HÀ NỘI, 2014 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế trưỜng đẠi họC y tế CÔng cộNG


CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 1.27 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.27 Mb.
#1702
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU




2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng cho nghiên cứu định lượng:


- Tiêu chuẩn tuyển chọn: PNMD từ 18 tuổi trở lên, có QHTD để kiếm tiền ít nhất là một lần trong vòng một tháng trước cuộc điều tra, làm việc trên đường phố (MDĐP) hoặc các tụ điểm như quán karaoke, các điểm massage (MDNH). Tiếp cận được tại các địa điểm đã được chọn.

- Tiêu chuẩn loại trừ: những đối tượng không đồng ý tham gia.


2.1.2. Đối tượng cho nghiên cứu định tính:


- Trong nghiên cứu này chọn ra 4 nhóm đối tượng liên quan quá trình can thiệp dự phòng để tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: nhóm một với 3 cán bộ thuộc Cục phòng chống AIDS. Nhóm hai với 3 cán bộ thuộc Trung tâm phòng chống AIDS Thành phố Cần Thơ, đã từng tham gia làm Giám sát viên, Nghiên cứu viên. Nhóm ba với 3 người đã từng tham gia giáo dục đồng đẳng tại Thành phố Cần Thơ. Nhóm bốn với 2 người PNMD tại Thành phố Cần Thơ, và thảo luận nhóm 8 cán bộ thuộc Trung tâm phòng chống AIDS Thành phố Cần Thơ, 8 PNMD tại Thành phố Cần Thơ.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện 4 trên 9 quận huyện tại Thành phố Cần Thơ bao gồm 2 quận nội thành là Quận Ninh Kiều và Quận Bình Thủy, 1 quận giáp ranh và 1 huyện ngoại thành là Quận Ô Môn và Huyện Vĩnh Thạnh.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 7 năm 2012, chia thành 2 giai đoạn.


- Từ tháng 7/2009 – 7/2010: Đánh giá thực trạng hành vi nguy cơ trong đối tượng PNMD và xây dựng chương trình can thiệp. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu định lượng trước, sau đó là nghiên cứu định tính nhằm giải thích kết quả định lượng đồng thời tìm mô hình can thiệp thích hợp.

- Từ tháng 8/2010 – 8/2012: Triển khai và đánh giá hiệu quả can thiệp


2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu


Để xây dựng mô hình can thiệp và đánh giá hiệu quả mô hình trên thực địa các phương pháp nghiên cứu kết hợp sau đây đã được thực hiện:

2.3.1.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Điều tra mô tả cắt ngang trước can thiệp để có số liệu nền về thực trạng các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các yếu tố liên quan giúp xây dựng mô hình can thiệp và thông điệp truyền thông phù hợp. Phương pháp định tính (PPĐT) cũng được sử dụng kết hợp trong điều tra trước can thiệp để khai thác sâu hơn về những nguyên nhân làm hạn chế quá trình can thiệp và thay đổi hành vi nguy cơ.



2.3.1.2. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng so sánh kết quả trước sau can thiệp

Thiết kế can thiệp phỏng thực nghiệm hay còn được gọi là can thiệp cộng đồng không có nhóm chứng, điều tra trước can thiệp (TCT) và điều tra sau can thiệp (SCT) để đánh giá hiệu quả mô hình

Thiết kế nghiên cứu kết hợp đánh giá theo trình tự được mô tả trong Hình 1.1. Trước tiên các số liệu định lượng nền được thu thập và phân tích bằng cách sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để đưa ra kết quả về hành vi nguy cơ và các yếu tố liên quan. Kết quả của giai đoạn này là các bằng chứng quan trọng giúp cho việc thiết kế, xây dựng can thiệp phù hợp với địa phương là thành phố Cần Thơ. Sau đó trước và trong qua trình triển khai, phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được áp dụng nhằm thu thập số liệu giúp cho việc đánh giá quá trình để kịp thời điều chỉnh các hoạt động can thiệp khi cần thiết. Đến cuối chu kỳ can thiệp các số liệu định lượng lại được thu thập, là cơ sở để phân tích so sánh với các kết quả ban đầu nhằm đánh giá kết quả của chương trình can thiệp [86], [92].
Hình 1.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

2.4. Xây dựng mô hình can thiệp

2.4.1. Các bước xây dựng mô hình


- Bước 1: Tổng quan tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

- Bước 2: Đánh giá thực trạng hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng nguy cơ, tiến hành PVS, TLN để tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến những hành vi nguy cơ.

- Bước 3: Xây dựng mô hình can thiệp và nội dung can thiệp.

- Bước 4: Xin ý kiến chuyên gia, tìm nguồn lực hỗ trợ.

- Bước 5: Xây xựng bộ công cụ, tiến hành thử nghiệm và can thiệp.

2.4.2. Đối tượng và loại hình can thiệp


- Nhóm đối tượng đích: PNMD.

- Nhóm đối tượng liên quan: bạn bè, người thân của PNMD, ĐĐV.

- Loại hình can thiệp: Mô hình can thiệp sử dụng 4 nhóm biện pháp thích hợp với đặc điểm đối tượng nghiên cứu dựa vào kết quả điều tra ban đầu, nội dung bao gồm:


  1. Truyền thông trực tiếp nhóm lớn tại hội trường, lồng ghép các hoạt động giải trí, vui chơi, trình diễn sử dụng BCS trên mô hình: Tăng cường kiến thức cho PNMD về phòng, chống lây nhiễm HIV và kỹ năng sử dụng BCS trên mô hình thông qua người thân bạn bè của họ, bằng tổ chức tại hội trường trung tâm phòng chống HIV/AIDS và trung tâm Y học dự phòng quận huyện mỗi tháng một lần.

  2. Truyền thông trực tiếp qua ĐĐV tại cộng đồng và hộ gia đình của PNMD: Thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp để nâng cao kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho PNMD và hộ gia đình của họ. Những hoạt động này được thực hiện thường xuyên bởi ĐĐV.

  3. Cải thiện và cung cấp vật liệu truyền thông mà chủ yếu là cấp phát tờ rơi tận tay đối tượng là PNMD với các thông điệp dễ hiểu, gần gũi với đặc điểm đối tượng là người mà hầu hết có trình độ học vấn thấp và mù chữ.

  4. Xây dựng kênh phân phối BCS hợp lý, để cải thiện các trở ngại trong truyền thông và phân phối tạo điều kiện cho phụ nữ mại dâm tiếp cận BCS, kênh phân phối BCS được thực hiện qua ĐĐV.

2.4.3. Nội dung can thiệp


Các nội dung cơ bản, ngắn gọn được thiết kế phù hợp với đối tượng dựa vào kết quả điều tra ban đầu bao gồm:

- Giáo dục những kiến thức cơ bản phòng chống HIV/AIDS.

- Những yếu tố đưa đến hành vi nguy cơ.

- Những hành vi nguy cơ cần tránh.

- Thực hành sử dụng đúng BCS trên mô hình.

2.4.4. Kết quả hoạt động can thiệp


- Nhóm giải pháp 1.

Tăng cường kiến thức cho PNMD về phòng, chống lây nhiễm HIV, và kỷ năng sử dụng BCS trên mô hình thông qua người thân bạn bè của họ, bằng phương pháp giáo dục nội lực giúp người tham dự nhận ra vấn đề, nhận ra gốc rễ, mầm móng của vấn đề về mặt khách quan, chủ quan để sau đó tìm phương cách vượt trở ngại hầu giải quyết vấn đề. GDNL nhằm tăng cường tính hoàn thiện, khả năng làm chủ bản thân, cải thiện thái độ theo hướng tích cực để có những hành vi sức khỏe tốt. Truyền thông trực tiếp bằng hình thức GDNL đặc biệt có vai trò vai trò quan trọng trong việc thuyết phục thay đổi hành vi, vì CTV thực hiện nhiệm vụ này bên cạnh việc được đào tạo về các kỹ năng truyền thông, còn là người cung cấp giới thiệu hướng dẫn để sử dụng các vật dụng an toàn như BKT và BCS. Kết quả hoạt động này đã thu hút 560 lượt người tham gia, trong đó chủ yếu là bạn bè người thân là nhóm đối tượng ảnh hưởng và nhóm đối tượng đích là PNMD.



  • Nhóm giải pháp 2.

ĐĐV là một nhóm người đã từng là PNMD, những người có cùng cảnh ngộ thành một nhóm để giáo dục cho các đối tượng cùng cảnh ngộ về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Nhóm này chịu trách nhiệm tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền về phòng chống AIDS, phân phát tài liệu truyền thông và BCS. Dựa vào hướng dẫn quốc gia về hoạt động của GDVĐĐ, chúng tôi tổ chức cho mỗi một ĐĐV có trách nhiệm tiếp cận phân phát BCS và tờ rơi cho khoảng 20 PNMD và chính họ giúp vận động người thân, bạn bè của PNMD tham gia hoạt động tại hội trường tư vấn, mà PNMD do những phân biệt kỳ thị mà họ rất ngại khi tiếp cận với các hoạt động ở cộng đồng để tiếp xúc với các thông tin cần thiết. Số lượng tiếp cận qua ĐĐV là 400 PNMD. Và chính giải pháp này giúp cho đối tượng nghiên cứu có đặc điểm di biến cao này có tính đồng nhất tương đối trước và sau can thiệp, cũng như hạn chế các tác động ngoại lai.

  • Nhóm giải pháp 3.

Qua nghiên cứu trước can thiêp cho thấy việc nhận được tờ rơi có vai trò rất quan trọng. PMND có nhận tờ rơi có khả năng sử dụng BCS trong quan hệ tình dục gần nhất gấp 21,7 lần so PNMD không nhận được tờ rơi. Kết quả chúng tôi đã cung cấp tận tay các đối tượng 1800 tờ rơi.

  • Nhóm giải pháp 4.

Xây dựng các kênh phân phối BCS hợp lý: Để cải thiện các trở ngại trong truyền thông và phân phối, tạo điều kiện cho PNMD tiếp cận với BCS, cách phân phối BCS đã được thực hiện qua các đồng đẳng viên mà qua nghiến cứu trước khi can thiệp cho thấy PNMD rất tin tưởng vào ĐĐV cho thấy vai trò của ĐĐV là hết sức quan trọng trong nhóm đối tượng này, Theo các chuyên gia cho rằng, nếu 1 triệu BCS được bán và sử dụng trên thị trường thì đã dự phòng cho 30 đến 50 trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS. Việc phân phối BCS không chỉ đơn thuần là việc cung cấp sử dụng BCS mà nó bao gồm nhiều thành tố nhằm nâng cao nhận thức của PNMD về chương trình phồng chống HIV/AIDS.

Số lượng BCS cấp cho ĐĐV để phân phát cho PNMD dựa trên ước tính số lượng PNMD trên địa bàn sử dụng trung bình mỗi ngày 2 BCS.



Каталог: sites -> dtsdh.hsph.edu.vn -> files
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> Khung chấM ĐIỂm trình bày luận văN (Định hướng ứng dụng)
files -> MỘt số HƯỚng dẫn viết tổng quan tài liệU

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương