HỘi văn nghệ DÂn gian việt nam nguyễn nghĩa dân văn hóa dân gian về TÌnh yêu lứA ĐÔI trong ca dao ngưỜi việT



tải về 2.81 Mb.
trang11/24
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.81 Mb.
#16675
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24

209. Con lạy cha hai lạy một quỳ,

Con lạy mẹ bốn lạy con đi lấy chồng.

Mẹ sắm cho con cái yếm nhuộm nhất phẩm hồng

Thắt lưng đũi tím, bộ nhẫn đồng con đeo tay.


210. Con kiến đất leo cây thục địa,

Con ngựa trời ăn cỏ chỉ thiên,

Chàng mà đối được, gái thuyền quyên xin về.

(Chú ý các chữ đối nhau: đất - địa, trời - thiên).


211. Con mắt em liếc cũng ngoan,

Cái chân em bước tựa đàn năm cung.

Đàn năm cung đắm say cung điệu,

Ta với mình dan díu từ đây.


212. Con nước chảy bèo nọ có tua,

Gặp ai tôi hỏi hơn thua đôi lời.

Ăn cơm sao đặng mà mời,

Nước mắt ra lai láng rã rời hột cơm.

Mình ơi đừng đặng cá quên nơm,

Đôi ta gá ngãi danh thơm ở đời.

Con cóc nghiến răng còn động lòng trời,

Sao mình chẳng tưởng mấy lời tôi thở than!


213. Con ông thánh, cháu bà thần

Sa chân xuống đò dọc khôn cầm giá cao.

Dân buôn bán đi đò dọc thường gặp thuận lợi trong mua dâm bán dâm nên lời ca dao này cảnh báo việc này dù gốc gác của các cô con gái con nhà gia giáo cũng dễ bị mắc vào hoàn cảnh xấu xa này.
214. Con rắn bò ngang, con rắn đi mất, dấu đất còn dằm,

Thiếp với chàng chịu tiếng mang tăm,

Cứ theo nhau trọn mối tơ tằm đừng nguôi!
215. Con tằm bối rối vì tơ,

Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình.


216. Còn duyên anh cưới ba heo,

Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôi.



BK: Còn duyên anh cưới ba heo

Hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi!


217. Còn duyên đóng cửa kén chồng,

Hết duyên ngồi gốc cây hồng nhặt hoa.


218. Còn duyên kẻ đợi người chờ(1)

Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.

Còn duyên kén cá chọn canh,

Hết duyên ếch đực cua kềnh cũng vơ(2)

Còn duyên kén những trai tơ,

Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.

Còn duyên buôn thị bán hồng(3)

Hết duyên buôn mít ngồi phòng gặm xơ.



BK:… kẻ đón người đưa.

… Hết duyên củ ráy rễ hành cũng vơ.

bán nhãn, bán hồng.
219. Còn duyên làm cách làm kiêu,,

Hết duyên bí thối, bầu thiu ai cần!


220. Còn duyên như tượng tô vàng,

Hết duyên như tổ ong tàn trời mưa.

Còn duyên kẻ đón người đưa,

Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Còn duyên đóng cửa kén chồng,

Hết duyên ngồi gốc cây hồng lượm hoa.


221. Còn đêm nay nữa mai đi,

Lạng vàng không tiếc, tiếc khi ngồi kề.


222. Còn non, còn nước, còn trời,

Còn về còn nhớ tới người hôm nay.

Tìm rồng mà lại gặp mây,

Sầu riêng năm ngoài năm nay vẫn còn.

Biết nhau dăm bảy năm tròn,

Bao giờ sông cạn đá mòn hẵng hay.

Lại đây em nói lời này,

Phượng hoàng đứng đó, nào cây ngô đồng.

- Còn tình chi nữa mà chờ,

Còn tình chi nữa mà tơ tưởng tình.


223. Còn duyên nón cũ quai tơ,

Hết duyên nón xoáy quai dừa cũng xong.

Còn duyên đóng cửa kén chồng

Hết duyên bán quán ngồi trông bộ hành!


224. Cô đi đường này với ta,

Trồng đậu, đậu tốt trồng cà cà sai.

Cô đi đường ấy với ai,

Trồng bông bông héo, trồng khoai khoai hà.

Tin tôi là kẻ thật thà,

Cùng tôi đính ước duyên là trăm năm.


225. Cô kia yếm thắm quai tằm,

Chồng cô đi lính cô nằm với ai

Rồi đẻ một đứa bé trai,

Chồng về chồng hỏi con ai thế này?

- Con tôi đi kiếm về đây,

Có cho nó gọi bằng thầy thì cho.


226. Cô kia tát nước bên đàng,

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?


227. Cô kia đứng ở bên sông,

Muốn sang anh bắc cành hồng cho sang.



BK: Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

228. Cô kia đã lớn tồng ngồng,

Sao chưa lấy chồng ở vậy mãi ri?


229. Cô kia con gái bên sông,

Sao phải bỏ chồng đi lấy ông sư.

Gặp sư mười năm, mười tu,

Đến khi mười sáu thì sư bỏ chùa

Ai ngờ cô lại mắc lừa,

Vào tay lái muối nó đưa xuống thuyền.

Than cái duyên, trách cái duyên,

Thôi mặc con thuyền cho nó lênh đênh.


230. Cô kia cắt cỏ bên sông,

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.

Sang đây anh nắm cổ tay,

Anh hỏi câu này: có lấy anh không?


231. Cô kia má đỏ hồng hồng,

Cô không biết chữ nên chồng chô chê!


232. Cô kia có cái duyên thầm,

Chẳng để trên gánh, chẳng cầm trên tay.

Anh kia tháng tháng ngày ngày,

Chưa gặp mà đã đắm say mất hồn.


233. Cô kia thắt lưng bao xanh,

Có về Kẻ Bưởi với anh thì về.

Làng anh có ruộng tứ bề,

Có hồ tắm mát có nghề quay tơ.


234. Cô kia gánh nước quang mây,

Cho xin một gáo tưới cây ngô đồng.

Ngô đồng thêm tốt thêm xanh,

Để chim phượng đỗ đầu cành so le.



BK: Để cho chim phượng đậu cành so le.
235. Cô kia khăn trắng tang ai?

Nhất tang cha mẹ thứ hai tang chồng.

Tang chồng thì vất tang đi,

Tang cha tang mẹ ta thì tang chung.



236. Cô kia má phấn môi son,

Nắng dầu mưa dãi càng giòn càng xinh.

Cô kia mặt trẽn mày trơ,

Vàng đeo bạc quấn cũng dơ dáng đời!


237. Cô kia nước lọ cơm niêu,

Chồng con chẳng có, nằm liều nuôi thân.

- Chồng con là cái nợ nần

Chẳng thà ở vậy nuôi thân béo mầm!


238. Cô kia tóc bỏ đuôi gà,

Lại đây anh hỏi một và bốn câu.

Tóc cô chính tóc ở đầu,

Hay là tóc mượn ở đâu chắp vào?


239. Cô Tây ở chợ Hàng Hoa,

Hột vàng quấn cổ, xe nhà nghênh ngang.

Bố cô dọn quán bán hàng,

Nhặt từng đồng kẽm còn sang nỗi gì!

Cô còn bắc bực kiêu kỳ,

Thông ngôn, ký lục, cu li trăm thằng!



Trại Hàng Hoa: tên nôm chỉ làng Ngọc Hà và làng Hoa Tiệp (nay thuộc quận Ba Đình, Hà Nội), là hai làng hoa cổ truyền. Thông ngôn: phiên dịch. Ký lục: thư ký viên chức thời thuộc Pháp. Cu li: phiên âm tiếng Pháp chỉ người lao động làm thuê.
240. Cổ cao ba ngấn cổ cao,

Răng đen hạt đỗ, miệng chào có duyên.


241. Cổ tay em trắng như ngà,

Con mắt em liếc như là dao cau.

Miệng cười như thể hoa ngâu,

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.


242. Cổ tay em trắng lại tròn,

Để cho ai gối đã mòn một bên.

Gối chăn gối chiếu không êm,

Gối lụa không mềm bằng gối tay em!


243. Cổ tay em trắng như ngà,

Con mắt em liếc như là dao cau.

Miệng cười như thể hoa ngâu,

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.



BK: Miệng em cười như thể hoa ngâu,

Cái nón em đội trên đầu như thể hoa sen.



Nón trắng em buộc thao đen

Em thấy chàng lịch sự em muốn quen với chàng!
244. Cổ tay em vừa trắng vừa tròn,

Cầm vào mát rượi như hòn tuyết đông.

Đôi ta xứng vợ xứng chồng,

Duyên trời đã định, tơ hồng đã xe.


245. Công anh gánh gạch nộp cheo,

Bây giờ em bỏ đi theo người nào?



Gánh gạch nộp cheo: Theo tục lệ xưa, cheo là tiền hoặc gạch mà người con trai nộp cho bên nhà gái trước khi cưới.
246. Công anh gánh gạch xây tường,

Biết rằng có được thắp hương chùa này?


247. Công anh đắp nấm trồng chanh,

Ăn quả chẳng được vin cành cho cam.

Xin em đừng ra dạ bắc nam,

Nhất nhật bất kiến như tam chu hề.

Huống tam thu nhi bất kiến hề,

Đường kia nối nọ như chia mối sầu.

Biết rằng đâu đã hẳn hơn đâu,

Cầu tre vững nhịp hơn cầu thượng gia.

Bắc thang lên thử hỏi trăng già,

Phải rằng phận gái hạt mưa sa giữa trời

May ra gặp được giếng khơi,

Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn

Chẳng may số phận gian nan,

Lầm than cũng chịu, dễ phần nào cậy ai!

Đã yêu nhau giá thú bất luật tài.

Nhất nhật bất kiến như tam thu hề: Một ngày không thấy nhau bằng ba năm. Bl: Lời ca dao này có thể do một nho sĩ bình dân sáng tác rồi truyền đi, đề cập đến tình yêu lứa đôi, xây dựng gia đình, tin ở số phận may nhỡ, rủi chịu. Tuy nhiên, quan niệm rút ra ở lời kết là tình yêu trên hết, trên cả tiền tài về phía người con trai. Theo dịch lý (kinh dịch) cho đến nay, nhân dân ta vẫn tin có duyên có số trong xây dựng gia đình và đã trở thành phong tục, mà đã là phong tục hay hoặc không hay phải được kiểm nghiệm lâu dài!

248. Công anh đi sớm về trưa,

Mòn đường chết cỏ vẫn chưa gặp tình.

Khuyên anh đừng ở một mình,

Cây tre có bụi huống mình lẻ đôi!


249. Công anh làm rể Chương Đài,

Ăn hết mười một mười hai vại cà.

Giếng đâu thì dắt anh ra,

Chẳng thì anh chết với cà đêm nay.



BK: - Ăn hết mười một mười hai chĩnh cà.

- Một năm ăn hết mười hai vại cà.

- Giếng thì dắt anh ra.

- Chẳng thì anh chết theo cà đêm nay.

- Kẻo mà anh chết theo cà đêm nay.

- Chẳng thì anh chết với cà bữa nay.

- Kẻo anh chết khát vì cà nhà em.

Chương Đài: Đời Đường, Hàn Hoành lấy cô gái ở phố Chương Đài trong thành Tràng An là Liễu Thị. Do tao loạn, Liễu Thị bị tướng giặc cướp mất. Khi giặc đã bị dẹp, họ Hàn cho đem vàng bạc đi dò Liễu Thị, kèm theo bài thơ: “Cây liễu Chương Đài, ngày trước xanh xanh nay còn không? Cho dù cánh đài còn buông rủ thì có lẽ cũng đã vin vào tay người khác rồi”. Sau hai người được đoàn tụ. Nói Chương Đài là nói hai người yêu xa cách.
420. Công anh chăm nghé đã lâu,

Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày!


251. Công anh làm rể ba năm.

Ăn những cơm tấm với dằm cá rô.

Bây giờ tôi cưới được cô,

Cơm tấm phần chó cá rô phần mèo.


252. Công anh lên rừng đốn trúc,

Đem về đoạn khúc, chuốt cái cần dài.

Lấy thép ra mài, uốn câu nhồi gọ,

Đêm hôm lọ mọ xe sợi chỉ săn,

Buộc chặt vào cần, móc mồi thơm phức.

Vội ra ngoài bực, lựa chỗ anh ngồi,

Thả câu xuống rồi, miệng anh thầm vái:

Đây cần câu nhân, đây cần câu ngãi,

Đây cần câu phải, đây cần câu khôn.

Vái ông Nguyệt lão xe sợi chỉ hồng,

Đuổi con cá đạp đá, cho nó chạy dồn ăn câu.

- Con cá anh đạp nó đã có cặp,

Dầu anh thả hoài chẳng gặp nó đâu!

Anh về sửa lại lưỡi câu,

Tìm sang chốn khác duyên hầu nên chăng?

Nhồi, gọ: đập uốn gò, gõ cho thành lưỡi câu. Nguyệt lão: X.B84. Bl: Động cơ trong sáng của chàng trai mong gặp lại duyên cũ nhưng than ôi, công sức uốn cần xe sợi gò lưỡi câu “mồi thơm phức” vẫn không đạt được mơ ước. Những lời cuối trả lời của cô gái nọ chắc làm chàng trai thất vọng và buồn lắm. Tình và duyên thật khó lường trước được dù động cơ đôi bên trai gái vẫn đẹp và trong sáng!
253. Công cha ba năm sinh thành tạo hoá,

Nghĩa mẹ chín tháng cực khổ cưu mang.

Hai đứa mình lấy chi đến nghĩa báo ân,

Lên non gánh đá, xuống xây lăng phụng thờ.


254. Công đâu ghẹo gái có chồng,

Như tát nước cạn uổng công cày bừa!


255. Công đâu mà tát nước sông,

Công đâu mà bạn với chồng người ta!


256. Công ơn thầy mẹ em không đền được,

Giao cho anh đền thế,

Ra Thanh bổ quế,

Vào Nghệ bổ sâm,

Lên non ngậm ngãi tìm trầm,

Đền công ơn phụ mẫu đã hao tâm sinh thành.


257. Cơ trời dâu bể đa đoan,

Tơ duyên vắn vỏi thiếp chàng xa nhau.



Đa đoan: nhiều mối. “Cơ trời dâu bể đa đoan”: phẳi chăng cao dao đã lấy từ câu Kiều (số 715) “Cơ trời dâu bể đa đoan/ Một nhà để chị riêng oan một mình” (Thuý Vân nói với Thuý Kiều).
258. Cớ sao thấy mặt thì thương,

Hay chăng trời đất vấn vương cho mình?


259. Cơi trầu anh têm ra đây,

Nhân duyên chưa định, cơi trầu này chưa ăn!



260. Cơm ăn hai bát, bát ăn bát để,

Đũa so hai đôi, đôi đứng đôi nằm.

Dẫu mà thầy mẹ đập chín chục một trăm,

Đập rồi lại dậy, quyết nhất tâm lấy chàng!


261. Cơm trắng ăn với chả chim,

Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no.

Cơm hẩm ăn với cá kho,

Chồng xấu vợ xấu những lo mà gầy.


262. Của chua ai thấy chẳng thèm,

Em cho chị mượn chồng em vài ngày.

Chồng em có phải trâu cày,

Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm!

X.thêm C.142.
263. Cúc mai trồng lộn một bồn,

Hai đứa mình chồng vợ, ai đồn mặc ai.



BK: Ấu với sen trồng lộn một bồn.
264. Cục đá lăn nghiêng lăn ngửa,

Tôi giở tay tôi sửa nó lại lăn đứng,

Tôi coi không xứng, tôi lại sửa nó lăn dẹp,

Tôi thấy không đẹp, tôi lại sửa nó lăn tròn,

Ô này mình ơi!

Giận thời nói vậy, chứ dạ anh vẫn còn thương em!


265. Củi than nhem nhuốc với tình,

Ghi lời vàng đá, xin mình chớ quên.



BK: Rủ nhau lên núi đốt than,

Anh đi Tam Điệp, em mang mối tình

Củi than nhem nhuốc với tình…


266. Cũng liều hồn xuống suối vàng,

Thôi thôi ngọc nát hoa tàn từ đây.


267. Cũng mang lấy tiếng sớm chồng,

Mười đêm ấp những giường không cả mười!


268. Cuốn sách Minh tâm,

Tay anh cầm anh đọc,

Thiện ác đảo đầu chung hữu báo,

Cao phi viễn tẩu dã nan tàng.

Hồi nào anh lấy em

Nay anh đem lạ điếm đàng

Anh ơi!

Trời cao có mắt,



Ông trời nào để anh.

Minh tâm là cuốn sách dạy đạo đức các nho sĩ thường đọc. Thiện ác… nan tàng: thiện ác đến đều có báo ứng, dù cao chạy xa bay cũng khó lòng thoát được!
269. Cửa song loan anh khoan mở đã,

Thầy mẹ ở nhà cẩn khoá niêm phong.

Anh chớ mê hoa đắm nguyệt trong lòng,

Một mai e lỗi đạo vợ chồng anh ơi.


270. Cực lòng ta lắm bạn ơi,

Một con chim nhạn biết mấy nơi đan lồng!


271. Cưới em có cánh con gà,

Có dăm sợi bún, có vài hạt xôi.

Cưới em còn nữa anh ơi!

Có một đĩa đậu, hai môi rau cần.

Có xa dịch lại cho gần,

Nhà em thách cưới, có ngần ấy thôi.

Hay là nặng lắm anh ơi!

Để em bớt lại một môi rau cần!


272. Cưới em chín quả cau vàng,

Cưới em chín chục họ hàng ăn chơi.

Vòng vàng cưới lấy mươi đôi,

Lụa là chín tấm, tiền rời nghìn quan.

Gọi là có hỏi có han,

Mươi chum rượu nếp cheo làng là xong!



Bl: Lời ca dao C.271, C.272 có khá nhiều ngoa ngữ, tuy nhiên bản chất “thách cưới”, “xin cưới” của người nghèo và người giàu là như vậy đó. Việc gả bán ngày xưa gây bao khó khăn cho tình yêu giữa đôi trai gái, tục lệ này đã mai một dần, tuy nhiên vẫn còn rơi rớt và thực tế cũng đã gây khó khăn cho đôi trai gái không vượt nổi “rào ngăn kinh tế” trong yêu đương, một nếp sống văn hoá cưới xin cần giáo dục, hạn chế. (Tham khảo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của nước ta có ghi: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để công dân nam nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng gia đình văn hóa…” (Chương I, điều 4).

D
1. Dạ ai hoài tâm tư bất tuyệt,

Lòng ưu tư nhất nguyệt vô vong.

Ai vong thiếp cũng không vong,

Ôm lòng chờ đợi dầu tóc bạc răng long cũng đành!

Lời chữ Hán có nghĩa: Lòng buồn nên trong tâm luôn nghĩ ngợi, không ngày tháng nào là không lo nghĩ.
2. Dải Trường Sơn xanh rờn thăm thẳm,

Nghĩa nọ tình này muôn dặm chưa quên,

Gặp đây xin giao ước một lời nguyền,

Anh như hoa còn ôm nhuỵ vẫn chưa đóng thuyền đâu em lo!



Bl: “Ván đã đóng thuyền” thường dùng để chỉ người con gái đã có chồng, có lẽ lời cuối trên đây nên chữa là: “Anh như hoa còn ôm nhuỵ, em chưa đóng thuyền đâu anh lo!
3. Dang tay đỡ lấy lời chào,

Ví như đũa ngọc mà trao mâm vàng!


4. Dao phay cặp cổ, máu đổ ào ào,

Chết thì anh chịu cũng nhào theo em.



Bl: Lời ca dao thật mãnh liệt quyết tâm cao độ của người con trai yêu thương với người con gái (Cd đồng bằng Nam bộ).
5. Dao phay kề cổ, máu đổ không màng,

Chết thời chịu chết buông nàng không buông! (Cd đồng bằng Nam bộ).


6. Dao vàng cắt dải y môn,

Thiếp đần mong lấy chồng không mà nhờ.

Ai dè trăng gió mây mờ,

Giao đoan tình phụ đừng nhờ vào đâu.

Vì chàng chẳng tại thiếp đâu,

Chàng xe chỉ mảnh, thiếp khâu sao bền?


7. Dao vàng tiện đốt mía mưng

Ta chưa quên bạn, bạn đừng quên ta.

- Dao vàng thì cán phải vàng,

Dao vàng cán bạc lỡ làng duyên em!


8. Dạo chơi quán Sở lầu Tề,

Hữu duyên thiên lý ngộ ai dè gặp em.



Sở, Tề: hai nước của Trung Quốc, ở đây có nghĩa đây đó.

Hữu duyên thiên lý ngộ: có duyên nghìn dặm gặp nhau.
9. Dãy dọc, toà ngang,

Giàu sang có số,

Kim Long, Nam Phổ,

Nước đổ về Sình,

Như đôi lứa mình chút nghĩa ba sinh,

Có làm răng đi nữa, hai đứa mình không bỏ nhau.



Kim Long, Nam Phổ, Sình thuộc Thừa Thiên - Huế. Ba sinh: ba đời ba kiếp theo Pphật giáo: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau.
10. Dầu ai gieo tiếng ngọc,

Dầu ai đọc lời vàng

Trớ trêu khúc Phụng cầu hoàng,

Lòng em không giống như nàng Văn Quân.

Khúc Phượng cầu hoàng là của Tư Mã Tương Như đời Hán (Trung Quốc). Theo Sử ký Tư Mã Thiên, lúc ở Lâm Tùng, Tương Như đến nhà Trúc Văn Tôn dự tiệc. Họ Trác có người con gái trẻ, đẹp, giỏi thơ văn, vừa mới goá chồng, cũng đã biết tiếng Tương Như - Nàng Trác Văn Quân dạo một khúc sầu. Văn Quân liền soạn hai khúc tỏ ý tình với Văn Quân (rằng: Chim phượng hoàng về làng cũ đi thôi, đi ngao du bốn bể tìm được phượng hoàng, có người con gái đẹp ở ngay nhà này… làm sao gặp được để cùng làm đôi uyên ương”. Do điểm này mà phượng cầu hoàng, phụng cầu hoàng, tư mã phượng cầu, khúc hoàng, dùng để chỉ tiếng đàn giao duyên, trai gái tỏ tình, tìm hạnh phúc lứa đôi…
11. Dẫu chàng năm bảy mặt con,

Thiếp đôi ba lứa vẫn còn nhớ nhau.


12. Dẫu cho sóng có xao để vịt ướt lông,

Hoặc rùa kêu nổi đá, thiếp cũng không bỏ chàng.

Tay cầm nhành quế mà than,

Đừng chê sóng nhỏ, ham nơi biển vời!


13. Dẫu mà đan rọ thả sông,

Trôi lên trôi xuống, em không bỏ chàng.

Dẫu mà tội bắt lên quan,

Tội em em chịu, tôi chàng em xin.



Bl: Xưa không có tự do yêu đương, yêu, quan hệ vụng trộm lệ làng xử bỏ rọ trôi sông, không ai dám cãi vì mê tín. Thật là dã man!

14. Dẫu thầy với mẹ không thương,

Đôi ta trải chiếu, lạy từ ngoài đường lạy vô.

Lạy cùng ông bác bà cô,

Lạy cùng hàng xóm, nói vô tôi nhờ.

Lạy cùng bà Nguyệt ông Tơ,

Xe sao cho trọn, một giờ bén duyên!



Bà Nguyệt, ông Tơ: X. B84.
15. Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.



Bl: Lời này là ca dao được Nguyễn Du đưa vào truyện Kiều hay ca dao lấy từ Truyện Kiều chưa xác định được. Chúng tôi cho rằng tính khái quát của câu này cho phép suy nghĩ rằng đây là sáng tác của Nguyễn Du.
16. Dọn cơm chống đũa ngồi nhìn,

Mang sầu người nghĩa, thất tình quên ăn!


17. Dòng Hiền Lương một nguồn một ngọn,

Tình đôi ta nghĩa trọn từ lâu,

Dù ai cắm mốc ngăn cầu,

Bắc Nam tình thắm như trầu với vôi!

(Cd 1945-1975)
18. Dòng nước sông Hương con đường thương mãi,

Xuôi về tứ hải bá nghệ sinh nhai,

Em không tham nơi phú quý sang đài,

Tham anh có lòng chung thuỷ, dù có đói khó cơ nài cũng trọng danh.



Sông Hương (Hương Giang) nguồn từ Tả Trạch và Hữu Trạch (Trường Sơn) chảy xuôi ôm thành phố Huế, chảy vào Tam Giang, ra cửa biển Thuận An, dịu hiền, thơ mộng, nước trong xanh, luôn luôn nhẹ nhàng.
19. Dù cho cha đánh ngõ đình,

Mẹ ngăn ngõ chợ, đôi đứa mình đừng xa.


20. Dùng dằng tay lại bắt tay,

Đó đây là ngãi, ngàn ngày chớ quên.


21. Dốc bồ thương kẻ ăn đong,

Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình.



22. Duyên đôi ta hội ngộ tình cờ,

Ngọn đèn em gạt, câu thơ anh đề.

Muốn cho trọn nghĩa đi về,

Trước anh đi làm rể, sau em về làm dâu.


23. Duyên em đáng giá bao tiền?

Mà tình anh chứa khoang thuyền còn vơi!


24. Duyên kia chưa thắm đã phai,

Chưa rào đã lỡ, trách ai bạc tình!


25. Duyên sao cắc cớ hỡi duyên,

Khi không đem chuyện ưu phiền đến ta.


26. Duyên sao duyên những lỡ làng,

Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai.


27. Dưới mặt nước chói loà yếm đỏ,

Trên bầu trời rạng tỏ mây xanh,

Từ ngày chia rẽ em anh,

Nước trời còn đó ai đành phụ nhau!



BK: Nước non còn đó, ai đành phụ nhau!
28. Dứt mối tơ anh vơ mối vải,

Em không phải như anh bội nghiã vong ân,

Em nghe anh ăn cơm trở đũa hai lần,

Còn em đây không phải khách tảo tần đò đưa!


29. Dứt tình kẻ ở người đi,

Cũng như Kim Trọng biệt ly Thuý Kiều.



Bl: Thuý Kiều và Kim Trọng là hai nhân vật chính trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hồi cuối tái hợp. Đôi trai gái trong lời ca dao này tuy xa cách vẫn mong có ngày lại gặp nhau.

Đ
1. Đa tình thì vướng nợ tình

Trách người đã vậy, trách mình sao đây?


2. Đã buồn lại giục thêm buồn,

Mưa dông chưa tạnh nước nguồn lại thêm!


3. Đá cheo leo, trâu trèo trâu trượt,

Ngựa trèo ngựa đổ,

Tiếc công anh lao khổ,

Tự cổ chí kim,

Mất em đi anh khó kiếm tìm,

Cũng giá tỉ như cây kim lộn sợi chỉ,

Sao em không biết nghĩ biết suy,

Em ham nơi quyền quý, em không có nghĩ gì đến anh!

Hoa kia gió thổi lìa cành,

Mẹ cha ép gả, em đành chịu sao?


4. Đá dẫu nát vàng dẫu phai,

Trăm năm duyên nợ chẳng phai lời nguyền!


5. Đá đóng rong vì dòng nước chảy,

Đá bạc đầu vì bởi sương sa,

Thương anh không dám nói ra,

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.

Với anh em muốn kết đôi,

Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan.


6. Đã chích phụng loan, chia màu uyên thuý,

Đào đà cách li, cúc nọ xa lan,

Kiếng kia đã vỡ khó hàn,

Khuyên anh chớ tiếc, hãy lo đàng thất gia.



Chích: lẻ loi; Uyên ương: cặp chim luôn đi đôi với nhau (tình nghĩa trai gái, vợ chồng); Thuý: chim trả; chia màu uyên thuý: chia rẽ lứa đôi; kiếng: tiếng miền nam là kính, gương soi.
7. Đã lòng hẹn bến hẹn thuyền,

Chờ anh hàng muối cho duyên mặn mà.

Vì chưng bướm bướm hoa hoa,

Gặp anh hàng trứng hoá ra hai lòng!


8. Đã sanh làm phận nữ nhân,

Nữ sanh ngoại tộc bỏ phần mẹ cha!


9. Đã thương thì chớ có nài,

Núi cao ta dời núi, sông dài ta lấp sông!


10. Đại mộc lưu giang, bất đắc hồi cố,

Bạn chộ ta nghèo, duyên số giả lơ.

Tiếng đồn em chọn kén lựa tơ,

Nước giữa dòng chê đục, nước bên bờ khen trong!



Lời chữ Hán: Khúc gỗ lớn trôi sông không thể trôi về chỗ cũ. Chộ: tiếng Nghệ Tĩnh có nghĩa là thấy.
11. Đàn bà lanh lảnh tiếng đồng,

Một là sát chồng hai là hại con.


12. Đàn bà nói có là không,

Nói yêu là ghét nói lấy chồng là đi tu!


13. Đàn bầu ai gẩy nấy nghe,

Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu.


14. Đàn cầm chưa bén duyên tơ,

Năm canh luống những ngẩn ngơ tiếng đàn.


tải về 2.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương