HÀ NỘI, 2014 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế trưỜng đẠi họC y tế CÔng cộNG


Đặc điểm địa lý, dân số và tình hình dịch HIV/AIDS tại Cần Thơ



tải về 1.27 Mb.
trang3/21
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.27 Mb.
#1702
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

1.2. Đặc điểm địa lý, dân số và tình hình dịch HIV/AIDS tại Cần Thơ.

1.2.1. Đặc điểm địa lý, dân số.


Cần Thơ là một Thành phố trung tâm kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của Đồng bằng sông Cửu Long, có 09 quận, huyện và 67 xã, phường, thị trấn và cũng là đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với nhau và với Thành phố Hồ Chí Minh. Có diện tích 2962 km2, dân số 1.155.687 người bao gồm người Kinh, người Hoa, người Khmer, mật độ dân số là 651 người/km2. Cùng với sự đi lên của quá trình đô thị hoá, Cần Thơ cũng là nơi có nhiều quán bia ôm, những tụ điểm mại dâm, karaoke đặc biệt là tụ điểm mại dâm đường phố, tệ nạn hút chích cũng khá phổ biến, các bệnh nhiễm cũng rất phổ biến nhất là nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục. Theo thống kê của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Thành phố Cần Thơ, trên địa bàn có khoảng 1.500 người NCMT, 300 MDĐP và trên 2.000 tiếp viên phục vụ trong các Nhà hàng Khách sạn và các quán cà phê đèn mờ [69], [70].

Tại Cần Thơ, những trường hợp nhiễm HIV được phát hiện từ năm 1992 trên các thuỷ thủ Thái Lan, đến tháng năm 1993 mới phát hiện trên người Việt Nam là những trường hợp PNMD nhiễm HIV. Đến tháng 11/2005, đã phát hiện 3929 trường hợp nhiễm HIV. Điểm khác biệt trên các trường hợp nhiễm HIV ở Cần Thơ so với cả nước là trên 90% trường hợp nhiễm HIV ở Cần Thơ là do lây nhiễm qua QHTD. Tuy nhiên qua số liệu giám sát trọng điểm thì tỷ lệ nhiễm HIV gia tăng trong nhóm PNMD, bệnh nhân bị bệnh LTQĐTD. Càng ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm HIV được phát hiện ở vùng nông thôn và cả trong nhóm dân chúng bình thường. Điều này chứng tỏ tại Cần Thơ, nhiễm HIV đã lan vào cộng đồng qua con đường QHTD. Theo UBQG phòng chống AIDS thì tỷ lệ người dân có hiểu biết về HIV/AIDS chiếm trên 80%, ngược lại tỷ lệ người có thực hiện thường xuyên các hành vi an toàn tình dục chỉ chiếm 28%. Do đó, tại Cần Thơ nguy cơ xảy ra sự bùng phát nhiễm HIV/AIDS trong thời gian tới có thể xảy ra nếu như không có các chương trình can thiệp có hiệu quả và nhanh chóng [72].


1.2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Cần Thơ


Tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 5.262 trường hợp, trong đó có 1.649 bệnh nhân AIDS và 1.342 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn thành phố là 442 người trên 100.000 dân, Quận Ninh Kiều vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất (872), tiếp đến là Thốt Nốt (787) và Cái Răng (726).

Tính trong 10 tháng đầu năm 2013, toàn thành phố xét nghiệm phát hiện mới 289 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 95 bệnh nhân AIDS và 19 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2012, số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện 10 tháng đầu năm giảm 27,1%, tử vong do AIDS giảm 42,4%; các quận, huyện có số trường hợp nhiễm HIV giảm so với cùng kỳ: Ninh Kiều, Thốt Nốt, Cái Răng, Ô Môn, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh. Riêng 03 quận, huyện có số người nhiễm HIV tăng so với cùng kỳ là Bình Thủy (tăng 14 trường hợp), Phong Điền (tăng 13 trường hợp) và Thới Lai (tăng 05 trường hợp).

Phân bố người nhiễm HIV được phát hiện 10 tháng đầu năm 2013: Nam giới chiếm 59,1% (cả nước 66,3%), nữ giới chiếm 40,9%; tỷ trọng người nhiễm HIV là nữ vẫn tiếp tục xu hướng tăng từ năm 2010 đến nay; hầu hết người nhiễm HIV nằm trong nhóm tuổi từ 20 – 39 tuổi (80,6%); lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm 77,3% các trường hợp mới phát hiện, lây nhiễm qua đường máu chiếm 21,4%; cho thấy xu hướng lây truyền qua đường tình dục vẫn là xu hướng lây truyền dịch HIV chính tại thành phố Cần Thơ [69], [70].

1.2.3. Tình hình dịch HIV/AIDS trong nhóm PNMD tại Cần Thơ


Tại Cần Thơ, tỷ lệ hiện nhiễm HIV đạt mức cao ở 19,6% trong nhóm phụ nữ mại dâm đường phố (MDĐP) vào năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn năm 2006. Trong nhóm phụ nữ mại dâm nhà hàng (MDNH), tỷ lệ hiện nhiễm năm 2009 là 3,3%, cao hơn khoảng 1% so với năm 2006. Kết quả so sánh tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MDĐP và nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) cho thấy những người báo cáo đã từng tiêm chích ma túy có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao hơn so với những người chưa từng tiêm. Tỷ lệ sử dụng bao cao su (BCS) thường xuyên được báo cáo bởi người PNMD ở mức thấp, chỉ đạt 21,6% với bạn tình thường xuyên.

Tỷ lệ PNMD báo cáo đã từng xét nghiệm HIV và nhận kết quả năm 2009 thấp hơn năm 2006. Chỉ có 33% MDĐP báo cáo hành vi này, cao so với 53,3% vào năm 2009. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận cho nhóm MDNH [69], [70].


1.2.4. Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Cần Thơ.


1.2.4.1. Chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi năm 2013:

Triển khai trên toàn thành phố hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, đặc biệt là phối hợp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012 – 2020. Truyền thông trực tiếp cho 89.894 lượt đối tượng nguy cơ (NCMT, phụ nữ mại dâm, MSM, tiếp viên nhà hàng khách sạn, di biến động…) và 9.485 hộ gia đình thông qua 330 nhân viên truyền thông lưu động; 170 cộng tác viên (CTV) và mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng (TCCĐ), thực hiện thành công Tháng Cao điểm phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại tất cả các xã, phường trong toàn thành phố.

Triển khai 170 panô về “Thành phố hướng tới mục tiêu 3 không về HIV/AIDS” tại các xã, phường và tiếp tục quảng cáo trên bảng LED. Chỉ đạo ngành Y tế phối hợp với Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên đưa tin, bài hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và thông tin, hình ảnh “Thành phố hướng tới mục tiêu 3 không về HIV/AIDS” trên các phương tiện thông tin đại chúng [69].

1.2.4.2. Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV tính đến năm 2013.

Chương trình bơm kim tiêm và Chương trình bao cao su: Toàn thành phố hiện có 93 nhân viên TCCĐ và 170 CTV tham gia hoạt động can thiệp giảm hại cho các nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD), nghiện chích ma túy (NCMT) và nam quan hệ đồng giới nam (MSM);

Chương trình bơm kim tiêm (BKT): 10 tháng đầu năm tiếp cận được 1.385 người NCMT, phân phát 691.520 chiếc BKT sạch thông qua nhân viên TCCĐ, 60 nhà thuốc và 85 điểm cung cấp ngoài cộng đồng; bên cạnh đó đã thu nhặt và tiêu hủy được 451.525 chiếc BKT bẩn (chiếm 65,3% tổng số BKT phát ra);

Tiếp tục thực hiện tiếp thị xã hội 1.482.617 bao cao su (BCS) tại 603 điểm (427 cơ sở dịch vụ và 176 nhà thuốc); hiện có 95,7% khách sạn, nhà nghỉa đặt BCS tại quầy lễ tân và 84,3% đặt BCS trong phòng nghỉ (kết quả giám sát tháng 5/2013).

Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

Tính đến ngày 31/10/2013, tại 3 cơ sở điều trị methadone có 582 bệnh nhân đang điều trị (Ninh Kiều 218; Cái Răng 221; Ô Môn 143); chỉ đạo Sở Y tế đã làm việc với các đơn vị có liên quan chuẩn bị triển khai cơ sở điều trị Methadone tại Thốt Nốt, dự kiến bắt đầu vào tháng 12/2013;

Các đơn vị triển khai điều trị methadone đã được cấp 30 biên chế; hiện đang tiến hành rà soát nhu cầu để triển khai lồng ghép cung cấp dịch vụ điều trị Methadone với tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị ARV [69].

1.2.4.3. Chương trình giám sát HIV/AIDS và tư vấn xét nghiệm (TVXN) HIV

Năm 2013 vừa triển khai giám sát trọng điểm HIV, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục vừa thực hiện vòng III giám sát sinh học hành vi (IBBS), thu thập đạt 100% mẫu giám sát trọng điểm và 89,6% mẫu IBBS;

Triển khai sử dụng phần mềm HIV Info 3.0 quản lý người nhiễm HIV và báo cáo trực tuyến, triển khai nhập liệu đến tuyến quận, huyện. Tổ chức giám sát ca bệnh theo hướng dẫn của thông tư 09/2012/TT-BYT, 10 tháng đầu tiếp cận được 211 trường hợp mới phát hiện (78,7%);

Thu thập thông tin, phân tích số liệu và thống kê, báo cáo theo quy định. Tổ chức giám sát và đánh giá các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm lồng ghép kiểm tra, giám sát hỗ trợ hoạt động chương trình: 14 lượt;

Duy trì hoạt động 11 phòng TVXN HIV, tháng 6/2013 Bộ Y tế đã thẩm định và cấp phép phòng xét nghiệm tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đủ điều kiện khẳng định trường hợp HIV dương tính. Trong 10 tháng đầu năm toàn thành phố thực hiện TVXN cho 4.517 lượt (2.005 mẫu HIV tại 9 xã, phường thực hiện sáng kiến điều trị 2.0). 61.132 mẫu xét nghiệm HIV, 4.636 mẫu xét nghiệm CD4, gởi 145 mẫu xét nghiệm tải lượng vi rút [69].

1.2.4.4. Chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS

Toàn thành phố hiện có 07 phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS, trong đó 02 phòng ở tuyến thành phố (01 phòng điều trị Nhi), 04 phòng ở tuyến quận, huyện và 01 phòng tại Trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội; ngoài ra còn có 12 xã, phường thực hiện sáng kiến điều trị 2.0 theo dõi và cấp thuốc ARV cho bệnh nhân AIDS;

Tính đến 31/10/2013, có 1.689 người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) trong đó có 146 trẻ em. Tỷ lệ BN được đưa vào điều trị trong 10 tháng đầu năm với CD4 tương đương 350 là 36%, cao hơn các năm trước;

Triển khai điều trị dự phòng ARV cho các cặp bạn tình bị nhiễm HIV, đến 31/10/2013 còn 29 cặp bạn tình bị nhiễm HIV được đưa vào điều trị sớm; tiếp tục hoạt động lồng ghép Lao/HIV tại Bệnh viện Lao & Bệnh phổi và 7 quận, huyện; duy trì hoạt động cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị tại các PKNT [69].



1.2.4.5. Chương trình Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (PLTMC)

Hoạt động PLTMC tiếp tục được triển khai trên địa bàn toàn thành phố, hiện 100% xã, phường triển khai tư vấn lấy mẫu xét nghiệm HIV cho PNMT và có 04 điểm cung cấp dịch vụ điều trị PLTMC tại tuyến thành phố và quận. Chương trình được triển khai lồng ghép vào hệ thống Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tuyến cơ sở, đây là yếu tố thuận lợi để đảm bảo tính bền vững của chương trình;

Đã có 19.111 PNMT được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó gần 70% trường hợp được xét nghiệm trong thời gian mang thai và phát hiện được 25 PNMT bị nhiễm HIV. Tất cả các trường hợp đều được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Từ năm 2012 đến nay chưa phát hiện trường hợp trẻ trong chương trình bị lây nhiễm HIV do mẹ truyền, năm 2013 phát hiện 01 trường hợp trẻ dương tính do mẹ mang thai ở Đồng Nai về sinh tại BVĐK thành phố và không tham gia chương trình PLTMC của thành phố [69], [70].


Каталог: sites -> dtsdh.hsph.edu.vn -> files
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> Khung chấM ĐIỂm trình bày luận văN (Định hướng ứng dụng)
files -> MỘt số HƯỚng dẫn viết tổng quan tài liệU

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương