Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN



tải về 1.2 Mb.
trang9/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   26

1.8.3.Nguyên nhân


- Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; doanh nghiệp và người dân về dạy nghề còn hạn chế, chưa đầy đủ. Cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức cho phát triển dạy nghề cả ở nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Công tác tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề cho học sinh, thanh niên còn yếu.

- Quy hoạch phát triển nhân lực trong cả nước, của các Bộ, ngành, Thành phố ban hành chậm, do đó thiếu căn cứ xác định quy mô và cơ cấu đào tạo nghề phù hợp.

- Chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề. Sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn thụ động.

- Đầu tư của Nhà nước, Thành phố cho dạy nghề chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển dạy nghề; chưa tập trung, đồng bộ theo nghề; các nguồn lực khác đầu tư cho dạy nghề còn hạn chế.

- Quản lý nhà nước hiệu quả chưa cao, chậm ban hành hoặc ban hành chưa đầy đủ những cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng dạy nghề (hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, hệ thống quản lý chất lượng…). Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác dạy nghề.

- Trung tâm dạy nghề quận, huyện, thị xã hoạt động hiệu quả thấp.

- Các cơ sở dạy nghề chưa thực sự có được quyền tự chủ đầy đủ.

- Chưa có chính sách đủ mạnh (tuyển dụng, sử dụng, tiền lương và môi trường làm việc…) để tạo động lực cho người dạy và người lao động qua đào tạo nghề.



PHẦN THỨ HAI

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030


2.1. Các yếu tố tác động đến mạng lưới dạy nghề Hà Nội

2.1.1 Vai trò và vị thế của Thủ đô Hà Nội

Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế;

Hà Nội là trung tâm lớn về văn hóa của đất nước và đặc sắc trong khu vực với và thế giới. Hội tụ tinh hoa văn hóa của Thủ đô và tiêu biểu của cả nước. Đi đầu trong sáng tạo, phát triển văn hóa và văn minh của thời đại và kinh tế tri thức. Lan tỏa, ảnh hưởng các giá trị văn hóa của Thủ đô đến các vùng, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Giới thiệu, quảng bá văn hóa Thủ đô Hà Nội và Việt Nam với thế giới;

Hà Nội là trung tâm khoa học, giáo dục và đào tạo lớn của cả nước và có uy tín trong khu vực. Đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ trên cả nước. Có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và tập trung những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo dựng và phát triển nhân tài cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, cả nước và có uy tín trong khu vực;

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn. Qui mô kinh tế lớn thứ 2, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước và là một trong 150 thành phố có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đi đầu trong xây dựng, phát triển nền kinh tế tri thức với các ngành kinh tế tiên tiến, hiện đại, năng xuất cao, hiệu quả lớn, là động lực phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển kinh tế Hà Nội có tác dụng đi đầu, hỗ trợ các tỉnh trong vùng cùng phát triển;

Hà Nội là trung tâm giao dịch quốc tế chính của cả nước. Là nơi đặt trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế quốc tế lớn và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trong nhất của đất nước

Vị thế và vai trò của Thủ đô như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực trong đó đòi hỏi phải phát triển dạy nghề cho người lao động.

2.1.2. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề;


Giai đoạn 2006 - 2012, Hà Nội đã có bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn này của Hà Nội đạt 10,74%. Mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh của lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, song Hà Nội vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức trên 10%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là 8,1%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước (tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước năm 2012 là 5,03%).

Kinh tế của thành phố Hà Nội không những tăng trưởng khá mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu phân chia nền kinh tế thành ba khu vực:(1) nông lâm nghiệp và thuy sản; (2) công nghiệp và xây dựng; (3) dịch vụ - thương mại, thì giá trị tăng thêm theo giá hiện hành chiếm trong tổng sản phẩm (GDP) của từng khu vực có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Giai đoạn 2008-2012: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 6,6% năm 2008, đến năm 2012 giảm còn 5,6%; công nghiệp - xây dựng từ 41,2% năm 2008, năm 2012 tăng lên 41,8%; Dịch vụ, du lịch từ 52,2% năm 2002, năm 2012 tăng lên 52,6%. Trong 5 năm, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 30,4% năm 2008 lên 30,7% năm 2012.



Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Hà Nội có bước tăng trưởng khá cao, năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế phát triển. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm 2008 - 2012 đạt 1.286.776 tỷ đồng, trong đó năm 2008 đạt giá trị 186.010 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 450.831 tỷ đồng. Chỉ số tăng trưởng bình quân hàng năm là 12,6%; trong đó khu vực quốc doanh Trung ương tăng 13,5%, quốc doanh địa phương tăng 1,2%, ngoài quốc doanh tăng 15,6%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,7%.

Một số ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế phát triển khá như: Bia, các sản phẩm dệt - may, hóa chất, cơ khí, điện tử; sản xuất vật liệu xây dựng; ngành thủ công, chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống.

Công tác qui hoạch và triển khai xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp bước đầu có hiệu quả. Đến nay Hà Nội đã phê duyệt 17 khu công nghiệp, với tổng diện tích 4,817ha hiện đã và đang triển khai, 36 cụm công nghiệp đang triển khai xây dựng với tổng diện tích 1,650ha. Chương trình khuyến công thực hiện có hiệu quả, góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Tổng số làng nghề được công nhận Giai đoạn 2006 -2010 là 105 làng nâng tổng số làng nghề được công nhận là 256 làng nghề theo tiêu chuẩn của Thành phố.

Về thu hút đầu tư, tính đến nay các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thu hút được 437 dự án, với tổng số vốn đăng ký khoảng 69.123 tỷ đồng; trong đó dự án nước ngoài là 234 dự án với tổng số vốn đăng ký 3.562 triệu USD.

- Thương mại, dịch vụ: Doanh thu thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh, năm 2008 đạt 580.107 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 1.324.950 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng bán buôn và bán lẻ hàng hóa, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm 86,4%; dịch vụ 11%; kinh doanh bất động sản 3,2%...

+ Xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu trên địa bàn bình quân giai đoạn 2001- 2005 đạt 15,7%/năm. Kim ngach xuất khẩu năm 2012 đạt 10.304 triệu USD, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2008-2012 là 22,5%/ năm

+ Du lịch: Trong giai đoạn 2001 - 2005 số lượng khách du lịch tăng khá cao, đạt bình quân 16,8%/năm, do vậy doanh thu du lịch cũng tăng khá cao, đạt bình quân 23,1%/năm; năm 2012 số khách du lịch đến Hà Nội đạt 10.006 nghìn lượt khách.

- Kinh tế nông nghiệp trong những năm qua của thành phố Hà Nội có bước phát triển mạnh cả về qui mô và chất lượng; góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn; kinh tế nông thôn được khởi sắc, nhất là ở làng nghề và khu vực ven đô. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 theo giá hiện hành đạt 19.304 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 37.509 tỷ đồng. Trong đó trồng trọt chiếm 44,6%; chăn nuôi chiếm 52,3%, dịch vụ và các hoạt động khác chiếm 3,1%.

Với đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội cho thấy, Hà Nội hội đủ tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao… Đòi hỏi, việc chuẩn bị nguồn nhân lực sau đào tạo phải có những bước thay đổi căn bản, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của một Thành phố trung tâm của cả nước trong tương lai.



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương