Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN


PHẦN MỞ ĐẦU SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH, CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH



tải về 1.2 Mb.
trang2/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

PHẦN MỞ ĐẦU

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH, CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH


1. Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch

Lao động kỹ thuật là một bộ phận trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và địa phương vì đây là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phát triển con người và phát huy nguồn nhân lực - yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình phát triển bền vững.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”; “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược,…Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội, có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất”. (Trích: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI)

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng chỉ rõ “Giữ vững và nâng cao vị thế hàng đầu của giáo dục đào tạo Thủ đô trong thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao, là nòng cốt cho xây dựng văn hóa người Hà Nội, xây dựng xã hội học tập và tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức ở Thủ đô”. Với phương hướng đó, Hà Nội đã và đang xây dựng một đội ngũ nhân lực đa dạng, được đào tạo cơ bản, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, ngang tầm khu vực.

Trong những năm gần đây, hệ thống dạy nghề Hà Nội đã có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Mặc dù đã có chuyển biến, nhưng dạy nghề trên địa bàn Thành phố vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm, cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động. Mặt khác, hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề chưa được quy hoạch đồng bộ, còn phân tán, thiếu tập trung, nhất là sau khi hợp nhất Hà Nội và Hà Tây.

Nhằm tận dụng được các lợi thế hiện có để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực và khắc phục các yếu điểm hiện tại của hệ thống dạy nghề trên địa bàn Thành phố, cần phải cụ thể hoá các chủ trương về dạy nghề của Thành phố thông qua xây dựng và phát triển hệ thống dạy nghề toàn diện và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động. Để thực hiện được những điều này, cần phải xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, và Trung tâm dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.



2. Yêu cầu của quy hoạch

- Đảm bảo tính khoa học, khách quan, phát triển, toàn diện, có kế thừa, thực tiễn, khả thi;

- Phù hợp với quan điểm phát triển của Đảng, chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô;

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của cả nước, và trên địa bàn Thủ đô;

- Kết hợp nhiệm vụ trước mắt và lâu dài để đưa ra các định hướng cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong từng giai đoạn và xác định các nghề trọng điểm cần ưu tiên đầu tư.

3. Các căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch

- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

- Luật Giáo dục năm 2005;

- Luật Dạy nghề năm 2006;

- Luật Xây dựng 2003;

- Luật quy hoạch đô thị 2009;

- Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020;

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng CS Việt Nam lần thứ 11ngày 19 tháng 01 năm 2011;

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Thành phố Hà Nội ngày 28/10/2010;

- Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 04/2008/NĐ - CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động TBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 về việc quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường CĐN, trường TCN và TTDN;

- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 281/2007/ QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 579/QĐ -TTg ngày 19 tháng 04 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

- Quyết định số 1216/QĐ -TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2020;

- Quyết định số 1081/QĐ -TTg ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược phát triển chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020;

- Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ;

- Quyết định số 854/QĐ-LĐTBXH ngày 06 tháng 06 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015;

- Chương trình số 04/Ctr/TU ngày 18 tháng 01 năm 2011 của Thành ủy Hà Nội về việc phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011-2015;

- Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của HĐND Thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội 5 năm 2011-2015;

- Quyết định số 2476/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ lập dự án Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết Định số 3724/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 21/2003/QĐ – BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “ Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế “;

- Quyết định số 1477/QĐ- BLDTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt nghề trọng điểm và trường ngoài công lập, trường thuộc doanh nghiệp nhà nước được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2012-2015 và định hướng 2020;

- Một số văn bản khác có liên quan.

4. Phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và giai đoạn quy hoạch

* Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Địa giới hành chính của thành phố Hà Nội;

Về thời gian: Đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Về đối tượng: Hệ thống cơ sở dạy nghề (trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề) thuộc Thành phố Hà Nội, có xem xét đánh giá tác động của các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thuộc các Bộ/ngành Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố.



* Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội và các quận, huyện, thị xã quản lý;

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề do các Bộ, ngành trung ương quản lý, các Tổng công ty, doanh nghiệp sở hữu đóng trên địa bàn Hà Nội.



* Phương pháp nghiên cứu

Quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập tài liệu, tra cứu thông tin;

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu, tài liệu, các kết quả nghiên cứu đã có.



* Giai đoạn quy hoạch

- Giai đoạn 1: 2013-2015;

- Giai đoạn 2: 2016-2020;

- Giai đoạn 3 (định hướng): 2021-2030



5. Mục tiêu của quy hoạch

Phát triển đồng bộ với cơ cấu hợp lý hệ thống mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, có chất lượng và kỹ thuật, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ khu vực ASEAN và thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.



6. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch

- Phân tích đặc điểm, yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề Thành phố Hà Nội;

- Phân tích thực trạng phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề Thành phố Hà Nội;

- Xây dựng phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.

7. Nội dung của quy hoạch

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dạy nghề và mạng lưới cơ sở dạy nghề về số lượng và chất lượng, xác định rõ những thế mạnh và yếu kém của mạng lưới các cơ sở dạy nghề so với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố;

- Phân tích, làm rõ thực trạng những nhân tố tác động tới phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mạng lưới các cơ sở đào tạo, hệ thống các cơ chế, chính sách phát triển đào tạo, đãi ngộ....), những tác động tích cực, hạn chế, đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch;

- Dự báo các nhân tố tác động đến dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Dự báo khả năng cung ứng và quy hoạch phát triển dạy nghề và mạng lưới cơ sở dạy nghề của Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Hệ thống các giải pháp, điều kiện và lộ trình thực hiện phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề của Thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (bao gồm quan điểm, mục tiêu, phương hướng và hệ thống các giải pháp) để có thể đáp ứng yêu cầu của Thành phố trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.



8. Kết cấu của quy hoạch

Ngoài phần mở đầu và Kết luận - Kiến nghị, phụ lục các số liệu, bản đồ, Quy hoạch được chia thành3 phần chính như sau:

Phần thứ nhất. Thực trạng phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề Thành phố Hà Nội

Phần thứ hai. Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Phần thứ ba. Một số giải pháp để thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương