Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN



tải về 1.2 Mb.
trang3/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

PHẦN THỨ NHẤT


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề

Mạng lưới cơ sở dạy nghề của Thành phố Hà Nội từ năm 2006 đến nay có sự tăng nhanh về số lượng và đa dạng về loại hình, đặc biệt là số lượng các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống dạy nghề. Sau khi Luật Dạy nghề có hiệu lực thi hành vào ngày 1/6/2007, hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề đã phát triển rất nhanh và có những thay đổi đáng kể. Năm 2006, số lượng các cơ sở dạy nghề chỉ là 47 cơ sở, số lượng cơ sở khác có tham gia dạy nghề là 167 thì đến năm 2007 số lượng cơ sở thuộc hệ thống dạy nghề đã tăng lên 84 cơ sở (tăng hơn 78%), và số lượng các cơ sở khác có tham gia dạy nghề giảm xuống còn 142 cơ sở (giảm 15%) so với năm 2006. Đến năm 2010, các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống dạy nghề tăng lên là 124 cơ sở (tăng 2,8 lần so với năm 2006 và 1,6 lần so với năm 2007), trong khi số lượng các cơ sở khác có tham gia dạy nghề giảm đi đáng kể chỉ còn 106 cơ sở (giảm gần 1,6 lần so với năm 2006 và 1,4 lần so với năm 2007...

Tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn Thành phố có 276 cơ sở tham gia đào tạo nghề, trong đó có 21 trường Cao đẳng nghề, 44 trường trung cấp nghề, 7 trường dạy nghề, 58 trung tâm dạy nghề và 146 các cơ sở khác có tham gia dạy nghề.

- Phân loại theo hình thức sở hữu: đối với loại trường CĐN có 13 cơ sở dạy nghề công lập chiếm 61,9% và 8 cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Đối với trường trung cấp nghề: có 20 cơ sở trường công lập chiếm 45,45% và 24 trường ngoài công lập. Tổng số trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố là 58, trong đó 21 cơ sở công lập và 37 cơ sở ngoài công lập. Trong tổng số 146 các cơ sở khác có tham gia dạy nghề thì chỉ có 38 cơ sở thuộc công lập, còn lại là các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Qua phân tích số liệu thực trạng mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể thấy các cơ sở ngoài công lập chiếm tỉ lệ khá cao (chiếm 66,67% trên tổng số các cơ sở dạy nghề). Đây là một trong những thuận lợi vì quy mô mạng lưới các cơ sở dạy nghề giúp cho người muốn học có thể dễ dàng trong việc lựa chọn cho mình một nơi để học.

- Tình hình phân bố theo địa bàn: nhìn chung mỗi quận, huyện của Thành phố đều có hệ thống các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên tính đến thời điểm năm 2012, Hà Nội vẫn còn 2 huyện chưa có trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề, đó là: Phúc Thọ và Mỹ Đức. Trong khi đó một số quận, huyện lại có số lượng các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề khá đông (có nhiều hơn 7 cơ sở dạy nghề) như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Từ Liêm, Hà Đông, Thạch Thất, Hai Bà Trưng.

Mạng lưới các trường cao đẳng nghề hiện nay chỉ tập trung chủ yếu tại một số quận, huyện trung tâm của thành phố Hà Nội. Tính đến năm 2012, Hà Nội có 21 trường cao đẳng nghề được phân bố trên 13 quận huyện (chiếm khoảng 44,83% số quận huyện). Hệ thống các trường cao đẳng nghề hiện tại của Thành phố phân bố tại các quận, huyện sau: Cầu Giấy, Sóc Sơn, Tây Hồ, Đống Đa, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Đông Anh, Long Biên, Từ Liêm, Thanh Oai, Ba Vì, Hoài Đức, Phú Xuyên. 16 quận huyện chưa có trường cao đẳng nghề là: Thanh Xuân, Mê Linh, Chương Mỹ, Đan Phượng, Quốc Oai, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Mê Linh, Thường Tín, Sơn Tây, Ba Đình, Thạch Thất, Thanh Trì, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Mỹ Đức.

Xét về mạng lưới các trường trung cấp nghề, Hà Nội có tổng số 44 trường trung cấp nghề được phân bổ hầu hết ở các quận, huyện của Thành phố. Tính đến năm 2012, Hà Nội vẫn có 7 quận, huyện chưa có trường trung cấp nghề là: Hoàn Kiếm, Long Biên, Chương Mỹ, Ba Vì, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Mỹ Đức.

Mạng lưới các trung tâm dạy nghề của Hà Nội hiện nay với số lượng khá lớn 58 trung tâm. Tuy nhiên mạng lưới các trung tâm dạy nghề hiện nay chưa bao phủ toàn bộ các quận, huyện của Hà Nội. Có 6 huyện, thị xã hiện nay chưa có trung tâm dạy nghề (công lập và ngoài công lập). Đó là các huyện: Phúc Thọ, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thanh Oai, và thị xã Sơn Tây.

Về quy mô đào tạo theo thiết kế của các trường CĐN, TCN, TTDN: qua điều tra về diện tích theo qui chuẩn hầu hết các cơ sở dạy nghề có diện tích sử dụng chật chội, chưa đáp ứng những yêu cầu tiêu chuẩn đảm bảo cho việc dạy và học. Do vậy Quy mô đào tạo theo thiết kế của các trường còn hạn chế. Đối với các trường Cao đẳng nghề, số trường có quy mô đào tạo dưới 1000 người chiếm 22,73%; quy mô đào tạo dưới 1500 người chiếm 22,73%. Đối với các trường Trung cấp nghề, số trường có quy mô đào tạo dưới 1000 người chiếm 70%. Thực tế này cho thấy trong thời gian tới cần phải tăng quy mô đào tạo đối với một số trường.

1.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có đến 52,3% số trường Cao đẳng nghề, 46,67% trường Trung cấp nghề trên địa bàn thành phố không đạt chuẩn, 25,45% Trung tâm dạy nghề chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Ở một số trường diện tích sử dụng đất không đáp ứng điều kiện tối thiểu theo quy định như: Trường CĐN Kỹ thuật thiết bị y tế, Trường CĐN Điện, Trường CĐN Kỹ thuật Mỹ nghệ Việt Nam, Trường CĐN Long Biên, Trường CĐN Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội, Trường CĐN Văn Lang, Trường CĐN Hùng Vương, Trường CĐN Bách Khoa Hà Nội, Trường CĐN Phú Châu, Trường CĐN Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường CĐN Công nghệ và Kinh tế HN, Trường TCN Giao thông công chính Hà Nội, Trường TCN giao thông vận tải Thăng Long, Trường TCN công nghệ ô tô, Trường TCN Cơ khí 1 Hà Nội, Trường TCN may và thời trang Hà Nội, Trường TCN nghiệp vụ xây dựng, Trường TCN Hội cựu chiến binh, Trường TCN Cơ khí xây dựng, Trường TCN Công đoàn Hà Nội, Trường TCN Việt Úc, Trường TCN dân lập cờ đỏ, Trường TCN tư thục Formach, Trường TCN dân lập Quang Trung, Trường TCN dân lập kỹ thuật tổng hợp, Trường TCN dân lập công nghệ và nghiệp vụ tổng hợp Hà Nội, Trường TCN Quốc tế kinh tế kỹ thuật Hà Nội, Trường TCN nhân lực Quốc tế, Trường TCN Du lịch Hà Nội, TTDN Quận Hoàn Kiếm, TTDN huyện Thạch Thất, TTDN hỗ trợ việc làm nông dân, TTDN Y tế giao thông vận tải, TTDN Hội người mù, TTDN và tạo việc làm nhân tạo tư thục Xuân Mai, TTDN tư thục Phú Vinh, TTDN Quốc tế Tân Thịnh, TTDN tư thục từ thiện Minh Cảnh, TTDN In Hà Nội, TTDN Bách Khoa, TTDN số 1, TTDN cho người khuyết tật, người chưa có việc làm.

Đối với các đơn vị công lập thuộc Thành phố, quận, huyện quản lý: có 1/3 Trường CĐN, 4/7 trường Trung cấp nghề diện tích không đáp ứng quy định (chiếm 57,1%), đặc biệt có 1 trường diện tích dưới 1.000 m2, 4/16 Trung tâm dạy nghề không đáp ứng diện tích theo quy định (chiếm 25%).

- Phần lớn các trường chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích phòng học, giảng đường theo quy định (1,3 m2/học sinh).

- Một số trường chưa có cơ sở riêng, phải thuê giảng đường, phòng làm việc. Do vậy địa điểm phân tán, nhiều nơi đào tạo, khiến cho việc triển khai các hoạt động đào tạo gặp nhiều khó khăn, một số địa phương chưa dành quỹ đất cho các trường. Nhiều trường được giao đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng nên công tác xây dựng, hoàn thiện theo kế hoạch còn chậm, ảnh hưởng tới công tác đào tạo.

- Thư viện của các trường nhỏ chỉ đáp ứng khoảng 1% nhu cầu của sinh viên, số lượng đầu sách nghèo nàn. Một số trường không có thư viện phục vụ nhu cầu tra cứu tìm hiểu tài liệu của sinh viên và cán bộ giáo viên. Hầu hết các trường đều chưa có hệ thống thư viện điện tử. Theo thống kê có một số trường không có thư viện: Trường Cao đẳng nghề: có 05/20 trường; Trường Trung cấp nghề có 09/45 trường; Trung tâm dạy nghề có 34/55 trung tâm.

- Ngoài ra, một số trường không có phòng y tế như Trường CĐN Công nghiệp Hà Nội, Trường CĐN Long Biên, Trường CĐN Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội, Trường CĐN Công nghệ và Kinh tế Hà Nội…Và một số trường không có phòng thí nghiệm, xưởng thực hành,…Dẫn tới không đảm bảo chất lượng dạy và học.

- Xưởng thực hành thực tập của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo, mặt bằng nhà xưởng nhỏ, không đủ diện tích tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị và bố trí đủ vị trí thực hành cho sinh viên; chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng như tiêu chuẩn chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, thông gió, tải trọng…. Số trường có diện tích thực hành đạt tiêu chuẩn 2,5 - 3m2/sinh viên chỉ chiếm 20%. Do đó các trường chủ yếu chia thành nhiều ca thực hành, hoặc phải đi thuê cơ sở vật chất nên rất khó khăn cho việc thực hành của sinh viên, thời gian thực hành của sinh viên ít làm hạn chế việc thực tập của sinh viên

- Ký túc xá của các trường hiện mới đủ chỗ cho 15% sinh viên hệ chính quy tập trung, số trường đủ chỗ ở kí túc xá cho sinh viên chỉ đạt 4%. Nhiều trường không có diện tích dành cho các hoạt động văn hoá, thể thao.

Đặc biệt, phòng học và nhà xưởng của các trường ngoài công lập, trung tâm dạy nghề thuộc Hội đoàn thể, trung tâm dạy nghề tư thục hầu hết là thuê, mượn. Do vậy, phòng học và nhà xưởng nhìn chung chưa được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn nên chưa đảm bảo chất lượng dạy và học. Đối với các trường dạy nghề thuộc các bộ, ngành trung ương quản lý thì được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất nên phòng học, nhà xưởng đáp ứng quy định




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương