HÀ NỘI, 2014 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế trưỜng đẠi họC y tế CÔng cộNG


Các nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong và ngoài nước



tải về 1.27 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.27 Mb.
#1702
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

1.4. Các nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong và ngoài nước.

1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài


Một nghiên cứu tại Mumbai, Ấn Độ, trong số 2.381 người đàn ông làm xét nghiệm, tỷ lệ nhiễm HIV là 14%, tỷ lệ mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục chiếm 62%. Đa số có quan hệ tình dục khác giới, chỉ có 13% có quan hệ tình dục đồng giới, 13% có quan hệ tình dục với Hijras (nam-nữ chuyển giới), và 11% có quan hệ tình dục với cả 3 giới tính. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn và miệng với phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn ở nam giới có quan hệ tình dục với Hijras (14%) hoặc với tất cả 3 giới tính (13%) so với những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới (8%) [91].

Một nghiên cứu cắt ngang tại Singapor năm 2012 trên 317 công nhân nữ phục vụ trong ngành giải trí, thu thập thông tin trên các khách hàng dấu tên, được thực hiện trên một mẫu cụm hai giai đoạn trong 93 cơ sở vui chơi giải trí phân tầng theo vùng địa lý. Cho thấy có tỷ lệ cao (71%) các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí có hoạt động tình dục, với 53% người lao động vui chơi giải trí là nữ có hoạt động bán dâm. Sử dụng bao cao su để quan hệ tình dục với khách hàng trong vòng 3 tháng qua thấp, dao động từ 37,9% quan hệ tình dục bằng miệng, 46,9% cho quan hệ tình dục qua đường hậu môn, 51,9% đối với quan hệ tình dục qua đường âm đạo [144].

Một nghiên cứu trên 1.388 nữ nhân viên quán bar ở miền nam Philippines, Cho thấy các phụ nữ mại dâm lớn tuổi (tuổi từ 36-48) so với phụ nữ mại dâm vị thành niên (tuổi từ 14-17) thì khả năng thuyết phục sử dụng bao cao su khi khách hàng từ chối là 3,3 lần nhiều hơn. Tuy nhiên, phụ nữ mại dâm vị thành niên nhận được lời khuyên từ các nhà quản lý của họ để thuyết phục khách hàng sử dụng bao cao su hoặc người nào khác để từ chối quan hệ tình dục, tốt hơn so với phụ nữ mại dâm lớn tuổi. Cả hai phụ nữ mại dâm vị thành niên và phụ nữ mại dâm lớn tuổi có tỷ lệ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) và sử dụng bao cao su không đúng cao hơn so với các nhóm khác. Những quy định sử dụng bao cao su ở các cơ sở dịch vụ giúp cho phụ nữ mại dâm thuyết phục khách hàng sử dụng bao cao su tốt hơn. Các yếu tố như tuổi tác, việc tư vấn của các nhà quản lý cho công nhân của họ, và ảnh hưởng của các quy tắc sử dụng bao cao su tại cơ sở cần được xem xét khi cung cấp các can thiệp dự phòng HIV/STI [123].

Một nghiên cứu cắt ngang trên 503 PNMD ở vùng ngoại ô Monbasa, Kenya cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV rất cao 30,6%. Tỷ lệ mắc bệnh NTLTQĐTD như lậu là 1,8%, chlamydia là 4,2%, giang mai là 2%. Số khách trung bình trong tuần là 2,8. Tỷ lệ dùng BCS khi QHTD với khách lạ 70%, với khách quen 55% [141].

Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 5413 PNMD tại 22 quận ở 4 bang phía Nam Ấn Độ năm 2011 cho thấy có 40% PNMD tự đánh giá mình có nguy cơ nhiễm HIV, cao nhất là ở bang Andhra Pradesh 56% và thấp nhất ở bang Maharashtra 17%. Có mối liên quan giữa tự đánh giá mình có nguy cơ với hành vi không sử dụng BCS với khách hàng thường xuyên (OR=2,1 95% khoảng tin cậy: 1,7-2,6). Chỉ có 13% PNMD tự nhận mình có nguy cơ thấp lại không sử dụng BCS khi QHTD với khách hàng thường xuyên [93].

Một nghiên cứu trên 426 PNMD ớ Ấn Độ năm 2012 cho thấy sử dụng BCS khi QHTD với khách hàng thường xuyên và không thường xuyên là 9% và 16,4%. Trong 25% người có sử dụng BCS khi QHTD trong đó 5,7% có TCMT. Khi phân tích đơn biến có mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HIV và các yếu tố: bắt đầu QHTD trước 15 tuổi, thời gian làm nghề mại dâm trên 2 năm, đã từng phục vụ tại nhà hàng, khách sạn, có kết quả xét nghiện HIV(+), có bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, có sử dụng ma túy, có tiêm chích ma túy, có QHTD với người TCMT, tình trạng hôn nhân góa hoặc ly dị [102].

Một nghiên cứu đoàn hệ thực hiện ở Trung Quốc năm 2009 theo dõi 19 bệnh nhân nhiễm HIV trong 3,5 năm. Khi phân tích đa biến cho thấy có mối liên quan tình trạng nhiễn HIV với các yếu tố: Không sử dụng BCS trong QHTD, số lượng khách hàng trong tuần lớn hơn hoặc bằng 7 [142].

Một nghiên cứu ở Trung Quốc trên PNMD cho thấy PNMD có tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao: Giang mai có số trung vị 6,9% (0,8-12,5%), herpes có số trung vị 56,2% (3,9-58,6%), lậu có số trung vị 16,4% (2-85,4%), clamadia có số trung vị 25,7%, Trichomonas có số trung vị 12,5% (7,1-43,2), Tỷ lệ nhiễm HIV trên đối tượng này tương đối thấp trung vị 0,6% (0-10,3%). PNMD có TCMT nguy cơ nhiễm HIV 12-49% [112].

Một nghiên cứu kết hợp được thực hiện ớ Thái Lan trên 50 người trong nghiên cứu định tính và 205 trong nghiên cứu định lượng trên PNMD nhà hàng năm 2011 cho thấy hành vi nguy cơ nhiễm HIV phụ thuộc vào địa điểm làm việc, tuy nhiên sự khác biệt này không đáng kể giữa địa điểm làm việc với hành vi không sử dụng BCS với khách hàng khi QHTD, hoặc sẵn sàng QHTD khi khách hàng yêu cầu. Phân tích hồi quy cho thấy có mối liên quan giữa hành vi nguy cơ như có sử dụng ma túy, tuổi đời còn trẻ, lòng tự trọng thấp, có nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, có thu nhập cao [105].

Một nghiên cứu ở hai thành phố thuộc Turkmenistan mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trên PNMD đường phố và nhà hàng cho thấy PNMD đường phố có kiến thức phòng chống HIV thấp và việc sử dụng BCS khi QHTD được khởi xướng từ phía khách hàng. Còn PNMD nhà hàng có kiến thức phòng chống HIV cao hơn và họ thường xuyên sử dụng BCS với khách hàng khi QHTD, đồng thời họ nhận thức tốt về bệnh lây truyền qua đường tình dục và họ mong muốn được xét nghiệm và điều trị [84].

Một nghiên cứu trên 324 PNMD ở thành phố Thượng Hải Trung Quốc 2010 cho thấy tuổi trung bình khi QHTD là 18,8 tuổi, tuổi trung bình làm nghề bán dâm là 22,84 tuổi, tuổi nghể bán dâm trung bình 2,93 năm. Trong 317 người có QHTD chiếm 97,8% thì có 141 người QHTD bằng miệng (43,5%), chỉ có 17% QHTD bằng đường hậu môn với khách hàng. 70,1% PNMD luôn sử dụng BCS khi QHTD qua đường âm đạo với khách hàng, số PNMD không sử dụng BCS khi QHTD là do khách hàng trả tiền nhiều hơn nếu không sử dụng BCS. Tuy nhiên chỉ có 34,3 % PNMD sử dụng BCS với chồng, người yêu khi QHTD [82].

1.4.2. Các nghiên cứu trong nước


Qua chương trình giám sát kết hợp hành vi và chỉ số sinh học HIV/AIDS (IBBS) tại Việt Nam năm 2006 cho thấy hơn 10% PNMD đã nhiễm HIV tại 5 trên 7 tỉnh, thành trong địa bàn nghiên cứu và tỷ lệ nhiễm trong nhóm MDĐP cao hơn tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm MDNH. Tỷ lệ hiện nhiễm cao nhất được ghi nhận trong nhóm MDĐP tại Cần Thơ (29%) và Hà Nội (23%). Nhiễm HIV trong nhóm PNMD có liên quan chặt chẽ tới hành vi tiêm chích ma tuý và những PNMD đã từng TCMT có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những PNMD không TCMT từ 3,5 đến 31 lần [16].

Tỷ lệ sử dụng BCS tự báo cáo lần QHTD gần nhất với khách hàng rất cao, Tuy nhiên, tỷ lệ PNMD sử dụng BCS thường xuyên với khách trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra thấp hơn rất nhiều, thay đổi từ 36% trong nhóm MDNH tại Quảng Ninh tới 89% trong nhóm MDĐP tại Cần Thơ. Mặc dù có sự gia tăng trong tỷ lệ PNMD sử dụng BCS với khách hàng, tuy nhiên tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS vẫn còn thấp. Tỷ lệ sử dụng BCS với BTTX rất thấp. Vấn đề sử dụng BCS không thường xuyên cần được tìm hiểu thêm trong nhóm khách hàng của PNMD đây cũng là cơ sở để thiết kế can thiệp tiếp thị xã hội BCS tới nhóm khách làng chơi. Nhiều PNMD đã từng TCMT, với tỷ lệ cao trong nhóm MDĐP tại Hà Nội và Cần Thơ (17%). Qua số liệu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ hiện nhiễm HIV và hành vi TCMT ở mức độ từng cá nhân cũng như mức độ quần thể: tỉnh, thành phố có tỷ lệ PNMD có TCMT cao hơn, thì tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm này tại tỉnh, thành phố đó cũng cao hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hành vi dùng chung BKT rất phổ biến trong nhóm PNMD, với tỷ lệ sử dụng chung BKT cao hơn nhóm nam NCMT tại nhiều tỉnh, thành phố [16]. Đây là cơ sở để thiết kế chương trình can thiệp dự phòng hạn chế hành vi tiêm chích chung cần được tăng cường và mở rộng, những can thiệp này cần được triển khai không chỉ trong mạng lưới những người NCMT, mà còn rất cần thiết cho những mạng lưới PNMD có sử dụng ma tuý.

Trong những năm qua, đã có rất nhiều thay đổi về hành vi tình dục trong xã hội Việt Nam. Tuổi hoạt động tình dục lần đầu tiên ngày càng giảm, tuổi kết hôn tăng lên, tăng số bạn tình và số lần QHTD trước khi kết hôn, tăng nhu cầu QHTD với PNMD [20]. Qua nghiên cứu của tổ chức CARE (1993) cho thấy hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của PNMD bao gồm: QHTD không an toàn, nhiều bạn tình, QHTD bằng đường âm đạo và đường hậu môn, dùng chung BKT… Nghiên cứu hành vi PNMD ở 3 tỉnh phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Cần Thơ qua phân tích đa biến cho thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HIV với PNMD nhỏ hơn 30 tuổi, không sử dụng BCS thường xuyên, có tần suất cao về QHTD, PNMD làm tại các nhà chứa và PNMD hành nghề tại các vùng biên giới [16]. Trong nghiên cứu 911 PNMD ở 5 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, cũng qua phân tích đa biến cho thấy các yếu tố liên quan với nhiễm HIV ở PNMD là QHTD lần đầu trước 15 tuổi, chồng ít hơn 30 tuổi, PNMD có huyết thành giang mai dương tính [58]. Qua nghiên cứu 192 PNMD về hành vi nguy cơ tại Nha Trang năm 2005 cho thấy PNMD là quần thể có hành vi nguy cơ cao đáng báo động làm lây nhiễm HIV trong bản thân nhóm và trong cộng đồng [50].

Qua nghiên cứu 462 PNMD tại thành phố Cần Thơ năm 2007 cho thấy tỷ lệ cao 79% MDĐP và 88% MDNH không sử dụng BCS với bạn tình thường xuyên. Tỷ lệ sử dụng ma túy trong nhóm MDĐP là 19%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MDĐP là 29%, đặc biệt MDĐP có sử dụng ma túy tỷ lệ nhiễm HIV rất cao 82%. Tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ can thiệp chỉ 25% đối với nhóm PNMD [3].

Một nghiên cứu trên 470 PNMD tại Khánh Hòa 2008. Cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS trong 6 tháng qua rất cao gần 100%, Tỷ lệ PNMD có sử dụng ma túy là 1,1%, Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD là 1,1% [51].

Một nghiên cứu hành vi nguy cơ nhiễm HIV trên đối tượng 214 PNMD ở Thái Nguyên năm 2010 cho thấy chỉ có 52,8% PNMD dùng BCS khi QHTD với bạn tình. Tỷ lệ nhiễm HIV trong PNMD là 14,69% trong đó MDĐP là 16,9% và MDNH là 12,6% [2].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại sáu tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long gồm Bến Tre, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang và Vĩnh Long năm 2008 trên 1999 PNMD cho thấy đối tượng nghiên cứu có đặc điểm dân số xã hội: tuổi trung bình 26,5 năm, 47,4% có trình độ tiểu học, 46,8% độc thân, 83,4% có sử dụng rượu, 3,5% đã từng sử dụng ma túy và 1,3% đã từng tiêm chích ma túy. Tuổi nghề trung bình của hoạt động mại dâm là 2,7 năm. Số khách hàng trung bình trong tháng qua là 13,6 người, 24,5% đã từng bán dâm ở những nơi khác so với các tỉnh trong nghiên cứu này và 3,2% đã bán dâm ở nước ngoài. Không sử dụng bao cao su khi QHTD trong tháng qua với chồng hoặc người yêu là 70,8%, với khách hàng quen là 40,5% và khách lạ là 33,5%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD ở Đồng bằng sông Cửu Long là thấp (2,1%), trong nhóm MDĐP, 3,8% cao hơn nhóm MDNH, 1,8%; (p < 0,05). Trong số những phụ nữ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, có 56,2% đã đến điều trị tại cở sở y tế nhà nước, và 36,5% đến dịch vụ điều trị tư nhân; 53,0% cho biết đã tự điều trị, và 53,7% kiêng quan hệ tình dục. Có 32,7% đã từng xét nghiệm HIV, trong đó 54% xét nghiệm tự nguyện. Chỉ có 34,4% MDNH đã từng xét nghiệm HIV, trong đó 52,4% xét nghiệm tự nguyện. Hầu như tất cả người tham gia (99,4%) đã nhận được ít nhất một dịch vụ dự phòng HIV, trong đó nhận bao cao su (64%) và BKT (2%). So với MDNH, MDĐP nhận được hỗ trợ nhiều hơn từ GDVĐD (62,0%) và cán bộ đoàn thể (20,4%). Khoảng 36,2% PNMD được giới thiệu phòng khám STI, trong đó MDĐP, 43,8% cao hơn MDNH, 34,6% [78], [79].

1.4.3. Những thành công và thất bại của các chương trình can thiệp trên nhóm nguy cơ cao


Tại Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS giao đoạn 2005-2010 và tầm nhìn 2020 và nay là Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đã định hướng rõ với mục tiêu nhằm ngăn chặn tốc độ gia tăng của đại dịch, làm giảm ảnh hưởng tác động của dịch đến kinh tế, xã hội. Phải căn cứ trên tình hình thực tế của nguy cơ dịch để triển khai ưu tiên các chương trình như: Chương trình thông tin giáo dục truyền thông (Truyền thông gián tiếp, truyền thông trực tiếp); chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT); chương trình khám và điều trị STI; chương trình can thiệp giảm tác hại (chương trình BKT, chương trình BCS, chương trình điều trị nghiện thay thế bằng các chất dạng thuốc phiện như Methadone); chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chương trình chăm sóc và điều trị [24].

Về công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi được triển khai trên toàn quốc với sự tham gia của các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp đặc điểm văn hóa của địa phương và đặc thù các nhóm đối tượng, Kết quả đã góp phần nâng cao nhận thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng, có tác động không nhỏ đến sự thay đổi kiến thức và hành vi trong các nhóm nguy cơ cao. Thông qua các số liệu điều tra hiện có, chúng ta thấy rằng mặc dù công tác truyền thông được triển khai mạnh và đa dạng trên phạm vi toàn quốc, kết quả bước đầu cho thấy đã tác động đến làm giảm tình dịch HIV nói chung, tuy nhiên do kết quả mong đợi về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, chúng ta vẫn chưa đạt được so với mục tiêu đề ra.

Về hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV đã được đẩy mạnh: Nếu trong giai đoạn 2000-2004, các hoạt động can thiệp giảm hại chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, chương trình phân phát bao cao su và trao đổi bơm kim tiêm chỉ được triển khai ở một vài tỉnh thì đến nay chương trình đã được triển khai ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Nghiên cứu điều tra 1.799 gái mại dâm tại 5 tỉnh miền Nam (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang và Kiên Giang) của Dự án Ngân hàng thế giới năm 2008 cho thấy tỷ lệ cao với 94% số phụ nữ mại dâm cho biết đã sử dụng bao cao su trong QHTD với khách làng chơi gần nhất. Một nghiên cứu khác của dự án DFID năm 2008 điều tra tại 7 tỉnh dự án cho thấy tỷ lệ cao với 97,8% phụ nữ mại dâm đường phố và 96% phụ nữ mại dâm nhà hàng cho biết sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất. Tuy nhiên so với chỉ tiêu mong muốn đạt 100% tiêm chích an toàn và sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục chúng ta vẫn chưa thể đạt được, tuy nhiên chương trình đã có tác động rất lớn đến việc làm giảm tỷ lệ nhiễm mới HIV trong những năm qua. Để tăng các tỷ lệ này, bên cạnh việc tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông, chúng ta phải luôn đảm bảo tính sẵn có bơm kim tiêm và bao cao su và tăng thêm phạm vi bao phủ của chương trình.

Tuy dịch HIV/AIDS đã bị kìm chế ở mức độ thấp, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan trên đất nước ta, với một số xu hướng thay đổi đáng lưu ý, như gia tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những người ít có nguy cơ… Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm vẫn còn ở mức độ cao… Điều đó có nghỉa là, mặc dù chúng ta đã làm giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta không có những biện pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, một số địa phương chưa thật sự quan tâm chú trọng. Công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn chưa thực sự được coi là một nhiệm vụ thường xuyên, chưa đưa vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội như quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS.

Về chuyên môn nghiệp vụ cũng còn nhiều khó khăn vướng mắc. Chúng ta đã áp dụng các thực hành tốt nhất trên thế giới và khu vực về cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, nhưng do thiếu nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) nên độ bao phủ còn hạn chế, mặt khác chất lượng của các dịch vụ cũng rất cần được nâng cao…

Về công tác dự phòng lây nhiễm HIV: Mức độ bao phủ của chương trình can thiệp giảm hại vẫn còn ở mức khiêm tốn. Phần lớn kinh phí cho hoạt động can thiệp giảm tác hại từ nguồn hợp tác quốc tế, nhân lực triển khai tiếp cận cộng đồng chủ yếu dựa những người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm, trong khi chưa xây dựng được chính sách phù hợp đảm bảo quyền lợi lâu dài cho lực lượng này và gắn trách nhiệm của họ với công tác phòng, chống HIV/AIDS [24]. [71].

1.4.4. Bài học áp dụng


Qua việc tổng hợp và phân tích các mô hình can thiệp phòng chống HIV/AIDS đã được thực hiện tại Cần Thơ, một số bài học kinh nghiệm để tăng cường hiệu quả chương trình can thiệp bao gồm:

- Có sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS của Đảng, Quốc hội và Chính phủ và lãnh đạo, chính quyền các cấp, huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia ngăn chặn đại dịch.



- Kịp thời xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn phù hợp với thực tế, tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đồng bộ và thống nhất công tác phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quốc.

- Triển khai tốt công tác phối hợp liên ngành với sự tham gia mạnh mẽ của các bộ, ngành từ Trung ương đến cơ sở và huy động cả cộng đồng và xã hội kể cả những người dễ bị tổn thương, những người sống chung với HIV/AIDS, làm giảm kỳ thị phân biệt đối xử đã góp phần khống chế lây nhiễm HIV/AIDS và giảm tác động lên nền kinh tế, xã hội của HIV/AIDS.

- Nhà nước đảm bảo về đầu tư cho chương trình hàng năm, đồng thời có cơ chế chính sách thu hút nguồn lực hợp tác quốc tế mạnh mẽ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực cho cán bộ phòng, chống HIV/AIDS để tăng hiệu quả hoạt động của các chương trình hành động.

- Tăng cường vận động toàn dân tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong trào vận động quần chúng. Phát huy vai trò, tính chủ động của các tổ chức đoàn thể trong việc vận động người dân tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong trào, các cuộc vận động thi đua yêu nước. Phát huy vai trò của những người tiêu biểu, các già làng, trưởng bản, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc, tôn giáo, người cao tuổi làm nòng cốt cho việc vận động người dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Xã hội hoá cao công tác phòng, chống HIV/AIDS, có các quy định cụ thể về công tác xã hội hoá nhằm mục đích huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của tất cả các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và cá nhân trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

- Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội, từ thiện, tổ chức phi Chính phủ, các nhóm cộng đồng, kể cả bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng, giáo dục sự thương yêu, đùm bọc, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam trong chăm sóc, hỗ trợ những người có nguy cơ bị nhiễm HIV và người nhiễm HIV/AIDS. Thông tin rộng rãi cho nhân dân về trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS [71].

Xuất phát từ các đặc điểm sinh bệnh học của người nhiễm HIV/AIDS, sự đa dạng về đường lây truyền, hơn nữa, hiện nay chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh vì vậy các biện pháp phòng chống AIDS là các giải pháp mang tính gián tiếp, nhằm tác động nâng cao kiến thức, hiểu biết, thay đổi hành vi để dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS [16].

Để có cơ sở cho việc xác định can thiệp chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu mô tả đánh giá trước can thiệp và nghiên cứu định tính để tìm hiểu nguyên nhân làm hạn chế thay đổi hành vi nguy cơ của đối tượng nghiên cứu và kết quả cho thấy rào cản lớn nhất làm cho việc tiếp cận với các chương trình can thiệp ở PNMD là nhận thức thấp về bệnh tật và lợi ích của các chương trình can thiệp phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt có một số PNMD đã đến làm xét nghiệm nhưng công tác tư vấn xét nghiệm chưa giải thích một cách rõ ràng làm cho họ có những quyết định thay đổi hành vi sai. Đồng thời vai trò của ĐĐV cũng hết sức quan trọng, PNMD có cảm nhận rất tốt về họ, và chính họ đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của PNMD một cách tích cực, rõ ràng và nhanh chóng, họ là một lực lượng hết sức quan trọng trong chương trình can thiệp phòng chống HIV/AIDS.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ PNMD tiếp cận thông tin qua ĐĐV là 79,9% trong khi qua xem tivi là 19%, họ ít thời gian xem tivi nghe đài, lịch hoạt động của họ, thường sáng 10 giờ ngủ dậy, ăn uống tắm giặt xong họ đánh bài cùng bạn bè, người thân, một số phê ma túy cho đến chiều, 4-5 giờ chiều lo trang điểm, son phấn rồi đi đến tụ điểm tiếp khách. Thường họ trở lại phòng trọ hoặc gia đình sau 2 giờ sáng. Như vậy họ không có thời gian xem tivi, xem báo, họ nhận lời khuyên từ bạn bè (95%), nhận tờ rơi (94%), nhận lời khuyên từ ĐĐV (94%), đây mới là cách thức nhận thông tin chủ yếu đối với họ.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy PNMD chưa từng nhận tờ rơi có nguy cơ không sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất tăng 21,7 lần so với PNMD có nhận tờ rơi. Với kết quả trên cho thấy việc PNMD nhận được tờ rơi đóng vai trò quan trọng trong viêc thay đổi hành vi không sử dụng BCS trong lần QHTD. Việc thực hành sử dụng BCS sai cũng có nguy cơ không sử dụng BCS thường xuyên với khách lạ trong lần QHTD gần nhất tăng lên 4,8 lần so với PNMD có thực hành sử dụng BCS đúng.

Việc hỗ trợ dựa vào cộng đồng từ người thân, ĐĐV là rất quan trọng nhằm nâng cao kiến thức của đối tượng này, bên cạnh đó các hoạt động như phát tờ rơi tận tay, hướng dẫn thực hành sử dụng BCS là những hoạt động chính trong chương trình can thiệp của chúng tôi qua hình thức giáo dục nội lực.

Bằng giáo dục nội lực là phương pháp giúp người học nhận ra vấn đề, nhận ra gốc rễ, mầm móng của vấn đề về mặt khách quan, chủ quan để sau đó tìm phương cách vượt trở ngại hầu giải quyết vấn đề. GDNL nhằm tăng cường tính hoàn thiện, khả năng làm chủ bản thân, cải thiện thái độ theo hướng tích cực, điều đó phù hợp với đối tượng chúng tôi nghiên cứu [103].

Từ những bài học kinh nghiệm trên và kết quả nghiên cứu trước can thiệp của chúng tôi, cho phép chúng tôi mạnh dạn áp dụng mô hình lý thuyết như mô hình lòng tin y tế, mô hình hành động có lý trí và đặc biệt là giáo dục nội lực là sử dụng mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng vừa làm tăng hiệu quả can thiệp vừa làm giảm sự kỳ thị của cộng đồng và gia đình đối với nhóm PNMD và người nhiễm HIV, hơn nữa cách thức can thiệp mà chúng tôi đưa ra vừa đơn giản, rẻ tiền và dễ duy trì nhằm không chỉ thay đổi hành vi nguy cơ trong nhóm PNMD ở thành phố Cần Thơ mà còn các cộng đồng khác tương tự.




Каталог: sites -> dtsdh.hsph.edu.vn -> files
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> Khung chấM ĐIỂm trình bày luận văN (Định hướng ứng dụng)
files -> MỘt số HƯỚng dẫn viết tổng quan tài liệU

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương