Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN


Đặc điểm về dân số và lao động của Hà Nội



tải về 1.2 Mb.
trang10/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   26

2.1.3. Đặc điểm về dân số và lao động của Hà Nội


Đặc điểm chung về dân số

Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số Hà Nội là 6,8 triệu người, mật độ dân số là 2.064 người/km², cao gấp 7,79 lần mật độ dân số của cả nước và gấp 2,17 lần mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng cho khu vực nội đô thì mật độ dân số lớn hơn 1.962 người/ km² rất nhiều.

Tỷ lệ dân số thành thị của Hà Nội chiếm 42,49%, cao hơn của cả nước 12,32% và cao hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là 12,85%, nhưng thấp hơn rất nhiều so với TP. Hồ Chí Minh (tỷ lệ dân số thành thị của Thành phố HCM là 83,25%).

Tỷ lệ số người chưa đi học là 1,74%, chưa tốt nghiệp tiểu học là 4,26%. Kết quả này cho thấy, số người chưa đi học của Hà Nội cao so với bình quân chung của cả nước.

Tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp Thành phố Hà Nội là 639.641 người. Trong đó, lao động trong ngành công nghiệp khai thác là 7.433 người (chiếm 1,11% lao động công nghiệp toàn Thành phố); lao động trong ngành công nghiệp chế biến là 623.013 người (chiếm 96,9%); lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện nước, ga là 9.195 người (chiếm 1,99%). Trong ngành công nghiệp chế biến, lực lượng đông đảo nhất là lĩnh vực chế biến nông - lâm sản - thực phẩm có 200.765 người (chiếm 32,35%), công nghiệp dệt may - da giày với 137.502 người (chiếm gần 22,15%), tiếp đến cơ khí với 129.802 người (chiếm 20,91%). Mặc dù các cơ sở công nghiệp đã góp phần thể hiện vai trò của Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, giải quyết nhiều lao động.

Hiện nay, Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề, trong đó UBND Thành phố đã công nhận 277 làng nghề (chiếm khoảng 12% tổng số làng nghề).

Dân số chia theo dân tộc: Cư dân Hà Nội chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 95,24%. Các dân tộc khác như Mường chiếm 0,74%, Tày chiếm 0,22%, Thái chiếm 0,07%, Nùng chiếm 0,06%, các dân tộc khác chiếm 3,67%.

2.1.4. Đặc điểm của lực lượng lao động Thành phố Hà Nội


Năm 2012, số người từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội là 5,3 triệu người trong đó lực lượng lao động (LLLĐ) là 3,7 người, chiếm 69,8%. Số người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi) là 4,37 triệu người, chiếm 82,4% trong LLLĐ.

LLLĐ nam là 1,87 triệu người, chiếm 50,5% và nữ là 1,83 triệu người, chiếm 49,5%. Như vậy, tỷ lệ nam/nữ của LLLĐ Hà Nội tương đối cân bằng. Tuy nhiên trong cơ cấu phân theo độ tuổi thì có sự chênh lệch nhất định. Nhìn chung, số lượng lao động nữ cao hơn nam ở độ tuổi dưới 44, ngoài trừ nhóm tuổi từ 30-34.

Chia theo 3 nhóm tuổi chính (nhóm LĐ trẻ: 15-29 tuổi; trung niên: 30-45 tuổi và lớn tuổi: trên 45 tuổi) có thể thấy: nhóm thanh niên (độ tuổi từ 15-29) chiếm tỷ lệ cao nhất trong LLLĐ (26%) và số nữ thanh niên lại có tỷ trọng cao hơn đáng kể so với nam giới (53% so với 47%). Điều này cho thấy cần tính đến những đặc thù về giới trong các chương trình tạo việc làm, cụ thể là cho đối tượng là nữ thanh niên. Nhóm 30-45 tuổi chiếm tỷ trọng khá cao (37,8%), số người trên 45 tuổi chiếm 32,9%.

Trong tổng số LLLĐ, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Hà Nội năm 2012 là 38,7% , trong đó, số có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 20,7%.



Nếu xét riêng nhóm Lao động đã qua đào tạo nghề từ trình độ sơ cấp nghề (SCN) đến trình độ cao đẳng nghề, thì trình độ sơ cấp nghề là 36,6%, trình độ trung cấp nghề chiếm 48,6%, và trình độ cao đẳng nghề (CĐN) chỉ có 14,8%.

Nhìn chung, nguồn nhân lực của Hà Nội trẻ và dồi dào nhưng còn hạn chế về trình độ tay nghề và CMKT. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở Hà Nội còn ở mức cao, chiếm tới 61,3% tương đương với hơn 2 triệu lao động chưa được đào tạo. Điều này cho thấy số lượng rất lớn người có nhu cầu được đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho khu vực nông thôn vì chỉ có khoảng 23,2% lao động ở đây có trình độ CMKT.

2.1.5. Tình trạng việc làm


Trong 3,48 triệu người tham gia HĐKT, số người có việc làm chiếm tỷ trọng lớn 98%. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội là 2%, bằng với tỷ lệ chung của cả nước. Tỷ lệ có việc làm thấp nhất ở nhóm chưa đi học và không chênh lệch lớn giữa các cấp trình độ còn lại. Tỷ lệ có việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp và cao đẳng cao (tuyệt đối 99% - xấp xỉ 100%), trong khi tỷ lệ này đối với trình độ trung cấp và cao đẳng thấp hơn. So với nhiều Thành phố lớn khác trên thế giới tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội tương đối thấp, điều này một phần là kết quả của tốc độ phát triển kinh tế nhanh và “nóng” của Thủ đô với số lượng việc làm phong phú được tạo ra hàng năm. Bên cạnh đó, còn một khía cạnh cần xem xét đó là chất lượng việc làm của một bộ phận người lao động, đặc biệt là lao động nhập cư còn rất thấp. Để có thể tồn tại trong khu vực đô thị, người lao động luôn phải tìm một công việc có thu nhập để trang trải các sinh hoạt phí của mình dù việc làm đó chưa phải là công việc “tốt thực sự” hay “việc làm bền vững”. Tỷ lệ thiếu việc làm của Hà Nội theo khảo sát là 1,3% và không có sự chênh lệch giữa lao động nam và nữ. Các chỉ tiêu về tỷ lệ có việc làm, thất nghiệp hay tỷ lệ thiếu việc làm mới phản ánh những nét chung trong bức tranh về thị trường lao động Hà Nội. Để có được cái nhìn rõ nét và chính xác hơn về tình trạng việc làm cần xem xét thêm chỉ tiêu phản ánh các đặc điểm về việc làm của người lao động. (Nguồn: Tổng cục thống kê)

2.1.5.1. Phân theo nhóm ngành kinh tế


Bảng phân ngành kinh tế của Việt Nam gồm 21 nhóm ngành. Tuy nhiên, ở nội dung này lựa chọn 9 nhóm ngành kinh tế mà Hà Nội có tỷ trọng lao động đáng kể để phân tích về cơ cấu theo các cấp trình độ. Trong 9 nhóm ngành thì nông - lâm, ngư nghiệp vẫn là khu vực sử dụng nhiều lao động nhất (khoảng 892.000 lao động, tương đương 24,6%), chủ yếu là các lao động không có CMKT. Mặc dù tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước nhưng với số lượng đáng kể lao động nông nghiệp như vậy thì quá trình chuyển dịch kinh tế sẽ tạo áp lực tương đối lớn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động. Khu vực công nghiệp với 2 nhóm ngành chính là: công nghiệp chế tạo, chế biến cũng là ngành thu hút số lượng lao động khá lớn (727.000 người chiếm 20%) và ngành xây dựng (xếp thứ 4) với số lao động chiếm 8,2%. Khu vực dịch vụ có tỷ trọng lao động lên đến xấp xỉ 47,2%. Tuy thuộc nhóm ngành dịch vụ, nhưng đặc điểm của ngành này không chỉ mang tính chất thương mại mà còn gắn với kỹ thuật (các dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải). Các ngành dịch vụ còn lại là: Vận tải, Dịch vụ ăn uống, Giáo dục-đào tạo, Hoạt động đoàn thể, hiệp hội và hoạt động dịch vụ khác (bao gồm các ngành như: Tài chính - ngân hàng, kinh doanh bất động sản, Thông tin - truyền thông; Khoa học - Công nghệ) …mỗi ngành thu hút khoảng 5% lao động tương đương 150.000-170.000 người.

Theo cấp trình độ, lao động THPT Hà Nội làm việc trong các ngành kinh tế có đặc điểm tương tự như cơ cấu chung. Tuy nhiên, tỷ lệ số người làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ cao hơn. Đối với lao động có CMKT, số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên làm việc trong ngành nông nghiệp đã giảm hẳn, chỉ còn từ 3-10%. Nhóm lao động qua đào tạo nghề chủ yếu tập trung trong ngành công nghiệp chế tạo- chế biến. Song có điểm khác biệt là lao động sơ cấp nghề làm chủ yếu trong ngành vận tải kho bãi; Trung cấp nghề cũng có tỷ trọng lớn hơn trong ngành xây dựng, còn lao động cao đẳng nghề thì nhiều người làm trong các ngành dịch vụ. Khoảng 70% lao động trình độ TCCN, cao đẳng và đại học chủ yếu làm việc ở khu vực dịch vụ, với các đặc điểm cụ thể về nhóm ngành là: lao động TCCN làm trong ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa xe có động cơ; Cao đẳng thì hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và các ngành dịch vụ khác. Lao động trình độ ĐH trở lên có cơ cấu phân bố lao động khác đồng đều với xấp xỉ 20% cho mỗi nhóm ngành chính.

Có thể thấy sự phân hóa khá rõ nét về đặc điểm sử dụng lao động trong mỗi ngành kinh tế. Mặc dù lao động PTTH còn chiếm tỷ trọng cao trong hầu hết các ngành kinh tế. Tuy nhiên có thể điểm ra một số lĩnh vực mà lao động qua đào tạo nghề chiếm ưu thế là: công nghiệp chế tạo, chế biến, xây dựng và bán buôn, bán lẻ sửa chữa phương tiện vận tải.



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương