HÀ NỘI, 2014 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế trưỜng đẠi họC y tế CÔng cộNG



tải về 1.27 Mb.
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.27 Mb.
#1702
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21

2.7. Phương pháp thu thập số liệu

2.7.1. Nghiên cứu định tính


- Công cụ thu thập là bản hướng dẫn phỏng vấn sâu bán cấu trúc, hướng dẫn thảo luận nhóm.

- Kỹ thuật phỏng vấn sâu: Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu bán cấu trúc. Ghi chép và thu băng các cuộc phỏng vấn. Nơi phỏng vấn sâu cũng bảo đảm một số tiêu chuẩn thuận tiện cho đối tượng, đối tượng có thể tự chọn nơi phỏng vấn để có thể khai thác được các thông tin riêng tư nhạy cảm.

- Lựa chọn cán bộ tham gia nhóm mục tiêu phỏng vấn sâu: Các cán bộ ở Cục phòng chống HIV/AIDS, trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thành phố Cần Thơ, và nhóm giáo dục đồng đẳng.

- Nghiên cứu viên sẽ đảm trách toàn bộ 11 cuộc phỏng vấn sâu, 2 cuộc thảo luận nhóm, có ghi chép và ghi âm các cuộc phỏng vấn [108], [140].


2.7.2. Nghiên cứu định lượng


- Xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi được soạn thảo để đo lường toàn bộ các chỉ số cơ bản. Mỗi bộ câu hỏi đều có mã số nghiên cứu (ID) riêng biệt, mã hoá cho từng người tham gia nghiên cứu. Tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi bằng cách thu thập số liệu trong một dân số gần giống với dân số chọn làm mẫu. Sau đó phân tích thử để rút kinh nghiệm sửa chữa lại bộ câu hỏi hoàn chỉnh hơn trước khi tiến hành thu thập tài liệu thực sự.

- Lựa chọn cán bộ phỏng vấn: Cán bộ tại trung tâm y học dự phòng, trung tâm phòng chống HIV/AIDS, các cán bộ xã hội, cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Khi các đối tượng được mời tới trung tâm nghiên cứu, họ tiến hành đăng ký tại bàn tiếp đón. Nhân viên tiếp đón thực hiện các bước sàng lọc cơ bản đối với người được mời tới tham gia. Để kết thúc phần đăng ký, nhân viên tiếp đón sẽ đọc cho những người đáp ứng đủ tiêu chuẩn tham gia nghe thoả thuận tham gia nghiên cứu. Mọi thắc mắc cũng được giải thích tại bàn tiếp đón. Nếu đồng ý, sẽ ký vào bản thoả thuận tham gia nghiên cứu. Nhân viên tiếp đón cùng ký vào bản thoả thuận này. Bộ câu hỏi cùng với mã số nghiên cứu cho từng người tham gia được chuẩn bị trong giai đoạn tiếp đón. Sau khi kết thúc thủ tục đăng ký, những người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được giới thiệu sang phòng phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn ĐTV giới thiệu mục đích của nghiên cứu, đảm bảo bảo mật, không lưu tên đối tượng, chỉ tiến hành phỏng vấn những đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, nếu đối tượng nào từ chối sẽ phỏng vấn đối tượng khác ngay tại tụ điểm đó. Đối tượng có thể tự chọn nơi phỏng vấn khi trả lời các thông tin riêng tư, nhạy cảm. Những cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi các điều tra viên trước và sau khi can thiệp.

2.7.3. Điều tra viên, giám sát viên


- Điều tra viên là cán bộ tại trung tâm y học dự phòng, trung tâm phòng chống HIV/AIDS, cán bộ giảng dạy trường Đại học Y Dược Cần Thơ, ĐĐV, được tập huấn kỹ về nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra, các kỹ năng tiếp cận, kỹ năng phỏng vấn để bảo đảm độ chính xác cao. Tiêu chuẩn điều tra viên như sau:

+ Có kinh nghiệm làm việc với quần thể có nguy cơ cao.

+ Mong muốn và có thể thu xếp đủ thới gian dành cho nghiên cứu.

+ Có kinh nghiệm phỏng vấn bộ câu hỏi có cấu trúc.

+ Cam kết tôn trọng người được phỏng vấn.

- Giám sát viên: Là nghiên cứu viên. Nghiên cứu viên cũng tham gia vào quá trình điều tra, giải quyết những khó khăn trong quá trình thu thập số liệu [43], [44].


2.7.4. Các bước triển khai đề tài


- Điều tra trước can thiệp:

+ Điều tra phỏng vấn các đối tượng trong nhóm nguy cơ cao bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Nhằm thu thập các số liệu đầu vào về các hành vi nguy cơ nhiễm HIV và thực hành hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, trong các nhóm nghiên cứu trước khi can thiệp, ước lượng độ bao phủ và tiếp cận chương trình dự phòng trước can thiệp.

+ Điều tra PVS và thảo luận nhóm với các cán bộ ở Cục phòng chống HIV/AIDS, trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thành phố Cần Thơ, và nhóm giáo dục đồng đẳng. Ghi chép và ghi âm đầy đủ, để tìm ra các nguyên nhân làm hạn chế quá trình can thiệp dự phòng của các chương trình đang áp dụng tại Cần Thơ. Xác định ưu tiên can thiệp và phân bố các nguồn lực một cách hợp lý. Nghiên cứu những nguyên nhân làm hạn chế quá trình thay đổi hành vi nguy cơ cao trong nhóm quần thể nghiên cứu. Xây dựng mô hình can thiệp thích hợp


  • Triển khai chương trình can thiệp cộng đồng:

Tổ chức các hoạt động can thiệp cộng đồng tại quận, huyện được chọn, dự kiến mô hình can thiệp: tăng cường hoạt động thông tin giáo dục truyền thông trực tiếp, đẩy mạnh hoạt động giáo dục đồng đẳng kết hợp cung cấp tờ rơi, BCS và trao đội BKT sạch, cụ thể gồm:

Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu định tính, và kết quả của các chương trình giám sát đã thực hiện, xây dựng kế hoạch can thiệp cụ thể, phù hợp với cộng đồng địa phương.

+ Tổ chức các lớp tập huấn cho những người tham gia thực hiện hoạt động can thiệp, đặc biệt nâng cao kiến thức và kỹ năng, hỗ trợ cho mạng lưới giáo dục đồng đẳng.

+ Xây dựng các vật liệu truyên truyền giáo dục dễ hiểu phù hợp với nhu cầu của đối tượng tác động, và tiến hành đẩy mạnh hoạt động thông tin giáo dục truyền thông trực tiếp, định kỳ một tháng một lần và giáo dục truyền thông gián tiếp bằng tờ rơi phát tận tay các đối tượng.

+ Thông qua hoạt động của nhóm giáo dục viên đồng đẳng, hỗ trợ thực hiện hành vi sử dụng BCS đúng, tình dục an toàn thông qua cấp phát BCS.


  • Điều tra đánh giá sau can thiệp

Điều tra đánh giá sau 2 năm triển khai chương trình can thiệp, được thực hiện trên cả bốn quận, huyện can thiệp. Các nội dung điều tra, phỏng vấn được tiến hành tương tự như điều tra lần đầu, tìm ra sự thay đổi hành vi nguy cơ nhiễm HIV và thực hành hành vi dự phòng trong các nhóm quần thể nghiên cứu, trước và sau khi can thiệp, ước lượng độ bao phủ và tiếp cận chương trình dự phòng trước và sau can thiệp. Hiệu quả của các can thiệp cộng đồng sẽ được đánh giá thông qua so sánh sự khác biệt về các biến số, trước và sau khi can thiệp.

2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (Các khái niệm được đánh dấu * là theo định nghĩa của chương trình Giám sát hành vi nguy cơ nhiễm HIV/AIDS chuẩn quốc gia) [22].


2.8.1. Các khái niệm, thước đo


- AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrome) là một hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm một loại siêu vi có tên là HIV (Human Immunodeficiency Virus). HIV tấn công và tiêu huỷ các tế bào miễn dịch, làm suy giảm miễn dịch của cơ thể tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội, các rối loạn thần kinh và các u phát triển dẫn tới tử vong.

- Nghiện: Tình trạng nghiện là một hội chứng trong đó việc sử dụng một sản phẩm trở nên một nhu cầu mạnh hơn cả nhu cầu của những hành vi khác dù những hành vi sau này có một tầm quan trọng lớn hơn. (Theo Tổ chức YTTG đưa ra vào 1981)

- Làm sạch BKT: Hút nước sạch vào đầy BKT và phụt ra để làm sạch máu và các chất bẩn còn dính trong bơm tiêm và kim, làm nhiều lần. Hoặc tháo rời vỏ, lõi bơm và kim tiêm, bỏ vào xoong nước sạch, đậy nắp xoong và đun sôi trong 20 phút kể từ khi nước sôi.

- Phụ nữ mại dâm*: PNMD là phụ nữ quan hệ với khách làng chơi để kiếm tiền và được chia làm hai loại:

+ Phụ nữ mại dâm nhà hàng*: PNMD làm việc và gặp gỡ khách mua dâm tại các nơi như: Khách sạn, nhà hàng, mát xa, tiệm hớt tóc, các dịch vụ giải trí hay giải khát (Karaoke, quán bar, quán bia).



+ Phụ nữ mại dâm đường phố*: PNMD làm việc và gặp gỡ khách mua dâm tại các nơi như: Trên đường phố, công viên, bến đò, bến xe, nhà trọ, ngồi nhờ các tủ bán thuốc lá bên lề đường, ngồi nhờ các quán cà phê dọc đường.

- Khách làng chơi*: Là những người mua dâm QHTD với PNMD có trả tiền, hay tặng quà

+ Khách lạ: Người có QHTD với PNMD một lần có trả tiền.

+ Khách quen : Người có QHTD với PNMD nhiều lần có trả tiền.

+ Người yêu: Thực chất cũng là khách làng chơi nhưng giữa NCMT và họ có gắn bó tình cảm hơn, thường sống, sinh hoạt với nhau như vợ - chồng không giá thú. Có thể trả tiền bằng cách bao hoặc không trả tiền cho NCMT. Ràng buộc giữa hai người là có tình cảm hay tình yêu hoặc tiền bạc cho nhau.

- Đồng đẳng viên*: Là người NCMT, PNMD đã hoàn lương được lựa chọn, đào tạo, cung cấp trang bị để tham gia vào các can thiệp giảm tác hại như hoạt động TTGDTT, tư vấn phòng chống HIV/AIDS, phân phát BKT, BCS, giới thiệu khám chữa NTLTQĐTD . . . cho người NCMT, PNMD.

- Tụ điểm*: Là vị trí những người PNMD, NCMT tụ tập để đón khách hay hành nghề, tiêm chích và hút, hít như công viên, bến xe, đường phố, nhà trọ, các quán dịch vụ….

- Sử dụng BCS đúng cách*

Nguyên tắc chung là đảm bảo BCS luôn là màng ngăn cách có hiệu quả giữa hai bộ phận sinh dục, ngăn cản không cho chất dịch âm đạo hay tinh dịch tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người kia. Dùng BCS còn chất lượng tốt, tránh bị rách, vỡ trong khi quan hệ. Sử dụng với mọi khách hàng, mọi lần QHTD. Tròng BCS vào dương vật trước khi giao hợp (thâm nhập) và dùng trong suốt cuộc tình.

+ Kiểm tra hạn dùng và tình trạng vỏ của BCS (có bị dập, rách hay không). Đẩy BCS về một phía rồi xé bỏ vỏ bao, lấy BCS ra.

+ Tròng BCS khi dương vật đã cương cứng, vuốt cho trùm kín tới gốc dương vật trước khi bắt đầu giao hợp.

+ Bóp xẹp phần chóp của BCS, đuổi không khí ra ngoài để tránh vỡ, rách BCS khi quan hệ.

+ Sau khi quan hệ xong, tháo BCS khỏi dương vật, tránh thoát tinh dịch ra ngoài. Bỏ BCS vào túi ni lon kín cho vào sọt rác hoặc huỷ BCS trong toilet.



- Hành vi nguy cơ* Là những hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV và các NTLTQĐTD từ người này sang người khác: Không sử dụng BCS, sử dụng BCS không đúng cách khi QHTD, hành nghề khi bị bệnh NTLTQĐTD, nghiện ma tuý, dùng chung BKT, nhiều bạn tình [48], [53], [68].

2.8.2. Đánh giá kiến thức phòng lây nhiễm HIV của PNMD


Thang điểm với tổng số tối đa là 18 điểm.

Tổng điểm  9 điểm: Kiến thức không đạt

Tổng điểm > 9 điểm: Kiến thức đạt

Câu hỏi

Trả lời

Cho điểm

Cộng

Làm thế nào ta có thể tự bảo vệ khỏi bị nhiễm HIV/STD?

- Dùng BCS

- Có ít bạn tình hơn

- Chung thuỷ một bạn tình

- Không quan hệ bừa bãi

- Không quan hệ (kiêng)

- Không dùng chung BKT



- 1 điểm

- 1/2 điểm

- 1/2 điểm

- 1/2 điểm

- 1/2 điểm

- 1 điểm


4

Theo bạn có thể phòng tránh nhiễm HIV/AIDS bằng cách sau đây hay không?

KB = không biết

KTL = không trả lời

Có Không KB KTL





9

1. Dùng BCS mỗi khi QHTD

1 2 3 4

Chọn 1 được 1 điểm




2. Không dùng nhà vệ sinh công cộng

1 2 3 4

Chọn 2 được 1 điểm




3. Có ít bạn tình hơn

1 2 3 4

Chọn 1 được 1/2 điểm




4. Không tiếp xúc với người mắc AIDS

1 2 3 4

Chọn 2 được 1 điềm




5. Không ăn chung với người mắc AIDS

1 2 3 4

Chọn 2 được 1 điểm




6. Trung thành một bạn tình và người bạn tình đó không có bạn tình khác

1 2 3 4

Chọn 1 được 1 điểm




7. Hạn chế QHTD bừa bãi

1 2 3 4

Chọn 1 được 1/2 điểm




8. Tránh bị muỗi đốt

1 2 3 4

Chọn 2 được 1 điểm




9. Hoàn hoàn không có QHTD

1 2 3 4

Chọn 1 được 1 điểm




10. Đảm bảo chắc chắn mọi tiêm chích phải được thực hiện bằng kim tiêm sạch

1 2 3 4

Chọn 1 được 1 điểm





Bạn có biết các dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục không?

Không






Nếu có, đó là những triệu chứng gì?


- Đau vùng bụng dưới

- Chảy mủ bộ phận sinh dục

- Tiểu tiện đau, buốt

- Loét, sùi bộ phận sinh dục

- Ngứa bộ phận sinh dục

- Triệu chứng khác (Ghi rõ)



Nêu được mỗi ý được 1 điểm


5

Tổng số điểm







118




Каталог: sites -> dtsdh.hsph.edu.vn -> files
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> Khung chấM ĐIỂm trình bày luận văN (Định hướng ứng dụng)
files -> MỘt số HƯỚng dẫn viết tổng quan tài liệU

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương