HỘi văn nghệ DÂn gian việt nam nguyễn nghĩa dân văn hóa dân gian về TÌnh yêu lứA ĐÔI trong ca dao ngưỜi việT



tải về 2.81 Mb.
trang6/24
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.81 Mb.
#16675
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

Một số nhận xét từ bảng khảo sát thống kê trên đây:

a. Vần T (chữ cái tiếng Việt) trong sách “Tình yêu lứa đôi trong ca dao Việt Nam”(1) với 1106 lời/ hơn 4900 lời có thể “đại diện” cho lời ca dao tình yêu lứa đôi được sưu tầm trong công trình này. Hơn nữa ở vần T, có nhiều ca dao về thương, trách, tiếc… gần gũi với nội dung tình cảm của ca dao tình yêu lứa đôi.

b. Số lượng ca dao thuộc thể “phú” nhiều nhất phù hợp với tư duy, tình cảm của trai gái nông dân là những người lao động cũng là những nhân vật trữ tình của ca dao tình yêu lứa đôi. Nếu kể thêm kết cấu “tỉ - phú”, “phú - tỉ”, “hứng - phú” thì ca dao tình yêu lứa đôi được sáng tác theo thể “phú” có số lượng nhiều nhất, tỷ lệ cao nhất.

c. Số lời ca dao thể “tỉ” riêng lẻ không nhiều, có thể do ca dao thể “tỉ” thường kết hợp với thể “phú” để so sánh trực tiếp (tỉ dụ) hoặc so sánh gián tiếp, so sánh ngầm (ẩn dụ). Số lượng ca dao thể “tỉ” (riêng lẻ hoặc kết cấu cùng thể phú) cho thấy ca dao tình yêu lứa đôi tuy có sử dụng phương pháp so sánh (cả tỉ dụ, ẩn dụ) không phải có số lượng nhiều nhất như Nguyễn Phan Cảnh đã ngộ nhận khi ông cho rằng “mỗi câu ca dao nhất là ca dao tình yêu nam nữ đều là một cấu trúc ẩn dụ”(2).

d. Như đã nói trên, không thấy thể “hứng” riêng lẻ cũng như không thấy kết cấu “hứng - tỉ” hoặc “tỉ - hứng” xuất hiện trong ca dao thuộc vần T của sách được khảo sát.

Bị chú: Trong khi tìm hiểu từng lời ca dao, chúng tôi luôn có phân vân khi xét các lời ca dao được kết hợp từ thể phú với thể tỉ hoặc thể hứng, ví dụ:

+ Thương em chẳng biết để đâu,

Để trong cái hũ, lâu lâu lại dòm.

Vế trên rõ ràng là thể “phú” nhưng vế dưới cũng là “phú” (?) hay “hứng” (?), chúng tôi cho rằng vế dưới cũng là thể “phú”.

Do đó, các phán đoán để đi đến xác định thể “hứng”, thể “tỉ” với các số lượng, tỷ lệ nêu trong bảng khảo sát thống kê trên đây chỉ là tương đối.

2. Về kết cấu đối đáp trong ca dao tình yêu lứa đôi

2.1. Nói đến ca dao tình yêu lứa đôi không thể bỏ qua kết cấu đối đáp bởi lẽ dễ hiểu là ca dao tình yêu lứa đôi khi hiện khi ẩn trong “câu chuyện tình” của đôi trai, gái, là hai nhân vật trữ tình. Quá trình đi đến tình yêu (thuận lợi hoặc không thuận lợi) đôi trai gái đều phải trải qua các bước giao lưu tình yêu tức giao duyên và giao duyên tất nhiên có đối đáp. Họ “đối đáp bằng thơ ca dân gian” như Cao Huy Đĩnh đã nhấn mạnh nên có thể kín đáo, tế nhị, hoặc có thể công khai trong khi lao động hoặc hội hè đình đám, phổ biến là hát dân ca, từ dân ca tách phần ngôn ngữ (lời) thành ca dao. Có lời đối đáp với ngôn ngữ chọn lọc rất hay:

+ Rú, rừng, núi, động, đèo, truông,

Ngàn xanh cách trở mấy luồng cũng theo.

- Bể, hồ, khe, hói, lạch, rào

Sông sâu nước lội, ước ao kết nguyền.

2.2. Trong ca dao tình yêu lứa đôi, về cơ bản kết cấu đối đáp thường được sưu tầm lại từ các làn điệu dân ca (về phần lời):

- Hát trống quân, có hát xướng và hát đối đáp:

+ Đã đi đến chốn thì chơi,

Đã đi đến chốn tiếc lời làm chi!

- Nghe anh là khách tài hoa,

Mời anh đối đáp một vài trống canh.

Có lá mà lại có cành,

Có em mà lại có anh mới tình…

- Hát quan họ ở Bắc Ninh có rất nhiều làn điệu, làn điệu trống quân cũng được các quan họ hát khi cần đối đáp:



+ Anh như cây gỗ xoan đào,

Em như câu đối dán vào nên chăng?

- Em như cây kiểng trên chùa,

Anh như con bướm đậu nhờ nên chăng?

- Hát ví ở Nghệ Tĩnh (gồm hát phường vải, hát phường cấy…, thường sử dụng nội dung đối đáp đặc biệt khi trai gái muốn tỏ tình. Riêng hát phường vải rất bài bản, sau giai đoạn hát dạo, hát hỏi đến giai đoạn hát đối, hát đố:



+ Anh về chẻ lạt bó tro,

Rán sành ra mỡ, em cho làm chồng!

- Em về đục núi lòn qua,

Vắt cổ chày ra nước thì ta làm chồng!

+ Đến đây hỏi khách tương phùng,

Chim chi một cánh bay cùng nước non?

- Tương phùng nhắn với tương tư,

Lá buồm một cánh bay đi khắp trời.

Sau hát đối, hát đó là giai đoạn hát mời, hát xe kết.



Hát giặm Nghệ Tĩnh thường là hát đối đáp giữa hai bên trai gái:

+ Gái hát: Em đã có chồng rồi,



Em đã có lứa rồi,

Vung úp đã vừa nồi,

Đũa ghép đã thành đôi,

Bạn đừng có ỡm ờ với tôi!

Tôi lấy chân khỏa lại,

Tôi lấy bàn khỏa lại.

+ Trai hát: Têm một quả trầu không,



Bỏ vô hộp con rồng,

Đi băng nội băng đồng,

Qua năm, bảy khúc sông,

Qua chín mười đội đồng,

Nghe tin em đã có chồng,

Anh quăng lắc vô bụi,

Bạn gạt tùa vô bụi!

Hát ghẹo ở Phú Thọ cũng có nội dung đối đáp:

+ Thuyền ai róc rách bên ngòi,

Hay thuyền chú lái bẻ sòi nhuộm thâm?

Hôm qua em mất cành sòi,

Hôm nay em bắt được người khăn thâm.

- Khăn thâm em nhuộm bùn ao,

Cành sòi chị mất lúc nào em chẳng được hay!

Dân ca miền Nam Trung Bộ có các điệu hò: (hò khoan, hò chèo thuyền, hò giã gạo, hò kéo vải, hò giựt chì…) có các điệu lý (lý năm canh, lý hoài xuân…) và cũng có các điệu hát đố, hát đối, hát bài chòi… Nội dung ca dao tình yêu lứa đôi gần như được hát trong tất cả các điệu hò, điệu lý… Hát đố, hát đáp cũng rất phổ biến:

Gái hát: - Khăn xéo vắt vai, quần hai ống ướt,

Học gì chàng mà bước vô thi,

Tiền năm quan ngủ quán mất đi,

Trai nam nhi đối đặng gái em thì theo không!

Trai hát: - Khăn xéo vắt vai, quần hai ống khố,



Thừa văn có võ mới vô trường này,

Tiền năm quan ngũ quán còn đây,

Trai anh đối đặng, giữa chốn này, em tính sao?(1)

Dân ca Nam Bộ cũng có đủ các điệu hò gần giống Nam Trung Bộ vì đây là văn hóa phi vật thể được truyền theo các đợt di dân lập ấp. Các điệu lý, hò, hát của Nam bộ đều nói lên tình yêu thắm thiết của nam nữ thanh niên, giàu chất trữ tình như lý ngựa ô, lý cành chanh, lý kéo chài, lý chim truyền, hát giã gạo, hát hò khoan…



+ Chim khôn mắc phải lưới trồng,

Ai mà gỡ được, đền công lạng vàng!

- Đền vàng anh chẳng lấy vàng,

Lòng anh chí quyết lấy nàng mà thôi!

(Cd Đồng Tháp)



+ Chuồn chuồn đậu đám mạ già,

Thấy em má trắng anh đà muốn hun (hôn).

- Anh có thương em thì nói với mẹ cha,

Cơi trầu, mâm rượu, về nhà anh hãy hun (hôn).

2.3. Về số lượng ca dao có “đối - đáp”, “đố - đáp” giữa trai và gái trong yêu đương, khảo sát thống kê trong sách “Tình yêu lứa đôi trong ca dao Việt Nam” từ vần A đến vần Y chữ cái tiếng Việt, kết quả chỉ có 55 lời /4911 lời tỉ lệ 1,12% và trong sách “Kho tàng ca dao người Việt”(2) cũng thống kê theo cách trên kết quả chỉ được 115 lời, tỷ số trên ca dao tình yêu lứa đôi là 115 lời/6100 lời, tỷ lệ 1,90%, với kết quả đó có thể nhận thấy:

- Kết cấu “đối đáp”, “đố - đáp” trong ca dao tình yêu lứa đôi, hôn nhân và vợ chồng là lời tách từ dân ca ra nên tỉ lệ rất thấp (trong hát giao duyên khi lao động hoặc hội hè… trai gái hát dân ca phần lớn là hát “đôi đáp”, “đố đáp”).

- Có nhiều dân ca “đối - đáp”, “đố - đáp” do quan niệm chưa thống nhất ca dao là phần lời đơn thuần của dân ca nên các nhà sưu tầm ca dao chưa sưu tập các lời “đối - đáp”, “đố - đáp” trong dân ca để đưa vào sưu tầm ca dao.

Cũng cần biết thêm dưới góc độ ngôn ngữ và kết cấu còn có “đối thoại”, “độc thoại” trong ca dao tình yêu lứa đôi, hôn nhân và vợ chồng. “Đối thoại” thường xuất hiện khi trai gái đã làm quen với nhau trao đổi tâm tình, chờ đợi, hẹn hò:

+ Gần nhà mà chẳng sang chơi,

Để anh hái ngọn mồng tơi bắc cầu.

- Bắc cầu em chẳng sang đâu,

Anh về mua chỉ bắc cầu em sang.

Chỉ xanh, chỉ tím, chỉ vàng,

Đủ ba thứ chỉ em sang được cầu.

Thuận lợi trong tình yêu là thế còn khi không thuận lợi thì tương tư (cả trai lẫn gái), thất vọng, độc thoại, oán trách người tình, oán trách cha mẹ, ông Tơ bà Nguyệt, giận Trời và cũng có lúc tự trách mình:



+ Đêm khuya trông bóng trăng tàn,

Muốn riêng với nguyệt mà than một lời.

+ Trách người một, trách ta mười,

Bởi ta bạc trước nên người bạc sau.

vân vân…


THAY LỜI KẾT LUẬN
ĐẶC ĐIỂM CA DAO TÌNH YÊU LỨA ĐÔI HÔN NHÂN
VÀ VỢ CHỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Từ truyền thống văn hóa dân tộc và văn hóa dân gian Việt Nam, nhìn vào văn học dân gian trong nhiều thể loại khác nhau nổi lên như những chuỗi ngọc thơ ca trữ tình trong sáng nhất, đẹp đẽ nhất và đáng yêu nhất, đó là ca dao - dân ca cổ truyền (và một phần cận đại) về tình yêu lứa đôi, hôn nhân, vợ chồng với những đặc điểm sau đây:



1. Tình yêu lứa đôi trong ca dao người Việt có định hướng và mục đích:

Nên chăng bắt đầu bằng truyền thuyết “Lạc Long Quân - Âu Cơ”, trang sử tình yêu lứa đôi của dân tộc Việt Nam ta với chàng trai Lạc Long Quân đã lập bao kỳ tích giết Ngưu Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… và gặp nàng Âu Cơ xinh đẹp, trai tài gái sắc, tự do yêu nhau để sinh ra bọc trăm trứng mở đầu cho trang sử nòi giống dân tộc ta. Điểm sáng nhất, đẹp nhất trong truyền thuyết này là tình thương, tình yêu giữa đôi trai gái cũng là tình thương, tình yêu giữa con người với nhau để rồi từ mấy nghìn năm qua, khi đã có dân tộc, có đất nước, tình người yêu thương nhau của đồng bào, hòa trong tình yêu đất nước, cố kết trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong nền văn hóa lấy tình thương làm gốc, lấy tình thương để cùng sống cùng phát triển nòi giống. Thế rồi, không biết tự bao giờ lời thơ, lời ca, tiếng hát về tình yêu đồng bào, tình yêu lứa đôi vang lên âm thanh trong dân ca, đọng lại trong hàng vạn lời ca dao của văn hóa phi vật thể của dân tộc ta. Chắc hẳn nhiều dân tộc trên thế giới này đều có tình yêu lứa đôi nhưng lịch sử tình yêu lứa đôi của dân tộc ta, của nền văn hóa dân gian ta đã đi vào dân ca, ca dao bắt đầu từ tình thương người cùng một dân tộc, luôn mong ước cho dân tộc phát triển. Tình yêu lứa đôi của dân tộc ta thể hiện trong dân ca, ca dao dù với điệu nhạc du dương đến đâu, dù với lời thơ hiện thực hay lãng mạn đến đâu đều bắt đầu bằng đặc điểm về định hướng, mục tiêu bất di bất dịch là tình yêu lứa đôi phải đi đến hôn nhân, xây dựng quan hệ vợ chồng, sinh con đẻ cái để phát triển nòi gióng. Trong một đất nước nông nghiệp, có rừng, có biển tình yêu lứa đôi nảy sinh từ lao động nông nghiệp, từ nông thôn, đó là đặc điểm hoàn cảnh yêu đương của đôi trai gái Việt Nam. Biết bao dân ca ca dao được dân gian sáng tác khi lao động với điệu hò, điệu lý, điệu hát từ Bắc đến Nam vẫn đang tồn tại và phát triển.

Từ “người trong một nước thì thương nhau cùng” của dân tộc Việt Nam ta, có thể xem tình yêu lứa đôi của nam nữ thanh niên bắt nguồn từ đó và có tính truyền thống (1).

2. Nhân vật trữ tình của tình yêu lứa đôi là “chàng trai - cô gái” được phản ánh đậm nét trong ca dao của người Việt:

Bắt đầu của tình yêu lứa đôi là hàng loạt ca dao về tìm người tình, gặp gỡ, làm quen, tìm hiểu nhau rồi thương nhau, yêu nhau qua bao cung bậc của tình yêu lứa đôi, có tự do yêu đương, chủ động, có chịu ảnh hưởng tư tưởng tích cực của thời đại là ý thức hệ phong kiến về đạo lý, tình, nghĩa, chung thủy vợ chồng… đồng thời cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng này hạn chế tình yêu lứa đôi, tự do yêu đương nhất là đối với người con gái với bao thể chế, phong tục khắc khe…



Hình tượng “chàng trai, cô gái” cần được nhìn một cách tổng hợp, liên kết nội dung qua rất nhiều ca dao là đặc điểm khác hẳn với một truyện cổ tích trong truyện dân gian. Đặc điểm này xây dựng nên tổng thể tính cách của nhân vật trữ tình - chàng trai hay cô gái - trung thực trong yêu đương quan hệ tha thiết hướng đến mục tiêu của mối tình hạnh phúc thủy chung. Hai nhân vật trữ tình trong ca dao tình yêu lứa đôi cũng chính là hai chủ thể sáng tác những lời ca dao phong phú và sâu sắc về tình cảm, kể cả trong đối thoại hoặc độc thoại…Tuy là hai nhân vật trữ tình sinh động trong ca dao nhưng nhân vật “cô gái” vẫn được ca dao xem như nhân vật trung tâm. Về ngoại hình, nội tâm nhân vật trữ tình “cô gái nông thôn” được miêu tả rõ nét nhất như một mẫu hình lý tưởng được vẽ nên trong lời ca dao “mười thương”(1) từ cái răng, cái tóc, mặt mày, giọng nói, áo quần, đặc biệt tính nết và cao hơn tất cả là yêu thương người tình, chung thủy với người tình, đó là gốc của nhân vật lý tưởng cô gái - Nhân vật “cô gái” được thể hiện đậm nét chịu tác động khách quan của xã hội, gia đình, chịu tác động của chàng trai trong quan hệ yêu đương trắc trở,, không thành với bao lời than thân, trách phận… Về nhân vật trữ tình “chàng trai” được miêu tả tính cách có phần được tự do trong tình yêu, được yêu đương trong quan hệ lao động, có nghề nghiệp, có đức độ, nếu có tài càng quý…

3. Ca dao tình yêu lứa đôi, hôn nhân và vợ chồng có tính thống nhất (mục đích, quan niệm yêu đương) của dân tộc Việt Nam đồng thời có tính đa dạng, khác biệt giữa các vùng văn hóa rõ nét nhất là hai vùng văn hóa dân gian phía Bắc và phía Nam nước ta: Do hoàn cảnh lịch sử, thiên nhiên, địa lý, do sự phát triển của dân tộc ta từ Bắc xuống Nam, do ảnh hưởng lâu đời của tư tưởng phong kiến là “tư tưởng của thời đại” qua hàng nghìn năm đã chi phối với mức độ khác nhau vào tính cách con người, nên trong ca dao tình yêu lứa đôi , hôn nhân và gia đình ở các vùng văn hóa cũng có mức độ khác nhau. Ở Nam bộ, tinh thần dân chủ, bình đẳng trong tự do yêu đương, hôn nhân, vợ chồng giữa đôi trai gái rõ nét hơn ở Bắc Bộ hoặc Bắc trung bộ (Chương III của chuyên luận này đã nghiên cứu so sánh về đặc điểm này).

4. Trong hệ thống văn học dân gian với các thể loại (từ lời ăn tiếng nói của nhân dân như tục ngữ, câu đố, các thể loại tự sự dân gian như Thần thoại, Truyện cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười, Vè, đến các thể loại trữ tình dân gian như ca dao dân ca, cuối cùng là thể loại sân khấu dân gian, chèo sân đình…)(1) thì số lượng ca dao - dân ca của người Việt nhiều nhất. Trong những công trình sưu tầm thể loại này có đến trên một vạn hai nghìn (12.000) như “Kho tàng ca dao người Việt” (Sđd) trong đó có đến hơn sáu nghìn (6.000) lời ca dao tình yêu lứa đôi, hôn nhân, vợ chồng, tỉ lệ gần 50%(2) hoặc công trình sưu tầm riêng trong sách “Tình yêu lứa đôi trong ca dao Việt Nam” cũng có đến gần năm nghìn (5.000) lời, hơn nữa, đều có thể khẳng định là còn không ít ca dao tình yêu lứa đôi đang lưu truyền ở nhiều địa phương. Do hoàn cảnh tình yêu lứa đôi nảy sinh từ trong lao động, hội hè đình đám nên ca dao phần lớn là thơ lục bát(3) từ 2 dòng đến trên 10 dòng, do phải sáng tác nhanh, kịp thời, “đối - đáp” hoặc “đối - đố” nên tác giả dân gian, những chàng trai, cô gái đang tuổi xuân thì, không nên và không thể thổ lộ tình yêu của mình dài dòng được! Cũng cần thấy đây là một thuận lợi cơ bản của đặc trưng truyền miệng của ca dao Việt Nam và cũng từ đó có nhiều bản khác của không ít lời ca dao.

5. Trong thi pháp ca dao nổi lên đặc điểm ngôn ngữ và kết cấu của ca dao nói chung đặc biệt trong ca dao tình yêu lứa đôi, hôn nhân và vợ chồng. Đó là ngôn ngữ trong sáng, thể hiện tất cả các biểu hiện tình cảm yêu đương, lúc trực tiếp, lúc gián tiếp bóng bảy, văn hoa, lúc tỉ dụ so sánh, lúc ẩn dụ ngầm mượn cảnh vật, hoa cỏ, không gian lao động, không gian nông thôn và cũng có lúc mượn điển tích xa xôi để thổ lộ tình yêu - tình yêu lứa đôi, lại cũng vừa nghiêm túc vừa hài hước, lạc quan khi nói đến quan hệ sinh lý, tình dục theo quy luật tự nhiên của con người và cũng không quên nghĩ về các tác động tâm linh để tự giải đáp “một duyên, hai nợ, ba tình” của bản thân mình, từ đó mừng thầm hoặc oán trách…

Mặc dù ai cũng biết khi sáng tác thi ca, tác giả dân gian hoặc tác giả văn học viết đều có cảm hứng. Cảm hứng đến và hình tượng, ngôn ngữ đến rồi liền hệ, liên tưởng, so sánh, quyện vào ngôn ngữ thi ca. Có nhà nghiên cứu ca dao cho rằng lối “phú, tỉ, hứng” cũng là lối dùng của thi ca nói chung, có thể không sai nhưng phải khẳng định rằng kết cấu phú, tỉ, hứng là đặc trưng cơ bản của kết cấu ca dao, là phương pháp sáng tác của ca dao Việt Nam là sự gặp gỡ nghệ thuật từ Kinh Thi (Trung Quốc) đến ca dao Việt Nam, và các nhà nghiên cứu ca dao Việt Nam sử dụng các thuật ngữ này của Trung Quốc.

Cùng với kết cấu “phú - tỉ - hứng” của ca dao còn có kết cấu “đối - đáp” “đối - đố” tuy được sử dụng nhiều trong dân ca nhưng xét về lời đó là nội dung ca dao và đây cũng là một đặc điểm trong thi pháp của ca dao - dân ca Việt Nam.

PHỤ LỤC 1


THỐNG KÊ CA DAO TÌNH YÊU LỨA ĐÔI

Nguồn: Căn cứ theo Bảng tra cứu ca dao theo chủ đề tình yêu lứa đôi (trong sách KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT, tập 2 - NXB Văn hóa Thông tin do Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang biên soạn)(1).


Lời ca dao được thống kê

Tổng số

Tỷ số

Tỷ lệ

Lời ca dao được sự tầm trong tập 1 và 2 (Sđd)…

12.467 lời




100%

- Trong đó lời ca dao về Tình yêu lứa đôi (các tình huống)

6100 lời

6100/12467

48,75%

A - Những lời ca dao về tình yêu lứa đôi phản ánh tâm trạng tình cảm chung cho cả nam và nữ:

6100 lời

6100/6100

100%

1. Tình huống thuận lợi cho cả nam và nữ

1610 lời

1610/6100

26,40%

2. Tình huống không thuận lợi cho cả nam và nữ…

529 lời

529/6100

8,69%

3. Tình huống thuận lơi (riêng nữ)

1196 lời

1196/6100

19,60%

4. Tình huống không thuận lơi (riêng nữ)

499 lời

499/6100

8,18%

5. Tình huống thuận lơi (riêng nam)

1387 lời

1387/6100

22,74%

6. Tình huống không thuận lơi (riêng nam)

360 lời

360/6100

5,90%

7. Tình huống thuận lợi trong đối đáp (nam và nữ)

409 lời

409/6100

6,70%

8. Tình huống không thuận lợi trong đối đáp (nam và nữ)

105 lời

105/6100

1,72%

Tổng hợp:







99.93%
(≈100%)

B. Lời ca dao, dân ca thuận lợi ở các mục A1, A3, A5, A7.

4602 lời

4602/6100

75,40%

C. Lời ca dao, dân ca không thuận lợi ở các mục A2, A4, A6, A8.

1489 lời

1498/6100

24,60%


PHỤ LỤC 2
THỐNG KÊ CA DAO ĐỒNG THÁP MƯỜI (NAM BỘ)

Nguồn: Căn cứ sưu tầm điền dã do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp tổ chức - Lê trí Viễn chủ biên - THƠ VĂN ĐỒNG THÁP (2 tập), NXB Tổng hợp Đồng Tháp - 1986.

Trích mục: Tình yêu lứa đôi.




Lời ca dao dân ca tình yêu lứa đôi
được thống kê


Tổng số

Tỷ số

Tỷ lệ

- Lời ca dao dân ca được sự tầm (tập 1 Sđd)…

809 lời




100%

- Trong đó:










1. Lời ca dao, dân ca về tình yêu, lứa đôi

406 lời

406/809

50,19%

2. Lời ca dao dân ca về tổ quốc, đất nước

63 lời

63/809

7,80%

3. Lời ca cao dân ca về gia đình

151 lời

151/809

18,80%

4. Lời ca dao dân ca về các quan hệ khác…

169 lời

169/809

20,9%

tải về 2.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương