Hà Nội 2013 UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi quy hoạch phát triểN


Mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề



tải về 1.2 Mb.
trang15/26
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.2 Mb.
#16915
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26

2.2.5.1. Mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề


Kết quả dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của TP Hà Nội đến năm 2015 là 1.159.000 người, đến năm 2020 là 1.739.000 người và đến năm 2030 là 2.084.000 người. Như vậy trong giai đoạn 2012 - 2015 nhu cầu lao động qua đào tạo nghề hàng năm trung bình khoảng 122.000 người/năm, đến năm 2020 là khoảng 157.000 người/năm, đến năm 2030 là khoảng 220.000 người/năm. Trong khi đó hiện tại năm 2012 hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội tuyển sinh khoảng gần 140.000 người. Từ năm 2006 cho đến nay mỗi năm tuyển sinh tăng thêm khoảng 11.000. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nghề hàng năm. Việc nâng cấp các các cơ sở dạy nghề hiện tại đồng thời thành lập mới các trường CĐN, trường TCN và TTDN trên địa bàn Tp Hà Nội là rất cần thiết nhằm nâng quy mô đào tạo để cung cấp nhu cầu còn thiếu hụt về lao động qua đào tạo nghề.

Theo dự kiến, đến năm 2020 quy mô đào tạo bình quân mỗi Trường CĐN là 3.500 học viên/năm; Trường TCN là 2.500 học viên/năm; TTDN là 1.000 học viên/năm, đồng thời các CSDN Hà Nội dự kiến đào tạo cho các Tỉnh, Thành phố khoảng 40% thì Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và TTDN trên địa bàn TP Hà Nội sẽ phát triển như sau:


Bảng 6. Số lượng trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030


Đơn vị: cơ sở

Loại hình cơ sở

2015

2020

2030

Tổng số

128

144

155

Trong đó

 

 

 

Trường Cao đẳng nghề

24

34

36

Trường Trung cấp nghề

44

42

44

Trung tâm dạy nghề

60

68

75

* Đến năm 2015, trên địa bàn Thành phố có 24 trường cao đẳng nghề, 44 trường trung cấp nghề, 60 trung tâm dạy nghề

- Giữ nguyên các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề hiện có đang hoạt động đúng quy định của pháp luật và có hiệu quả.

- Kiện toàn, chấn chỉnh các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề hiện có. Thu hồi quyết định thành lập đối với các trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề đã có quyết định thành lập nhưng quá thời hạn quy định vẫn không triển khai hoạt động dạy nghề.

- Đầu tư, nâng cấp, mở rộng các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề để đảm bảo quy mô và chất lượng.



* Đến năm 2020, trên địa bàn Thành phố có 34 trường Cao đẳng nghề, 42 trường Trung cấp nghề, 68 Trung tâm dạy nghề.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng các trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề để đáp ứng quy mô đào tạo.

- Thành lập mới hoặc nâng cấp từ trường trung cấp nghề thêm 10 trường Cao đẳng nghề và thành lập mới 11 Trung tâm dạy nghề.

* Đến năm 2030, trên địa bàn Thành phố có 36 trường Cao đẳng nghề, 44 trường Trung cấp nghề, 75 Trung tâm dạy nghề.

Như vậy, trong toàn giai đoạn, số lượng trường Trung cấp nghề sẽ không tăng về số lượng (do trong thời gian vừa qua số trường Trung cấp nghề tăng quá lớn), tuy nhiên cần đầu tư để nâng cao chất lượng dạy nghề.


2.2.5.2. Quy hoạch các trường CĐN, TCN, TTDN công lập thuộc các ngành, đoàn thể, quận, huyện và thị xã


A. Trường cao đẳng nghề

* Đến năm 2015, có 4 trường Cao đẳng nghề công lập thuộc Thành phố, trong đó có 1 trường Cao đẳng nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước của Thành phố

- Đầu tư, nâng cấp 2 trường Cao đẳng nghề hiện có thuộc Thành phố thành trường chuẩn quốc tế và trường chất lượng cao; duy trì,cải tạo 1 trường Cao đẳng nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước của Thành phố (Trường Cao đẳng nghề Kinh doanh và Công nghệ)



* Đến năm 2020, có 6 trường Cao đẳng nghề công lập thuộc Thành phố, trong đó có 1 trường Cao đẳng nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước của Thành phố.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp quy mô 3 trường Cao đẳng nghề thuộc Thành phố, 1 trường Cao đẳng nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước của Thành phố.

- Nâng cấp Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội thành Trường Cao đẳng nghề chất lượng cao Phú Xuyên

- Nâng cấp Trường Trung cấp nghề Nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội thành Trường Cao đẳng nghề Du lịch và Khách sạn Hà Nội



* Đến năm 2030, có 6 trường Cao đẳng nghề công lập thuộc Thành phố

B. Trường trung cấp nghề

* Đến năm 2015, có 7 trường Trung cấp nghề công lập thuộc Thành phố, trong đó có 1 trường Trung cấp nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước của Thành phố

- Đầu tư, nâng cấp 6 trường Trung cấp nghề hiện có thuộc Thành phố, 1 trường Trung cấp nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước của Thành phố



* Đến năm 2020, có 7 trường Trung cấp nghề công lập thuộc Thành phố, trong đó có 1 trường Trung cấp nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước của Thành phố.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp quy mô các trường Trung cấp nghề thuộc Thành phố, 1 trường Trung cấp nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước của Thành phố.

- Nâng cấp Trung tâm dạy nghề của Hội người mù Thành phố thành trường Trung cấp nghề dành cho người khuyết tật, đồng thời chuyển cơ quan quản lý trực tiếp từ Thành Hội người mù sang Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

- Nâng cấp Trung tâm dạy nghề Ứng Hòa thành Trường Trung cấp nghề Ứng Hòa và chuyển cơ quan quản lý từ UBND huyện Ứng Hòa sang Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.

+ Giảm Trường Trung cấp nghề Nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn do nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề du lịch và khách sạn Hà Nội;

+ Giảm Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội do nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề chất lượng cao Phú Xuyên.



* Đến năm 2030, có 7 trường Trung nghề công lập thuộc Thành phố, trong đó có 1 trường Trung cấp nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước của Thành phố

C. Trung Tâm dạy nghề

* Đến năm 2015, có 16 Trung tâm dạy nghề công lập thuộc Thành phố,

- Đầu tư trung tâm dạy nghề Ba Vì thành trung tâm kiểu mẫu

- Duy trì, cải tạo, nâng cấp 15 Trung tâm dạy nghề công lập thuộc các ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã đang quản lý.

* Đến năm 2020, có 18 Trung tâm dạy nghề công lập thuộc Thành phố

- Thành lập mới 4 Trung tâm dạy nghề tại Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ, Mỹ Đức

- Duy trì, nâng cấp 14 Trung tâm dạy nghề thuộc các ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã đang quản lý

- Giảm Trung tâm dạy nghề Ứng Hòa do nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề Ứng Hòa

- Giảm Trung tâm dạy nghề của Hội người mù Thành phố do nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề dành cho người khuyết tật

* Đến năm 2030, có 18 Trung tâm dạy nghề công lập thuộc các ngành, đoàn thể, quận, huyện và thị xã quản lý



tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương