Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN


Một số mô hình liên kết dạy nghề có hiệu quả



tải về 1.2 Mb.
trang6/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

1.5. Một số mô hình liên kết dạy nghề có hiệu quả

1.5.1. Dạy nghề gắn với doanh nghiệp


Trong thời gian qua công tác đào tạo nghề của Thành phố đã bước đầu có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong dạy nghề. Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp có nhiều ưu điểm: người học nghề được học những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; các kiến thức và kỹ năng nghề mà người học tiếp thu được đáp ứng được lợi ích của cả người học và người sử dụng lao động. Người học nghề ngoài việc học lý thuyết nghề tại trường còn được thực tập ngay trên các máy móc, thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp, giúp cho người học có thể vận dụng được những kiến thức đã học, đồng thời nâng cao được kỹ năng nghề. Việc gắn kết đào tạo trên đã làm tăng mối quan hệ hiểu biết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo không phải tăng đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị thực hành, người học có thể tiếp thu bài học nhanh hơn. Về phía doanh nghiệp có thể sử dụng được những học sinh học nghề để tạo ra những sản phẩm mới hoặc có cơ hội lựa chọn được những người lao động có kỹ thuật tốt cho mình. Qua điều tra của nhóm nghiên cứu, có khoảng 50% số doanh nghiệp có nhu cầu đã thực hiện liên kết đào tạo với các CSDN. Tuy nhiên thời gian qua, cơ chế chính sách đối với các CSDN thuộc doanh nghiệp của Thành phố còn chưa theo kịp với thực tế phát triển của nền kinh tế (nhất là cơ chế đối với các CSDN thuộc doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, các công ty TNHH, các doanh nghiệp tư nhân…). Một số chính sách ban hành nhưng chưa phát huy hiệu quả, chưa thực sự khuyến khích các CSDN thuộc doanh nghiệp phát triển. Đối với các CSDN thuộc Tổng công ty Nhà nước, việc cắt giảm kinh phí từ NSNN làm cho nhiều trường gặp khó khăn, một số trường phải giảm quy mô đào tạo.

Để đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, trong thời gian qua các doanh nghiệp cũng đã có những hỗ trợ cho các CSDN trực thuộc. Tuy nhiên mức độ và hình thức hỗ trợ khác nhau, tùy thuộc vào khả năng và mức độ quan tâm của doanh nghiệp.

Sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố rất đa dạng, phong phú, nhưng tập trung ở các hình thức dưới đây:

- Tổ chức cho học sinh thực tập tại các doanh nghiệp. Đối với các nghề trong lĩnh vực xây dựng, học sinh học nghề không những được thực tập trong doanh nghiệp mà còn ra công trường, trực tiếp tham gia các họat động thực hành thực tế như xây, vận hành các máy móc thi công xây dựng

- Đầu tư trang thiết bị thực hành cho các CSDN; hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên để chi trả một phần tiền lương cho cán bộ, giáo viên các trường nghề; kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo. Một số doanh nghiệp hỗ trợ các CSDN trực thuộc một phần kinh phí xây dựng cơ bản, nhất là xưởng thực hành, ký túc xá cho sinh viên hoặc hỗ trợ trang thiết bị đào tạo phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

- Cử chuyên gia và thợ giỏi trực tiếp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập tại các trường nghề. Đây là hình thức hỗ trợ thiết thực đối với các cơ sở dạy nghề trực thuộc được nhiều doanh nghiệp thực hiện.

- Tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp các trường nghề vào làm việc tại doanh nghiệp. Do trong quá trình đào tạo đã có sự gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nên những học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề thuộc doanh nghiệp hầu hết được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp có liên quan. Đây là hình thức hỗ trợ phổ biến đối với các doanh nghiệp cho các CSDN trực thuộc. Nhiều doanh nghiệp thực hiện hình thức hỗ trợ này khá hiệu quả (ví dụ: Trường CĐN Văn Lang Hà Nội, Trường CĐN Cơ Điện Hà Nội, Trường TCN cấp nghề Cơ Khí I Hà Nội, Trường TCN Nấu ăn và Nghiệp vụ Khách sạn Hà Nội…)

- Phối hợp tư vấn nghề nghiệp cho học sinh học nghề

Hằng tháng, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, Trung tâm dịch vụ việc làm số 2 tổ chức Sàn giao dịch việc làm. Thông qua hoạt động của Sàn giao dịch việc làm, CSDN và doanh nghiệp đã phối hợp tư vấn nghề nghiệp cho học sinh học nghề. Về phía doanh nghiệp, đó là tư vấn về công việc, về các yêu cầu cần có của người lao động, để từ đó học sinh có thể lựa chọn nghề học phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Về phía nhà trường, đó là tư vấn, giới thiệu về khả năng thu hút lao động của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các thông tin về doanh nghiệp để họ có thể đến làm việc sau khi tốt nghiệp. Nhiều trường đã hình thành bộ phận làm công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sinh và đã có sự phối hợp rất chặt chẽ với doanh nghiệp. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh đã có những chuyển biến tích cực từ hình thức và nghiệp dư sang chiều sâu và có tính chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp.



- Doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo

Đây cũng là chủ trương chung của hệ thống dạy nghề nhằm xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, gắn các họat động đào tạo, kết quả đào tạo với việc sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan như phối hợp với huyện Chương Mỹ và Trường Trung cấp Kỹ thuật nghề Bắc Thăng Long đào tạo và cung cấp 300 lao động cho Công ty TNHH Thời trang Star ở Khu công nghiệp Phú Nghĩa; phối hợp với Trường Trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội đào tạo nghề cho 1.500 lao động cung cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin... Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội với quy mô đào tạo hơn 7.000 học sinh. Hiện nay, 90% học sinh của trường sau khi tốt nghiệp đã có việc làm ngay nhờ việc trường "bắt tay" với 50 doanh nghiệp trong nước, đào tạo nghề theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp ký các hợp đồng đào tạo với các CSDN để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.

* Đánh giá về mô hình liên kết

Những mặt được

- Các CSDN thuộc doanh nghiệp của Thành phố đã đáp ứng một phần nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp, góp phần tăng quy mô đào tạo nghề trong cả hệ thống dạy nghề.

- Việc phát triển các CSDN thuộc doanh nghiệp tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động qua đào tạo nghề.

- Người học nghề tại các CSDN sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm được việc làm trong doanh nghiệp.

- Dạy nghề tại doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian của cả người học và doanh nghiệp.

- Tăng cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Người lao động của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp không bị gián đoạn thời gian sản xuất do được thực hành ngay trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

- Thành phố đã có một số cơ chế, chính sách đối với cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp cũng đã có những hỗ trợ cho các CSDN trực thuộc với nhiều hình thức khác nhau.

Những hạn chế

- Số lượng các cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.

 - Người lao động qua đào tạo nghề, kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế.

- Mối quan hệ trường và doanh nghiệp còn lỏng lẻo (cả về trách nhiệm và quyền lợi), nên trên thực tế các trường vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” của mình chứ chưa thực sự đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp.




tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương