HÀ NỘI, 2014 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế trưỜng đẠi họC y tế CÔng cộNG


Yếu tố liên quan tới nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS



tải về 1.27 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.27 Mb.
#1702
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

1.3. Yếu tố liên quan tới nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS

1.3.1. Các yếu tố liên quan chung


- Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường: Sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, sự di cư từ nông thôn ra thành phố và các khu công nghiệp.

- Sự gia tăng tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm đặc biệt ở thanh thiếu niên.

- Các bệnh lây truyền qua dường tình dục tăng lên, ước tính khoảng 700.000 đến 1.200.000 bệnh/năm. Đa số bệnh nhân này đi khám ở các cơ sở y tế tư nhân.

- Lây truyền HIV qua khu vực biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia qua các nhóm PNMD, người buôn bán, thương gia, người TCMT.

- Hành vi nguy cơ cao ở nhóm: TCMT dùng chung BKT (24-44%). Nhóm PNMD có TCMT (20-43%), tỷ lệ thường xuyên dung BCS thấp (40-80%) [41].

- Nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm thanh, thiếu niên: quan hệ tình dục sớm, tuổi quan hệ tình dục trung bình là 19,6 nam 19,4 nữ. Khoảng 1/3 nam thanh niên thành thị độc thân và ¼ thanh niên nông thôn độc thân tuổi 22-25 có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Có 21,5% nam thanh niên độc thân và 1,0% nam thanh niên đã lập gia đình có quan hệ tình dục với PNMD [34], [39], [104].


1.3.2. Các yếu tố liên quan trong nhóm PNMD


Dựa vào các kết quả đánh giá can thiệp phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm PNMD cho thấy có bốn yếu tố nguy cơ lên quan đến khả năng lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam là (1) hoạt động tình dục không được bảo vệ, sử dụng BCS thấp; có nhiều bạn tình QHTD; (2) nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (3) hành vi nguy cơ như TCMT (4) tiếp cận các dịch vụ y tế thấp và các yếu tố cấu trúc (như nghèo đói, thất nghiệp, trình độ học vấn thấp, di cư lao động, bất bình đẳng giới, phong tục tập quán lạc hậu, phân biệt đối xử…).

Mặc dù số sử dụng ma túy được báo cáo trong nhóm này quá nhỏ để có thể phát hiện có ý nghỉa thống kê. Trong khi ở phần lớn các tỉnh, nhiễm HIV vẫn có liên quan chặt chẽ với tiêm chích ma túy trong nhóm PNMD (78% MDĐP có tiêm chích ở Cần Thơ nhiễm HIV, so với 8% MDĐP không tiêm chích), tiêm chích ma túy là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho nhóm PNMD và được xem là ở mức cao tại Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, và Cần Thơ. MDĐP dường như tiêm chích ma túy nhiều hơn MDNH (8% so với 13% tại TP.HCM; 5% so với 15% tại Hà Nội; 4% và 18% tại Hải Phòng và 1% so với 16% tại Cần Thơ). Hơn 10% MDĐP có bạn tình là người TCMT ở 4 tỉnh, và mức này là trên 5% ở 9 tỉnh được điều tra. Đặc biệt, tỷ lệ này lớn hơn 20% ở Hà Nội. Có 12% MDNH tại Hà Nội có bạn tình là người TCMT, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tỉnh được điều tra. So với IBBS vòng 1, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MDNH tăng có ý nghỉa thống kê tại TP.HCM (6% so với 16%), Hà Nội (9,4% so với 17,7%) và Hải Phòng (5% so với 11,7%), Giảm có sự khác biệt tại An Giang (10% so với 3%), những sự khác biệt tại Cần Thơ, Đà Nẵng và Quảng Ninh chưa có ý nghỉa thống kê. Trong nhóm MDĐP. IBBS vòng 2 đã ghi nhận giảm tỷ lệ hiện nhiễm HIV đáng kể tại Cần Thơ (29% so với 20%) Quảng Ninh (12,4% so với 1,3%). Đồng thời cũng nhận thấy sự gia tăng có ý nghỉa thống kê trong nhóm này tại TP. HCM (11% so với 16%) và Hải Phòng (7% so với 23%).

Tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên với khách quen trong lần quan hệ tình dục gần nhất được báo cáo ở mức cao, ở phần lớn các tỉnh, thì tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên trong tháng qua có sự khác biệt đáng kể, và đặc biệt là thấp ở Hà Nội, TP. HCM và Đồng Nai. PNMD báo cáo sử dụng bao cao su thường xuyên với khách lạ hơn là với khách quen. Số liệu từ Hà Nội và TP. HCM là đáng lo ngại. Đối với cả MDĐP và MDNH, tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên giảm đáng kể với cả khách lạ và khách quen. Tại TP. HCM, tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên trong nhóm MDĐP giảm hơn một nửa từ 69% xuống 31% đối với khách lạ, và 64% xuống 27% đối với khách quen.

Xét nghiệm HIV trong nhóm PNMD đã tăng lên tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp ở tất cả các tỉnh ngoại trừ một vài tỉnh như Hải Phòng, Đà Nẵng và Nghệ An. MDĐP có xu hướng xét nghiệm và nhận kết quả nhiều hơn MDNH. Xét nghiệm tại các tỉnh mới được khảo sát là Lào Cai và Yên Bái ở mức thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh khác. Phân tích số liệu giữa nhóm MDNH và MDĐP cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ tiếp cận với bao cao su miễn phí giá rẻ ở một số tỉnh. Nhìn chung, tỷ lệ MDĐP báo cáo tiếp cận được với bao cao su miễn phí giá rẻ cao hơn MDNH. Trên 80% MDĐP ở Hải Phòng, An Giang, Cần Thơ và Nghệ An báo cáo tiếp cận được với bao cao su miễn phí giá rẻ trong 6 tháng qua [14].

Theo kết quả nghiên cứu ở các tỉnh thành cho thấy có một tỷ lệ lớn PNMD tiêm chích ma túy và lây nhiễm HIV trong nhóm này có liên quan chặt chẽ đến hành vi tiêm chích ma túy. Chính vì vậy, các chương trình can thiệp dự phòng trong nhóm PNMD cần phải hiệu quả, toàn diện và phải bao gồm cả các can thiệp cho nhóm PNMD tiêm chích ma túy, cũng như là các chăm sóc và điều trị dành cho những PNMD đã bị nhiễm HIV [46].

Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, tiêm chích ma túy và mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác là những yếu tố khiến nhóm phụ nữ mại dâm có nguy cơ nhiễm HIV cao. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNMD ở mức trên 10% và không có dấu hiệu giảm nhiều tỉnh, thành phố tại Việt Nam [46].


1.3.3. Các mô hình lý thuyết về can thiệp dự phòng HIV/AIDS

Các lý thuyết về hành vi giúp ta tìm hiểu lý do cư xử của con người và giúp phát triển hoặc xác định các biện pháp can thiệp có thể ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ nhiễm HIV. Một số lý thuyết hành vi được lựa chọn như:


1.3.3.1. Mô hình lòng tin về y tế

Một phương pháp giáo dục sức khoẻ đã được áp dụng để giải thích một loạt các hành vi dự phòng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Mô hình lòng tin về y tế (HBM: Health Belief Model) được xây dựng đầu tiên vào thập kỹ 1950 do một nhóm các chuyên gia tâm lý xã hội thuộc trung tâm Sức khoẻ cộng cộng của Hoa Kỳ. Người ta thừa nhận có 6 khía cạnh chủ yếu của lòng tin về sức khoẻ để giúp cho họ sẵn sàng hành động:



  • Hiểu được tính mẫn cảm của cá nhân.

  • Hiểu được tính nghiêm trọng của bệnh.

  • Hiểu được hiệu quả của hành vi.

  • Nhận biết những cản trở đối với hành vi

  • Hoạt động thay dổi hành vi

  • Tự duy trì hoạt động thay đổi hành vi.

Đó là 6 yếu tố cần thiết để khởi xướng hành động, tất nhiên sự thay đổi hành vi còn phụ thuộc đặc điểm cá nhân và tác động của xã hội. Để can thiệp có hiệu quả cần phải xác định rõ đối tượng muốn thay đổi hành vi của mình đang ở khía cạnh nào, để có tác động phù hợp [95], [115].

1.3.3.2. Mô hình về hành động có lý trí

Một phương pháp tâm lý xã hội về những mối quan hệ của lòng tin, quan điểm, ý định và hành vi được áp dụng để tìm hiểu những hành vi sức khoẻ trong một loạt lĩnh vực, đặc biệt là HIV/AIDS. Dựa vào giả định rằng hành vi sẽ thay đổi nếu như nhận thức về hành vi thay đổi tại một hay nhiều mức độ sau:



  • Ý định thực hiện hành vi.

  • Quan điểm cá nhân và những nhân tố xã hội tác động đến ý định thực hiện hành vi.

  • Quan điểm dựa trên nhận thức tích cực.

  • Lòng tin chuẩn mực (về các cá nhân và các nhóm) và động lực để làm theo những chuẩn mực này. Sự lựa chọn yếu tố để giải quyết dựa vào kinh nghiệm nghiên cứu với quần thể đích [95].

1.3.3.3. Mô hình giáo dục nội lực

Giáo dục nội lực là phương pháp giúp người học nhận ra vấn đề, nhận ra gốc rễ, mầm móng của vấn đề về mặt khách quan, chủ quan để sau đó tìm phương cách vượt trở ngại hầu giải quyết vấn đề. GDNL nhằm tăng cường tính hoàn thiện, khả năng làm chủ bản thân, cải thiện thái độ theo hướng tích cực để có những hành vi sức khỏe tốt; mục tiêu là tạo ra những thay đổi ở cá nhân, nhóm và cả tập thể.

GDNL là một tiến trình mà cá nhân, tổ chức và cộng đồng nhận quyền làm chủ đời sống của họ. GDNL được chia thành 3 mức độ:

- Giáo dục ở mức độ cá nhân: liện hệ với khả năng tự quyết định và kiểm soát đời sống cá nhân họ. Nó nhằm phát triển khả năng làm chủ bản thân, tính tự hoàn thiện, thái độ tốt với cuộc sống. GDNL ở mức độ cá nhân được gắn với mức độ tố chức và cộng đồng thông qua sự hỗ trợ của xã hội

- Giáo dục ở mức độ tổ chức: Theo thể thức dân chủ trong đó các thành viên chia sẽ thông tin và quyền lợi, trách nhiệm cùng hợp tác trong phác thảo, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đề ra. Một trong những mô hình thường gặp là mô hình câu lạc bộ.

- Giáo dục cho cộng đồng: Một cộng đồng được giáo dục nội lực là một cộng đồng trong đó cá nhân và tổ chức áp dụng những kỹ năng và nguồn lực để gải quyết những nhu cầu của họ. Họ hợp tác cùng nhau để nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng họ.

- Nguyên lý của GDNL

GDNL để giúp cho người học hình thành mối quan hệ giữa họ với xung quanh và nâng cao tính chấp nhận thay đổi trong họ và hình thành niềm tin thực trạng tệ hại chung sẽ thay đổi.

Sau khi cung cấp những hiểu biết cần thiết, người học sẽ tự đánh giá gốc rễ của vấn đề về mặt lịch sử, văn hóa, xã hội, sau đó phát triển kế hoạch hoạt động để thay cuộc sống cá nhân và xã hội. GDNL giúp nâng cao tính tham gia, khiến người học không còn nghe thụ động mà trực tiếp chủ động tham gia ngay từ khởi đầu. Học cùng nhau ai cũng có thể dạy, cũng có thể học. Thông qua làm việc nhóm không chỉ giúp cá nhân học được, mà còn hoạch định những hành động có ý nghỉa. Giúp thay đổi cả kiến thức, thái độ, hành vi, tình cảm, kỹ năng. Chương trình giáo dục mềm dẻo giúp dễ được chấp nhận. Vui tươi, đúng tâm lý đối tượng, ít nhàm chán.

- Vai trò người học trong GDNL, là giáo dục tham gia trong đó người học là trung tâm, họ tham gia trong hoạch định hành động: người học chọn chủ đề, phương tiện, hình thức hoạt động mà người khác đã phát triển. Nhiều trường hợp người học tự phát triển chủ đề, phương tiện và hoạt động với sự hợp tác của người khác, có 3 mục tiêu chính:

- Sự tham gia của người học trong hoạch định chương trình và hoạt động giúp chương trình học thích ứng tốt với cuộc sống của họ; đồng thời họ cũng thích học vì đúng nhu cầu họ, không phải từ người dạy áp đặt. Quy trình học cũng giúp cải tiến suy nghỉ, công việc, kỹ năng và có thể ra những quyết định cần thiết cho đời sống của họ. Học nhóm cũng làm tăng sự hỗ trợ qua lại giúp người học thay đổi tốt hơn và thường xuyên hơn trong hành vi.

- Sự phát triển cá nhân: người học không chỉ học hiệu quả mà còn có tuy duy tốt, khả năng hợp tác làm việc trong nhóm, khả năng tư hoàn thiện, tự tin và thích thú với phương pháp giáo dục.

- Thay đổi xã hội: GDNL giúp người học thông qua làm và việc làm của họ có vai trò tích cực trong chuyển động xã hội xung quanh.

Tiến trình giáo dục: GDNL là tiến trình học phàn hồi. Chu kỳ giáo dục gồm 5 bước tiếp nối nhau như sau:

+ Phân tích

+ Hoạch định

+ Làm

+ Học hỏi kinh nghiệm



+ Chia xẻ kinh nghiệm

- Vai trò người dạy trong giáo dục nội lực:

Người dạy trở thành một người điều hòa chương trình và hoạt động, không phải là một chuyên gia cho kiến thức như giáo dục truyền thống. Họ như chất xúc tác để tạo ra môi trường tốt nhất cho huấn luyện. Môi trường mà người học có thể nói thoải mái không sợ nói sai, bị phạt… cả thầy, trò đều là người học. Người dạy khuyến khích sự làm việc trong nhóm. Do vậy người dạy cũng chủ yếu là lắng nghe và phải đươc huấn luyện những kỹ năng cần thiết như làm thế nào để yên lặng, để lắng nghe, khuyến khích điều hỏa thảo luận nhóm đạt kết quả tốt. Thêm vào đó người dạy có thái độ cần thiết: khiêm tốn, tôn trọng người học. Ngoài ra người dạy cũng có những kỹ thuật cần thiết, kỹ thuật được chọn lọc sau huấn luyện và sau đó điều chỉnh chúng cho thích hợp hơn

- Kỹ thuật giáo dục nội lực:

GDNL sử dụng những kỹ thuật sao cho khuyến khích bàn thảo, tranh luận và phân tích tình trạng thực tế mọi người đang quan tâm. Những kỹ thuất này bao gồm cả phân tích tình huống, trò chơi, đóng kịch, ca nhạc, nghệ thuật, xem phim… nhằm khuyến khích sự sáng tạo, sự khám phá. Thường một kỹ thuật không đủ để giáo dục một vấn đề, nó cần được kết hợp với những kỹ thuật khác. Người dạy còn phải chọn thời điểm để giới thiểu chủ đề. Kỹ thuật phải sáng tạo và có nhiều tình huống không chỉ phù hợp với mục đích mà còn cả nhu cầu của học viên [103], [113], [122].


Каталог: sites -> dtsdh.hsph.edu.vn -> files
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> Khung chấM ĐIỂm trình bày luận văN (Định hướng ứng dụng)
files -> MỘt số HƯỚng dẫn viết tổng quan tài liệU

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương