bằng chữ nôm “Sử Nam chí dị” (ở đây phiên âm theo Tạp chí Văn học số 5 - 1965 và Truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Bính).

(3) TK 2, 3 dẫn từ Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam tập I - Văn học dân gian (phần I), NXB Giáo dục - 1974.


tải về 2.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương