Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN


Định hướng phát triển dạy nghề của Thành phố Hà Nội



tải về 1.2 Mb.
trang14/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   26

2.2.2. Định hướng phát triển dạy nghề của Thành phố Hà Nội


- Phát triển mạnh đào tạo nghề cả về quy mô và chất lượng (trong đó chú trọng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo), nhằm đảm bảo sự đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu trình độ nghề nghiệp.

- Tập trung đầu tư cho đào tạo nghề trình độ cao, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề vững, đủ khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại có khả năng tham gia cạnh tranh trên thị trường sức lao động trong nước và quốc tế và để cung cấp nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động.

- Tập trung đầu tư xây dựng một số trường dạy nghề chính quy của Nhà nước có quy mô lớn, với cơ cấu đa ngành nghề; có công nghệ hiện đại; có đội ngũ giáo viên, giáo trình giảng dạy đạt chuẩn khu vực và quốc tế; đào tạo và cung cấp lao động cho các khu công nghiệp và khu chế xuất, các doanh nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế và đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động.

- Tiếp tục phát triển và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, nghề truyền thống, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Chú trọng mở rộng cơ sở dạy nghề cho lao động ở các vùng ngoại thành, trước hết là những huyện có tốc độ đô thị hoá cao, tỷ lệ mất đất nông nghiệp lớn để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề và tạo việc làm cho người lao động.

- Phát triển mạng lưới dạy nghề Thủ đô Hà Nội nhằm đưa Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực qua đào tạo nghề chất lượng cao của cả nước, ngang tầm khu vực.

2.2.3. Quan điểm


- Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội, của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, trong đó Nhà nước và Thành phố giữ vai trò chủ đạo; là trách nhiệm của mọi người dân, của các cơ sở sử dụng lao động, các cơ sở dạy nghề và người lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động; thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

- Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề là một quá trình vừa phổ cập nghề cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề có sử dụng nhân lực tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động.

- Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn Thành phố gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phát triển nhân lực, các quy hoạch ngành, gắn với yếu tố phát triển không gian, vùng, lãnh thổ, đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho Thành phố Hà Nội, các tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

- Tổ chức phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề của Hà Nội trên cơ sở kết hợp, khai thác và phát huy có hiệu quả các cơ sở dạy nghề của các bộ, ngành trung ương đóng trên địa bàn, đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục theo yêu cầu phát triển toàn diện, hiện đại, với cơ cấu hợp lý, đồng bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT- XH Thủ đô trong thời kỳ CNH- HĐH.

- Xã hội hóa nguồn lực để phát triển hệ thống các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề, trong đó nguồn lực của Nhà nước và Thành phố mang tính chất quyết định. Tăng mức đầu tư cho dạy nghề từ ngân sách Nhà nước và Thành phố.

2.2.4. Mục tiêu

2.2.4.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển đồng bộ với cơ cấu hợp lý hệ thống mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp có kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành độ ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Thủ đô; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.



2.2.4.2 Mục tiêu cụ thể

a) Về lao động qua đào tạo

Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 40% (trong đó trình độ từ sơ cấp trở lên đạt trên 28%); Năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55% (trong đó trình độ từ sơ cấp trở lên đạt trên 40%); Năm 2030 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 90%.



b) Về mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

- Tập trung đầu tư, nâng cấp các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập hiện có nhằm đáp ứng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Phấn đấu mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất 01 trung tâm dạy nghề hoặc 01 trường trung cấp nghề hoặc 01 trường cao đẳng nghề.

- Phát triển trường ngoài công lập

- Đầu tư nâng cấp một số trường cao đẳng, trung cấp thành trường chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, khu vực Asean, cấp vùng và một số trung tâm dạy nghề kiểu mẫu.

- Tăng cường liên doanh, liên kết trong đào tạo nghề ở làng nghề và doanh nghiệp.

- Phấn đấu đến năm 2015, toàn Thành phố có 14 trường cao đẳng nghề (trong đó có 01 trường chuẩn quốc tế, 01 trường chất lượng cao), 32 trường trung cấp nghề, 57 trung tâm dạy nghề (trong đó có 01 trung tâm kiểu mẫu); Đến năm 2020 có 21 trường cao đẳng nghề (trong đó có 02 trường chuẩn quốc tế, 03 trường cấp khu vực Asean, 01 trường chất lượng cao, 03 trường cấp vùng), 32 trường trung cấp nghề (trong đó có từ 01 - 03 trường cấp vùng), 66 trung tâm dạy nghề (trong đó có 01 trung tâm kiểu mẫu). Định hướng đến năm 2030 có khoảng 23 trường cao đẳng nghề, 34 trường trung cấp nghề, 73 trung tâm dạy nghề.

c) Về phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề

Đến năm 2020 đội ngũ giáo viên dạy nghề cơ bản đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo, trong đó có 30% số giáo viên dạy cao đẳng nghề và trung cấp nghề có trình độ sau đại học. Định hướng đến năm 2030 có khoảng 50% số giáo viên có trình độ sau đại học.



2.2.5. Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030


tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương